Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Thiếu tướng Phạm Văn Đổng - Tổng Trấn Sài Gòn/Gia Định, kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô (1965)

Thiếu tướng Phạm Văn Đổng - Tổng Trấn Sài Gòn/Gia Định, kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô (1965)

Chi‰n Th¡ng BÎ BÕ Quên: ñåi Úy Phåm Væn ñ°ng NgÜ©i Hùng TrÆn Nà Sän (23-11-1952) VÛ  Væn Dzi
Giới bình luận gia quân sự Mỹ và một số nước Tây Phương đã khen ngợi Võ nguyên Giáp sau khi từ trần trong tháng qua, thọ 102 tuổi, là một vị tướng "bách chiến bách thắng" đã từng thắng trận các vị tướng nổi danh của Pháp, Mỹ và sau cùng dẫn đến việc thống nhất nước Việt Nam. Ngay cả cuốn sách quân sử Mỹ 100 military leaders cũng sắp hạng Giáp là vị tướng tài giỏi nhất hàng thứ 40 trên thế giới, còn hơn cả những vị danh tướng khác như Ataturk, Bành đức Hoài, Rommel, Montgomery. Nhiều tờ báo khác còn gọi Giáp là "Napoleon đỏ" không hề bao giờ thất trận.

Thực ra thì những điều ca tụng quá lố kể trên hoàn toàn không có một nền tảng vững chắc gì cả vì xét lại những tài liệu lịch sử khách quan ghi lại những trận đánh tại Đông Dương thì Giáp đã vi phạm rất nhiều lỗi lầm về chiến lược cũng như chiến thuật làm chết hàng vạn binh lính một cách oan uổng và Giáp đã thua nhiều hơn thắng. Những "chiến thắng" quan trọng như trận Thất Khê và Điện Biên Phủ là do những tướng Tàu như Trần Canh và Vi quốc Thanh thực hiện còn Giáp chỉ là người thi hành lệnh mà thôi. Các tài liệu quân sử Tàu đều ghi rằng Giáp là một viên tướng hèn nhát và ngu dốt!

Sau trận Thất Khê thì Giáp đã tỏ ra khinh địch và khoe khoang sẽ về Hà Nội ăn Tết vào năm 1951 và tung ra 3 trận đánh thí quân vào vùng đồng bằng sông Hồng khiến bị đại bại khi đụng phải tài cầm quân anh dũng của tướng De Lattre de Tassigny trong 3 trận Vĩnh Phúc Yên, Mạo Khê, sông Đáy khiến làm cho hàng chục vạn lính Việt Minh bị giết mà không đạt được kết quả gì.

Victoire oubliée, chiến thắng bị bỏ quên.

Giáp chỉ sở trường ở chiến thuật tấn công "biển người" học được của Mao trạch Đông, coi sinh mạng binh lính như cỏ rác, bắt tất cả phải ôm bom mìn xung phong qua những hàng rào kẽm gai, họng súng đại liên bất kể thiệt hại. Chiến thuật tàn bạo này đã từng gây kinh hoàng cho quân đội Mỹ tại chiến trường Triều Tiên khi hàng vạn lính Tàu lao mình vào họng súng địch một cách điên rồ. Trong trận Vĩnh Phúc Yên thì Giáp cũng áp dụng chiến thuật này nhưng bị đại bại vì bom lửa napalm do phi cơ thả xuống rồi tiếp theo trong những trận Mạo Khê, sông Đáy và Hòa Bình, Giáp cũng nướng thêm hàng vạn quân lính.

Một sĩ quan Mỹ nhận định rằng nếu một tướng Mỹ mà dám hy sinh phí phạm sinh mạng binh sĩ như Giáp thì đã bị lột lon ngay tại chỗ rồi còn nếu là một vị tướng Nhật thì đã phải mổ bụng tự tử hòng tạ lỗi với Thiên Hoàng theo tục lệ của người Nhật.

Đại tướng De Lattre sau khi chiến thắng tại trận Hòa Bình thì phải trở về Pháp vì ông mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và trao lại quyền chỉ huy cho tướng Raoul Salan. Vào năm 1952, Giáp tìm cách tiến quân vào vùng Tây Bắc hòng uy hiếp vương quốc Lào và đe dọa các thị trấn Sơn La, Lai Châu. Vùng này do sắc dân người Thái sinh sống từ lâu và có tinh thần chống Cộng Sản rất mạnh nên Giáp cố gắng chiếm đoạt bằng mọi giá. Tướng Salan bèn chọn một địa điểm chiến lược tại đây hòng chặn đường của Việt Minh, đó là thị trấn Nà Sản ở về phía Nam Sơn La, trên tỉnh lộ 41. Nà Sản chỉ một thung lũng nhỏ bé dài 2 cây số và rộng 1 cây số được bảo bọc bởi 24 ngọn đồi nhỏ, có thể dùng làm điểm tựa bảo vệ căn cứ.

Ngoài ra một phi đạo cũng được dựng lên để cho các loại phi cơ C 47 đáp xuống tiếp tế. Đại tá Jean Gilles được cử làm chỉ huy lực lượng tại đây gồm có 11 tiểu đoàn gồm binh lính Lê dương của Pháp, lính Bắc Phi và sau cùng nhiều tiểu đoàn người Nùng, Thái và Việt Nam. Tiểu đoàn 55 Bộ Binh Việt do Đại Úy Phạm văn Đổng chỉ huy cùng với một số đơn vị pháo binh với 6 đơn vị trọng pháo với các loại đại bác 105 và 75 ly. Trước đó Đại Úy Đổng đã từng tham dự nhiều trận đánh tại Bắc Việt như trận Hà Cối chống lại quân Nhật và cả trận Vĩnh phúc Yên nên ông có nhiều kinh nghiệm về chiến thuật thí quân "biển người" của Việt Minh. Để chiếm Nà Sản, Giáp đã tung ra 3 Đại Đoàn tinh nhuệ nhất là 308, 312 và 316 gồm tất cả trên 20.000 quân nên Giáp tin tưởng sẽ tràn ngập dễ dàng căn cứ Nà Sản, sau khi đánh chiếm được các điểm tựa PA.

Chiến thuật"con nhím" (hérisson).

Đại Tá Gilles sáng chế ra một chiến thuật phòng thủ mới là lập nên xung quanh căn cứ 30 điểm tựa gọi là Point d'appui (PA) được nối liền với nhau bằng nhiều giao thông hào và được bảo vệ bởi nhiều hàng rào kẽm gai, bãi mìn và được yểm trợ bằng trọng pháo và phi cơ loại Hellcat, B26.

Đêm ngày 23 tháng 11, Giáp ra lệnh cho Trung Đoàn 88 của sư Đoàn 308 tấn công vào điểm tựa số 8 nhưng bị đẩy lui. Trong suốt 1 tuần lễ từ ngày 24 tháng 11 đến 1 tháng 12, Giáp tung ra nhiều đợt tấn công "biển người" vào các cứ điểm 22 và 24 nhưng bị đẩy lui, cả hai bên quần thảo ác liệt qua lại. Sang đến ngày 2 tháng 12 thì Giáp cố gắng tung ra một màn xung phong biển người cuối cùng bằng một số binh sĩ đông gấp 15 lần phía phòng thủ tại điểm tựa 21 và 26 do Đại Úy Đổng trấn giữ. Khi gặp địch tiến sát đến hàng rào phòng thủ thì Đ/Úy Đổng tỏ ra bình tĩnh ra lệnh hạ thấp nòng đại bác 105 ly bắn trực xạ vào địch và dùng loại đạn gắn nhiều miểng bom khiến làm cho địch để lại hàng trăm xác trên hàng rào. Trận chiến kéo dài suốt đêm và đến sáng hôm sau thì ngưng bặt.

Kiểm điểm chiến trường thì thấy được 1.544 xác định và bắt được 1.932 tù binh. Các tin tức tình báo về sau cho biết là trong trận này Giáp đã "nướng" tất cả trên 6.000 quân. Tin chiến thắng to lớn bay về Hà Nội khiến bộ tư lệnh Pháp mở đại tiệc ăn mừng và gửi nhiều phẩm vật tới căn cứ Nà Sản khao thưởng binh sĩ tùy theo đơn vị. Lính Pháp thì được ăn thịt bò bít tết, rượu champagne, lính Bắc Phi được thưởng thịt dê, thịt cừu và những chiến sĩ Nùng, Thái được ăn thịt heo, cá khô, rượu đế vì người Nùng rất thích loại thịt ba chỉ mỗi khi ra trận. Đại Úy Đổng được vinh thăng Thiếu tá ngay tại chiến trường vì ông mới chính là viên sĩ quan đã bẻ gãy được chiến thuật biển người của Giáp.

Tuy đại thắng nhưng vì tình hình chính trị ở Pháp bất ổn, dân chúng Pháp quá mệt mỏi về cuộc chiến tranh tại Đông Dương được gọi là "la sale guerre" nên tướng Raoul Salan quyết định rút khỏi căn cứ Nà Sản để quay về phòng thủ vùng đồng bằng và chuẩn bị cho một màn thương thuyết hòa bình trong tương lai. Nhờ tin tức tình báo chính xác nên quân đội Việt Pháp đã chuẩn bị cuộc rút lui hết sức kín đáo và kỹ lưỡng nên toàn bộ đơn vị đã được di chuyển về nơi an toàn tháng 8/ 1953 mà địch không hề hay biết. Thiếu tá Đổng đã đóng góp nhiều vào màn rút quân này nhờ tài tình báo nhân dân của ông. Chính Giáp sau này đã phải công nhận là đã bị thua to trong trận Nà Sản và cuối cùng không khai thác được cuộc rút quân ra khỏi đây.

Kết thúc cuộc chiến.

Sau chiến thắng tại Nà Sản thì tình hình chiến trường Đông Dương lắng dịu, hai bên dọ dẫm lẫn nhau. Tại miền Nam, phía Việt Minh bị đẩy lui trong nhiều trận phục kích và bị thua quân đội giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo được quân Pháp giúp võ khí. Tại miền Bắc thì người Pháp dùng chiến thuật "vết dầu loang" mở rộng hoạt động tại các vùng Việt Bắc đánh vào hậu cần địch. Trong nhiều màn đụng độ với địch thì các đơn vị Việt Nam do một số sĩ quan trẻ chỉ huy như trường hợp của Thiếu tá Đổng đã tỏ ra can đảm, thiện chiến và tinh thần chiến đấu rất cao. Người Pháp tin rằng quân đội Việt Nam đang trên đường trưởng thành.

Chiến thuật "con nhím" (herisson) đã thành công tại Nà Sản khiến sau đó tướng Henri Navarre sau khi lên thay thế tướng Salan thì bèn tìm cách áp dụng tại một địa điểm khác tại vùng Tây Bắc, đó là thung lũng Điện Biên Phủ! Nhưng lần này phía Việt Minh được phía Trung Cộng cung cấp nhiều cỗ trọng pháo nên hậu quả đã khác hẳn để rồi làm thay đổi lịch sử nước Việt Nam. Về phần Thiếu tá Đổng thì ông đã đóng góp sau đó vào việc đưa một số đơn vị Nùng vào trong Nam cùng với một số đông đảo giáo dân địa phận Bùi Chu, Phát Diệm giúp cho miền Nam được vững mạnh. Ông tiếp tục tạo nhiều thành tích quân sự cũng như chính trị sáng chói sau đó lên tới chức Trung Tướng. Sau năm 75, tướng Đổng sang Mỹ tỵ nạn và từ trần ngày 26 tháng 11 năm 2008 tại Philadelphia, thọ 89 tuổi, đúng 56 năm kỷ niệm trận Nà Sản, một chiến thắng bị bỏ quên, tuy rằng ông là người đích thực đã đại thắng Giáp mà sau này bị người dân Hà Nội chế diễu là"tướng cầm quần chị em!"

Xuân Sơn.

Thư mục: Embers of war. Frederic Logevall.
                 Vietnam at War. Philip Davidson.
                 Jean Gilles, victoire oubliée.


Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Loading