Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
Loading
trungta-mx-lebabinh (2)b
CÜ«i Ng†n SÃm - Ride The Thunder (5)
Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam

Richard Botkin
(Bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền)


Chương Hai

Bức Màn Tre Sụp Xuống

Từ 1946 cho đến giữa 1954, lực lượng Việt Minh và quân đội Pháp đánh nhau khắp các vùng Đông Dương nhưng hầu hết các trận đánh nghiêm trọng đều diễn ra tại Bắc Việt. Khi cuộc chiến kéo dài mà không có triển vọng sớm kết thúc và tình hình thương vong cao dần, lòng nhiệt huyết của người Pháp đã bị héo mòn. Trận đánh quyết định cuối cùng tại Điên Biên Phủ ở vùng Tây Bắc - Bắc Việt gần biên giới Lào là một chiến thắng vang dội cho Cộng quân. Mặc dù quân Pháp bị thất trận một cách nhục nhã nhưng sự chuyển tiếp từ chiến trường qua bàn hội nghị hòa bình đã không mang lại sự hài lòng cho bất kỳ phe nào có liên quan.

Hiệp định Genève bắt đầu từ tháng 5 năm 1954 có sự hiện diện của bốn quốc gia mới của Đông Dương thuộc Pháp trước đây, nước Pháp, Anh, Liên Sô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Khi các cuộc đàm phán kết thúc vào tháng bẩy thì một cuộc ngưng bắn đã được thỏa thuận. Vĩ tuyến 17 giữa Quảng Bình ở phía Bắc và Quảng Trị ở phía Nam có giòng sông Bến Hải chảy ngang ra Biển Đông được chọn làm đường chia cắt Đông Tây, tách rời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (phía Bắc, Cộng sản) và Việt Nam Cộng Hòa (phía Nam, không Cộng sản). Vùng ranh giới mà sau này thế giới biết đến như vùng phi-quân-sự trên thực tế chẳng có gì là "phi" quân sự cả.

Thỏa hiệp ngưng bắn dành một thời hạn 300 ngày để cho mọi người có thể tự do di chuyển giữa hai miền Nam và Bắc mà không bị giới hạn bởi các chính quyền mới. Đến giữa năm 1955 có hơn 1 triệu người dân, phần lớn là Công giáo, đã quyết định nhặt nhạnh những gì mang được, bỏ lại hết mồ mả tổ tiên và bao nhiêu thế hệ truyền thống làng xã để lìa bỏ miền Bắc còn hơn là chịu sống dưới chế độ Cộng sản. Trong khi có một số lượng nhỏ không xác định được gồm các cán bộ Cộng sản Mác-Xít tập kết ra ngoài Bắc thì không có người dân bình thường nào ra theo.

Người Bắc di cư vào Nam bằng đường hàng không, đường xe lửa, đường bộ nhưng hầu hết là bằng tầu vận chuyện đường biển. Rất ít người ngoại cuộc biết đến ảnh hưởng và hậu quả của nhóm cộng đồng di cư này đã tác động đến miền Nam như thế nào. Văn hóa và tính tình của người Bắc Kỳ thường nghiêm khắc và khó tính hơn bởi họ phải sinh nhai trên vùng đồng bằng sông Hồng khó nhọc. Với làn da nhạt hơn, cách phát âm hơi khác, cách ăn mặc và truyền thống tương đối khác biệt, họ gặp nhiều điều va chạm với người miền Nam vốn dễ tính và nhàn nhã hơn, bởi có thể sinh kế thoải mái từ một vùng mầu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long. Vào năm 1955 có thể so sánh điều này với Mỹ nếu 12 triệu dân New York với lối sống hối hả nhộn nhịp đột nhiên được di chuyển vào vùng nông thôn Georgia hay Mississipi mà chỉ nhận được sự trợ giúp tối thiểu hoặc mạng lưới an toàn từ chính quyền trung ương.

Một điều khoản của Hiệp Định Genève vốn được tất cả các phe chấp thuận ngoại trừ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, là kêu gọi tổng tuyền cử khắp nước Việt Nam vào tháng 7 năm 1956. Với tương quan dân số vào khoảng 16 triệu ngoài Bắc và 14 triệu trong Nam, Hồ Chí Minh và lực lượng của hắn tin tưởng sẽ loại trừ hết các phe chống đối quan trọng và củng cố được miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở lên nên đã vui vẻ đồng ý với các viễn ảnh đó.

Từ giữa năm 1953, khi chiến tranh chưa kết thúc, cho đến tận năm 1956, bọn Cộng sản đã tiến hành hàng loạt những cuộc thanh trừng đẫm máu nhằm loại trừ tất cả những tàn tích của chế độ tư bản một cách tàn nhẫn. Trong những đợt cải cách ruộng đất vào thời kỳ bọn chúng cho rằng trong mỗi làng mạc có vào khoảng 5% dân chúng thuộc thành phần địa chủ và nhóm "nhà giàu" này đã bóc lột 95% số người còn lại. Do đó, tài sản của họ đã bị tước đoạt và phân phối lại cho những người còn lại này. Đồng thời những vụ giết hàng loạt người trong nhóm 5% có đồng ra đồng vào này được tiến hành một cách chính xác bởi những đội đặc biệt gọi là cán bộ cải cách ruộng đất.
Không có chi tiết chính xác nào về số lượng người đã bị trừ khử trong giai đoạn này, và cũng không có hồ sơ nào về những người bị mất mạng hay bị đe dọa trong các nỗ lực trốn về phía Nam. Báo chí thông tin rất ít và tin tức về những cuộc thanh trừng qui mô này chỉ đến tai người miền Nam bằng những lời kể lại nên không gây chú ý mấy trên các phương tiện truyền thông Tây phương.

Mặc dù rất phôi thai và còn xa mới gọi là hoàn hảo nhưng chính quyền mới thiết lập tại miền Nam còn tốt đẹp hơn nhiều đối với những người đã nếm mùi Cộng sản. Trong khi hoàng đế Bảo Đại đã lỗi thời chỉ còn đứng đầu quốc gia trên danh nghĩa thì thực quyền nằm trong tay Thủ tướng Ngô Đình Diệm và tay chân thân cận gồm các thành viên trong gia đình của ông. Quyền uy của ông đã phải trực diện với các thử thách mà nó còn lớn hơn ở bên phe đối thủ Bắc Việt, và thật là một điều kỳ diệu là, mặc dù với sự trợ giúp của chính quyền Eishenhower, chính phủ non yếu đó đã xoay sở để vượt qua được hết.

Ngay từ khởi đầu, chính quyền Diệm đã bị tràn ngập bởi các thử thách. Báo chí phương Tây vốn không ưa ông đã không khoan nhượng khi tường thuật những sự cố gắng của chế độ ông Diệm để giải quyết bằng quân sự đối với các sự đe dọa từ các nhóm Hòa Hảo, Cao Đài và các lực lượng Phật giáo khác. Họ hoàn toàn bất tín nhiệm khuynh hướng thiên Công giáo của Thủ tướng Diệm và nhóm những người di cư của ông. Thêm vào cuộc xung đột tôn giáo và văn hóa, và gánh nặng đầy ắp do việc thu hút quá nhiều công dân mới, chính phủ mới còn phải đối phó với ảnh hưởng về tài chính và chính trị của nhóm Bình Xuyên. Nhóm này thực chất là một nhóm thổ phỉ chuyên cướp bóc tàu bè di chuyển trên sông Sài Gòn vào những thập niên 1930 và 1940. Sau Thế Chiến Thứ Hai, Bình Xuyên được giao đặc quyền tổ chức cảnh sát và khu ăn chơi trong Chợ Lớn, một vùng của người Hoa tại Sài Gòn. Ông Diệm quan niệm Bình Xuyên, giống như Hòa Hảo và Cao Đài là một mối đe dọa đối với khả năng lãnh đạo đất nước của ông.

Sự thắng thế của Cộng sản trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Á Châu, đã làm gia tăng mối quan tâm của người Mỹ tại Việt Nam. Ngay từ giữa những năm 1950, nhằm phản ứng lại cuộc xâm lăng của Bắc Hàn, Tổng thống Truman đã ra lệnh thành lập một Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự (Military Assistance Advisory Group MAAG) tại Đông Dương thuộc Pháp. Được sử dụng phần lớn như là một phương tiện tài trợ qua đó các viện trợ được chuyển qua cho người Pháp trong những nỗ lực chống lại Việt Minh, sự ra đời của Việt Nam Cộng Hòa đã mang lại cho tổ chức này một mục đích mới. Nhóm MAAG của Hoa Kỳ bắt đầu đưa vai chịu lấy gánh nặng trong cuộc chiến chống lại Cộng sản.

Một tổ chức được thành lập thông qua nỗ lực của một nhân viên MAAG chính là binh chủng phôi thai Thủy Quân Lục Chiến của nước Cộng Hòa mới.

Giới quân sự Hoa Kỳ đã trực tiếp đầu tư những khoản xương máu và tiền của khổng lồ khi tiến hành cuộc chiến tranh lạnh. Một trong những điều không được biết đến và trân trọng đúng mức là công việc huấn luyện và trợ giúp đã cung cấp cho các quốc gia đang chiến đấu có thể duy trì nền Tự Do của họ trong một thế giới ngày càng thù nghịch nhiều hơn. Trong những năm ngay sau Thế Chiến Thứ Hai, một món quà khác của binh chủng TQLC Hoa Kỳ cho Thế Giới Tự Do là sự tham gia vào việc hình thành bốn Quân đoàn TQLC tại Á Châu.

Đối với các nước Cộng hòa Đại Hàn, Trung Hoa Quốc Gia và Phi Luật Tân thì TQLC Hoa Kỳ đã rộng rãi gieo những hạt giống về chiến tranh viễn chinh cho các nhóm nhỏ lực lượng đặc biệt trong mỗi xứ sở tương ứng. Trong mỗi quốc gia, các đơn vị TQLC mới sẽ mang dấu ấn của người anh cả Hoa Kỳ. Một chuyện nhỏ nhặt nhất là, giống như ở Mỹ, danh xưng “TQLC” đã trở thành đồng nghĩa với tất cả những gì tốt đẹp nhất của tinh thần thượng võ và đức hạnh của người lính.

Trong bốn tập thể TQLC tân lập, mối liên hệ giữa TQLC Hoa Kỳ và TQLC Việt Nam Cộng Hòa đã trở thành thân thiết nhất, mãnh liệt nhất và cũng tốn kém nhất. Đối với VNCH chỉ có Sư đoàn Nhẩy Dù mới được sánh như tương đương nhờ ở các thành tích chiến đấu và mức độ tin cậy cao của họ. Cái nhóm nhỏ các quân nhân làm nòng cốt cho TQLC Việt Nam từ 1954 trở về sau đã chứng tỏ niềm hăng say đặc biệt của tổ chức. Đặc điểm này hiển nhiên đã đưa binh chủng TQLC đứng riêng ra trong mọi nền văn hóa.

TQLC Việt Nam có nguồn gốc từ một tổ chức rất nhỏ gồm các đơn vị rải rác theo kiểu biệt kích được thành lập với sự trợ giúp của quân đội Pháp vào năm 1946. Những đại đội xung kích trên sông với biệt danh là “Ðoàn Thủy Binh Xung Phong” (Dinassauts), là một sự kết hợp của các đơn vị bộ binh đặc biệt có khả năng chiến đấu trên cạn lẫn dưới nước. Những hoạt động đầu tiên của họ là ở miền Bắc trong vùng đồng bằng sông Hồng Hà. Trong các đơn vị chiến đấu của Việt Nam được sự giúp đỡ của người Pháp thì những toán Dinassauts có uy tín đặc biệt nhờ ở khả năng chiến đấu và tinh thần đồng đội cao độ.

Sự chia cắt đất nước Việt Nam vào năm 1954 đã có hậu quả là nỗ lực phát triển đầy đủ một cơ cấu lực lượng quân sự quốc gia đủ sức để bảo vệ nền Cộng hòa mới thành lập đối với hiểm họa từ phương Bắc. Đồng thời với nhu cầu có một lực lượng Hải Lục Không quân tối tân là sự thừa nhận phải có những đơn vị đặc biệt có khả năng tiến hành các cuộc hành quân đổ bộ trên nhiều dặm dài của bờ biển và đường thủy lộ nội địa Việt Nam.

Tuy nhiên Việt Nam cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh giữa các quân chủng trong tổ chức quân đội, một tình trạng khá phổ biến trong mọi quốc gia. Từ lúc khởi đầu thành lập, TQLC Việt Nam, giống như người anh em Hoa Kỳ đã phải đối phó với những chuyện nhỏ nhặt nhất như tranh đấu cho những nguồn tài lực. Hàng tháng trời bàn cãi giữa các nhóm lớn gồm các sĩ quan quân đội Việt Nam, Pháp và Hoa Kỳ vẫn không mang lại một sơ đồ tổ chức có thể chấp nhận được, hay phát triển được vai trò và nhiệm vụ mà lực lượng đổ bộ mới mẻ này sẽ đảm trách. Sau cùng đã phải cần đến sự quyết tâm tập thể, nhiệt tình và sức mạnh về ý chí của một Thiếu tá Việt Nam, một Đại úy quân đội Pháp và một Trung tá Hoa Kỳ để làm cho chuyện thành lập một tổ chức TQLC Việt Nam riêng biệt trở thành hiện thực.

Với cương vị là người con trưởng, công việc chính của Bình là đi học. Người cha và bà mẹ kế đồng lòng quyết tâm cho sự thành công của con và anh đã chăm chỉ để thực hiện điều này.

Nhập học mẫu giáo tại một trường nam sinh nhỏ tại Tân Định trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, trạng thái bình thường của sự hỗn loạn vẫn tiếp tục không hề suy giảm qua sự kiện đầy tranh cãi về việc người Pháp trở lại Việt Nam, cuộc chiến với Việt Minh và sự thành lập đầy trắc trở của một đất nước mới.

Mặc dù những người miền Bắc chống cộng nhất đã di cư toàn bộ từ năm 1954, vẫn còn rất nhiều người trong Nam không nhiệt tình lắm với chế độ ông Diệm. Sự quyến rũ của chủ nghĩa Cộng sản đối với nhiều người là một sự lựa chọn tốt hơn là ách áp bức của thực dân Pháp, do đó đã được sự chấp nhận của một số người chuyển đổi thuộc thế hệ đầu tiên. Một số thì bị mê hoặc bởi Cộng sản ban cho họ cái quyền lực được giết các địa chủ hay tất cả những ai mà họ coi như đã bóc lột thành phần vô sản. Những thành phần cốt cán của bất cứ đảng phái nào đều sẵn sàng chấp nhận lời kêu gọi hy sinh của đảng  nhằm chống chủ nghĩa tư bản và ngoại xâm. Những gia đình giống như của Bình, đã từng sống và bị tác động xấu bởi Việt Minh cũng nóng lòng xóa bỏ vết tích của thực dân. Tuy nhiên họ không hề tán thành những điều dối trá trắng trợn của Cộng Sản hoặc những điều nửa vời mà họ biết được qua kinh nghiệm cay đắng từ trong gia đình.

Một số giáo sư tại trường trung học của Bình, có thể đã từng là những thành viên thuộc một nhóm nằm vùng cán bộ Cộng sản được gài lại phía sau vào lúc phân vùng đất nước. Họ có thể chỉ đơn giản thuộc vào một nhóm nhỏ nhưng rải rác ở miền Nam vốn là những người có cảm tình với Cộng sản. Bằng cách nào cũng vậy, họ không lo ngại bày tỏ những điều mà chàng thanh niên Bình cho là những lời tuyên truyền không hơn không kém. Khi có thể, cậu ta sẽ trân trọng thách thức quan điểm thế giới của họ về sự vĩ đại của Trung Quốc và Liên Xô. Trong khi các học sinh được học về chiến thắng của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên và về sự vinh quang của chương trình không gian của Nga với việc phóng thành công phi thuyền Sputnik, Hoa Kỳ ít khi được nhắc đến và nếu có thì không bao giờ là tích cực cả. Khi cậu Bình chia sẻ điều này với cha của mình, ông cụ sẽ lấp vào đấy những điều gì ông biết về những sự kiện lịch sử mà các giáo viên đã tự tiện bỏ đi.

(Còn tiếp)


CHAPTER TWO

Drawing the Bamboo Curtain

Between 1946 and the middle of 1954 Viet Minh and French forces waged war throughout Indo‐China, with most of the serious fighting taking place in Tonkin. As the war continued on with no apparent end in sight and casualties mounted, French enthusiasm languished. The final climactic battle at Dien Bien Phu in northwestern Tonkin, near the Laotian border, was a resounding victory for Communist forces. Even with the ignominious defeat of the French, the transition from the battlefield to the peace table yielded little satisfaction to any of the parties involved.

The Geneva Agreements, begun in May of 1954, were attended by the four new countries of the former French Indo‐China, France, Britain, the Soviet Union, the People’s Republic of China, and the United States. When negotiations concluded in July a ceasefire agreement was reached. The 17th Parallel between Quanq Binh province to the north and Quang Tri province to the south with the Ben Hai River running through to the South China Sea was established as the east‐west dividing line splitting the Democratic Republic of Vietnam (north and Communist) from the Republic of Vietnam (south and non‐Communist). What would become known to the world as the Demilitarized Zone (DMZ) would become anything but demilitarized.

The ceasefire agreement provided a three‐hundred‐day period during which time freedom of movement between north and south was not to be inhibited by the new governments. By mid‐1955 upward of one million citizens, the largest percentage of them Roman Catholics, opted to pick up all stakes, leaving the graves of ancestors and generations of village tradition behind in the north rather than live under Communism. While a small, indeterminate number of dedicated Marxist cadres from the Republic of Vietnam moved north, not one ordinary citizen is known to have made the same journey.

By air, rail, and foot, but mostly by sealift they came south, these displaced northerners. Few on the outside were aware of the impact and consequence this diaspora had on the south. The culture and temperament of these generally more serious and fastidious Tonkinese used to eking out a living from the begrudging soil of the Red River delta, with their lighter skin color, different accents, dress, and traditions were at odds with their more laconic southern cousins who, with seemingly a lot less effort, could extract more sustenance from the teeming, bounteous Mekong Delta area.2 In 1955 it would have been the same in America if 12 million New York City residents with all their hustle and bustle were suddenly relocated to rural Georgia or Mississippi, and all of it done with the thinnest assistance or safety net from a central government.

A portion of the Geneva Agreements which were accepted by all parties save the United States and the Republic of Vietnam called for national elections to be held throughout Vietnam in July of 1956. With an estimated population of 16 million in the north and 14 million in the south, and confident that they would be able to eliminate meaningful opposition and consolidate power north of the 17th Parallel, Ho Chi Minh and his forces gladly accepted these prospects.

Between 1953, prior to the end of hostilities, and into 1956 the Communists began a series of bloody purges in which identifiable vestiges of capitalism were ruthlessly eliminated. In a series of  land‐reform programs during that period the Communists figured that in each and every village the top five percent of the population represented landlords and it was these “rich” who were exploiting the remaining 95 percent. Their assets stripped from them and redistributed to those remaining, murders of this high‐income five percent were carried out with precision by special teams of land‐reform agents.

No accurate details exist for the number of people disposed of during this period, nor was there a record of those eliminated during their attempts to leave or intimidated from moving to the south. As there was little in the way of press coverage, news of massive purges were only gathered by word of mouth when it reached the south and given scant attention in Western media.

Anything but benign and far from perfect, the government established in the south was preferable for those who had experienced the realities of Communism. While the obsolescent emperor Bao Dai was its titular head, the real power resided with Prime Minister Ngo Dinh Diem and his close coterie of family members. Facing greater challenges to his authority than were faced by his northern rivals, it was amazing that the welterweight government, even with support from the Eisenhower administration, managed to survive at all.

At once the Diem government was beset with challenges. A naturally hostile Western press gave little quarter when reporting the Diem regime’s efforts to deal militarily with threats posed by Hoa Hao, Cao Dai, and other Buddhist forces who deeply mistrusted the Roman Catholic leanings of the prime minister and his group of displaced Annamites. In addition to religious and cultural strife, and the overwhelming burden of absorbing so many new citizens, the new government faced the financial and political clout of the Binh Xuyen. The Binh Xuyen were essentially pirates who preyed on shipping which transited the Saigon River in the 1930s and 1940s. After World War II, the Binh Xuyen had been left alone to run both the police and vice concessions in Cholon, the Chinese section of Saigon. Diem viewed the Binh Xuyen, like the Hoa Hao and Cao Dai, as a threat to his ability to lead the nation.

Communist gains throughout the world, particularly in Asia, effectively guaranteed American interest in Vietnam. As early as mid‐1950, in reaction to the North Korean invasion, President Truman had ordered the establishment of a Military Assistance Advisory Group (MAAG) in French Indo‐China. Serving largely as a funding vehicle through which aid could be funneled to the French in their efforts against the Viet Minh, the birth of the Republic of Vietnam gave it new purpose. The U.S. MAAG would begin to shoulder a heavy burden in the fight against the Communists. One organization created in large part through the efforts of a single MAAG staff member was the tiny Corps of Marines for the new republic.

The American military would directly invest tremendous sums of blood and treasure in waging the Cold War. Of those things not noticed or fully appreciated by most was the training and assistance given to nations struggling to maintain their freedom in an increasingly hostile world. In the years immediately following World War II, another United States Marine Corps gift to the Free World was its part in birthing four new Corps of Marines in Asia.

For the new republics in Korea, Taiwan, and the Philippines, American Leathernecks generously sowed the seeds of expeditionary warfare to small groups of special men in their respective homelands. In each country the new Marine Corps would bear the imprint of their American elder brothers. Always the smallest service, as in the U.S., the title “Marine” in each of the local languages would come to be synonymous with all the best in martial spirit and soldierly virtue.

Of the four offspring Marine Corps, the relationship between the USMC and the TQLC would, by far, become the most personal, intense, and costly. For the Republic of Vietnam, only their army’s Airborne division would stand as co‐equal with a hard‐earned reputation for fighting skill and reliance. The small group of men who were to serve as Vietnamese Marines from 1954 onward would demonstrate that characteristic institutional zeal which so obviously sets Marines apart in every culture.

The TQLC had its origins in a very small organization of far flung, commando‐type units established with French assistance in 1946. These river‐assault companies, known as “Dinassauts,” were a conglomeration of specialized infantry units with amphibious capabilities. Their first actions were up north in the Red River Delta area. Of the Vietnamese fighting units begun with French assistance, the Dinassauts enjoyed a particularly strong reputation for their unit élan and esprit de corps.

The partitioning of Vietnam in 1954 brought with it the effort to fully develop a national military force structure capable of defending the new republic from the obvious, imminent threat to the north. Along with the need for a modern army, air force, and navy came the tentative recognition for specialized units capable of conducting amphibious operations on Vietnam’s many miles of sea coast and inland waterways.

The inter‐service rivalries universal in every single nation’s military structure were visited upon the Vietnamese as well. From its beginning the TQLC, like their American brothers, would be the smallest service, battling for resources at every turn. Months of debate among large groups of Vietnamese, French, and American military officers could not produce an acceptable organizational chart or develop the roles and missions this new amphibious force would operate by. It took the collective determination, grit, and sheer power of will of one Vietnamese major, one French army captain, and one USMC lieutenant colonel to turn the establishment of a separate Vietnamese Marine Corps into a reality.*

As the first son, Binh’s primary job was to obtain his education. His father and stepmother were likewise committed to his success. Binh worked hard to that end.

Entering kindergarten at the tiny boy’s school in Tan Dinh during the Japanese occupation, the normalcy of that chaos continued unabated through the contentious return of the French, the war with the Viet Minh, and into the tumultuous establishment of Binh’s new country.

While those from the north most opposed to Communism had made their major exodus in 1954, there were still plenty of people in the south with little enthusiasm for the Diem regime. The allure of Communism, to many a choice superior to the oppressive yoke of French colonialism, had especially wide acceptance among first generation converts. Some were attracted by what amounted to the * Lieutenant Colonel Victor Croizot USMC, like so many other Marine Corps officers, was a man of exceptional skills and accomplishments. His efforts on behalf of the TQLC are widely known. His leadership contribution in managing the exodus of the 807,000 Vietnamese citizens from north to south in 1954, while less known, cannot be overstated. Aside from being the American “father” to the TQLC, Lieutenant Colonel Croizot also served as the first official advisor- covan-to the Vietnamese Marines. He later retired as a colonel and authored the book Across the Reef: The Amphibious Tracked Vehicle at War. Communists granting a virtual license to kill their landlords or any accused of exploiting the proletariat. Hard‐core adherents of every background willingly accepted the party’s call for sacrifice to
overcome capitalism and foreign oppression. Those like Binh’s family, who had lived under or been negatively impacted by the Viet Minh, were no less anxious to shed the vestiges of colonialism. Neither did they embrace the Communists’ outright lies and half truths that they knew from bitter family experience.

A number of the instructors at Binh’s lycee, his high school, may have been members of the covert group of Communist cadre left behind at the country’s partitioning. They may simply have been part of that large minority in the south who were Communist sympathizers. Either way, they were unafraid to express what to young Binh was nothing more than propaganda. When able, he would respectfully challenge their world view on the greatness of China and the Soviet Union. While the students learned of the Chinese victory in the Korean War and of the Russian space triumph with the launching of Sputnik, little was said of the United States and when it was it was never positive. When Binh shared this with his father, the elder would fill in what he knew of historical facts the instructors conveniently left out.

(To be continued)
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014