Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
TQLC Hoa Kỳ 1967

TQLC Hoa Kỳ 1967

CÜ«i Ng†n SÃm - Ride The Thunder (13)
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Chương 8

Đoạn kết của một khởi đầu

Cuối hè 1967

Quyết định của Đại úy John Ripley để Trung sĩ mới thăng cấp Chuck Goggin tiếp tục làm  Trung đội trưởng Trung đội 1 sau biến cố đầu tháng Tư, cái sự kiện đã làm thiệt mạng vị Trung đội trưởng cũ, cho đến hết nhiệm vụ tác chiến của anh không phải do muốn tiết kiệm tiền thuế hay do lòng thận trọng. Mặc dù người thọ thuế Mỹ, nhất là binh đoàn TQLC có thể tiết kiệm được khoản tiền lương sai biệt 109,50 đô-la mỗi tháng (thời giá năm 1967) giữa một Trung sĩ và một Thiếu úy trong vòng năm tháng trời, John Ripley đã quyết định điều này vì anh nhận ra tài năng của Chuck Goggin.

Trở về từ Hawaii

Mặc dù đã trải qua những thời gian hạnh phúc và lãng mạn trong khoảng thời gian 115 tiếng đồng hồ đầu của thời hạn 120 giờ, tạm xa vắng cái viễn ảnh khủng khiếp là John Ripley có thể bị thiệt mạng trong địa ngục của Vùng I Chiến Thuật, nhưng những giây phút cuối cùng tại Honolulu đã khiến cho cặp tình nhân trẻ trở về với cái thực tế không hay. Khi họ trở lại trung tâm tiếp đón của trại Ft. DeRussy để từ giã nhau, John và Moline Ripley, giống như các cặp khác, đều ý thức rằng vòng tay ôm cuối cùng có thể sẽ là một nụ hôn, một vòng tay ôm hay một lời nói "anh yêu em" cho một lần cuối. Trong giây phút cuối, nỗi đau khổ của biệt ly dường như đã xóa đi khoảng thời gian sung sướng và hạnh phúc ban đầu, hoặc lấn áp luôn cả chúng nữa.

Lúc này thì bề ngoài họ có vẻ săn dòn hơn lúc mới đến, da dẻ bị cháy nắng lẫn với những khoảng da bị sạm đen đi. Họ không còn ngượng ngùng trong những bộ đồ thời trang lòe loẹt aloha nữa và rất tự nhiên như ở nhà vậy. Tuy nhiên nỗi sầu biệt ly khá hiển nhiên ai cũng có thể nhận ra được. Những giọt lệ rơi và tiếng nức nở chỉ làm tạm nguôi ngoai cõi lòng đứt ruột của họ.

Theo qui lệ thì các chàng trai ra đi trước, cũng bằng những chiếc xe buýt tại trại Ft. DeRussy mà chẳng bao lâu trước đó mới đổ xuống bến những quân nhân và TQLC còn tươi tỉnh để họ bắt đầu một qui trình y hệt như những người kém hạnh phúc hơn vừa chấm dứt xong kỳ nghỉ phép của họ. Tại đúng cái chỗ mà năm ngày trước "aloha" có nghĩa là "chào mừng," nơi mà mùi hương vòng hoa leis cùng với mùi nước hoa xức đặc biệt, cũng cái chốn mà nhạc Hawaii cùng hòa quyện với nhau để nói lên ý nghĩa chờ đợi những giây phút hạnh phúc, thì nay tất cả những sự kiện đó lại làm cho chữ "aloha" đổi nghĩa thành "tạm biệt."

Từ Waikiki các quân nhân đi ngược về hướng phi trường. Chuyến xe đưa họ, lẻ bóng một mình, đi trở qua các địa điểm mà chỉ vài ngày trước họ đã xây dựng biết bao nhiêu là kỷ niệm trìu mến. Sau đó thì họ đáp các chuyến bay bao thuê dân sự mới đến vài giờ trước đó từ Việt Nam sang. Quang cảnh chung trên các chuyến bay về hướng Tây chẳng có gì là vui vẻ cả. Ít ra thì Đại úy Ripley còn có dịp tâm sự với vài người bạn mà anh mới quen trong chuyến bay từ Việt Nam qua Honolulu. Cùng với ba sĩ quan TQLC nữa, một Đại úy và hai Trung úy, họ tự mệnh danh là bốn chàng "Ngự Lâm Pháo Thủ."

Moline Ripley ở lại một mình. Nàng không có sự lựa chọn nào khác và buộc lòng phải chịu đựng cho qua đi nỗi buồn. Sự cô đơn tại thiên đường là một trải nghiệm đau đớn nhưng là cái giá phải trả và nàng phải cắn răng trả cho xong. Giống như tất cả các phụ nữ khác đồng thuyền đồng hội, Moline cũng phải thực hiện những điều cần phải làm và chịu đựng những gì cần phải chịu đựng.

Nỗi biệt ly đau lòng mà những cặp vợ chồng trong nhóm "Ngự Lâm Pháo Thủ" của Ripley không hề là những cảm xúc có tính cách bông đùa hay trẻ con. Đối với hai trong số bốn người vợ thì rốt cuộc chuyến nghỉ phép của chồng đã trở thành là đoạn cuối của con đường đời họ. Trong vòng sáu tuần sau đó, hai trong số bốn sĩ quan TQLC kia đã bị tử trận.

Sự việc John Ripley trở lại mặt trận hoàn toàn không có gì trở ngại, ngoại trừ việc cố tạm quên đi một số kỷ niệm tuyệt vời của chuyến đi nghỉ phép nhằm tập trung vào nhiệm vụ trong suốt thời hạn nhiệm kỳ còn lại. Cường độ và sự tàn bạo của các trận đánh mà Đại đội Lima tham dự không hề thuyên giảm. Trận giao tranh trong cái ngày của tháng Ba mà Chuck Goggin trở thành Trung đội trưởng chỉ là một đoạn phim có thể cắt ra từ bất kỳ chỗ nào trong một cuốn phim hiện thực với những màn cường điệu được chiếu đi chiếu lại không có đoạn kết. Tất cả mọi người đều có cùng một sự suy nghĩ, từ viên chỉ huy cho đến người lính trơn, họ đều quyết tâm sống còn sau mọi cuộc đụng độ. Trừ phi người lính bị thiệt mạng hay bị trọng thương, anh ta chỉ biết chờ đợi những trận đánh kế tiếp cho đến khi nào hoàn tất chu kỳ nhiệm vụ của mình.

Tốc độ xoay vòng về nhân sự của các Đại đội với quân số hơn 50 người của 18 Tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 1 và 3 TQLC Hoa Kỳ tại Vùng I Chiến Thuật vào khoảng giữa năm 1967 thật chóng mặt. Cứ mỗi tuần trôi qua lại càng có nhiều TQLC bị thiệt mạng hay bị thương hơn. Sự khát máu của chiến tranh đối với cấp chỉ huy các đơn vị nhỏ không hề giảm cường độ. Tại vị trí chỉ huy các cấp Đại đội và Trung đội dường như có một cánh cửa mở xoành xoạch với những sĩ quan mới, khỏe mạnh đi vào và những người bị gãy đổ hoàn toàn hay từng phần loạng quạng bước ra.

Theo diễn tiến thường lệ của các biến cố, Đại đội Lima được bổ sung tương đối đầy đủ sĩ quan và hạ sĩ quan. Có một điều lạ là Đại úy Ripley luôn thuyên chuyển họ qua các Trung đội 2, Trung đội 3 và Trung đội Pháo binh. Trung sĩ Goggin tiếp tục làm Trung đội trưởng Trung đội 1 và không ai phàn nàn điều gì cả.

Nhiệm vụ của Trung sĩ Goggin với cương vị sĩ quan chỉ huy của Trung đội 1 không hề nhàn rỗi chút nào. Trong một ngày khi anh đã nắm Trung đội gần được sáu tuần thì toàn bộ Đại đội được lệnh thực hiện một cuộc di hành tuần tiễu và tảo thanh sâu trong khu vực phía Tây của con đường mòn Hồ Chí Minh. Cuộc hành quân được thực hiện bằng đường bộ vào khoảng 25 đến 30 dặm trong một ngày trời. Đại đội Lima đã đạt gần đến mục tiêu trong ngày 13 tháng Tư năm 1967, sâu trong vùng đất địch. Trung đội 1 đi tiên phong  trong suốt buổi sáng và chẳng may một trinh sát đã bị trúng đạn mất mạng trong buổi sáng hôm đó. Cuộc hành quân lục soát con đường mòn vẫn tiến hành và thi thể anh được bốn đồng đội TQLC thay phiên nhau từng toán mang theo trong tấm poncho đưọc gấp đôi.

Tàng cây trong rừng già quá dày đặc để tản thương như thường lệ nên họ cố gắng mang xác bạn ngược về hướng cũ, vừa đi vừa hết sức nâng niu và trân trọng thân xác của đồng đội. Trong một lúc thay đổi người khiêng, không rõ vì nguyên nhân nào hay vì ai đạp phải, khi chuyển vị trí để đổi phiên, một trái mìn bên cạnh con đường mòn chợt phát nổ. Cả bốn TQLC lãnh đủ sức nổ và miểng của trái mìn trong đó Trung đội trưởng Chuck Goggin trúng phần nặng nhất. Địa điểm tải thương còn cách xa đến hàng dặm và vì đoàn quân còn dưới tàng cây nên trực thăng tản thương không thể đáp xuống được. Cách duy nhất cho Chuck Goggin là đành phải tiếp tục đi bộ mà thôi. Do đó anh buộc lòng phải bước đi trong sự đau đớn thêm ba hay bốn dặm nữa.

Phương cách tản thương vào thời kỳ đặc biệt đó không giống như các đoạn phim trên truyền hình mà dân chúng tại nhà vẫn thường được xem. Lúc đó chẳng hề có trực thăng chờ sẵn để bốc ngay Trung sĩ Goggin và các thương binh về hậu cứ cho các bác sĩ giải phẫu tài giỏi của Hải quân chữa trị cấp tốc.

Sau khi Đại đội Lima đi bộ nốt đoạn cuối dài ba bốn dặm về đến điểm hẹn thì người chết và các thương binh được mang lên xe vận tải chạy ngược về Cà Lũ theo quốc lộ 9. Những người không bị thương thì tiếp tục phải cuốc bộ.

Trung sĩ Goggin bị trúng tổng cộng 14 miểng mìn trên đôi chân, sau lưng và một mảng vai trái. Anh may mắn không bị tàn phế nhờ cái ba lô đã lãnh phần lớn của cú nổ. Chuyến xe vận tải về Cà Lũ còn được thay bằng một chuyến xe bầm dập nữa chạy tiếp trên quốc lộ 9 về hướng Đông cho đến Đông Hà. Tại đó anh được khiêng vào một trạm xá dã chiến tầm thường của Hải quân để được mổ và gắp miểng mìn ra khỏi cơ thể.

Từ trạm xá dã chiến đó, sau cùng Trung sĩ Goggin được bốc trực thăng về một bệnh viện Hải quân ở Đà Nẵng để được săn sóc về một vấn đề quan trọng hơn nữa là nguy cơ bị nhiễm trùng. Nhằm tránh chuyện này, các bác sĩ quyết định chưa khâu các vết thương của Goggin lại vội. Do đó mỗi ngày hai lần trong vòng một tuần lễ rưỡi, Chuck buộc lòng phải chịu đựng sự kỳ cọ , rửa ráy và sát trùng của từng vết thương một trong số 14 lỗ thủng trên thân thể. Cách chữa trị này còn tệ hại gấp mấy lần cơn đau của chấn thương ban đầu.

Trong lúc còn là thương binh trong bệnh viện Hải quân tại Đà Nẵng thì có một vị tướng TQLC đã đến thăm Chuck và gắn cho anh một Chiến Thương Bội Tinh. Chẳng may là lúc ông tướng đến thăm thì Chuck còn đang nửa tỉnh nửa mê và chỉ được hay về cuộc thăm viếng sau khi anh tỉnh dậy và thấy cái huy chương ghim trên tấm chăn.

Sau khi các bác sĩ đã hài lòng là nguy cơ nhiễm trùng đã qua, Chuck được khâu các vết thương lại và bốc bằng trực thăng ra tàu bệnh viện USS (AH-16) để dưỡng sức và hồi phục. Mặc dù anh rất trân trọng môi trường yên tĩnh, chăn nệm sạch sẽ và thức ăn ngon lành nhưng Chuck cảm thấy chán muốn chết. Trong khi anh đang nằm không chẳng phải làm gì thì anh chứng kiến nhiều đồng đội cùng Đại đội Lima đã bị đụng độ nặng nề hơn nữa trong lúc anh vắng mặt. Anh biết rằng anh phải trở về đơn vị mà thôi. Phải trở về ngay lập tức. Và anh xoay sở sao đó nên được trả về khá sớm.

Trong lúc Trung sĩ Goggin vắng mặt thì Đại đội Lima nhận được một Thiếu úy mới được thuyên chuyển đến Trung đội 1. Chuck không thấy có vấn đề gì cả. Lúc trở về anh tự động nhận lãnh vai trò Trung sĩ của Trung đội và vui vẻ giúp ý kiến cho vị chỉ huy mới.

Tuy nhiên viên Thiếu úy này chỉ kéo nổi non một tháng thì bị gục ngã bởi bệnh sốt rét. Vào cuối tháng 5 thì Trung sĩ Goggin một lần nữa lại trở thành Trung đội trưởng.

Đại úy Ripley không phải là người duy nhất nhận ra giá trị của Trung sĩ Goggin đối với binh đoàn TQLC. Ngay khi trở về nhiệm vụ, Chuck đã được mời làm sĩ quan. Mặc dù rất trân trọng niềm hãnh diện và lòng tin đã được đặt vào nơi mình, Chuck Goggin vẫn bám víu vào giấc mơ trở lại với bóng chày nếu anh không bị tử trận hay bị trọng thương. Anh từ chối lời mời một cách chân thành vì nếu nhận, anh sẽ phải ở lại phục vụ thêm một năm nữa, điều này giống như thiên thu trong ngành thể thao chuyên nghiệp.

Đoạn kết của các Trinh Sát Ripley

Hầu hết mọi chốn tại Việt Nam và chắc chắn là toàn bộ khu vực phía bắc Vùng I Chiến Thuật mà Đại đội Lima đã chiến đấu trong suốt thời kỳ Ripley làm chỉ huy, thuộc về loại các khu vực thường được gọi là "nằm giữa hoang vu." Ngay cả cái huy hoàng tương đối của đồi Cà Lũ, bản doanh của Đại đội với các tiện nghi chưa bằng một xóm nghèo tại quê nhà nhưng đã là một ốc đảo đối với các TQLC của Lima rồi, cũng hoàn toàn đúng như sự nhìn nhận của mọi người; chỉ là "một cõi hoang vu..." mà thôi.

Trong khoảng thời gian từ 12 đến 13 tháng tại Việt Nam, John Ripley đã làm Đại đội trưởng Đại đội 6, làm "bố già" cho Đại đội Lima, Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ. Cùng hoàn cảnh với anh bạn đồng đội trẻ Chuck Goggin, anh cũng muốn sống sót và rời khỏi Việt Nam. Hơn bao giờ hết, anh nhớ vợ vô cùng và muốn ôm đứa con trai vào lòng, đứa con giờ đây chắc không còn nhớ bố nó nữa. Nhưng cường độ thường nhật của chiến trận, nhu cầu chỉ huy đã đòi hỏi anh phải tập trung toàn bộ 100% tâm trí và thời gian đến mức anh không còn chút thời gian nào để suy nghĩ về vấn đề ra đi nữa. John Ripley phải dốc hết tất cả sức lực và khả năng để Đại đội Lima có thể sống sót được và còn phải chiến thắng nữa.

Nhiệm kỳ thông thường của một Đại úy Đại đội trưởng là tối đa sáu tháng trời, nếu anh ta không bị tử trận hay bị trọng thương trước thời hạn đó. Chiến tranh đã lấy đi mạng sống của các sĩ quan bộ binh trẻ, đặc biệt là cấp úy nhanh đến nỗi có quá nhiều đại đội để mà chọn lựa. Được chỉ huy một trong các đơn vị tác chiến đó là một đặc ân trong binh đoàn TQLC thành thử bộ tư lệnh đã có đủ sự sáng suốt để bổ nhiệm các đại úy có khả năng vào những vị trí đó.

Đại úy John Ripley thuộc vào một số nhỏ thành phần các sĩ quan trẻ được toàn quyền hành động vì đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc cho đến khi nào bắt buộc phải cho họ về vườn. Trong khoảng thời gian 12 tháng Ripley chỉ huy Đại đội Lima, đặc biệt từ đầu tháng Ba cho đến tháng Mười Một, cuộc chiến gần như không ngừng nghỉ. Rất ít người tại nhà, mặc dù khi số lượng thiệt hại về nhân mạng ngày càng tăng cao, có thể hiểu rõ và cảm nhận được sự tàn bạo và cường độ mà các TQLC và binh sĩ khác đã phải chạm trán thường xuyên, đặc biệt là tại Vùng I Chiến Thuật.

Cho đến đầu 1967 thì Đại úy Ripley bắt đầu quan sát thấy sự thành kiến của giới truyền thông phương Tây về những sự kiện đã xảy ra và những gì họ tường thuật cũng như không tường thuật lại. Họ quan niệm là những hành động thường xuyên khủng bố dân làng Việt Nam của Việt Cộng và bộ đội Bắc Việt không có giá trị về thông tin. John Ripley đã nổi điên lên với các ký giả khi báo chí Mỹ từ chối không tường thuật sự vụ đã có vài TQLC bị kẻ thù bắt sống và đóng đinh họ như Chúa Giê-Su vào thân cây ngay bên ngoài vị trí phòng thủ gần Cồn Thiên để các binh sĩ Mỹ nghe thấy tiếng kêu la đau đớn cho đến chết của họ.

Trong thời hạn một năm mà John Ripley làm Đại đội trưởng, quân số Đại đội Lima 6 đã xoay vòng hơn ba lần. Đơn vị anh đã chịu thiệt hại hơn 300%. Hầu hết đều bị thương như bản thân anh và Chuck Goggin, những thương binh được gởi về hậu phương trong một thời gian và sau đó trở lại đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Nhiều TQLC của Lima đã trải qua hành trình này hơn một lần. Đại úy Ripley, được ân thưởng duy nhất một Chiến Thương Bội Tinh trong chu kỳ nhiệm vụ này, đã bị thương ba lần. Ngoài những thương vong trong giao chiến, Đại đội Lima đã mất sáu mươi người trong cùng thời kỳ đó, do sốt rét.

Từ lúc John Ripley làm Đại đội trưởng cho đến khi anh rời khỏi nhiệm vụ chiến đấu, cuộc chiến tại phía Bắc Vùng I Chiến Thuật đã từ mức độ nóng bỏng tăng lên cường độ cực nóng. Cứ mỗi lần hành quân là có đụng độ. Mỗi lần chạm trán với bộ đội Bắc Việt, TQLC đều chịu tổn thất nhưng mỗi lần đánh nhau họ đều thắng. Quân Bắc Việt là những chiến sĩ giỏi, không ai phủ nhận điều đó, nhưng họ không đủ sức cầm cự nổi với TQLC Hoa Kỳ. Lúc John Ripley từ giã Việt Nam để trở về nhà thì quân lực Hoa Kỳ đang chiến thắng kẻ thù.

Mặc dù rất khổ tâm khi phải trao quyền chỉ huy Đại đội Lima lại cho người khác nhưng John Ripley biết đấy là chuyện không thể tránh khỏi. Giấc mơ trở về với vợ con như trong mọi câu chuyện thần tiên có hậu chỉ có thể được thực hiện nếu anh chịu rời bỏ chiến trường.

Sau khi tháng nghỉ phép với gia đình chấm dứt và tình cha con với đứa con trai Stephen đã được kết nối lại mỹ mãn, John Ripley được phái đi học một khóa huấn luyện ngắn hạn sáu tháng về Hành Quân Đổ Bộ tại Quantico. Đây là một lớp học mà binh đoàn TQLC Hoa Kỳ gởi các Đại úy có triển vọng nhất đi thụ huấn. Sau đó anh được bổ nhiệm về Bộ Tư Lệnh binh đoàn TQLC tại Washington, DC. với tư cách giám sát viên cho các Thiếu úy bộ binh. Nhiệm vụ này trên thực tế là một quân vụ cố vấn và là gạch nối giữa các sĩ quan chuyên nghiệp và binh đoàn TQLC. Trách nhiệm của họ là điều hòa nhu cầu của binh đoàn và ước nguyện được phục vụ của các thành viên. Tuy nhiên trong thời kỳ Đại úy John Ripley làm giám sát viên, công việc của anh không có gì nhức đầu cả vì hầu hết tất cả các sĩ quan cần bổ nhiệm đều được phái đi Việt Nam.



The End of the Beginning


Late Summer 1967

Captain John Ripley’s decision to leave newly promoted Sergeant Chuck Goggin as Lima One Actual after the early March action that killed his platoon commander, for what amounted to the remainder of his combat tour, was not a decision based upon fiscal parsimony or prudence. Even though American taxpayers, and the Marine Corps in particular, were spared the $109.50 monthly differential (in 1967 dollars) between what was paid to a sergeant and what was due a second lieutenant for five months, the discerning rifle company skipper made the call because he could recognize value.

BACK FROM HAWAII

As much as there was genuine joy and fun and romance in the first 115 of their 120
hour respite from the prospect of John Ripley’s horrible death in the hell of northern I Corps, those few last hours in Honolulu served to bring the very much in love young couple back to pending unfortunate reality. When they arrived back at the Ft. DeRussy Reception Center for the final
goodbye, the concluding embrace, John and Moline Ripley together and individually knew-as did every other couple there doing the same thing-that this might well be the last kiss or hug
or “I love you.” In the end the pain of departure almost seemed to cancel out or even outweigh the earlier period of bliss and happiness.

Looking healthier than when they had arrived, with sunburns crossing over to tans, and a bit less awkward and almost at home in their gaudy aloha attire, the sorrow of goodbye was evident for all who could see. The tears and sobbing were only partial relief for the deep physical gut-wrenching angst.

By design the men left first, boarding the same busses at Ft.  DeRussy that had only moments before delivered fresh
faced soldiers and Marines to begin the exact process these unfortunate souls were now concluding. In virtually the same spot where five days prior “aloha” meant welcome, where the scent of plumeria leis, liberally applied special perfume, and Hawaiian music all joined together to signify expectation of a pleasant experience, those same sounds and smells now mixed together to show that “aloha” also meant goodbye.

From Waikiki they would return to the airport, enroute passing-alone-spots that only days before were places where fond memories were forged, and board the charter flights that hours earlier had come from Vietnam. The mood once airborne on the westbound flights was anything but festive. Captain Ripley could at least commiserate with friends he had made on the flight from Vietnam to Honolulu. The three other Marine infantry officers, a captain and two lieutenants, had called themselves the “Four Musketeers.”

Moline Ripley was essentially left there by herself. With little choice in the matter she would endure and press on. Loneliness in paradise was an especially painful experience but that was a price to be paid and so she paid it. Like all the other women in the exact same boat, she too would do what had to be done, endure what had to be endured.

The painful goodbyes experienced by the husbands and wives in John Ripley’s informal group, those Four Musketeers, were not the expression of farcical, school
girl sentimentality. For two of the four wives, the Hawaii R&R would turn out to be the end of the line. Within the next six weeks, two of those four Marine officers would be KIA.

The return to action for John Ripley, except for all the great R&R memories that he would suppress during the rest of his tour to maintain his focus, was seamless. There was never a break in the intensity and outright brutality of the fighting Lima Company participated in. The March battle on the day Chuck Goggin became Lima One Actual could have been a single frame of film spliced from nearly anywhere in a nonfiction movie climax scene that continued to run without end. It was the same for any man, every man from the skipper on down to the last rifleman, who survived every action. Unless a man was killed or gravely wounded he had only more combat to look forward to before his tour was complete.

The rate of turnover in personnel in the fifty
plus rifle companies from the eighteen infantry battalions of the First and Third Marine Divisions operating throughout I Corps by mid 1967 was mind-numbing. Every week more Leathernecks were killed and wounded. The war’s appetite for small unit leaders seemed insatiable. In the leadership slots at the company and platoon levels especially there was a virtual revolving door with healthy, whole men going in and fully or partially broken men coming out.  In the normal course of events Lima Company was given its fair share of replacement lieutenants and SNCOs. Curiously Captain Ripley directed them all over to his Second, Third, or Weapons Platoons. Sergeant Goggin was left in place as Lima One Actual, and no one complained.

Sergeant Goggin’s tenure as the CO of First Platoon was anything but uneventful. Coming up on his six-week anniversary as platoon commander, the entire company was conducting a long
range patrol and sweep out west on the Ho Chi Minh Trail.  Enduring a foot march of between twenty-five and thirty miles in a oneday period, Lima Company was near the limit of its advance on April 13, 1967, deep in Indian Country. First Platoon had been at the point position for the company all morning; in fact the platoon point man had been killed earlier the same day.  Four at a time, as they continued their sweep of the trail area, Marines from First Platoon rotated the duty of carrying their comrade’s corpse along with them inside a doubled-up poncho.

With the jungle canopy too thick for a routine medevac, they would carry their dead friend all the way back from their mission, as best and respectfully as they could. When it was time to again switch off the “pallbearers,” it was not clear as to exactly how it happened or who set it off but in the process of changing positions and passing off their dead Marine buddy a mine adjacent to the trail was triggered. Four Marines absorbed blast and shrapnel.  Lima One Actual received the brunt of it. With miles to go from the planned extract point and still under canopy that would not allow for a helicopter medevac, Chuck’s only option was to walk. So he walked. In pain. For three or four miles.

Servicing the wounded in this particular episode was not like all the television news clips the folks at home were routinely viewing. There was no waiting helicopter to whisk Sergeant Goggin or the others away to the healing hands of qualified naval surgeons somewhere in the rear.

After Lima Company had walked the final three or four miles to their pickup point, the dead and wounded were put on trucks headed back down Route 9 to Ca Lu. The unwounded Marines walked on.

For Sergeant Goggin-with fourteen pieces of shrapnel in both legs, his back, and a portion of his left shoulder, mercifully spared from being crippled because his pack took the brunt of the hit-the ride to Ca Lu was followed by yet another bumpy truck ride further east on Route 9 to Dong Ha. There he was taken to a very basic navy field hospital where the shrapnel was plucked, pulled, and dissected from his body.

From the field unit Sergeant Goggin was finally flown down to the naval hospital in Danang where the more serious concern with infection was addressed. As the biggest long
term health risk, doctors decided not to sew him up just yet. Twice daily for the next week and a half Chuck was forced to endure the physical scrubbing, cleansing, and washing of every one of the fourteen punctures in his body. The cure was many times worse than the pain of the original injury.

While a patient at the naval hospital in Danang, Chuck was one day visited by a Marine general who presented him his Purple Heart. Unfortunately the senior Marine’s time on the ward occurred while Chuck was only semi
conscious and he learned of the visit later when he awoke to find the medal pinned to his blanket.  When the doctors were satisfied that the risk of infection had passed, he was at last stitched up and helicoptered out to the hospital ship USS Repose (AH-16) for final convalescence and recuperation. As much as he appreciated the stress-free environment, the clean sheets, and decent chow, Sergeant Goggin was deathly bored. While he was lying around doing very little he was also witness to the arrival of many of his Lima Company comrades who had gotten into more big action in his absence. He knew he had to go back. Now. Somehow he managed to get discharged early.

While Sergeant Goggin was away, Lima Company had received a new lieutenant who was assigned to First Platoon. Chuck had no problem with that. When he returned he automatically picked up as platoon sergeant and was content to offer insight to the new Lima One Actual.
The new officer lasted just barely a month before going down hard with malaria. Sergeant Goggin, by late May, was platoon commander once again.

Captain Ripley had not been the only officer to recognize Sergeant Goggin’s value to the Corps. Upon his return to duty Chuck was offered a direct commission. As much as he appreciated the honor and the confidence in which he was held, Chuck Goggin was still clinging to the dream of returning to baseball if he was not killed or maimed too badly. Respectfully, he declined the offer. It would have kept him on active duty for an additional year-a virtual lifetime in professional sports.

THE END OF RIPLEY’S RAIDERS

Most places in Vietnam, certainly the entire area of northern I Corps where Lima Company had fought throughout the period of Captain Ripley’s tenure, would fall into the category of “the
middle of nowhere.” Even the relative splendor of the company hill at Ca Lu, which would not have been nice enough to even be called a slum back home but was a near oasis for Lima’s Marines, would certainly have qualified in any reasonable person’s description of “…nowhere.”

For twelve of the thirteen months he was in Vietnam, John Ripley had been skipper, Six Actual, the Old Man of Lima Company, Third Battalion, Third Marines. Like his younger, now stateside, friend Chuck Goggin, Captain Ripley wanted to live and to leave. More than anything he missed his bride, wanted to hold the son who by now would certainly no longer remember his daddy.  And yet the intensity of the daily combat, the need for focused leadership and 100 percent of his attention 100 percent of the time kept him, for both personal and professional reasons, from even pondering the notion of leaving. For Lima Company to survive, and to win, required everything John Ripley could possibly give. 

The typical rifle company command time for a captain was six months maximum, if a man was not killed or severely wounded first. As fast as the war was consuming young infantry officers, lieutenants especially, there were only so many rifle companies to go around. Command of one in combat was the single most coveted job in the Corps and the organization was reasonably good about getting eligible captains in touch with that opportunity. 

Captain John Ripley would be among a small number of young officers left alone to do what they did so well until it was absolutely necessary to send them home. During the twelve months that he skippered Lima, especially since the beginning of March all the way through to November, the combat was nonstop. Few people at home, even with the growing casualty numbers, could understand or appreciate the level of brutality and intensity Marines and soldiers were routinely experiencing in I Corps especially.  By early 1967 Captain Ripley was beginning to personally observe the bias in what was and was not being reported by the Western press. The routine terrorizing of Vietnamese villagers by Viet Cong and NVA forces was regularly deemed not newsworthy.  When the American press refused to cover the story of how several Marines had been captured and then, nearly like Christ, staked alive with bridging spikes to trees just outside friendly positions near Con Thien for their comrades to listen to their cries of pain and ultimate death, it soured him completely on reporters.

In the one
year period that John Ripley had served as Lima Six Actual there had been greater than 300 percent turnover in personnel. His unit had suffered more than 300 percent casualties. Most of the wounded were, like him and Chuck Goggin, men who had been hit, sent to the rear for some period of time, and then returned for further duty. Many of Lima’s Marines repeated this process more than once. Captain Ripley, given only one Purple Heart for this tour, had been wounded three times. In addition to the combat casualties, Lima Company lost sixty men to malaria during that same period.

From the time John Ripley became Lima Six Actual to the time of his departure the combat in northern I Corps had gone from hot to super
heated. Every time they went to the field they made contact. Every time they made contact with the NVA they took casualties, but every time they engaged the enemy they defeated them. The NVA were good soldiers. No one disputed that. But they were no match for the American Marines. When John Ripley left to come home, the Americans were winning.

As hard as it had been to turn over the reins of Lima Company, he recognized its inevitability. Coming home to his wife and son lived up to every fairy-tale expectation he allowed himself to indulge in only after he had left the field. Once his thirty days of family leave was concluded, and the father-son relationship was successfully reestablished with Stephen, John Ripley did a quick six-month tour as a student at Quantico’s Amphibious Warfare School, a class the Corps sent its most promising captains to attend. From there he was further assigned to duty at Headquarters Marine Corps in Washington, DC.  as the monitor for infantry lieutenants. Monitors serve as de facto career counselors and go
betweens for professional Marines and the institution. Their job is to try to match up the needs of the Corps with the professional desires for postings of its members. During Captain Ripley’s time as the monitor, the job was somewhat less than intellectually stimulating; nearly every man needing assignment was destined for Vietnam.



Loading