Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Hà N¶i Næm XÜa
hanoixua1
hanoixua2
hanoixua3
hanoixua4
hanoixua5
hanoixua6
hanoixua7
Tôn Kàn
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Nhìn qua cửa sổ thấy thành phố Toronto nằm co ro dưới tia nắng sớm của một ngày đầu Thu thì lại chợt nhớ đến Hà Nội nơi tôi sinh trưởng cách đây mấy chục năm.

Tôi nhớ Hà Nội thời tôi còn bé cũng có những ngày chớm Thu nắng cũng êm dịu thời tiết cũng hanh hanh như thế này.Mùa Thu thì khô ráo, còn mùa Xuân sau Tết có những ngày mưa phùn gió bấc buồn lê thê, chỉ ở Hà Nội mới có những ngày buồn rã rượi dài người ra như vậy! Những ngày này được húp tô cháo ám hay cháo gà nóng hổi thì thật là thần tiên! Tối tối tản bộ bờ Hồ, sưởi ấm trong tay gói phá xa nóng thơm mùi ngũ vị hương hay xà vào lề đường húp chén lục tào xá thơm mùi vỏ quít khô (trần bì ), đây là những petits plaisirs của dân Hà thành.

Nhà tôi hồi đó ở hàng Đẫy nổi dài, nay là đường Nguyễn thái Học, trước bến xe Kim Mã. Ngày ngày đi học tôi băng qua chợ Ngọc Hà, qua chùa Một Cột rồi theo Avenue Brière de l’Isle ---đường Hùng Vương--- là tới  trường Albert Sarraut. Trước cửa trường là một bãi cỏ rộng mênh mông, nay là quảng trường Ba Đình. Bãi này chiều chiều chúng tôi thường rủ nhau ra đánh lộn,  phần nhiều là ẩu đả với Tây lai và Ả rập vì cho là tụi này phách lối.

Những ngày nghỉ  có thể đi tầu điện lên bờ Hồ,thả bộ theo Tràng Thi Tràng Tiền,qua vườn hoa Con Cóc. Có khi qua đền Ngọc Sơn, rồi lên tận hàng Đào thăm bà cụ người quen có cửa hàng bán thuốc Bắc và tơ lụa. Lần nào bà cụ cũng gọi cho hai anh em chúng tôi mỗi đứa một mẹt bún chả  chợ Đồng Xuân.
                     
Thưc tình mà nói chỉ có ít sợi bún rối, một kẹp chả gồm vài miếng thịt ba chỉ thái mỏng nướng với vài cọng rau muống chẻ và rau thơm cùng chén nước chấm,thế mà ối giời ơi sao nó ngon thế, ăn cứ thòm thèm tới nay nghĩ đến còn rỏ dãi!

Tuy theo học trường Pháp nhưng tôi chỉ thích ăn đồ Việt Nam, nhất là những món qùa vặt. Bún riêu bún ốc tôi đều mê.Nhớ đến tô bún riêu cua đồng nóng hổi, gạch cua chưng vàng ngậy đổ lên sợi bún trắng ngần, tôi thấy ngon bằng năm bằng mười mấy loại soupe vô duyên của Tây phương!

Trường trung học Albert Sarraut thành lập năm 1919 và giải thể năm 1965. Tôi theo học tại trường này từ năm 1952 cho tới năm 1954 thì di cư vô Nha Trang. Tôi phải thi concours mới vào được trường này,năm đó chỉ nhận có hai chỗ, tôi dành được một. Kết qủa này là do ý chí của Mẹ tôi, một người đàn bà mảnh khảnh nhưng có một nghị lực phi thường. Khi bố tôi bỏ bà đi lấy người khác, bà ở vậy nuôi hai đứa con trai. Bà thường nói với hai anh em chúng tôi:

Mẹ không có của cải để lại cho các con,chỉ có học vấn là đường tiến thân của các con, mẹ sẽ làm hết sức để giúp các con ăn học,vậy các con phải chăm lo học hành, đừng phụ công lao của mẹ.”

Tôi là con trưởng, nên bao nhiêu chiều chuộng, bao nhiêu ưu đãi, bao nhiêu của ngon vật lạ đều đổ dồn vào tôi . Chú Cường em tôi cũng chấp nhận vai thứ của mình một cách thản nhiên, tôi thấy chú không hề tranh dành với tôi bất cứ điều gì vật gì. Hồi nhỏ hai anh em luôn luôn quấn quít lấy nhau,tôi bảo chú làm gì là chú làm theo không lầu bầu cãi cọ. Hai đứa đều thù ghét bà dì ghẻ thậm tệ,nhưng ngược lại vẫn thương hai đứa em một trai một gái cùng cha khác mẹ.

Tuy không sung túc, mẹ tôi không bao giờ để chúng tôi thiếu thốn chút gì. Nhất là tôi, bà cụ chiều như một công tử con nhà đại phú!Lúc nào trong nhà cụ cũng nuôi một chú nhỏ có nhiệm vụ vác cuốn Larousse nặng chình chịch đưa tôi đên trường.Hồi đó,chưa có cuốn Petit Larousse bỏ túi. Tôi còn nhớ tên các chú: đầu tiên là chú Nhâm, bàn tay có sáu ngón; sau đến chú Tuế,chú này bị hen nặng, cứ tối tối là chú chui vào một xó ngồi thở rù rì như con mèo. Chót đến là chú Đơ, người to lớn lực lưỡng, mẹ tôi mua chiếc xe cyclo để chú chở tôi đi học. Mẹ tôi gây dựng gia đình cho cả ba chú, họ coi mẹ tôi như má nuôi!

Bà cụ lại còn nuôi thêm một ông thầy dậy tư---một précepteur--để kèm chúng tôi học thêm ở nhà cũng như chỉ bảo làm bài vở của nhà trường. Đây là những học sinh lớp đệ nhị đệ nhất đang sửa soạn thi Tú Tài. Mẹ tôi cho họ ở trọ nuôi ăn nuôi uống, ngược lại họ phải kèm học hai anh em chúng tôi. Tôi nhớ có anh Lý và anh Minh, mấy người này về sau đều thành công trong đời.Chú Cường và tôi mỗi người một thầy, vì chú Cường theo học chương trình Việt, còn tôi thi đỗ vào Albert Sarraut tất nhiên theo chương tình Pháp. Mẹ tôi thường cười khi kể lại:

---Mẹ dẫn hai đứa mày đi thi vào Albert Sarraut .Tao đứng chờ trước cổng trường.Chỉ năm phút sau là đã thấy thằng Cường tung tăng đi ra.Thằng Khánh thì cả giờ sau mới ló mặt. Về nhà là tao tống thằng Cường vào trường Việt liền!

Nói như vậy không phài là chê chú Cường học dốt. Chú rất giỏi Pháp văn và cả chữ Nho nữa. Chỉ cái là chú không thích Tây Tầu,chú có lối sống rất Việt Nam, nhà tranh vách đất ăn mặc xuề xòa.Chú là Giáo sư Toán, con trai chú là thần đồng Toán, có Ph.D Toán của Đại học Harvard do học bổng của Gouverneur Général Jean Sauvé.
Chẳng may chú bị bạo bệnh mất sớm, tôi thương tiếc khôn nguôi.Chú mất khoảng 2 năm sau khi bà cụ đi, tôi thường nghĩ có khi mẹ tôi nhớ chú gọi chú theo.

Chú Cường liên lạc mật thiết với họ hàng, chú luôn luôn ở bên mẹ tôi, hầu hạ cụ cho đến khi cụ mất. Tôi thường nghĩ thầm: ”về chữ hiếu và chữ tình,tôi thua chú xa, không bén gót!”.

(Xem tiếp hoặc lấy xuống toàn bài viết dạng PDF tại đây)
Loading