Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
Trung tá Lê Bá Bình 1972

Trung tá Lê Bá Bình 1972

CÜ«i Ng†n SÃm - Ride The Thunder (6)
Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam

Richard Botkin
(Bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền)


Chương Hai (2)

Bất kể chiến tranh, cùng sự bất ổn và các âm mưu không dứt về chính trị đã cấu tạo nên đời sống thường ngày tại Việt Nam, cuộc nhân sinh vẫn tiếp diễn như thường lệ. Người Nhật, người Pháp, Việt Minh và cả cuộc nổi loạn của nhóm Bình Xuyên chống lại chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1955 cũng không ngăn trở Bình hăng say trong việc học hành mà gia đình đã kỳ vọng rất nhiều vào anh. Mãi đến năm 1957, khi anh hoàn tất chương trình Trung học tại trường Petrus Ký thì những sự khủng hoảng không tên diễn ra gần như hằng ngày cuối cùng mới làm ảnh hưởng đến việc học của anh trong một thời gian ngắn. Thời gian Bình tốt nghiệp Tú Tài và bước vào Đại học, anh đã chán ứ đến cổ về mối đe dọa độc ác của Cộng sản qua các câu chuyện về cuộc sống tại Hà Đông trước khi Việt Minh cướp chính quyền,  anh đã nghe kể hàng trăm lần về những cách đối xử hèn hạ của họ đối với bà nội, các chú bác và anh em họ của anh. Để làm một điều đúng, là trả lại danh dự cho gia đình, thực hiện một chuyện mà bất cứ một thanh niên chân chính đều phải hành động tương tự, anh tham gia vào nỗ lực nhằm giải phóng đất nước khỏi cái mà anh coi là căn bệnh ung thư quái ác của chủ nghĩa Cộng sản đang trên đà phát triển. Đến năm 1957 thì Bình biết rằng sự lựa chọn duy nhất là gia nhập quân đội để phục vụ đất nước.

Bình chỉ là một học sinh trung bình. Bất kể theo con đường nào, anh biết chắc là không một ai trong những đội ngũ mà anh sẽ dẫn dắt sẽ hỏi đến bằng cấp của anh. Tuy việc theo đuổi học hành không hẳn là dễ dàng gì đối với anh nhưng chuyện anh tốt nghiệp ban Sử Ðịa vào năm 1961 đã là một thước đo khiêm tốn về sự bền bỉ trong trí tuệ và tính tự giữ mình trong kỷ luật mà không một vị giáo sư hay một kỳ thi nào có thể đánh giá được.

Trong thời kỳ hai nước Việt Nam bị tách riêng từ 1954 đến 1959, cả hai chính phủ đều tập trung nỗ lực vào việc củng cố chính trị nội bộ. Trong khi việc cưỡng bức tập thể hóa toàn bộ dân cư tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và việc giết hại hàng ngàn người mà nhà nước cho là thành phần phản động ít được giới truyền thông tường thuật thì các thách đố màchế độ Ngô Đình Diệm đang phải đối mặt cùng những khó khăn và thiếu sót của họ lại được phơi bày một cách hết sức rộng rãi.

Ngô Đình Diệm, kẻ ngoại cuộc dưới mắt nhiều người và là một tín đồ Công giáo của tòa thánh La Mã, đã từng sống một thời gian tại Hoa Kỳ, thoạt đầu được giới chống cộng Tây phương chú mục tới. Trong nước thì nhiều Phật tử và các giáo phái khác lại mất niềm tin trầm trọng vào phe đảng của Ngô Đình Diệm. Việc sử dụng quân đội để đè bẹp các nhóm đối kháng Hòa Hảo, Cao Đài và Bình Xuyên chỉ tạm thời dập tắt những mối nguy hại đối với quyền lực của chế độ.

Vào năm 1958 sau khi hoàn tất việc củng cố quyền lực ngoài bắc, Hồ Chí Minh ra lệnh cho cán bộ trở lại miền Nam và năm sau đó, tập họp với đám người đã được cài lại phía sau cũng như những người mới tuyển mộ được sau này, bắt đầu cuộc chiến tranh "nhân dân" chống lại chính quyền Sài Gòn một cách hung hãn nhất. Khoảng từ giữa năm 1954 đến cuối năm 1960, Việt Cộng đã ám sát gần 1.700 người và bắt cóc thêm 2.000 người ủng hộ chế độ Sài Gòn gồm các xã trưởng và những người có chức sắc trong xã. Từ năm 1961 trở đi các nỗ lực khủng bố của chúng có chiều hướng gia tăng. Nhu cầu gia tăng của Cộng sản về nhân sự và tiếp liệu đã khiến chúng khởi công con đường mà sau này toàn thế giới biết đến là đường mòn Hồ Chí Minh. Đến năm 1965 thì hệ thống đường mòn có khả năng vận chuyển được từ năm đến sáu ngàn người hàng tháng cộng với hàng tiếp liệu đuợc đưa xuống hầu "giải phóng" người "anh em ngoan cố."


Những cuộc biểu tình lớn của Phật giáo bắt đầu vào năm 1961 sau cùng đã dẫn đến một loạt các những biến cố ngoạn mục được truyền thông rộng rãi vào năm 1963. Trong thời kỳ này có những vị sư nhân hậu và trông rất vô hại trong các tấm y màu vàng nghệ đã ngồi thiền và tẩm xăng tự thiêu nhằm thu hút sự chú ý đến nỗi bất công dưới chế độ Ngô Đình Diệm.

Từ lâu trước khi có sự kiện này, Cộng sản đã xâm nhập một cách có hiệu quả vào nhiều nhóm chống đối chính quyền Sài Gòn. Đối với nhiều người, cũng khó mà không cảm thông với phe đối lập khi mà nạn tham nhũng của chế độ Diệm rất dễ nhận ra, còn tập thể lãnh đạo Sài Gòn thì kém cỏi và thiếu kinh nghiệm thấy rõ thành thử đã làm mất lòng dân.

Trong khi người Mỹ có lẽ đang mong sự xuất hiện trở lại của một nhân vật tương tự như phu nhân tướng Tưởng Giới Thạch, một phụ nữ thanh nhã, dịu dàng, tốt nghiệp trường Wellesley thì bà Ngô Đình Nhu, em dâu của Tổng thống Ngô Đình Diệm, với biệt danh "Long Nữ" (Dragon Lady) đã ngang ngược báng bổ và tuyên bố công khai rằng họ đã chứng kiến một màn "nướng thịt" (barbecue) sau một vụ tự thiêu. Bất kể những người có thể không bằng lòng với quan điểm của bà sẽ có thái độ ra sao nhưng bà vẫn trả lời phỏng vấn rằng: "Cứ để cho họ bị thiêu và chúng ta sẽ vỗ tay hoan nghênh."

Với vai trò lãnh đạo về chính trị trong các thập niên 1950 và 1960, nước Mỹ phải đối phó hàng ngày trước nguy cơ chiến tranh hạch nhân với Liên Bang Sô Viết cùng với nguy cơ được định nghĩa là "chiến tranh nhân dân" tại một loạt các quốc gia chư hầu ngày càng gia tăng tại Âu Châu và khắp Á Châu. Tuy vậy, nỗi ám ảnh bởi cái mà người Mỹ cho là một cuộc hiệp ước đình chiến mong manh tại Đại Hàn đã khiến cả hai siêu cường tìm cách giảm thiểu nguy cơ xung đột trực tiếp có thể nhanh chóng dẫn đến chiến tranh nguyên tử. Nỗi thất vọng trước sự bất lực trong việc đạt được một chiến thắng toàn diện đã được xoa dịu bằng niềm tin rằng sẽ khó có thể toàn thắng như lần 1945 nữa.

Kinh nghiệm tại Triều Tiên chứ không phải là Thế Chiến Thứ Hai đã hoạch định sự dính líu của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á trong bối cảnh Chiến Tranh Lạnh. Tình hình của Việt Nam Cộng Hòa có nhiều điểm tương đồng với với bán đảo Triều Tiên. Cả hai quốc gia Cộng sản Bắc Hàn và Bắc Việt đều có chung biên giới với Trung Cộng và được trợ giúp đáng kể từ họ. Cả hai cũng đều nhận được những khối lượng viện trợ khổng lồ từ Liên Sô. Đồng thời cả hai quốc gia cũng đã vừa trải qua kinh nghiệm ngoại xâm của thực dân mà đáng kể nhất là Nhật Bản là kẻ đàn áp tàn bạo nhất.

Chiến tranh Triều Tiên là một cuộc chiến hầu như qui ước diễn ra trên một lãnh thổ mà cả hai bên đều không đóng ở các vị trí cố định, do đó cho phép huy động các đại đơn vị chống lại một kẻ thù dễ nhận diện ra. Bắc và Nam Hàn đã bị chia cắt dọc theo vĩ tuyến 38 bởi cách lý luận tùy tiện tại Yalta vào năm 1945 giống như trường hợp của Việt Nam vậy. Vùng biên cương dài hơn 150 dặm này là khu vực duy nhất có thể xâm nhập được vào miền Nam hoặc rút ra khỏi đây. Bởi rừng cây thưa thớt, lực lượng địch quân rất khó ẩn tránh máy bay đồng minh bay tuần tiễu, việc cô lập chiến trường được thực hiện tương đối dễ dàng. Vì khả năng hải quân bị hạn hẹp nên cơ hội xâm nhập của Cộng sản bằng đường biển chỉ hạn chế ở các đơn vị nhỏ.

Những khác biệt so với Triều Tiên đã khiến cho việc bảo vệ miền Nam gặp nhiều khó khăn hơn đối với các cố vấn Mỹ và những người miền Nam đang tìm cách tránh sự thống trị của Cộng sản. Trong khi dân tộc Đại Hàn, cả Nam lẫn Bắc gần như là thuần nhất thì Việt Nam và các nước láng giềng phía tây có chung những đường biên giới lỏng lẻo không được xác định rõ ràng và là nơi trú ngụ của nhiều sắc tộc thiểu số khác nhau. Qua các qui định chiến tranh do họ tự đặt ra và với những sự hạn chế về địa dư,  các khu vực rừng rậm, núi non phía Đông Căm-Pu-Chia và Lào đã biến thành những mật khu ẩn núp của Cộng sản. Việc ngăn chặn sự xâm nhập vào Việt Nam hầu như không thể thực hiện được. Do các khó khăn về địa dư và chính trị này, thế chủ động trên chiến trường phần lớn đã phải nhường lại cho phía đối phương.

Bắt đầu bằng cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez vào đầu mùa hè năm 1956, một loạt các hành động gây hấn của phe Cộng sản được tung ra: sự đàn áp tàn bạo các chiến sĩ tranh đấu cho tự do Hungary bởi quân Liên Sô, cuộc xâm lược của Cộng sản Trung Hoa chống lại phe quốc gia trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai vào cuối năm 1958, sự kiện Cuba rơi vào tay du kích quân của Castro ngay tại "cửa sau" của Mỹ vào năm 1959, việc bắn hạ máy bay thám thính U-2 của Gary Power trên đất Nga, sự thất bại vùng vịnh Con Heo, sự kiện bức tường Bá Linh được dựng lên, và những thách thức đối với Tây phương ở Congo từ Patrice Lamumba và nhóm lâu la của ông.

Tình thế trên bộ tại Đông Nam Châu Á vào đầu năm 1960 cũng không khá hơn các nơi khác bao nhiêu. Cho dù cố vấn quân sự Hoa Kỳ đã hoạt động tích cực trên tất cả các nhiệm vụ không chiến đấu tại Việt Nam từ 1954, nhu cầu phải đưa người Mỹ ra tiền tuyến để mở rộng tầm quan sát và sự hỗ trợ trong việc phát triển khả năng chiến đấu của Việt Nam cuối cùng đã được chấp thuận vào năm 1960 trên một căn bản hạn chế. Các sĩ quan Hoa Kỳ không mấy phấn khởi trong các thời kỳ đầu tiên này.

Binh chủng TQLC Việt Nam, với quân số không bao giờ quá hai phần trăm của toàn bộ quân lực đã được cải thiện liên tục về khả năng tác chiến và binh đoàn nhỏ này đã được liệt vào hàng ưu tú trong Quân Lực VNCH. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa  có quân số lớn hơn rất nhiều và cũng không thiếu các chiến sĩ dũng cảm nhưng lại bị thất lợi bởi những vấn đề thường gặp trong các tổ chức quân sự mới được thành lập tại các quốc gia nghèo. Nguồn lực thì có giới hạn, huấn luyện thì thiếu sót và các sĩ quan chỉ huy, nhất là các cấp tư lệnh thường gồm những nhân vật được lựa chọn không phải do khả năng tác chiến hay chỉ huy mà chỉ vì lòng trung thành về chính trị và sự quen biết. Điều này đã khiến cho các đơn vị của chế độ Sài Gòn bị thất lợi rất nhiều so với các lực lượng Cộng sản nhiều khi lại còn được chỉ huy khá cũng như được động viên tốt hơn.

Các sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ được điều đến để giúp thành lập, hình thành và hướng dẫn thuộc thành phần quân nhân giỏi và sáng giá nhất. Với thành công tại Triều Tiên trong việc thiết lập quân đội non trẻ của nước đó, sự bổ nhiệm Trung tướng John "Iron Mike" (Mike sắt thép) O'Daniel vào cương vị tư lệnh cơ quan MAAG tượng trưng cho đỉnh cao kỳ vọng của giới lãnh đạo chính trị và quân sự Hoa Kỳ. Quá trình lâu dài và gian khổ nhằm xây dựng các đơn vị quân sự cần thiết và hỗ trợ tối thiểu cho hạ tầng cơ sở được giao phó cho hàng trăm sĩ quan Hoa Kỳ đầy lòng nhiệt huyết, một số sĩ quan người Pháp cùng chung lưng hiện đang giảm dần và hàng ngàn sĩ quan Việt Nam đồng một lòng muốn đất nước được phát triển.

Thành tích ban đầu của QLVNCH ngoài chiến trường chống du kích không được khả quan lắm.  Các chiến thắng của họ đối với Cộng sản, nay gọi là Việt Cộng thường chỉ là những biến cố tạm thời vì chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm đã làm suy yếu hành động của họ ngoài mặt trận. Quyết định thay thế các chức sắc xã ấp được dân bầu bằng những cán bộ do chính quyền Sài Gòn bổ nhiệm đã làm mất lòng người dân địa phương. Chiến dịch đàn áp những người bị nghi ngờ là thân cộng dù vu vơ đã tiếp tay thêm cho sự tuyên truyền phổ biến do Hà Nội đề xướng. Đồng thời những cán bộ được cài lại phía sau được lệnh hoạt động trở lại, công tác tuyển mộ cho lực lượng Việt Cộng tại chỗ được đẩy mạnh một cách hung hãn và sự xâm nhập của các đơn vị chủ lực Bắc Việt vào miền Nam đã làm dài thêm danh sách các khó khăn mà VNCH phải đối mặt. Từ năm 1961 đến 1962 ước tính trên thực tế Cộng sản đã kiểm soát được hơn một nửa miền Nam rồi.

Ở cấp cao nhất của giới lãnh đạo Hoa Kỳ tại Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn, các cuộc tranh cãi dữ dội đã xảy ra tập trung vào việc phải hành động ra sao và cách nào tốt nhất để đối phó với TT Ngô Đình Diệm mà hành động thường không phù hợp với ý định của người Mỹ. Đường lối cai trị của TT Diệm và nạn tham nhũng rõ rệt của chế độ là một sự bối rối và cản trở những điều mà người Mỹ tự cho là nỗ lực cao thượng nhằm ngăn chận Cộng sản. TT Diệm không được lòng dân chúng và uy tín của ông đối với quân đội làm càng bị lung lay nhiều hơn nữa.

Đến mùa hè 1963, Hoa Kỳ đã đổ công sức gần chín năm về chính trị nhằm đạt thắng lợi tại Việt Nam. Cùng với sự gia tăng về nỗ lực cố vấn và gần như là yểm trợ quân sự trực tiếp, danh sách thương vong của người Mỹ cũng tăng dần lên. Đánh đổi lại tài nguyên và xương máu đã đổ ra thì chưa có sự thành công nào đáng kể cả. Nhiều giới chức cao cấp Hoa Kỳ và một vài tướng lãnh hàng đầu Việt Nam tin rằng sự lãnh đạo của TT Diệm sẽ không mang lại hy vọng cho một chiến thắng của đất nước.

Đến nước này rồi vì đầu tư quá nhiều mà để Việt Nam bị thất bại vào tay kẻ thù phương Bắc thì có thể sẽ kích động sự sụp đổ theo thế cờ domino. Một nước Hoa Kỳ thiếu quyết tâm tại Đông Nam Á có thể sẽ khuyến khích sự bành trướng và xâm lược của Liên Sô trên toàn thế giới. Trong giới lãnh đạo quân sự Việt Nam, nhóm sĩ quan tin tưởng con đường duy nhất để cứu đất nước là loại bỏ TT Diệm đang dần tăng lên. Sự dính líu của nước Mỹ trong cuộc đảo chánh TT Diệm vẫn còn gây tranh cãi và là đề tài của nhiều cuộc tranh luận gay gắt. Tuy nhiên điều này ít nhất có thể tin được qua lời khuyên trước đó trong lá thư nổi tiếng của George Kennan gởi cho đồng nghiệp là Bộ trưởng Ngoại Giao Chip Bohlen năm 1948:

"Điều này không có nghĩa là tất cả các chính quyền mà chúng ta giúp chống lại áp lực của Liên Sô sẽ được soi sáng, sẽ là những chính quyền tự do, thực thi dân chủ theo những cách mà chúng ta có thể khen ngợi được. Rất nhiều trong số các chính phủ đó có thể sẽ trở thành những thể chế tham nhũng và độc tài. Tuy nhiên nếu đứng trên quan điểm lợi ích của nước Mỹ thì  điều này vẫn còn tốt hơn là những chế độ do Cộng sản kiểm soát vì họ sẽ không có tham vọng thống trị toàn cầu, cũng như không có đủ phương tiện để cho phép mơ tưởng đến các cuộc gây hấn ở qui mô lớn."

Đối với các tư lệnh quân sự Việt Nam có khả năng thực hiện sự thay đổi thì điều hiển nhiên là TT Diệm phải ra đi cho VNCH có chút cơ may để sống còn.

Thành phần yêu nước của miền Nam Việt Nam có một niềm tin trực giác hợp lý rằng một khi tình hình đất nước khả quan hơn, nỗ lực về quân sự nhằm giải thoát gia đình họ khỏi ách nô lệ của con quái vật miền Bắc sẽ được tiến hành. Là một người quen thuộc với chiến lược quân sư, đặc biệt là chiến lược hải quân, ông Lê Bá Sách hiểu rằng đơn vị tiên phong chống trả một cuộc xâm lược sẽ phải là TQLC. Ông rất thương yêu con cái nhưng ông cũng yêu đất nước, đồng thời mang một nỗi căm thù Cộng sản tận xương tủy, một mối thù sâu sắc đến nỗi ông sẵn sàng để đứa con trai yêu quý tòng quân nhằm vào mục đích đó. Ông đã cương quyết khuyên đứa con trai trưởng phục vụ trong binh chủng TQLC.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, Lê Bá Bình lập tức được nhận vào trường sinh viên sĩ quan Thủ Đức ngay bên ngoài Sài Gòn nhằm tham dự một khóa học 10 tháng để trở thành sĩ quan. Do tầm mức tương đối nhỏ của các binh đoàn Việt Nam khác ở bên cạnh quân đội chủ lực, họ phải dùng chung cơ sở đào tạo sinh viên sĩ quan để tiết giảm chi phí và tận dụng các phương tiện huấn luyện còn thiếu thốn. Khóa học 10 tháng giúp các sĩ quan trẻ đầy nhiệt huyết tiếp xúc với đường lối chỉ huy quân sự, các tập tục, quân phong quân kỷ, cơ bản thao diễn và một số chiến thuật bộ binh căn bản vì đa số các khóa sinh nói cho cùng cũng sẽ được bổ sung vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bình khi ấy nằm trong một nhóm riêng trong số vài trăm sinh viên sĩ quan, với 60 người đã được tuyển chọn vào binh chủng TQLC hiện đang thiếu trầm trọng các tân sĩ quan chỉ huy trẻ tuổi.

Nguyên tác:

In spite of the fighting, the uncertainty, and the never-ending political intrigue that constituted regular, everyday living in Vietnam, life’s cycles continued on. The Japanese, the French, the Viet Minh, and even the uprising of the Binh Xuyen against Diem’s regime in 1955 did not keep Binh from pressing ahead with the education his family craved so much for him. It was not until 1957, the year he finished high school at Petrus Truong Vinh Ky, that any of the unnamed, near-daily crises finally interrupted his schooling for a brief period of time. When he had graduated high school and was headed to university, Binh had had enough of the pernicious Communist threat, had heard the stories of how life in Hadong used to be before the Viet Minh had taken over, had heard a hundred times of the indignities foisted upon his grandmother and uncles and cousins. To right the wrong, to avenge his family’s honor, to do what a reasonable young man must do, meant joining in the effort to rid his country of what he saw as the evil growing cancer of Communism. By 1957 Binh knew that his only option was to serve his country as an officer in its military forces.

Binh was an average student. Where he was headed, he was certain none of the troops he was to lead would ask him what his grades were. And while school did not come particularly easy for him, his graduation in 1961 with a degree in history and geography was a small measure of the mental toughness and selfdiscipline his professors and the exams they devised had no way of accurately assessing.

Between the establishment of the separate Vietnams in mid
-1954 and 1959 both governments focused their efforts at domestic political consolidation. While little was reported on the forced communization of the entire population of the Democratic Republic of Vietnam and the murdering of thousands of citizens judged to be enemies of the state, challenges faced by the Diem regime and its many shortcomings were extensively aired.
Ngo Dinh Diem, an outsider to many and a Roman Catholic who had lived for a time in the United States, was initially viewed with favor in the anti
Communist West. In his own country, the more numerous Buddhists and various sects were deeply mistrustful of the Diem clique. Using the military to crush Hoa Hao, Cao Dai, and Binh Xuyen opponents only temporarily put off challenges to his regime’s authority.

In 1958, with consolidation in the north complete, Ho Chi Minh ordered the movement of cadre back to the south and the following year they, along with those left behind or more recently recruited, began their people’s war against the Saigon government in earnest. Between 1954 through the end of 1960, the Viet Cong had assassinated nearly seventeen hundred and kidnapped an additional two thousand pro
Saigon village leaders and elders.5 From 1961 forward their efforts at terror would increase. As the Communist need for men and material surged, construction was initiated on what would become known to the world as the Ho Chi Minh Trail. By 1965 the trail system was capable of monthly handling the five to six thousand men and all of their supplies sent down to “liberate” their recalcitrant brothers.

Major Buddhist protests began in 1961 that ultimately led to a series of spectacular, broadly reported events in 1963 during which time benign and harmless
looking monks in saffron robes and seated in the lotus position were doused with gasoline and lit on fire as a means to draw attention to the injustice of the Diem regime. Long before this, Communists had effectively infiltrated many of the groups opposed to the Saigon government. For many it was difficult not to sympathize with the opposition as the corruption of the Diem regime was easy to chronicle and the outright, egregiously amateurish leadership was not at all likable. While those in America may have wished for the second coming of the polished, genteel, Wellesleyeducated Madame Chiang Kaishek, Madame Nhu, Diem’s near profane and anythingbutdemure Dragon Lady sisterinlaw, made the public comment after one of the immolations that they had just witnessed a “barbecue.” Without a sense for how she would be perceived by those who might not identify with her point of view she told one
interviewer, “Let them burn and we shall clap our hands.”

American political leadership in the 1950s and 1960s daily faced the prospect of nuclear war with the Soviet Union, and from its growing list of client states in Europe and across Asia, the risk of people’s war, however defined. Fresh from what many Americans would describe as the unsettling armistice in Korea, both superpowers sought to minimize the chances of facing each other directly in combat that might quickly turn nuclear. Frustrations over the inability to secure complete victory were tempered by the belief that there could never again be that complete victory seen in 1945.

With Korea and not World War II as the age-appropriate guide, U.S. involvement in Southeast Asia was to be measured against that Cold War yardstick. The situation in the new Republic of Vietnam had many similarities to that on the Korean peninsula. Both Communist Korea and Vietnam shared a common border with and received significant aid from China. Both received similarly large amounts of aid from the Soviet Union. Both countries had recent experience with colonial occupiers, with the Japanese, by far, being the most brutally repressive.
The Korean War was a mostly conventional war fought on territory which, when both sides were not established in static positions, allowed for the maneuver of large units against a reasonably identifiable enemy. North and South Korea were divided at the 38th Parallel by the same arbitrary logic that had begun the division of Vietnam at Yalta in 1945. This 150
odd mile stretch of border territory was the only land avenue into or out of the south. Because there were few forests, enemy forces had difficulty hiding from prowling allied aircraft and isolating the battlefield was relatively easy. With limited naval capabilities, opportunities for Communist infiltration by sea were restricted to the movement of small units only.

It was the differences with Korea that would make defending Vietnam far more challenging for both American sponsors and those Vietnamese seeking to avoid Communist rule. Where the population of Korea, both North and South, was nearly homogeneous, Vietnam and its western neighbors shared porous, ill
defined borders and were home to a large population of disparate minority groups. With selfimposed rules of engagement and geographic limitations, the dense jungle and mountain areas of eastern Cambodia and Laos were havens for Communist sanctuaries and made the prevention of infiltration into Vietnam nearly impossible. Because of these geographic and political constraints, the battlefield initiative was
ceded largely to the enemy.
Beginning with the Suez Crisis in the early summer of 1956, a series of aggressive acts from the Communists was unleashed: the brutal repression of Hungarian freedom fighters by Soviet troops, Communist Chinese aggression against Nationalist China during the Second Taiwan Strait Crisis in late 1958, the loss of Cuba to Castro’s guerillas right at America’s back door in 1959, the shooting down of Gary Power’s U
2 over Russia, the debacle at the Bay of Pigs, the erection of the Berlin Wall, and challenges to the West in the Congo from Patrice Lamumba and his cohorts.

The situation on the ground in Southeast Asia by the early 1960s was no more promising than events elsewhere. Even though American military advisors had been actively employed in all manner of non
combat staff roles in Vietnam since 1954, the need to put Americans in the field to better observe and assist in fully developing their ally’s capabilities was finally granted on a limited, restricted basis by 1960. American officers saw little that was encouraging in the early going.

The TQLC, which would never comprise more than two percent of Vietnam’s total military effort, continually improved its fighting skills as the small size of the organization reflected its elite status among the Republic of Vietnam’s (RVN) forces. The much larger Vietnamese army, usually referred to as ARVN, which had no shortage of brave men, was hamstrung by the problems typical in newly established military organizations in poor countries. Limited resources, limited training, and an officer corps comprised often, especially at the top, of men selected and judged more for political loyalty and connections than for demonstrated fighting and leadership abilities generally put the Saigon regime’s units at a huge disadvantage against the sometimes more ably led and motivated Communist forces.

American military officers brought in to help create, shape, and guide the fledgling Vietnamese army were among the best and brightest men available. Successful in Korea with the establishment of that new republic’s army, Lieutenant General John “Iron Mike” O’Daniel’s assignment as chief of the U.S. MAAG represented the zenith in expectations by America’s political and military leadership. The long, arduous process of building up the necessary military organizations and minimal support infrastructure was given over to hundreds of dedicated American officers, a decreasing number of French counterparts, and thousands of likeminded Vietnamese anxious to see their country prosper.

Initial performance by the RVN military in combat against guerillas was spotty. What victories they did achieve against the Communists, now referred to as Viet Cong, were often transitory events as policies of the Diem regime undermined their actions in the field. The decision to replace elected village officials with those appointed by the Saigon government alienated many in the rural population. Suppression campaigns against citizens even remotely believed to have Communist sympathies played further into the hands of the ubiquitous Hanoi
inspired propaganda. At the same time stay-behind agents were being activated, local recruitment for the VC was aggressively pursued and the infiltration of mainline NVA troops into the south added to the list of problems facing the republic. By 1961 and into 1962 it was estimated that Communists had de facto control of more than half the country.

At the highest levels of American leadership in Vietnam and Washington, a raging debate centered on what action to take and how best to handle Diem, whose own actions were often not in line with American intent. Diem’s manner of governing and his regime’s flagrant corruption were an embarrassment and hindered what Americans saw as their own magnanimous effort to stem Communist gains. Among Vietnamese civilians, Diem enjoyed minimal support, and from those in the military his popularity was even shakier.

By summer 1963, America had invested nearly nine years of political sweat equity in Vietnam’s success. With the increasing advisory effort and near direct military support, there was a growing list of American casualties as well. For all the blood and treasure so far spent, there was little to show. Many senior Americans and more than a few top Vietnamese generals believed that Diem’s continued leadership offered a future for Vietnam with little hope for victory.

To come this far having invested so much and have Vietnam fail and fall to its northern enemy would start the dominoes falling. The appearance of weak American resolve in Southeast Asia would embolden Soviet expansionism and aggression all over the world. Among Vietnamese military leadership was a growing circle of officers who believed that the only way to save their country was to get rid of Diem. American involvement in the coup to replace Diem, still controversial and the subject of heated debate, at least shows some level of accuracy in the earlier admonition outlined in the famous 1948 letter from George Kennan to fellow State Department official Chip Bohlen:

This does not mean that all the governments we help to
resist Soviet pressure will be enlightened, liberal
governments, practicing democracy in ways which our
people would find commendable. Many of these
governments may be corrupt or dictatorial. But they will be
preferable, from the standpoint of American interests, to
Communist
dominated regimes; for they will not be aspiring to
world domination, nor would they have the resources to permit
them to dream of large
scale aggression”(italics added).8

To the Vietnamese military leaders with the power to effect change it was obvious that Diem would have to go if the Republic of Vietnam was to have a chance at survival at all.

There was a reasonable, intuitive assumption among many patriotic Vietnamese in the South that, once the country gained its footing, a military effort to liberate their enslaved families from the transitory evil in the north would be undertaken. As someone familiar with military strategy, and naval strategy in particular, Le Ba Sach knew that at the vanguard of the eventual invasion would be the TQLC. Le Ba Sach loved his children, but so too did he love his country and harbor a bone
deep, visceral hatred for the Communists; a hatred strong enough that he was willing to invest his number one son toward that outcome. Le Ba Sach strongly counseled his oldest son to do his service as a Marine.

Following his graduation from university Binh immediately was accepted into the national officer candidates school (OCS) outside of Saigon for the ten
month course that would lead to his commissioning. Due to the relatively small size of Vietnam’s military branches besides the army, the services shared their OCS to minimize costs and more effectively utilize scarce training resources. The ten-month school exposed the aspiring young officers to military leadership, customs, courtesies, culture, drill, and some very basic infantry tactics since the bulk of each class was headed for the army (ARVN) anyway. Binh’s was an odd group in that of the several hundred officer candidates, sixty of them had selected duty with the now hungry-for-new-junior leaders TQLC.
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Loading