Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Ngày Tang Yên Báy

Ngày Tang Yên Báy

TØ cu¶c khªi nghïa Yên Báy 17-6-1930 ljn vø khªi nghïa Mau Mau tåi Kenya VÛ  Væn Dzi
Sau hàng chục năm kiên nhẫn tranh đấu với chính phủ Anh Quốc về những hành động tàn ác khi đàn áp phong trào kháng chiến Mau Mau tại Kenya thì lần đầu tiên chính phủ Anh đã công nhận sai lầm, lên tiếng xin lỗi dân Kenya và bồi thường khoảng 30 triệu USD cho những nạn nhân còn sống sót. Ngoại trưởng William Hague công khai lên tiếng về những sự lạm dụng sức mạnh quân sự (military abuses) trong khi đàn áp phong trào này trong thập niên 1950 là không đúng. Tuy không phải là một lời xin lỗi chính thức (apology) vì vụ này do "chính quyền bảo hộ " của người Kenya làm với sự trợ giúp của người Anh nhưng việc làm này cũng đem lại sự an ủi cho các nạn nhân. NT Anh cũng sẽ bỏ tiền xây dựng một đài tưởng niệm tại thủ đô Nairobi cho những người hy sinh trong vụ Mau Mau.

NT Anh tuyên bố trước Quốc Hội "chúng tôi nhân danh, lần đầu tiên, thay mặt triều đình Anh quốc lấy làm tiếc về những thiệt hại và đau thương trong biến cố tại Kenya. Chính phủ Anh thành thật lấy làm tiếc vụ này đã cản trở con đường đi đến độc lập của người dân Kenya và công nhận những vụ tra tấn và bạc đãi cho chính quyền thực dân gây ra..." Con số 5228 người còn sống sẽ cùng nhau chia sẻ số tiền bồi thường khoảng 30 triệu USD và số tiền này sẽ được trao trực tiếp cho hiệp hội các cựu chiến sĩ Mau Mau tại Kenya (Mau Mau War veterans Association). Tổ hợp luật sư Leigh Day, đại diện cho các nạn nhân nói " sau nhiều năm tranh đấu thì lần đầu tiên các nạn nhân các vụ tra tấn đã được minh oan và đây làm điểm quan trọng nhất còn vấn đề bồi thường không quan trọng bằng..." Chính phủ Anh giải thích là trách nhiệm của vụ đàn áp phong trào khởi nghĩa Mau Mau đã được chuyển giao sang chính quyền bảo hộ sau khi Kenya được độc lập thành ra nước Anh không còn trách nhiệm tinh thần gì nữa.

Khởi nghĩa Mau Mau...

Vương Quốc Anh trước đây là chủ nhân cai trị cả một vùng đất rộng lớn tại Đông Phi Châu chạy dài từ Ai Cập qua Sudan, Kenya, Tanzania, Uganda, Zambia xuống tận Nam Phi ngày nay. Trong các nước này thì Kenya quan trọng nhất vì đất đai phì nhiêu, khí hậu trong lành nhờ núi cao nên có một số đông di dân da trắng từ Anh, Scotland tới lập nghiệp và định cư lâu dài tại các đồn điền trà, cà phê và chăn nuôi. Vùng cao nguyên Kenya có sắc dân Kikuyu sinh sống từ lâu năm nhưng họ bị thực dân Anh dùng quyền lực và sức mạnh cướp mất những vùng đất tốt nhất và bắt người dân địa phương làm tôi mọi tại các đồn điền. Sau đệ nhị thế chiến nước Anh bị suy yếu và một số dân Kikuyu dưới sự lãnh đạo của một số thành phần trí thức du học ở Âu châu, đã thức tỉnh và nổi lên đòi lại đất đai bị chiếm bởi người Anh.

Vụ khởi nghĩa Mau Mau nổ ra vào năm 1953 và bị đàn áp một cách tàn nhẫn. Bằng chiến thuật cố hữu của các nước thực dân, chia để trị "imperia et divide", nên người Anh đã dùng một số bộ lạc khác như Masai, Kalendjin, Luo... chống lại nhóm Kikuyu khiến đến năm 1956 thì phong trào Mau Mau bị dẹp tan và chấm dứt sau khi các lãnh tụ Mau Mau bị bỏ tù hàng loạt hoặc phải đầu hàng. Theo tài liệu ghi lại thì khoảng 200.000 người dân Phi Châu bị giết và hàng ngàn người bị tù và tra tấn bằng những phương tiện tàn ác nhất vào thời đó như chạy điện, đánh đập bằng roi, trấn nước và sau cùng đem thủ tiêu. Theo hội Nhân quyền Kenya (Kenya Human rights commission) thì có 90.000 người Kenya bị thủ tiêu (executed) trong tù nhưng con số này chưa được xác nhận bởi chính phủ Anh vì thời gian quá lâu, mất thời gian tính.

Hiện nay vẫn còn trên 5.000 người trong phong trào Mau Mau trước đây bị tra tấn khi bị cầm tù, vẫn còn sống và họ đã kiên trì từ hàng chục năm qua đòi phục hồi lại danh dự và nhờ các luật sư Anh đứng ra tranh đấu dựa trên luật lệ của chính nước Anh và cuối cùng thì họ đã thành công. Một trong những lý do khiến vụ tranh đấu đòi phục hồi danh dự cho phong trào Mau Mau gặp khó khăn là vì sau khi được độc lập vào năm 1963 thì người Anh đã trao quyền hành cho lãnh tụ ôn hòa Jomo Kenyatta và ông này tuy là một người Kikuyu du học ở Anh nhưng không hề tham gia phong trào kháng chiến Mau Mau.

Ngoài ra một số lãnh tụ thuộc đảng cầm quyền của Kenyatta thuộc về những bộ lạc trung thành với người Anh là nhóm Home Guard và nhóm này đã đóng vai trò quan trọng trong việc dẹp vụ nổi loạn Mau Mau. Sau khi được độc lập thì Jomo Kenyatta được "thần thánh hóa" như là người cha đẻ của nước Kenya độc lập và công trạng của phong trào Mau Mau bị lãng quên. Phần lớn những lãnh tụ Mau Mau bị cầm tù hoặc thủ tiêu nên không có cơ hội tham gia chính quyền mới của Jomo Kenyatta và các sách sử của Kenya cũng không ghi lại những chi tiết khách quan về phong trào này mà chỉ chú trọng vào phần ca tụng và "phong thần, phong thánh"  cho Jomo Kenyatta như là nhân vật đã giải phóng cho toàn thể lục địa Phi Châu khỏi tay thực dân Anh..

Lần hồi dư âm của vụ Mau Mau phai lạt và không còn được nhắc nhở, tổ chức chính trị của nhóm Mau Mau bị cấm hoạt động mãi cho đến năm 2003 khi tân lãnh tụ Mwai Kibaki đắc cử Tổng Thống thì đảng Mau Mau mới được hoạt động trở lại và dẫn đến việc nước Anh chính thức ghi nhận những sai lầm trước đây trong vụ Mau Mau. Kibaki đã thắng cử rõ rệt đối thủ Uhuru Kenyatta, con trai của Jomo và trong khi tranh cử đã hứa sẽ phục hồi lại danh dự cho phong trào Mau Mau...

Vụ khởi nghĩa Mau Mau tuy "
không thành công nhưng đã thành nhân" vì tạo mầm mống cho nhiều vụ tranh đấu bạo động và bất bạo động tại những nơi bị thực dân Anh cai trị và sau cùng thì cũng phải rũ áo ra đi vì chủ nghĩa thực dân da trắng đã đến lúc cần phải được chấm dứt trước trào lưu tiến hóa của thế giới..

Vụ Yên Báy 1930...

Những người nghiên cứu lịch sử của vụ nổi dậy Yên Bái ngày 10 tháng 2 năm 1930 thì sẽ thấy có rất nhiều điểm tương đồng với vụ khởi nghĩa Mau Mau tại Kenya. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái bị thất bại vì không chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như bị nội phản hoặc thiếu kết hợp đồng loạt và sau cùng thì 13 vị liệt sĩ anh hùng đã bị xử tử ngày 17 tháng 6. Hành động can đảm của Nguyễn thái Học, Phó đức Chính trước giờ hành quyết đã có những ảnh hưởng to lớn lên tâm tư của người Việt Nam và lần hồi các phong trào chống đối thực dân Pháp nổi lên dưới nhiều hình thức trên cả nước. Hành động can trường của Phó đức Chính ngửa mặt chịu lưỡi dao có một sức mạnh tinh thần khác thường, làm gương cho những vụ hy sinh kế tiếp của những người Việt Nam đứng lên chống lại thực dân Pháp.

Ngay cả một số người Pháp cũng phải kính phục sự can đảm này và bắt đầu ý thức được rằng dân tộc Việt Nam cũng có những vị anh hùng coi nhẹ cái chết vì lý tưởng chứ không như một số người khác mà họ gọi một cách khinh miệt là " sale annamite, sale race ". Có thể coi hành động can đảm phi thường của Phó đức Chính đã tạo nên một thứ archetype trong tiềm thức ( theo thuyết phân thâm học của Carl Jung ) những người quân nhân VNCH sau này vào những ngày cuối cùng của tháng 3/75, đón nhận cái chết thay vì chịu nhục.

Sự hy sinh của các liệt sĩ Yên Bái đã không vô ích vì đã tạo nên những tư tưởng chống lại thực dân dấy lên trong đa số dân chúng và khi có cơ hội thì họ đứng lên tham gia các phong trào kháng chiến. Nếu không có vụ Yên Bái thì khó có thể có những vụ chống đối khác như thanh niên Tiền Phong, phong trào Trần văn Ơn, kháng chiến Cao Đài, Hòa Hảo ở trong Nam và sau cùng vụ Cách Mạng năm 1945 bị Việt Minh cướp đoạt.

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái là phát súng đầu tiên, giống như "phát súng tại Lexington làm rung chuyển thế giới", tuy không thành công nhưng đã làm cho chế độ thực dân Pháp bị lung lay và mở đường cho những cuộc kháng chiến kế tiếp tại Việt Nam. Những hy sinh của các vị liệt sĩ Yên Bái đã không được nhắc nhở đến về sau vì nhiều lý do dễ hiểu do tinh thần hẹp hòi của những chính quyền kế tiếp.

Ngay cả dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền Nam (1954 - 1975) việc phục hưng lại tinh thần Yên Bái cũng không được nhắc tới vì lý do chính trị cục bộ đảng phái. Những vị anh hùng Nguyễn thái Học, Phó đức Chính, Nguyễn khắc Nhu chỉ được đặt tên cho một vài con đường khiêm nhường tại Saigon và dĩ nhiên không hề có một đài tưởng niệm những vị tiền bối có công tạo nền tảng đầu tiên cho các phong trào đấu tranh chống ngoại xâm sau này..Kinh nghiệm của vụ chính phủ Anh chính thức xin lỗi dân tộc Kenya trong vụ Mau Mau sau 60 năm bị bỏ quên cũng là một bài học cho chúng ta đã đến lúc đòi chính phủ Pháp lên tiếng xin lỗi dân tộc Việt Nam về vụ Yên Bái...

Trong khi chờ đợi thì việc thành lập một đài kỷ niệm 13 vị liệt sĩ ở hải ngoại là một việc nên làm khiến không bị chìm vào lãng quên và ngày 17 tháng 6 là một ngày tất cả người dân Việt Nam cần coi là một ngày "giỗ Tết từ nay nhớ lấy ngày..."

Vũ Văn Dzi, MD

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Loading