Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
Điện Parthenon Athens

Điện Parthenon Athens

Nhà thờ Cơ Đốc Giáo Hagia Sofia

Nhà thờ Cơ Đốc Giáo Hagia Sofia

Nhà thờ Hồi Giáo Blue Mosque

Nhà thờ Hồi Giáo Blue Mosque

Mẫu mosaic trong Viện Bảo Tàng Mosaic, Istanbul

Mẫu mosaic trong Viện Bảo Tàng Mosaic, Istanbul

Cầu Bosphorous bắc qua eo biển Hắc Hải và Địa Trung Hải

Cầu Bosphorous bắc qua eo biển Hắc Hải và Địa Trung Hải

 
Athens t§i Istanbul Kinh nghiŒm væn minh Tây Âu
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Tây Âu hậu duệ Hy-lạp La-mã. Các nước ven Địa trung hải thừa hưởng đặc tính văn hóa Hy La. Đế-quốc Hy lạp và La mã lần lượt tàn lụi, mà Tây phương chỗi dậy hùng cường. Bấy lâu tìm trả lời nỗi khắc khoải qua sách báo "tới thế-kỷ 13 còn nghèo nàn nhỏ bé, cơ may nào giúp Tây Âu lột xác trỗi dậy, hùng cường?"

Học hỏi về Văn minh Hy-lạp La-mã, đến kiếm "nó" trên đất Thổ-nhĩ-kỳ. 


Nguyễn Đức Liên

Đi thăm hai khu vực của một nước, Cộng hòa Turkey, thành phố Istanbul nửa Âu, nửa Á. Người tổ chức trẻ, công ty du lịch Voyages Saigon, tốt nghiệp Sử học tại Pháp, kể truyện có duyên nếu nói ít đi cái tiếng của thời đại du kích cộng sản đô hộ.

A. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ tây âu hóa nửa chừng.

Đoàn du lịch dành 4 ngày cho thành phố Istanbul, thành phố tân kỳ nhất của nước cộng hòa Turkey. Nửa Tây giầu hơn nửa Đông, cây cầu Bosporus nối hai phần Istanbul xe cộ tấp nập ngày đêm. Hai miền Á, Âu, người dân mỗi bên thao thức tiếng thở dài. Tây Âu than tiếc đền đài Hy La suy sụp đổ nát. Hàng triệu khúc cột đá cẩm thạch, nặng trăm tấn, rám cháy đổi mầu nằm ngút ngàn dưới nắng gắt khô cằn tiết trọng Xuân. Bên kia uất hận cuộc canh tân Ataturk nửa vời sau một thế-kỷ, để lại nước Cộng hòa lớn gần 3 lần diện tích Việt-nam, 70 % dân số nghèo nàn, giằng co giữa hai hệ phái tôn giáo, Hồi giáo kiêm ái Sufi và Shiria cực đoan Sunni, trở ngại các chương trình "tây phương hóa".

Trên khu vực Á châu, dân Turkey sống bằng nông nghiệp thực phẩm. Trồng dâu tơ tằm và dệt thảm; 4 người phụ nữ cùng làm việc cần cù, ròng rã 3 năm cột xong tấm thảm đòi giá 12500 mỹ-kim (25 ngàn Lyras Thổ). Đền thờ Hồi-giáo khắp các khu dân cư. Tháp cao vút. Loa phóng thanh nhắc lệnh cầu nguyện, 5 lần mỗi ngày, quỳ mọp gục đầu về hướng Mecca bất kể đang ở đâu, bận công việc gì.

Cộng hòa Turkey, tên cũ Đế-quốc Ottoman của các Sultan Hồi-giáo (Islam). Danh tướng Hồi - Mehmet II - đánh gục đế-quốc Cơ đốc Zybantine, kinh đô Constantinople. Mehmet II trở thành hoàng đế đế-quốc Ottoman. Đệ nhị Thế-chiến, đế-quốc Ottoman theo Quốc xã Đức, bị "đồng minh" giải thể. Huê-kỳ là tiếng nói quyết định của "đồng minh" cho thành lập nước cộng hòa Turkey. Nhờ tài lãnh đạo của Mustafa Keman Ataturk, tách chính trị khỏi giáo quyền, Thổ-nhĩ-kỳ bắt đầu tây phương hóa, hiện đại hóa kinh tế và binh bị theo kiểu Nhật-bản. Công cuộc hiện đại hóa nửa chừng. Quốc phụ Ataturk từ trần quá trẻ, việc tách thế-quyền khỏi giáo-quyền chưa hoàn tất. Giới lãnh đạo kế tục ngập ngừng dưới sức nặng đạo giáo. Cướp quyền và đảo chánh. Việc chuyển quyền lãnh đạo quốc gia không thực hiện trong vòng trật tự, gây bất ổn, bẻ gẫy công trình tây-phương-hóa xã hội, gây cảnh hiện đại hóa nửa chừng cho Turkey. 

B. Thắng Cảnh Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuyến đi cốt tìm hiểu Văn hóa Hy La, cha đẻ Văn minh Tây Âu. Tại sao tới Turkey ?
Turkey là tên mới Mustafa Kemal Ataturk đặt cho "nước tiểu Á Asia Minor, Anatolia" sau thế chiến I nhờ tổng thống Huê-kỳ hỗ trợ. Đa số dấu vết hai nền văn minh Hy lạp, La mã nằm trên nước Thổ. Istanbul và các thị trấn nhỏ miền quê cho du khách thăm phế tích Hy La, lại có cơ may liếc qua khung cửa sổ, nhìn thấy xã hội Hồi giáo, hậu thân 2 đế-quốc Selchuck và Ottoman.

Ba hình ảnh: 
1. Sinh hoạt kinh tế chính trị xã hội Hồi giáo Turkey, chưa ngã ngũ Âu hay Á.
2. Con Tằm biến dạng trong ổ kén Tôn giáo. Văn minh Hy La nếp sống Tây Âu
3. Tây phương hóa nửa chừng, biểu tình Taxim Square chống áp đặt luật Hồi giáo.

Nước Turkey là quốc gia vừa Âu lại vừa Á, biến chuyển qua 3 giai đoạn "có" sử:

Giai đoạn đầu: gốc từ Đế-quốc Selchuck, có sách gọi tên đế quốc Ba-tư cổ đại.
Selchuck bao la bị Hy-lạp chia sẻ từ tk 6 BC. Alexander Đại đế chết non. Đế-quốc Hy lạp (Hellenic) bị La-mã đô hộ từ tk 2 BC. Đế-quốc La-mã lại tàn tụi ở phía Tây, tràn về hướng Đông xâm chiếm Selchuck, lập ra đế-quốc Byzentin thủ đô Constantinople. Byzentin cơ-đốc-hóa gần hết Đông Âu. Được 1000 năm thì Byzentin bị tướng quân Hồi-giáo Mehmet II tiêu diệt, lập Đế-quốc Ottoman. Constantinople đổi tên mới Istanbul. Nhờ chính sách Islam "ôn hòa" nước Thổ-nhĩ kỳ sáng lạn ở thời đại đế quốc Ottoman.

Giai đoạn hai
: Ottoman hùng cường bao phủ hết Tiểu Á, Anatolia và các xứ Trung-đông, Bắc Phi, Tây Âu, nhờ chính sách đạo giáo cai trị mềm dẻo ít cực quyền.  

Giai đoạn ba
. Thế-chiến I xóa tên đế-quốc Ottoman. Nhà lãnh đạo Mustafa Kemal Ataturk tái lập nước tiểu á Anatolia thành Cộng-hòa Turkey, lập quốc từ 1923 tới nay. Turkey trở mình nhờ tiến hành chính sách tây phương hóa dưới tay quốc phụ Ataturk.

Vì tương quan lịch-sử đông tây chao đảo, thiên tai tàn phá và nhân cách văn hóa đặc thù của 3 Dân-tộc, các phế-tích Hy-lạp, La-mã tìm thấy trên đất Tiểu Á (Turkey) nhiều hơn là tìm thấy tại Hy lạp. Đó là lý-do muốn học về Hy lạp, La mã, phải thăm Turkey.

C. Đế-quốc Selchuck và Ottoman, "kinh nghiệm" Thổ nhĩ kỳ.

1. Đường BuônTơ (silk road) Xuyên Á.

Khu vực Cappadocia phía Đông Nam thủ đô Ankara còn nhiều thương-điếm do các Sultans Hồi-giáo thiết lập từ tk 8-11 tại Trung bộ Turkey. Thương điếm, rộng lớn như một pháo đài, tường cao, dọc theo đường tải đồ từ Trung-hoa, Ấn-độ, Đông Nam Á đem về bán cho Âu-châu ven Địa trung hải. Thương điếm cửa chắc, kiên cố như một trại lính, vị trí cách nhau một ngày đường, giữa 20 và 30 km. Đoàn khách buôn chở đồ trên lưng ngựa và lạc-đà đi mỗi ngày trung bình 20 km. Ngày đi. Chiều dừng chân. Người và vật vô nghỉ trong thương điếm. Cổng hạ xuống, khóa chặt trước khi trời lặn. Nhờ vậy, nạn cướp đường Silk Road chấm dứt.

Cả người lẫn vật an toàn, tránh cướp bóc. Thương điếm Sarayi - caravan sarayi - có trạm xá, nưóc uống, lương thực, tin tức. Người bịnh có thuốc, có ăn, có nơi nghỉ. Ngựa và lạc-đà được thay móng nếu cần. Khách thương đóng thuế cho Sultan. Thương-điếm là một phát kiến tinh vi của văn minh Selchuck. Chúng tôi vô ăn trưa tại một thương điếm nhỏ ở Aksarai kề cận nơi có tên caravan Sultanhani, còn giữ nguyên hình thức cũ, kiên cố như một pháo đài quân sự.

2. Truyền thống Hy La, con đường Phục Hưng Văn hóa Tây Âu.

Cũng tại miền Cappadocia, thăm viếng trú khu cũ người tị nạn Hy-lạp trốn chạy đế quyền La mã thế kỷ 2BC, hoặc sau này của tín đồ Cơ-đốc-giáo tị nạn khi thủ đô Constantinople thất thủ vô tay quân lực Ottoman. Để tránh cảnh bắt bớ, giết chóc, người Hy-lạp, La-mã hay Selchuck đào vách núi, lập nhà ở. Sợ cửa từ ngoài vào dễ bị đột nhập, người tị nạn đào sâu dưới đất. Có báo động, dân cư chui vô cửa tò vò, nhỏ hẹp, đi xuống nhiều tầng, dưới sâu. Tầng trên cho gia-súc, trữ lương thực và nước uống. Tầng giữa nhà ở và làm việc. Tầng dưới, nơi cầu nguyện và tham cứu Văn học hay Thánh kinh.

Nhiều trú khu trở thành tu viện cho các tu-sĩ và tín đồ Cơ-đốc. Theo người hướng dẫn: có gần 400 tu viện (monasties) trong vùng Nevsehir, khu núi lửa cũ Cappadocia. Không riêng biến cố Ottoman, theo tác giả Tùng Phong viết Chính Đề Việt Nam thì các thế kỷ 2 BC tới 9AD, nhiều thành phố xã hội Hy-lạp và La mã bị các làn sóng xâm lăng từ Ba-tư, Balkan, Ả-rập, Trung Á, .. tràn tới cướp phá, chém giết, đốt cháy, chôn vùi, đẩy các nhóm dân ven Địa Trung Hải vô thời đen tối (dark age) 11 thế kỷ liên tục.

Nạn nhân trốn trên các đảo hoang, hang ổ, đào đá xốp phún thạch, lập thành nhà ở. Lại gom thành các tu viện 4-5 tới vài chục người. Dưới ánh nến leo lét cắm trên vách đá tu-viện, người Hy La tìm chi tiết ghi trên những di vật, di sản văn hóa của tổ tiên còn gom góp lại được, xếp cho có hệ thống, ghi chép trên các cuốn da thuộc hay giấy lá.

Ngôn ngữ lần lần chỉnh đốn. Tổ chức tu-viện xếp sắp qui củ. Thư viện Alexandria (Ai-cập) lưu trữ hàng trăm ngàn tài liệu khảo cổ tôn-giáo viết bằng tiếng Hy Lạp. Sách cổ bị đốt khi các đạo quân Ả-rập - Caliphate Ozman - xâm chiếm các xứ Trung Đông. 

Giáo dân liên lạc lần hồi, với nhau. Tài liệu chia sẻ. Các tu-viện Pháp, Ý, .. quanh Địa trung hải phát triển dưới luật lệ chặt chẽ. Phát minh trao đổi. Văn từ, ngôn ngữ thông tin được chuẩn xác hóa. Tiếng nói bổ chính. Văn phong lưu loát, đậm đà. . Nhiều loại từ (danh từ, tĩnh từ, trạng từ, liên từ, đại danh từ) thay thế các từ ngữ đơn âm thời tăm tối, dark age. Động từ chia thành nhiều thời - Pháp ngữ 24, Anh ngữ 18 tenses - Văn phạm viết chi tiết. Ngữ-pháp Tây Âu ngày càng minh bạch, chính xác.

Công trình góp nhặt do các nhóm tị nạn hang hốc tải đến những tổ chức qui củ hơn, góp phần chất liệu, thúc đẩy công cuộc phục hưng Văn minh Hy La cho các cộng-đồng Tây Âu ven Địa trung hải, thành tựu giai đoạn Phục hưng Văn hóa các thế kỷ 12-14.

D. Thị Trấn KONYA và Triết gia Mevlana Rumi.

Rumi, nhà thơ Thổ-nhĩ-kỳ nổi danh thế kỷ 13 AD, cũng là triết gia Hồi-giáo môn phái Sufi. Rất đông du khách tới viếng lăng tẩm thờ kính Rumi tại thành phố Konya. Sinh thời, Rumi chủ trương thuyết Kiêm-ái không thù hận. Tha thứ, Yêu thương mọi người.

Rumi thân với học giả Shams, vừa là Bạn vừa là Thầy. Đột nhiên mất liên lạc với triết gia Shams. Nhiều năm tìm kiếm, không gặp. Rumi đem tâm huyết bản thân thực hiện triết học kiêm ái của Shams "không đi tìm nữa. Shams đã ở trong ta. Shams với ta là một. Ý tưởng của SHAMS trong tim Ta. Lời SHAMS muốn nói, nói qua miệng Ta".

Triết phái Hồi-giáo Sufi không cực đoan, không sát nhân, không xài luật sharia khắc nghiệt. Lấy yêu thương và đức hiếu sinh tải đạo; RUMI dậy các môn đồ "Ta mãn phần. Đừng tìm Ta trong lăng tẩm, đền thờ nào trên cõi thế; hãy nhìn hình ảnh và ý tưởng trong trái tim Con Người".

Đọc triết thuyết Rumi. Nhìn cung cách cư xử của nhà lãnh đạo Islam Ottoman : tướng quân Mehmet II - giữ nguyên vẹn đền thờ Cơ-đốc Byzentin Haya Sofia, không chặt đầu, không bắt cải đạo hay nô lệ, chỉ phải nộp thuế cho Sultan, cho ta cảm nghĩ:

1. Văn minh Hy Lạp chi phối không ít nhân sinh quan Hồi-giáo thời đại Ottoman.
2. Giữa cảnh sôi sục quá khích còn nhìn thấy tia sáng Đa nguyên Nhân bản.
3. Chủ thuyết cực đoan, độc đảng tàn bạo nào rồi cũng bị đào thải, tan rã nhường chỗ cho đại chúng có Giáo-dục, có lòng Thương yêu.

E. Thắng cảnh Istanbul:

1. Nhà thờ Cơ-đốc Hagia Sofia hoàng đế Justinian xây tk 6AD. Tướng quân Mehmet II trùng tu, xây 6 tháp mineret cho ngang hàng đền Ka'bah, Mecca tại Ả-rập Saudi
2. Nhà thờ Hồi giáo Blue Mosque và Điện Topkapai do Sultan Ahmed I xây tk 17AD.
3. Bảo tàng Mosaic thiết kế công phu, kiến trúc Byzentin tk 12 AD sót lại ở Istanbul.
4. Cầu Bosphorus bắc qua eo biển thông Hắc hải với Địa trung hải. Cây cầu tấp nập ngày đêm, nối Âu châu với Á-châu

F. Phế tích Lịch sử Hy Lạp - La Mã.

Đa số phế tích văn minh Hy lạp, La mã được tìm thấy, hoặc còn đang khai quật bởi các nhà khảo cổ sẽ chỉ được thăm tại các địa danh duyên hải Thổ nhĩ kỳ: thị trấn Ephesus, Aphrosias, Prienne, Milet, Didyma, Bodrum, Sincer, Selcuk, Kusadasi, Hierapol, Colossae, Maryenna và các hải đảo kề sát Hy lạp, phía Tây Nam Turkey.

Duyên hải Tây Nam Turkey giữ nhiều phế tích văn minh Hy lạp và La mã, đào bới ngổn ngang. Mỗi nơi có đền thờ Apollo, đền Athena, Atirmis, Aphrosias, vận động, giác đấu, thể thao, hòa nhạc, đua ngựa. Nghị-viện dân cử Hy lạp hay La mã thời cổ đại.

Cứ nghĩ thể-chế Dân-chủ Hy lạp hay Cộng hòa La mã hiện hình sau một giấc mơ nhờ phép lạ của một vị Thần. Thưa không, Ý niệm Dân quyền, thể chế Dân chủ là kết quả của biết bao kinh nghiệm, tranh chấp và bàn thảo gay gắt kéo dài ba thế-kỷ - 7BC tới 4BC - Sparta tới Athens. Có lẽ phải chờ mấy trăm năm nữa, giới khảo cổ mới đào bới và tìm ra kết luận văn minh Tây phương thành hình và phát triển chiều hướng nào.

Hy lạp và La mã đặc biệt tôn kính "người đã chết". Necropolis tại Pamukkale, và nghĩa trang chiến sĩ vô danh Athen cổ đại được trưng bầy cho du khách. Hình vẽ trưng trên các cổ mộ: một người lớn đặt tay lên đầu 1 trẻ em, "văn minh là công trình tài bồi qua các thế-hệ". Một quốc gia hùng cường là quốc gia giầu chiến sỹ vô danh, trích lời học giả Đức phú Tô phong, trong tác phẩm "Chính Đề Việt Nam" cuả Tùng Phong. Người Chiến sỹ nằm xuống, dâng hiến bảo vật quí giá nhất cõi đời: mạng sống bản thân cho Đất nước. Giấc mơ còn phảng phất trên giải đất Tổ quốc yêu thương.

Hy lạp, La mã tôn vinh Người Chiến Sỹ. Chỉ có các triều đại Tầu, các vua Nguyễn và bọn lãnh đạo Việt nam Cộng sản đào mả người chết, coi là thù địch. Việt cộng coi rẻ rúng ý nghĩa hy sinh, Công-dân Anh hùng ngã xuống vì lý tưởng. Gia-đình liệt sỹ của Việt-cộng sẽ nghĩ gì khi thấy tượng đài Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Hãn, Quang Trung, Trưng Vương xây tại các công-viên ? Nghĩa trang Chiến-sĩ Vô danh Tam hiệp bị nhà nước cộng sản xã-hội-chủ-nghĩa san bằng, phá sập, ... điêu tàn trong hoang phế. 

G. Acropolis, thành phố trên cao.

Acropolis nguyên thủy, kinh đô của các vua Hy-lạp Micenean - Attica - hàng chục thế-kỷ BC được thay thế do kiến trúc sư Pericles và điêu khắc gia Phidias thế kỷ 5 BC. Acro = trên cao, polis = thành phố. Acropolis, thành phố trên cao, bờ thành thẳng đứng chứa tiềm năng binh bị, văn hóa và kiến trúc, trên mặt quả đồi cao, toàn đá cẩm thạch.

Trước đây, cứ đinh ninh Acropolis gồm vài ngôi đền cổ. Thưa, tôi đã nghĩ lầm ! Acropolis quả thật xứng danh một đô thị vĩ đại, bao la trên mặt một ngọn núi. Nó là phần cao của thủ-phủ Athens. Phần thấp dưới chân núi kề sát Acropolis - đặt tên Agora, tòa thị chính - dành làm nơi giải quyết công việc thường ngày. Tất cả sinh hoạt tài chánh, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, xã hội, triết lý, luật pháp diễn ra tại Agora. Tòa nhà bằng đá, hình chữ nhật chức năng hành chánh và quản trị.

Ngày thường, công việc tiến hành tại Tòa Thị Chính Agora. Nghị Viên họp ở Agora.
Khi giặc tới, dân Athens chạy lên thành phố trên cao - acropolis, pháo đài phòng ngự - chống trả, đánh bại quân xâm lược. Hàng năm, tháng Bảy, dân Athens đem lễ vật lên cúng thần Athena, bổn mạng của Athens, 100 con bò hay dê, xương để lại đốt cháy.

Đền Parthenon nơi thờ nữ thần Athena, là dinh thự lớn nhất của Acropolis. Athena hiện thân khôn ngoan, chiến thắng. Athena thương yêu đất nước Hy lạp và Dân-tộc Hellena; luôn che chở, bao bọc, đem thành công và chiến thắng. Athena được tôn làm thần hộ mạng của Athens. Tôn sùng nữ thần Athena: tình yêu người dân với Tổ quốc Hy lạp.

Ngoài đền Parthenon thờ Athena, Acropolis còn nhiều đền đài khác, phần lớn hư hại. Ngổn ngang hàng triệu khúc cột đá cẩm thạch, nám cháy lửa đốt, chiến trận. thiên tai.          
  
Phế-tích hiện hữu là Acropolis "mới" nhất (Pericles và điêu khắc gia Phidias) xây dựng năm 438 BC sau khi di sản cổ đại nguyên thủy có từ thời Văn minh Minoans phát khởi từ Đảo Cretes bị bỏ đi, xóa sạch.

H. Leo lên Acropolis, thấy điều ngạc nhiên.

Ngạc nhiên đầu tiên: Thành phố thượng đỉnh lớn hơn óc tưởng tượng từ trước. Hàng triệu khúc cột, nặng trăm tấn. Đá cẩm thạch cháy sém, ngổn ngang. Ai vác lên đó ?! Thớt cột trên nhỏ hơn khúc dưới. Cột nở ở khúc giữa. Các cột lên cao, chụm đầu đều đặn. Độ nghiêng giữ cho cấu trúc vững bền, và yên tâm khách thăm viếng nhìn lên cảnh đồ sộ, ngộp thở. Các độ nghiêng kể trên không nhận ra bởi mắt thường, mà nhờ phúc trình của học giả Francis Cramner, vạch ra.   

Ngạc nhiên thứ nhì: Hy lạp xây dinh thự có tường cong, thành các vòm cao bằng cách xếp những tảng đá khổng lồ kề sát nhau. Then chốt kiến trúc là tảng đá đặt trên đỉnh cong - chìa khóa, key stone hay locking stone - trên cùng. Rõ nhất thấy ở Lion gate. Bỏ tảng đá keystone ra, tường sập. Kiến trúc La-mã tại nhà thờ Hagia Sofia, Blue Mosque, lâu đài Topkapai, .. do các thiên tài Ottoman xây cất sau thời cổ đại, tất cả đều là học trò, học theo kiến trúc Hy lạp, kỹ thuật xây cất có trước cả ngàn năm.

Nhận xét thứ ba: Suy nghĩ chính xác trong đầu người Hy lạp. Từ các thế kỷ BC, Hy lạp đã tiến bộ về Khoa học. Suy nghĩ của họ chính xác, bằng con số Toán học. Đền đài và dinh thự tòa thị chính (Agora) đều có hình chữ nhật, rộng và dài theo tỷ số 4/9. Đền Parthenon chiều ngang 31 mét, dài 69. Nền không phẳng mà vòng lên ở giữa, Trái Đất tròn. Có 8 cột ngang, 17 cột dọc. Chiều cao mỗi cột 25 mét. Cột ở 4 góc, mỗi cột lớn hơn cột trong hàng. Khoa học Hy-lạp trùng phùng độ chính xác Toán học hiện đại.

I. Ngạc nhiên chuyển thành Cảm nhận.

Nhận xét một. Kích thước xây điện Parthenon trở thành mẫu mực đo lường cho Khoa-học và Toán học đương đại. Thời Pythagores, Euclidus, Archimede,.. chưa có "thước" đo. Thế mà khối nước đựng trong hộp Hàn lâm viện khoa học Âu châu chọn lựa, vuông mỗi chiều 1/10 mét (10 centimetre mỗi chiều / 1 decimetre khối) lạnh ở 40 Celsius cân nặng 1 kilogram, đã tính ra từ thời cổ đại.

Nhận xét hai: Ngôn ngữ Hy La, từ Suy nghĩ chính xác tới Văn từ mạch lạc.
Các nhà hiền triết Plato, Socrates, Sopho, Euclides, Easculapius, tranh luận. Ngôn từ, tư tưởng của các Ngài thời cổ-đại trở thành nguyên lý ngàn đời cho các Dân-tộc loài người dựa theo khi mưu tìm Chân Lý. Ngôn ngữ mạch lạc, Văn học hoàn chỉnh.

HommerHomère thâu thập tiếng nói dân gian Hellenics. Nửa triệu chữ, viết bằng mẫu tự Hy lạp, tác thành hai bộ Iliade và Odyssee thế-kỷ 8 BC.

Heroditus, cha đẻ khoa Sử học thế giới, trước Tư mã thiên 4 thế kỷ. Voltaire bôi bác "Lịch sử chẳng qua là truyện người sống thêu dệt về Người đã chết". Sự thật: Heroditus rong ruổi khắp thế-giới Hy lạp, đất Ai-cập, miền Mesopotomia, bán đảo Balkan, .. đâu đâu cũng hỏi han chi tiết. Vừa kể lại, vừa khảo sát và phê phán các Sự kiện Lịch sử.

Easculapius, nguyên tắc bảo tồn Sức Khỏe, Con người và Môi trường sống.
Hypocrates, Y tổ Y khoa lâm sàng, Y khoa phòng ngừa và Giáo dục Y tế.

Nhận xét ba: Thần thoại Hy lạp, lời Giáo huấn đào tạo Tính khí Con người. Thần Hy-lạp đều là người, sống trên nước Hy lạp, mang tên người và tính nết của người. Xấu có tốt có. Văn học Hellenics không phải chỉ viết thành chữ, hay đặt thành ca dao truyền khẩu qua cửa miệng nhân gian mà thôi như các xứ Hán, Nhật, Việt, Hàn thời xưa, ít người biết chữ. Hy lạp khắc tượng mỗi vị Thần, hình ảnh, diện mạo mô tả tính tình, trên đá. Nhìn thân hình và mặt mũi, đọc ra lòng dạ, tính tình. Tượng hình kèm lời ghi chú về tên gọi, tính nết - tốt thì theo, dở thì tránh - trở nên lời giáo huấn dẫn dắt con dân, uốn nắn, tôi rèn, tạo nên tính khí Người Dân; lâu đời thành dân-tộc-tính.

Tính tốt: chiến thắng, khôn ngoan, thương yêu, đùm bọc hiện trên khuôn mặt Thần Athena. Ai thích khôn ngoan, chiến thắng, thì phát huy tôi rèn tính khí theo Athena.

Gia đình hiếm con, phụ nữ lãnh cảm, .. tới đền thờ Afrosias, mang lễ vật cúng nữ thần tình ái và nhục dục Aphrodites. Đền Aphrosias thấy ở nhiều nơi, Hy lạp và Turkey.

Ác thần Minotaur đầu người, thân bò, lừa lọc, mưu mô ... cuối cùng gục ngã dưới lưỡi gươm yêu nước của trang thiếu niên can đảm Aegius. Cha con Aegius hợp lực cứu vớt trai tân gái trinh Athens khỏi bị ác thần Minotaur ăn thịt. Gương trung-hiếu-tiết-nghĩa vẹn toàn. Mỗi vị Thần là 1 bản hùng ca hay 1 bài học đạo đức cho công-dân Hy lạp.

Nhận xét bốn. Tương quan Hai Nền Văn minh. Từ khi Hy lạp bị La mã đô hộ. Văn hóa La mã xích lại, ngày mỗi gần với văn học Hy lạp. Hình ảnh hỗ trợ cho Văn từ. Hai nền Văn minh Hy La cổ xúy cho nhau mọi mặt: kinh tế, chính trị, triết lý, toán học, .. trở nên kinh nghiệm tạo dựng tư tưởng và truyền thống Văn minh. Đặc tính văn minh Hy La nhập vô huyết quản, chân răng, sợi tóc dân chúng Tây Âu, cháu con họ, tạo nên những phẩm hạnh dân-tộc-tính, sẽ xin sơ tóm ở cuối bài.

Nhận xét năm: Rèn Luyện Cơ thể nhằm tác dụng tôi rèn tính khí. Truyền thống tranh tài Olympic Hy lạp bắt đầu từ năm 776 BC, khởi sự thời hoàng kim văn học. Thị trấn mọc lên khắp địa phương. Giải Olympic diễn ra 3 năm một lần ở các thành phố. Nhà tranh giải cho nam lực sĩ đặt trước cửa đền thờ thần Zeus. Nữ giới tranh tài trước đền thờ thần Hera. Lực sĩ ghi tên tranh tài về Athens có nhà ở, có sân tập dượt.

Lực sĩ thắng giải được khắc tượng, tên họ ghi vô Lịch sử. Phiếu ăn miễn phí suốt đời tại thành phố được cấp cho lực sĩ chiến thắng, cho tới sau khi chết. Thua trận - không đoạt giải - là một thất bại tủi nhục cho người ghi tên, yên lặng trốn ra phía cửa sau.

Nhận xét sáu: Tổ chức Xã hội Hy Lạp qui củ, hữu hiệu. Ủi bằng ngọn núi, rồi đem xây  Acropolis trên cao, sườn núi dốc ngược, .. là một dụng ý quốc phòng, mục tiêu quân sự có từ cổ sử Hy lạp. Trên cao là chiến lũy Acropolis trong khi sinh hoạt kinh tế, văn hóa, giáo dục, tài chánh, luật pháp, thuế khóa vẫn diễn tiến hàng ngày tại tòa Thị chính -  Agora - trung-tâm hành chánh ở dưới chân núi, bằng phẳng, tới lui nhàn hạ.

Tổ chức Quốc phòng chặt chẽ. Trẻ em sinh ra, con trai được giám quan khám xét, coi Sức khỏe bình thường. Giao cho cha mẹ nuôi dậy. Lên 7, gia nhập Quân-đội, là Quân sỹ, 18 - 55. Từ 55 đảm trách công tác An ninh, Tình báo. Có giặc tới, dân Athens trai gái, già trẻ tất cả leo lên Acropolis, chiến đấu đánh đuổi quân xâm lăng.

Nhận xét bảy. Chế-độ Dân chủ Trực nghị - direct democracy - bắt đầu ở Hy lạp. Các bộ tộc gia đình họp nơi thành phố, kết thành liên-quốc. Liên-quốc giữa các thị-trấn (polis) khởi sự ở Sparta, rồi Athens. Dân chúng - đàn ông - tới luận bàn, giơ tay biểu quyết trực tiếp không cần qua đại biểu dân cử, từ tk 7 BC. Tổ-chức Dân quyền, quyền dân là trọng tạo nên tinh thần và sức mạnh tập thể. Hy lạp tiêu diệt đế quốc Ba-tư. Ba trăm năm sau, tk 5 BC, chế-độ Dân chủ mới thành hình, bắt đầu thiết lập tại Athens.

Nhận xét tám. Thực chất Dân chủ khắp nước Hy lạp, không riêng thành phố lớn.
Tổ chức xã hội có hệ thống. Nhiều thị trấn. Mỗi thị trấn có đền thờ thần Zeus, đền thờ thần Apollo, đền thờ thần Aphrosidias, thần Artemis, thần Athena, .. Kế cận nhà làng mỗi nơi lại thấy Agora (tòa thị chính) thấy nghị trường dân cử, nơi hòa nhạc, võ đài thể thao, không riêng cho Athens mà cả các thị trấn trên đất Hy lạp, duyên hải Anatolia, nhiều hải đảo Balkan, duyên hải Asia Minor, những nơi chịu ảnh hưởng văn minh Hellenics. Đó là thực chất dân chủ Hy Lạp. Các xứ khác: Việt, Nhật, Hàn, Tầu, Pháp, Anh, .. dinh thự chỉ xây nơi thủ đô, thành phố lớn.

Mấy Chủ Điểm Văn hóa hiển nhiên của Hy lạp.

Trong tiến trình phát triển văn học, Văn minh Hy lạp biểu lộ:
1. đặc tính chính xác trong suy nghĩ
2. dặc tính khúc chiết, minh bạch trong ngôn từ, văn học.
3. đặc tính qui củ, hữu hiệu trong tổ chức
4. đặc tính tích cực trong giáo dục bản thân, trau dồi tính khí

La mã chiếm đóng Hy lạp từ tk 3BC, nhờ binh lực hùng cường. La mã bắt chước từng chi tiết các nét văn hóa khi đô hộ Hy lạp.

K. Chuyến Đi Bỏ Sót.

Thăm Hy lạp, mục tiêu tìm trả lời cho câu hỏi "Nhờ yếu tố nào Tây Âu nghèo nàn tiến lên hùng cường sau 3 thế kỷ Phục hưng Văn hóa". Gọi là phục hưng, dân Tây Âu tìm lại di sản văn minh Tổ-tiên Hy lạp La mã để lại cho Họ. Đức tính Hy La từ Bán đảo Balkan trải ra các giải đất ven Địa trung hải và vùng Tiểu Á. 

Hy lạp, 3 ngàn hải đảo; 240 đảo có dân cư. Nơi nơi ghi dấu Văn minh Hy lạp. La mã tới sau, tổ chức cai trị giống như Hy lạp. Binh lực hùng mạnh là điều khác.  Ngoài các danh nhân lớn, uy dũng ngang các vị thần: Plato, Aristoteles, Socrates, Asofo, Aeskulapius, Pythagores, Archimede, Heroditus, Thyrudius, Hypocrates, ... truyền thống văn hóa tất nhiên phát triển nơi đại chúng. Các phát minh kỹ thuật mà thế-giới Tây Âu thừa hưởng từ cách mạng khoa học 1543 tới nay, người Chiến sỹ đã trải qua ngàn năm trước. Đại chúng Cần lao mới thật sự xây đắp nền tảng văn minh. Mồ hôi, xương máu tưới lên Đất nước Hy lạp.

Chuyến đi đã bỏ sót điểm học hỏi về dân gian Hellenics. Nhà khảo cổ, Giáo sư John R. Hale, đại học Louisville căn dặn tới thăm những thắng cảnh từng là tiền đồn còn giữ cá tính văn minh Byzentine, nay vẫn tồn tại. Tinh thần văn minh của Dân tộc Hải-đảo thần kỳ nằm kỹ trong những phế tích hay hiện trường La Hy: những tiền đồn đế quốc thời Byzentine, tinh hoa văn hóa của họ được thế giới Đông Tây khảo sát ngày càng sôi nổi trong các Đại học.  

L. Đoạn Đường Chưa Đi:
Người tổ-chức trấn an: tìm hiểu văn minh Hy-lạp phải tới Turkey, "đa số phế-tích Hy La trên đất Thổ". Biết như vậy. Đền đài Hy-lạp chưa nói hết văn minh Hellenic. Theo di chúc Mevlena Rumi, "đừng tìm vĩ nhân xưa trong lăng tẩm. Kiếm hình ảnh, tiếng người tồn tại nơi tim óc thế nhân", tìm ở Văn hóa Attila.

Tiến sĩ John R. Hale, GS ĐH Louisville, hướng dẫn chúng ta thăm Hy-lạp và Thổ nhĩ kỳ qua 24 bài thuyết giảng 1-24, những đề tài đáng học, the Great Courses, Đ.H. Virginia, USA trong tác phẩm "từ Athens đi Istanbul".  GS Hale trình bầy chi tiết từng vùng Văn minh Hy lạp, La mã và các thành tựu của 2 đế quốc: Hellenic (Alexander Đại đế) tiếp nối 15 thế-kỷ Đế-quốc Byzentine, tiền thân Thế-giới Tây Âu ngày nay*.

*Đề tài 10, "Tiền đồn Thời đế quốc Byzentine, the Great Tours, Greece and Athens, from Athens to Istanbul". TS John R. Hale, GS ĐH Kentucky Louisville. The Great Courses, ĐH Virginia, Corporate Headquarters 4840 Westfields Blvd. Suite 500, Chantilly, VA 20151. www.the greatcourses.com. Phone: 1-800-832-2412.

Tiến sĩ Hale đề nghị đi bằng ghe buồm hay tầu khách tới các "tiền đồn". Đế quốc đã hết nhưng các "tiền đồn" thời đại Byzentin còn tồn tại.

Thị trấn Monemvasia xây từ 581AD, tên gốc Minoa chế-độ vua Minos trên đảo Cretes. Từ Crete, văn minh Minoa lan khắp thế-giới Âu châu. Monemvasia còn dấu vết thành trì và pháo đài phòng ngự người Sparta Hy lạp đánh bại các làn sóng xâm lăng bất tận từ  Balkans, Ba-tư, Trung Á, .. tràn lên đốt phá, chôn vùi Hy lạp dưới tro tàn.

Mistra trù phú tk 6AD, đông dân, trồng dâu nuôi tằm, dệt thảm. Mistra từng là thủ phủ Byzentine thời vua Constantine XI. Mistra bao phủ bởi ít ra 5 lớp kiến trúc của 5 thời đại văn minh: Hy lạp, La mã, Venetian, Frankish, trở lại Byzentine. Có lâu đài Pantanassa, tu viện Cơ-đốc. Các họa phẩm lừng danh El Grecko tu viện Byzentin nay di tản qua Ý.

Đi thêm lên phía Bắc. Núi Pindos miền Kalambaka, nhà thờ Byzentine và các dòng Nữ tu trên mặt đỉnh núi cao, lập nên từ tk 13 AD, đứng thách thức sự đàn áp của đế quốc Ottoman dù đã tiêu diệt Byzentine, Constantinople.

Lên núi Athos miền bắc Hy lạp, mặt đá cao 2000 thước còn các Dòng tu Cơ-đốc. Núi Athos dựng đứng chồm lên mặt biển Aegeas sâu thẳm xanh biếc. Đường tiếp tế duy nhất là những rọ nhỏ, kéo bằng dây thừng. GS Hale tưởng sự sống không thể tồn tại ở miền viễn địa hoang dã này. Trong chuyến khảo cổ về con tầu Aegaeo bị nạn các thế kỷ trước. Ngồi chờ trong phòng lặn khí nén chuẩn bị xuống sâu, ông ngỡ ngàng nhìn ra trên mặt biển. Một tu sĩ Cơ-đốc áo choàng, mũ quả dưa đứng trên chiếc ghe nhỏ. Hỏi tới làm gì, người tu sĩ đáp "tới cầu nguyện cho chuyến khảo cổ an lành".

Đêm đó, đứng từ mặt biển ngước lên đỉnh núi cao hai ngàn mét, các tu viện Byzentine chìm trong yên tĩnh nửa khuya. Vừa nói với người Bạn "không thể có ai sống trên đỉnh núi hoang vu này" ông thấy trên chóp núi hiện ra : có 1, rồi có thêm 2, .. . Thêm những ánh lửa thắp sáng bập bùng trên đỉnh núi, nhận ra các khung cửa sổ Tu viện Cơ-đốc, rải rác ở triền đá cao ngất, nhìn thấy lúc ban ngày.

Trên đỉnh các ngọn núi chót vót. Nhiều tu viện còn sinh hoạt. Các nhà khảo cứu - chức năng tu hành - gom góp và lý giải từng chi tiết di sản văn hóa các nhóm khảo cổ tìm ra sau nhiều thế kỷ văn minh Hellìstic / Roman từng bị cướp, nay tìm lại được, gửi về.

Tuần trước, đoàn du hành chui vô các tu viện cũ thời Byzentine, đục sâu dưới lòng đất. Không phải chỉ có 1, mà là hàng trăm Nhà-dòng thiết lập tại vùng quê Cappadocia, giữ chức năng "tu viện", monastary, đào bằng tay, sâu vô vách đá nhiều ngăn. Mỗi ngăn 5 tới 10 mét. Chật chội. Mỗi tu-viện đủ cho từ 3 tới 14 "tu-sĩ" học giả.

Hàng ngày, họ ra đồng lao động, sản xuất kiếm sống. Khi báo động, chui vô ẩn núp trong hang. Đêm đêm, dưới ánh nến sáp-ong leo lét cắm trên vách hang. Nhà tu hành khảo sát mỗi tiết mục nhận được. Gom góp, phân tích, gọt rũa, tiết tấu, định tên, ước tuổi, nối những mắt xích cho các giả thiết khoa học, kỹ thuật, triết học, văn học, tôn giáo, xã hội, ... bị cướp phá hay chôn vùi dưới những làn sóng xâm lăng vô tận trên các đế-quốc Hy-lạp, La mã, Byzentine, ... ngàn năm cổ sử.

Cũng theo GS John Hale, ngành nghiên cứu văn minh Hy, La, Byzentine ngày trở nên  lôi cuốn. Nhiều phân khoa Đại học mở thêm, khảo sát Văn minh Byzentine.

M. Con Người - Cộng Đồng - Tổ Quốc.

Nhiều cá nhân của một Cộng đồng Dân tộc xúm lại, sinh hoạt với nhau, lập nên Xã-hội có Tổ-chức trên những vùng lãnh thổ họ tôn thờ bảo vệ, đặt tên là "Đất Nước", là "Tổ quốc", là "Quốc gia". Tổ-quốc có thật, trường tồn không phải ngụy ngữ Mác - Lênin.

Đại học Virginia, Hoa-kỳ có tổ-chức mang tên The Teaching Company - Công Ty Giảng Huấn - ấn và phát hành các tài liệu giáo khoa dưới đề mục The Great Courses, những Đề Tài Đáng Học do các Giáo-sư và Chuyên gia, Học giả từ các Đại học uy tín Hoa Kỳ và thế-giới.  Tài liệu ấn hành dưới dạng DVD dài 30 phút. Nhiều đề tài dài 96, hoặc 84, 48, 36, 24, 12 hay 6 DVD. Không riêng Lịch-sử mà mọi ngành Văn học, Triết lý, Khoa học, Toán học, Hàng hải, Nghệ thuật, Văn chương, Cổ-điển và Hiện đại. Hàng ngàn VIDEO trên bảng liệt kê cho mình lựa.

Văn minh Đông Tây có đủ. Đề tài thuộc mọi phạm trù, khuynh hướng: Hoa, Ấn, Hàn, Nhật, Nam, Trung Mỹ châu, Ả rập, Đông Á, ... đều có đề tài góp mặt.
Riêng Việt Nam 4 ngàn năm Lịch-sử, chưa thấy một trang.

Đề nghị Giới Trẻ tham dự các chuyến du hành có hướng dẫn khách quan và lịch sử. Người tổ chức chuyến du hành - ông Dennis Trần của Voyages Saigon - tới nay tỏ ra cầu tiến, tích cực, đáng tin cậy.

N. Cảm nghĩ sau chuyến đi.

Hy lạp nhỏ, 12 triệu dân. Địa dư khắc nghiệt, khô cằn, cả gan thách thức thiên nhiên và đã ngang nhiên làm chủ vận mệnh. Người dân Hellenics nỗ lực tôi rèn tinh hoa văn hóa, đặt tên Văn minh Hellen. Đại đế Alexander chết sớm. Các tướng lãnh không tranh dành nhau mà nước Hy lạp kết cục vẫn mất độc lập dưới tay binh đội La mã, tk 2 BC.

Đế quốc La mã theo chân Hy lạp, hưng thịnh rồi suy tàn, mất tên ở phía Tây tk 5AD. Biến hình thành đế quốc Byzentine sáng chói thêm ngàn năm nữa và bị tiêu diệt bởi đế quốc Ottoman.

Văn minh Hy lạp và La mã không tan biến như văn minh Mogul Ấn-độ hay văn minh Chu, Hán Trung hoa. Các đế quốc Ấn, Hoa, Ba-tư, Mông-cổ, Ottoman - thoái trào, để lại sau lưng xã hội kiệt quệ, suy yếu. Thần dân cả nước quần quật quanh năm kiếm miếng ăn. Các lớp con cháu triệt hạ lẫn nhau, gia tài văn hóa cạn kiệt suy.Hy lạp và La mã có khác: họ biến hình, chuyển lại các đặc tính tinh hoa văn hóa của Họ sang đời Con đời Cháu, các dân tộc Tây Âu nhờ di sản Văn Hóa và truyền thống Văn Minh

O. Tóm Lược Đặc Tính Văn Minh Tây Âu.

Cộng đồng Tây Âu ngày nay mang các đặc tính di truyền tổ tiên Hy lạp, La mã để lại:
Nhìn các cộng đồng Tây Âu, văn hóa xã hội của Họ chứng tỏ mấy đức tính:

·Chính xác trong Suy nghĩ.
·Minh bạch trong Văn chương, Ngôn từ.
·Qui củ ngăn nắp trong Tổ chức.
·Quật cường tích cực trong Tính khí, tinh thần và thể lực

Người Dân Tây Âu, mỗi cá nhân nạp sẵn một niềm tin truyền thống:

1. mọi người sinh ra bình đẳng
2. kết hợp, không ai đánh bại
3. phân ly, bị tiêu diệt
4. không chiến tranh nếu không bị đe dọa khiêu khích
5. tự do suy nghĩ và tự do ngôn luận
6. chính phủ nhỏ, ít quyền
7. vô tội cho tới khi bị kết án
8. xét xử và kết tội bởi cộng đồng thân hữu của mình, v. v.

Các nước Á đông, Phi châu, Nam-Trung Mỹ làm ra nhiều sản phẩm kỹ thuật tinh xảo. Các triều đại cai trị cứ ôm chặt sản phẩm và tài năng, dậm chân tại chỗ. Đại chúng lâm cảnh đói rét, bịnh tật, thất học, nội loạn, trong nếp sống văn hóa khô cằn cạn kiệt.  Tây Âu bước từ thời Trung cổ tăm tối, chỗi dậy phục hưng các tinh hoa văn hóa Hy La và vay mượn phương tiện kỹ thuật Á châu chế ra (giấy viết, thuốc pháo, địa bàn) tiến hành và thành tựu cuộc cách mạng khoa học:

. Cách mạng Khoa học Newton tk 16.
. Cách mạng Công nghệ Vải sợi và Gia dụng, thế kỷ 18, làm ra của cải, dư thừa.
. Cách mạng Kỹ nghệ Cơ khí/Chiến cụ, thế kỷ 19 đánh bại mọi đế quốc thù nghịch.
. Cách mạng Không gian
. Cách mạng Tin học

và hằng hà sa số những phát minh khoa học kỹ thuật nâng cao Giá Trị Nhân Bản cho con người, tất cả bắt nguồn từ di sản Văn minh Hy lạp, La mã.


Kết Từ, vài lời thân gửi Người Bạn Trẻ

Ít hàng ghi lại, thâu nhận từ 3 nguồn:
. Tường thuật sự kiện sau chuyến tới thăm các thắng cảnh Thổ nhĩ kỳ và Hy lạp.
. Thuyết trình của Ông Trần Chính tổ chức Đoàn du khách và hướng đạo Attila.
. Tài liệu The Great Courses, GS John R Hale, ĐH Virginia, nêu trên.

Tâm sự kính gửi Người Bạn: "may hơn thế hệ chúng tôi, Quí Bạn thấy công cuộc Phục-hưng Văn hóa các dân tộc Tây Âu thành tựu, tuổi còn trẻ". Con đường phục hưng văn hóa Việt nam của các Bạn chắc sẽ ngắn hơn, thuận tiện hơn, mở đường hiện đại hóa đem Đất Nước ra khỏi cảnh đói nghèo, chục thế kỷ theo đuôi văn minh Trung hoa.

Vậy thì trước hết, xin ngưng “nổ sảng” theo kiểu đồ đệ Karl Marx-Lenin.
trên hết cần chăm chỉ làm việc. Từ điển Tây Âu không có từ ngữ "hưởng nhàn".

Cầu mong Giới Trẻ tham dự các chuyến du hành có hướng dẫn khách quan lịch sử.

Nguyễn Đức Liên, June 1, 2014

Loading