Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
Trang bìa báo

Trang bìa báo "La Dépêche Coloniale" số ngày 15 tháng 12 năm 1908 nói về Trường Y Khoa Đông Dương

Trang chính với hình mặt tiền Trường Y Khoa Đông Dương

Trang chính với hình mặt tiền Trường Y Khoa Đông Dương

Một nhóm sinh viên lớp Y Khoa năm 1908

Một nhóm sinh viên lớp Y Khoa năm 1908

Một nhóm sinh viên lớp Y Khoa năm 1908 (2)

Một nhóm sinh viên lớp Y Khoa năm 1908 (2)

Lớp cơ thể học

Lớp cơ thể học

Lớp vi trùng học

Lớp vi trùng học

LÎch Sº TrÜ©ng ñåi H†c y Khoa Sài Gòn
 
NguyÍn DÜÖng
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2016
Thời Pháp thuộc

Ngày 08 tháng 01 năm 1902, Toàn quyền Paul Doumer k
ý nghị định thành lập trường thuốc tại Hà Nội. Vị Khoa trưởng đầu tiên là Bác sĩ Alexandra Yersin, học trò của Pasteur, Y sĩ Thiếu tá, lúc đó đang giữ chức vụ Giám đốc Viện Pasteur Nha Trang. Lễ khánh thành được cử hành vào ngày 27 tháng 01 năm 1902 dưới sự chủ tọa của Toàn quyền Doumer. Khóa học đầu tiên của trường khai giảng cùng ngày đó gồm có 29 khóa sinh nhưng chỉ có 15 người tốt nghiệp vào năm 1907 được gọi là “Médecins auxilliaires troisième classe.”

Kể từ ngày 18 tháng 5 năm 1921, trường đượ
c đổi thành École de Médecins et de Pharmacie dành cho các sinh viên có tú tài Pháp hay bản xứ. Chương trình học gồm một năm P.C.N. (Physique Chimie et Sciences Naturelles). Bốn năm học y khoa tại Hà Nội và hai năm chót tại Paris. Hơn 10 năm sau, do nghị định ngày 19 tháng 10 năm 1933, trường mới được phép tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và đệ trình luận án tiến sĩ y khoa. Các giáo sư thạc sĩ thuộc Đại học Paris được cử sang giảng dạy, chấm thi các kỳ bệnh lý và chủ tọa các buổi trình luận án y khoa. Năm 1935 có 12 sinh viên y khoa bác sĩ tốt nghiệp sau khi trình luận án đầu tiên của trường.

Năm 1940, khi Pháp thất trận Đại chiến thứ Hai và bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, sự liên lạc giữa mẫu quốc Pháp và Đông Dương không còn dễ dàng thì Trường thuốc Hà Nội được tự trị với tên chính thức là Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie de l’Indochine gọi tắt là Faculté de Médecine de Hanoi (Đại Học Y Khoa Hà Nội) do nghị định ngày 15 tháng 10 năm 1941, dưới quyền giáo sư Henri Gaillard làm Doyen de le Faculté de Médecine (Khoa trưởng Trường Đại học Y khoa). Chứng chỉ dự bị y khoa được đổi tên là P.C.B. (Physique Chimie et Biologie). Trường tự tổ chức hội đồng giám khảo các kỳ đệ trình luận án y khoa, không cần mời các giáo sư từ Paris sang chấm thi.

Đ
ến năm 1945, khi quân đội Nhật Bản đảo chánh Pháp ở Đông Dương ngày 9.3.1945 thì Trường Y Dược Khoa bị đóng cửa và Khoa trưởng người Pháp và các giáo sư bị Nhật Bản bắt nhốt làm tù binh.

Hai tháng sau dưới chính quyền Bả
o Đại và Trần Trọng Kim thì Trường Y Dược Khoa được mở lại với cụ Hồ Đắc Di làm Khoa trưởng.

Ngày 19.12.1946, Pháp trở lại Việt Nam thì Trường Y Dược Khoa Hà Nội Việ
t Nam đó phải giải tán và không lâu sau đó vào năm 1947 thì Pháp mở lại Trường Y Dược Khoa Hà Nội nhưng được chia làm hai cơ sở: một ở Hà Nội (được gọi là section de Hanoi) với giáo sư Huard làm Khoa trưởng và một ở Sàigòn với giáo sư Massias làm Khoa trưởng.

Thời đó ở Việt Nam cũng như ở bên Pháp muốn đậu bằng y khoa bác sĩ phải đậu xong hai phần tú tài (I và II), qua một năm Y khoa đầu tiên gọi là PCB và sáu năm y khoa. Trong sáu năm y khoa thì hai năm đầu học bộ máy của con người lúc bình thường, đặt nặng ở Cơ thể học (Grosse Anatomie và Histologie) và Sinh lý học (Physiologie) với các môn liên hệ như Vật lý, Hóa học và Semiologie (cách khám lâm sàng). Năm thứ ba thì học về những gì có thể làm xáo trộn bộ máy con người như Vi trùng học (Bacteriologie), Ký sinh trùng học (Parasitologie) và hình dáng cơ thể con người bị xáo trộn như là Bệnh lý cơ thể học (Anatomie pathologie). Năm thứ tư thì học về các bệnh tức là Pathologie và Y học phòng ngừa. Năm thứ năm thì học các cách chữa các bệnh tức là Therapeutique. Năm thứ sáu thì đi các chuyện khoa và làm luận án.

Thời Việt Nam Độc Lập

Ngày 20 tháng 7 năm 1954 Việt Nam bị cắ
t đôi theo Hip Định Genève ra làm hai phần: Bắc Việt với Bắc Trung Việt gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Nam Việt Nam với Nam Trung Việt gọi là Việt Nam Cộng Hòa.

Trường Y Dược Khoa section de Saigon đượ
c đổi tên là Trường Y Khoa Sài Gòn và trường Dược Khoa Sài Gòn thuộc Bộ Giáo Dục với Giáo sư Phạm Biểu Tâm làm Khoa trưởng Trường Y Khoa Sài Gòn.

Trong khoảng năm 1956-1965, tổ chức International Cooperation Administration (tức là ICA sau đổi tên là USAID) giúp đỡ Trường Y khoa Sài Gòn bằng cách gửi những giáo sư y khoa Mỹ và của cơ quan WHO (World Health Organization) đến trường làm việc từng thời hạn.

Năm 1963-1965 với viện trợ của Hoa Kỳ, một trường y khoa tối tân được xây cất tại đường Hồng Bàng với tất cả các tiêu chuẩn một trường Y khoa Mỹ và được đặt tên là Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa. Năm 1963 là năm đầu tiên PCB được đổi tên là năm Dự bị Y khoa (Premed).

Ngày 30 tháng 01 năm 1967, giáo sư Phạm Biểu Tâm từ chức Khoa trưởng và được thay thế bằng một Hộ
i Đồng Khoa Trưởng gồm có năm giáo sư là Ngô Gia Hy, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Anh, Lê Minh Trí và Nguyễn Thế Minh. Đến tháng 5 năm 1967 thì giáo sư Ngô Gia Hy được bầu lên làm Khoa trưởng nhưng đến tháng 7 thì Giáo sư Ngô Gia Hy được cử vào làm Thượng Hội Đồng Quốc Gia nên Giáo sư Hy giao toàn quyền khoa trưởng cho Giáo sư Vũ Thị Thoa. Ngày 12 tháng 11 năm 1968 Giáo sư Phạm Tấn Tước được bầu lên làm Khoa trưởng. Tháng 11 năm 1971, Giáo sư Đặng Văn Chiểu được bầu làm Khoa trưởng (Giáo sư Đào Hữu Anh làm Phó Khoa trưởng).

Trong khoảng năm 1965-1975, AMA (American Medical Association) chính thức giúp đỡ Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa với những chương trình giáo dục theo lối Mỹ và với một ngân khoản viện trợ rất dồi dào. Có nhiều trường Y khoa Mỹ kết nghĩa với Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa được gọi là sister university. Mỗi trường Mỹ đ đầu giúp một môn chuyên khoa như Pathology do trường Missouri, Community Medicine do trường Oklahoma, Neurosurgery do trường Yale v.v... Ngoài ra, cũng có những sự giúp đỡ của các cơ quan như WHO, Institut Pasteur, US Army Health Services, Seventh Day Adventist, v.v...

Tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì Việt Nam Cộng Hòa cáo chung, Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa bị
đổi tên là trường Đại Học Y Dược.

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Lưu Viên, Tập San Y Sĩ số 108 (9/1990, p.68-70). Số 110 (2/1991, p. 59-61). Số 111 (4/1991, p. 59-64).
Phan Khoang. Việt Nam Pháp thuộc sử: 1884-1945, 1961:44
Nguyễn Vị Nhân. Hội Y Giới Việt Nam Tự Do
, Đặc san Hè 93, P.16-19.
Trần Đình Hoàng. Saigon Medical School: An Experriment in International Medical Education. Tập San Y Sĩ số 110 (2/1991, p. 55-58)
Phụng Hồng. Tập San Y Sĩ số 110 (2/1991, p. 10-11)
Ruhe C.H.W. Hoover W.N., Singer I. Saigon Medical School: An Experiment in International Medical Education, AMA 1988.
J.Paul Trouillet. La Dépêche Coloniale Illustrée, 15 Décembre 1908. No 23.

ã đăng trên Tập San Y Sĩ, tháng 7/1995)
Loading