Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Cành Hoa Tr¡ng
H1: BS Bạch Bình Minh khi đảm nhận chức vụ Chỉ huy trưởng QYV Nha Trang (1960-1964)

H1: BS Bạch Bình Minh khi đảm nhận chức vụ Chỉ huy trưởng QYV Nha Trang (1960-1964)

H2: Hai sĩ quan tân khoa  Nguyễn Đình Ngoc và BachThế Thức, Y sĩ Đại tá Hoàng Cơ Lân và BS Bạch Đình Minh; BS Thuý San cùng thân mãu và nhạc mẫu (phu nhân BS Bạch Đình Minh) trong ngày lễ mãn khoá 21 Quân Y Hiện dịch.  Tháng 12/1974

H2: Hai sĩ quan tân khoa Nguyễn Đình Ngoc và BachThế Thức, Y sĩ Đại tá Hoàng Cơ Lân và BS Bạch Đình Minh; BS Thuý San cùng thân mãu và nhạc mẫu (phu nhân BS Bạch Đình Minh) trong ngày lễ mãn khoá 21 Quân Y Hiện dịch. Tháng 12/1974

Phan Bäo ThÜ
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2015
Năm hết, Tết đến, nhiều bạn trong diễn đàn đang nói về hoa Xuân. PAD chuyển đề tài từ Quỳnh Hoa về Đào Hoa với bài Đường thi bất hủ Đề Đô Thành Nam Trang: lời hay ý đẹp lại mang theo một thi thoại lãng mạn trữ tình, mỹ mièu nhân hậu. Các anh chị Thanh Thảo, LMĐ, N.Đ P. bàn luận về Bạch Mai và những sưu tầm về hoa mai trắng này. Cũng cùng là mai nhưng tại sao bạch mai lại có giá hơn hoàng mai và thời trước các văn thi sĩ trong những dịp đầu năm bàn luận về hoa mai cũng tốn khá nhièu giấy bút hay mách bảo nhau tìm sử gia Phạm Văn Sơn để xin một cành hoa mai trắng quý hiềm vì khắp Saigòn Chợ lớn chỉ có ở Trường Cây Mai nơi ông làm Chỉ Huy trưởng là một trong những nơi còn tồn tại giống mai trắng hiếm hoi. Có lẽ vì mai trắng quý giá hơn mai vàng mà ngày trước các cụ sĩ quan mang bông mai trắng có cấp bậc cao hon các chú sĩ quan trẻ mang hoa mai vàng trên cổ áo chăng?

Hoa trắng với màu sắc đơn sơ nhưng quý giá hơn mai vàng với màu sắc sặc sỡ vì sự hiếm hoi của nó hay hay vì những biểu tượng và hình thức thuần khiết đơn sơ của nó? Có lẽ vì cả hai. Nhân cơ hội bàn luận về loài hoa này tôi muốn nói đến một cánh hoa trắng quý giá trong ngành Y khoa vừa mới lìa cành: Bác sĩ Bạch Đình Minh.

Vốn sinh sau đẻ muộn, tôi chỉ mới nghe tên tuổi của bác sĩ Bạch vào đầu năm 1968, sau biến cố Tết Mậu Thân khi tôi đang học lớp Dự Bị Y Khoa (APM ) niên khoá 67-74, khi đi thăm anh của một ngưới bạn thân đang được điều tri ở Tổng Y viện Cộng Hoà. Đến thăm anh, anh hỏi có biết BS Bạch Đình Minh, Bác sĩ điều trị cho anh không?  Tôi trả lời rằng có nghe nói nhưng chưa găp bao giờ.

Suốt buổi anh chỉ nói về BS Minh, nào là sự liêm khiết, khiêm tốn và sự tận tuỵ đối với thương bệnh binh, ...Những câu chuyện về gương thanh liêm hay tận tuỵ của vi bác sĩ do chính anh chứng kiến,  hay do người khác kể lại, chuyện BS Minh chỉ có mỗi một chiếc xe đạp để đi lại,…,  anh nói huyên thuyên và tôi chỉ ngồi nghe một cách thích thú về những đức tính tốt của một thần tượng trong nghề nghiệp tương lai của mình đến nỗi khi ra về tôi đã quên hỏi anh về tình trạng sức khoẻ, mục đích của lần viếng thăm ngày hôm ấy.

Những năm đầu hoc Y khoa bên cạnh những bận bịu về bài vở, chúng tôi thỉnh thoảng có nói về những gương tốt của các thầy Nguyễn Hữu, Hoàng Tiến Bảo và Phạm Biểu Tâm, ... và Bs Bạch Đình Minh, nhưng tôi vẫn chưa có dịp nào gặp BS Minh. Mãi sau này tôi mới biết BS Minh là thân phụ của người bạn cùng khoá Quân Y Hiện dịch: anh bạn Bạch Thế Thức.

Một buổi chiều cuối tuần, không nhớ rõ vì lý do gì chúng tôi bị cấm trại trăm phần trăm. Hôm ấy trời âm u, tôi nghĩ mình chẳng có hẹn hò gì với ai mà thời tiết thế này thì ra ngoài cũng chẳng thích thú gì mà ở lại trong trại đấu láo với bạn bè cũng không đến nỗi nào, sau giờ học có kiểm soát (étude surveillée) đi gôm tiền mấy thằng trong ban nhậu, xuống câu lac bộ hay khu gia binh xách vài chai bia về lai rai và "nói tục xả hơi " cũng vui lắm chứ. Hoặc kéo PAD, Tiến Dũng, Huấn "chronic" và Giang “” về 1 góc phòng làm văn nghệ bỏ túi còn đỡ tốn tiền hơn đi nghe Jo-Marcel hay Đêm Màu Hồng. Lúc ấy vẫn còn trong giờ hành chánh nên chúng tôi vẫn phải ngồi trước bàn hoc trong tư thế nghiêm trang, quân phục chỉnh tề, bàn học là cánh cửa tủ, được hạ thấp xuống, hai bên bìa có hai sợi dây xích hay dây dù nilon chắc để giữ lại theo tư thế nằm ngang.

Tuy là chỗ riêng tư, là giang sơn của mỗi người nhung sách vở trên bàn và đồ dùng trong tủ phải được sắp xếp và bày biện ngăn nắp để mỗi khi có một sĩ quan đi kiểm soát hay một vị khách nào vào thăm thì vẫn thấy chúng tôi học hành chăm chỉ lắm, nhưng thật sự trong tư thế gò bó ấy chúng tôi chẳng học hành được gì nhiều, lắm lúc chỉ ngồi để khỏi vi phạm kỷ luật mà đầu óc thì suy nghĩ lung tung. Thường thì trong những giờ học như vậy tôi hay làm bản tóm lược các bài hoc để đầu óc có phần tập trung hơn là ngồi tụng các trang cours dài xọc mà đầu óc thì nghĩ ngợi mông lung. Mọi người đang có vẻ bận bịu như vậy, tôi nghe có tiếng chân ai đi và tiếng trò chuyện trên lối đi bên ngoài. Nhìn về phía phòng ăn Sinh Viên tôi thấy Đại tá Hoàng Cơ Lân đang bước sóng đôi với một người đàn ông mặc đồ dân sự, áo sơ mi trắng dài tay, quần đen và giày đen. Tôi nói nhỏ nhưng đủ để vài người trong góc phòng nghe:

-Ê tụi mày, "anh Sáu “đang đi với ông khách nào mặc đồ dân sự vào đây vậy?

VQC ( C. “”) tỏ vẻ biết chuyện nói:- Bố thằng Thức, ông Bạch Đình Minh đó.

Được dịp gặp người tôi ngưỡng mộ bấy lâu, tôi đến bên cửa sổ để nhìn rõ hơn. Người tôi hằng ngưỡng mộ ăn mặc thật đơn giản, tay chỉ cẩm chiếc áo mưa nilon màu olive đã xếp gọn thay vì tay cầm những chiếc samsonite như những chính khách. Bác sĩ Minh dáng người mảnh mai, khác hẳn người đi bên cạnh, vị Chỉ Huy Trưởng của chúng tôi dáng người bệ vệ và uy nghi trong bộ quân phục. Ở xa, không nghe họ nói gì, nhưng có vẻ tâm đắc lắm, chăc họ đang ôn lại những kỷ niệm thời trai trẻ ở Y Khoa Hà nội, hoài bảo của tuổi trẻ hay những ngày nội trú ở Trường Quân Y năm xưa.

Năm cuối cùng ở Trường Y khoa tôi có nhiều dịp gặp Bác sĩ Minh hơn khi đi thực tập ở Trung tâm Y khoa Gia định (Bệnh viện Nguyễn Văn Hoc) Khi ấy cụ đã về làm Bác sĩ thường trú của Trung tâm, đảm trách chức vụ trưởng trại nội khoa ở lầu 2; tôi làm nội trú ngoại khoa ở lầu 1D của Bác Sĩ Nguyễn Duy Cung. Một hôm có việc lên làu 2 thăm một bệnh nhân quen, gặp cụ ở cầu thang, cụ chào tôi trước khi tôi chào cụ, thấy tôi đi hơi vội vã cụ đứng lại nhường lối đi và nói:đi cẩn thận. Nghĩ lại tôi thật vô lễ với cụ. Đáng lý tôi phải chào cụ trước và nhường lối đi cho cụ thì mới phải phép. Lời khuyên cẩn thận thật đơn giản nhưng nếu tôi ghi nhớ trong mọi hành động và suy nghĩ tôi đã tránh được rất nhiều lỗi lầm.

Ngày chúng tôi mãn khoá ở Trường Quân Y cụ có đến tham dự. Trong buổi tiếp tân ở sân cỏ cạnh bộ chỉ huy, cụ lúc nào cũng ăn vận đơn giản và nói năng từ tốn. Diễn giả Nguyện Ngọc Khôi trong bài thuyết trình về Lịch sử Trường Quân Y trong ngày Đại hội Quân Y đã dừng lại một phút bên tấm hình của buổi tiếp tân ấy để vinh danh Bác Sĩ Bạch Đình Minh: tận tuỵ và liêm khiết.

Sau cơn quốc biến, sau những ngày tù trong trại tập trung của Cộng sản, được làm việc chung với các niên trưởng, hỏi thăm về Bác sĩ Bạch Đình Minh ai cũng không tiếc lời ca ngợi đức hạnh của cụ. Chính những nguyên tắc tôn trọng lỷ luật, sự liêm khiết và tận tuỵ của cụ làm cho các cấp chỉ huy các đơn vị lớn phải nể phục ngành Quân Y.

Tôi được biết thêm rằng BS Bạch Đình Minh đã từ chối làm giám đốc bệnh viện Vì Dân vì ở đó cụ sẽ không được phép chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo; cũng như từ chối vào nội các của nền Đệ nhị Cộng Hoà khi
khi được cụ Trần Văn Hương đề nghị vì sợ khó tránh khỏi những đụng chạm với các cộng sự khi giữ nguyên tắc liêm khiết và danh dự trong mọi việc làm.

Mấy mươi năm không gặp, tôi được một dịp may mấy năm trước khi về California dự Đại hội Quân Y. Hôm ấy Phạm Văn Hạnh, một người bạn đồng khoá Quân đưa tôi về thăm nhà đi dạo một vòng vùng Orange County và dùng cơm trưa ở Westminster. Điên thoại cầm tay reo, tôi rất ngạc nhiên khi người gọi là Bạch Thế Thức. Tôi chưa hề cho Thức số điện thoại của chiếc điện thoại này, tôi rất ít khi mở vì lười biếng sạc pin; chỉ mang theo trong người khi đi xa để tiện liên lạc với gia đình và mang theo trên xe để phòng có việc gì bất trắc.

Thức cho biết đã gọi về gia đình tôi để xin số phone này và muốn tôi chuẩn bị trước để buổi tối, sau khi gặp gỡ các người bạn cùng lớp, sẽ đưa tôi về nhà ở Pasadena, ngoại ô thành phố Los Angeles để có dịp hàn huyên ôn lại kỷ niệm những ngày tháng nội trú ở Trường Quân Y, những kỷ niệm khó quên thời nhứt quỷ nhì ma tuy rằng ngày ấy chúng tôi đã là quân nhân của một quân trường Hiện dịch. Những buổi chào cờ sáng Thứ Hai bạn bè chọc ghẹo nhau trong khi chờ Chỉ Huy Trưởng đi duyệt hàng quân trước khi làm lễ thượng kỳ. Thời ấy người hay bị Thức châm chọc nhiều nhất là   S. "bò" và vài người có những nick name đặc biệt khác như Đ "khỉ", T. "voi", N. "ngựa ", T. “cậu chó “.... Tên họ gì mà nghe như một sở thú mini ngòai những biệt danh nghe hiền hoà hơn như C. "sến", Đ. " cụ",”cụ” Khoát, Chí :Choé”

Đường về Los Angeles kẹt xe dù trời đã về khuya, gần nửa đêm vì một tai nạn lưu thông ngoài xa lộ. Trời khuya, những ngôi nhà vùng ngoại ô Pasadena trông thật tĩnh mịch và thanh bình. Xe dừng lại trước một ngôi nhà cũ, chi Thuý San vào nhà bằng của bên hông, Thức dẫn tôi đến cửa chính đi vào phòng khách. Đèn ở phòng khách vẫn còn mở sáng, BS Minh dang đọc báo. Thức giới thiệu tôi với cụ. Tôi chào cụ:

-Chào bác ạ.

Tôi chào cụ nhưng cảm thấy không đúng, đáng lẽ ra tôi phải dùng một ngôi thứ nào trân trọng hơn khi chào cụ như tiếng " thầy " chẳng hạn vì tôi tuy chưa được trực tiếp học hỏi những kiến thức chuyên môn với cụ nhưng cuộc đời cụ đã là một tấm gương sáng cho tôi học hỏi: tính liêm khiết và hoà nhã khiêm tốn, lòng tận tuỵ đối với bệnh nhân và bao dung đối với mọi người.

Buổi sáng dậy sớm, tôi có dịp nhìn kỹ hơn những thứ bày biện trong phòng khách.Thức cho tôi xem những hành ảnh cũ của gia đình, những hình ảnh khi cụ còn phục vụ trong quân đội, tấm Bảo Quốc Huân Chương, cùng những bằng tưởng lục và huy chương khác .Những tâm hồn cao thượng và tư tưởng lớn thường gặp nhau, cố Tổng Thống Trần Văn Hương lúc sinh tiền vẫn thường quý mến và nể trọng cụ.

Thức cho biết căn nhà này đã là nơi tạm trú của nhiều nhiều vị niên trưởng và Giáo sư, như VQĐ, ĐTN, ..., họ về đây để thi FLEX và FMGMS. ...,bạn LMĐ cũng đã từng nhiều ngày trú ngụ ở đây khi làm bác sĩ thường trú (residency) ở bệnh viện Trường Đại học gần đó.

Tôi nghĩ ngoài chuyện tiện lợi ở gần trường thi, chắc các vị niên trưởng cũng muốn học thêm những kinh nghiệm thi cử của những người đi trước và nhất là lấy hên từ vượng khí nơi căn nhà đã cống hiến cho nước Mỹ 4 vị Bác sĩ của ba thế hệ nhà họ Bạch; lòng quảng đại và bao dung của gia chủ sẽ giúp họ thêm sáng suốt và may mắn khi vào phòng thi.

Tang lễ của Bác sĩ Bạch Đình Minh ở Pasadena diễn ra thật đơn giản có lẽ gia đình đã theo di nguyện của người quá cố. Mọi thứ đơn giản như cuộc đời liêm khiết! Ngay cả bản cáo phó cũng chỉ để một tước vị duy nhất là Bác sĩ chỉ để dễ dàng định danh còn các chức vụ quan trọng và công lao trong ngành Quân Y như Chỉ Huy Phó Tổng Y viện Công Hoà, Chỉ Huy Truỏng Quân Y viện Nguyễn Huệ Nha trang, bác sĩ ở Tổng Y viện Duy Tân và Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Pleiku không thấy ghi. Đặc biệt ở Pleiku BS Minh đã giải quyết rất nhiều khó khăn và rắc rối do các tiền nhiệm để lại vẩ đã làm cho vị Tư Lệnh vùng Đỗ Cao Trí và Bộ Trưởng Quốc phòng Trần Trung Dung phải kính phục.

Một lần họ đi thanh tra không báo trước vào giờ chót của một ngày công vụ nhưng không thấy một thiếu sót hay bê bối nào: các nhân viên còn đủ mặt, sổ sách rõ ràng, phòng ốc sạch sẽ, thương bệnh binh không một lời phàn nàn về cung cách đối xử và săn sóc của mọi nhân viên từ trên xuống dưới. Còn đòi hỏi gì hơn ở một Quân Y Viện trong thời chiến ở một vùng biên giới Cao nguyên ! Ho đã có cái nhìn nể nang đối với ngành Quân Y.

Chúng ta tiễn biệt người chiến sĩ già về cõi vĩnh hằng nhưng người lính già không bao giờ chết, ông ta chỉ bị xoá nhoà ( Mac Arthur ).

Vâng, rồi đây bụi thời gian sẽ xoá nhoà người chiến sĩ Bạch Đình Minh nhưng hãy còn lâu lắm vì bông hoa trắng tuy đã lìa cành, song hương hoa còn toả ngát qua nhiều thế hệ nữa, vì: chẳng những lời thề Hippocrate mà còn những điều tự nguyện e rằng khắc khe hơn (nhất là trong hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh của đất nước và sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái ) đã được giữ trọn.

                    Xưa nay những đấng tài hoa
                   Thác là thể phách còn là tinh anh.

(Nguyễn Du: Đoạn Trường Tân Thanh )

                                                                            
                                Chicago, Giao thừa Giàp Ngọ- Át Mùi
                                                   Phan Bảo Thư
Loading