Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
KMP-DVD00446810-23-21_zps2c3000c8
Liêu Trai Chí DÎ Th‰ K› 21
 
Con Cò
 
 
Bài 2: HÒn Gái có chÒng bÃt l¿c

Tuần này Con Cò duyệt lại những bài thơ tình đời Đường mà mình đã dịch. Có cuộc tình vui. Có cuộc tình buồn. Có cuộc tình hoàn hảo. Có cuộc tình dở dang. Dù vui hay buồn, dù vẹn toàn hay dang dở, bài nào cũng có một hồn thơ lai láng. Hầu hết những bài thơ ấy đều được dịch rất sát với nguyên bản nên Cò lướt rất nhanh nhưng khi duyệt tới bài Kim Lũ Y của Đỗ Thu Nương và bài Vô Đề (Tương Kiến Thì Nan Biệt Diệc Nan) của Lý Thương Ẩn thì khựng lai.

Có một cái gì bất ổn trong hai bài này. Phần thơ dich thì tạm được, chỉ cần dịch sát nghĩa là ổn nhưng phần lời bàn thì có vấn đề. Lý do chồng phụ vợ trong hai trường hợp này không phải vì chồng bạc bẽo mà vi một khiếm khuyết trong thân thể của chồng. Người viết lời bàn phải chẩn bệnh cái khiếm khuyết ấy qua lời thơ. Chẩn bệnh sai sẽ thành lang băm. Bài Kim Lũ Y thì may mắn qua cầu nhưng bài Vô Đề thì bị vài người phản đối.

Cò bèn ngồi im lậng trước PC suy nghĩ tìm cách sửa sai. Bỗng nghe một tiếng thở dài não nuột. Ngẩng mặt lên thì thấy một thiếu phụ đứng ngoài song cửa dòm vào. Cò vội mở cửa mời vô thư phòng. Nàng tuổi trạc ba mươi, mặc áo dài đen, chít khăn mỏ qụa. Dáng người cân đối, ngực nở lưng ong, khoan thai, nhu mì. Đôi mắt vừa thông minh vừa hiền hậu nhưng đượm một vẻ buồn sâu thẳm.

Cò đi thẳng vào đề:

-Dường như cháu có tâm sự. Nói cho bác nghe được chăng?

Nàng mỉm cười:

-Chú nên đổi cách xưng hô. Chị già hơn chú một con giáp đó. Chao ôi. Mình đá tám mươi lâm mà còn kém thiếu phụ trẻ măng này mười hai tuổi sao?

Để trấn áp sự ngạc nhiên cùa Cò nàng tự giới thiệu:

-Chị là vợ ly hôn của cố thi sĩ Xuân Diệu. Ngồi trước mặt chú là thân hình của bà Xuân Diệu giữa thập niên 1950, năm mà chị ly dị chồng. Linh hồn của chị đã thoát xác từ ngày ấy rồi tu luyện thành tinh cho nên trẻ mãi không già. Thân xác của chị thì tiếp tục sống thêm bốn chục năm nữa mới nhập diệt. Trong bốn chục năm đó, cái xác ấy đã sống vô hồn, đã tái gía, đã sanh con, đã già nua và đã chết. Nó không liên hệ gì với bà Xuân Diệu ly hôn đang nói truyện với chú lúc này.

Cò cảm thấy lạnh gáy nhưng đã từng nói truyện với ma nên gồng minh bấm bụng ngồi nghe.

-Ở tuổi dậy thì, chị là một thiếu nữ đa cảm, đa tình. Nàng kể tiếp. Chị yêu thơ tình của Xuân Diệu như yêu tuổi xuân của chị. Câu “Hỡi xuân nồng ta muốn cắn vào ngươi” đã chinh phục chị từ tuổi mười tám. Vì thế cho nên vừa nghe người mai tới xin hỏi chị cho "ông hoàng của thơ tình” là chị vồ ngay lấy. Chị đã có sáu tháng rước đèn với chàng trước khi cưới. Trong sáu tháng ấy chàng đã tặng chị những vần thơ ướt át, những chiếc hôn nồng cháy, những vòng tay đầy nhục dục…làm cho chị lúc nào cũng mơ tưởng đến đêm động phòng. Tới đêm đó chị phập phồng chờ đợi trên giương.

Chàng không thoát y mà chỉ xin giấy bút ngồi ở bàn giấy làm thơ. Chàng làm thơ suốt đêm tân hôn. Đêm thứ hai, đêm thứ ba… rồi nhiều đêm nữa chàng vẫn làm thơ. Nửa tháng ròng chàng không làm được bài thơ nào đáng lưu giữ cả.. mà chỉ làm được bài thú tội bất lực. Chị ghét thơ tình của chàng từ đêm tân hôn. Chị ghê tởm những câu thơ mùi mẫn nhất của chàng.

Chị ước ao chàng cắn vào vú, vào mông, vào đùi, vào háng thay vì cắn vào xuân nồng.Té ra thơ tình của chàng toàn là thương yêu cuội. Giả dối, lếu láo, chẳng hơn gì những bài thơ chàng xưng tụng đảng và bác sau này. Chị về khóc với mẹ. Me bỏ tiền chữa thuốc cho chàng gần một nâm trước khi chị ly di. Người Cộng sản nào cũng dối trá nhưng chỉ dối trá với nhân dân. Xuân Diệu dối trá cả với người yêu, dùng người yêu làm đồ chơi để ngắm. Thật ghê tởm.

Cò pha trò cho giảm bớt căng thẳng: Nếu hồi đó có Viagra thi vui biết mấy chị nhỉ?

-Đừng ỡm ờ nữa bác sĩ Bảo Lủng ơi.
-Chao ôi. Chị biết cả nick name của em ư?
-Đã là yêu tinh thì cái gì chả biết. Chị còn biết tung tích của mấy gã đã đặt cái tên đó cho chú. Có nâm thằng sinh viên Quân Y, hai thầng trong bọn chúng từng ở Đại Học Xá Minh Mạng. Xuất thân từ hai cái lò đó thì chả còn kém cạnh ai trên đời này. Thực ra chú chỉ đái dầm một lần khi tập quân sự ở trường Biệt Động Nha trang chứ không hề bị hượt tinh. Chị đã tham khảo thím Cò. Thím nói rằng chú sung sức đến nỗi nếu chú thỏa thuận thì thím đã lập phòng nhì chu chú.

Chị mến chú vì nhiều điểm: thật thà, chung thủy và nhất là cái nết hùng mạnh mà thương kẻ bất lực. Chú có biết rầng đàn em của Xuân Diệu, trong những dịp đốt vàng mã ngày Vu Lan, đã đốt cho chàng cả đấu Viagra mà chàng vẫn xìu. Viagra không giúp được gì cho bệnh lại cái đâu thày Cò ơi.

-Chị nghĩ gì về lời bàn của em trong bài Vô Đề của Lý Thương Ẩn?

-Chi đồng ỵ với chú. Chỉ có chữ bách trong câu hai là hơi yếu. Nếu thay bằng chữ nhất thì rõ ràng hơn. Thôi, trăng sắp lặn rồi. Chi phải đi.

-Xin chị nán lại dăm phút. Em còn mấy câu hỏi nữa.

-Chị phải đi ngay bây giờ

-Chừng nào tái ngộ?

-Không thể hẹn trước.

-Chị Xuân Diệu!  Chi Xuân Diệu!

Cò gọi qúa lớn làm kinh động đứa cháu ngoại. Mẹ nó cằn nhằn: Bố lại đàm luận với ma trong ác mộng.

Nguyên tác     Dịch âm
金縷衣     Kim Lũ Y
勸君莫惜金縷衣      Khuyến quân mạc tích kim lũ y
勸君惜取少年時      Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì
花開堪折直須折      Hoa khai kham chiết trực tu chiết
莫待無花空折枝      Mạc đãi vô hoa không chiết chi

Chú giải: Khuyến quân: khuyên anh. Mạc: đừng. Tích: tiếc. Thiếu niên thì: thời còn trẻ. Khai: nở. Chiết: hái, bẻ. Đãi: chờ.  Chi: cành.  Không chiết chi: bẻ cành không. Nghe đồn rằng Đỗ Thu Nương đã phổ nhạc bài này để thỉnh thoảng hát cho chồng nghe.

Dịch thơ

Áo Lụa Vàng
Nhủ chàng đừng tiếc áo lụa vàng
Tiếc thời thiếu nữ đẹp cao sang
Hoa thơm vừa nở không thèm hái
Sẽ bẻ cành không lúc hoa tàn
Lời bàn của Con Cò
Tương truyền rằng nàng họ Đỗ đã phổ nhạc bài thơ này để hát cho chồng nghe. Có lẽ chồng nàng bất lực. Với 4 câu thơ trên, nàng muốn nói: "Chàng ơi! Dưới cái áo lụa vàng này là thân thể nõn nường của em trong tuổi xuân thì đấy. Chàng hãy cởi nó ra mà ngắm nghía vuốt ve. Chả nhẽ chàng đành chờ thiếp gìa nua sao? Hay là ngọc thể của chàng có vấn đề?". Đúng là khẩu khí của phụ nữ. Tuy họ Đỗ là một thiếu phụ có bản lãnh nhưng nhời thơ vẫn nhu mì, đòi hỏi vẫn nhẹ nhàng, chê bai vẫn tế nhị, yêu cầu vẫn kín đáo, thái độ vẫn nũng nịu.


Lý Thương Ẩn
Nguyên tác    Dịch âm
無題(相見時難別亦難)    Vô Đề (Tương kiến thì nan biệt diệc nan)
相見時難別亦難    Tương kiến thì nan biệt diệc nan,
東風無力百花殘     Đông phong vô lực bách hoa tàn.
春蠶到死絲方盡     Xuân tàm đáo tử ty phương tận,
蠟炬成灰淚始幹     Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can.
曉鏡但愁雲鬢改     Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải,
夜吟應覺月光寒     Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn.
蓬萊此去無多路     Bồng Lai thử khứ vô đa lộ,
青鳥殷勤為探看    Thanh điểu ân cần vị thám khan.

Dịch thơ
Không Đầu Đề  (Cùng khó như nhau nỗi hợp tan)

Cùng khó như nhau nỗi hợp tan
Gió đông bất lực để hoa tàn
Tằm xuân đến chết tơ còn nhả
Ngọn nến thành tro lệ vẫn tràn
Sáng ngắm gương buồn màu tóc bạc
Tối ngâm thơ lạnh ánh trăng vàng
Bồng Lai chả biết xa là mấy
Xin mách giùm ta cánh hạc ngàn.

Lời bàn của Con Cò

Lời thơ rất minh bạch nhưng ý chính thì chưa sáng tỏ. Thường thường chỉ cần nhìn vào đầu đề của bài thơ là biết được ý chính của tác giả. Nhưng bài thơ này không có đầu đề. Trông giống như có nhưng có cũng như không bởi vì cái gọi là đầu đề chỉ vỏn vẹn có 2 chữ “vô đề”. Vậy thì tùy độc giả, muốn gán cho nó ý gì cũng được miễn là lời gán ghép phải có lý lẽ vững vàng̉.
Dưới đây là lý giải của Con Cò:

Đây là một Cuộc Tình Không Trọn Vẹn. Mỗi câu trong bài mô tả mỗi chi tiết của cuộc tình không trọn vẹn này.

Câu 1: Một cuộc tình mà cả kết hợp lẫn ly tan đều khó khăn. Lý do làm cho kết hợp khó khăn thì đầy dẫy nhưng không phải thứ mà tác giả muốn nêu ra. Lý do làm cho ly tan khó khăn là ý chính thì tác giả không muốn nói thẳng mà chỉ nói bóng gió. Lý do đó nằm ở câu 2.

Câu 2: Vì chàng (gió đông) bất lực để thiếp (hoa) khát tình rồi héo tàn. Không thể giải nghĩa bất lực khác hơn cái nghĩa thiếu khả năng làm tình. Chỉ có lý do đó thi sĩ mới cần dùng thể tỷ để dấu kín. Ngoài ra bất cứ lý do nào khác (bạc bẽo, ngoại tình, vũ phu...) đều cần phải nêu rõ để hậu thuẫn cho nỗi ưu phiền của vai chính trong thơ.

Bất lực không phải là cái tội mà chỉ là cái tật của chàng nên thiếp không thể vin vào đó mà ruồng bỏ chàng. Đó là lý do tại sao ly tan khó khăn (dù thiếp muốn).

Mỗi câu trong 4 câu kế tiếp đều hỗ trợ cho bệnh bất lực. Gỉa tỷ chàng có tật bạc bẽo, ngoại tình, ích kỷ, vũ phu...thì thỉnh thoảng chàng cũng có thể thỏa mãn được vợ chứ không đành thúc thủ mỗi sáng, mỗi tối một cách thảm thương như được diễn tả bởi 4 câu dưới đây:

Câu 3: Thiếp như con tằm mới lớn (tằm xuân), tới chết mới hết nhả tơ. Thiếp sẽ yêu chàng với lòng chung thủy, bền vững, mãn đời (mặc dù chàng có tật bất lực).

Câu 4: (Yêu chàng như thế mà) thiếp phải buồn tủi lâu dài, suốt đời nhỏ lệ, giống như ngọn nến tới khi cháy dụi thành tro mà vẫn nhỏ giọt dài dài!

Câu 5: (Ngày nào cũng vậy), cứ sáng sớm soi gương thấy tóc đổi màu thì thiếp lại buồn.

Câu 6: (Mỗi) tối hễ ngâm thơ là thấy lạnh (người, lạnh tới cả) ánh trăng.

Hai câu chót hỗ trợ mạnh nhất cho bệnh bất lực: Bồng Lai là chốn chỉ có nữ tiên, nơi ấy thiếp sẽ sống hạnh phúc mà không cần tới đàn ông:

Câu 7: Bồng lai (nơi chỉ có nữ tiên) có xa lắm không?

Câu 8: Chim xanh ơi, làm ơn dò tin dùm ta nhé!

Một bài thơ trữ tình tuyệt diệu, chứa đựng một u tình mênh mông. Chàng bất lực. Thiếp khát tình. Chàng không phụ bạc mà từng đêm thiếp vẫn nằm co. Thiếp cần một người đàn ông thật sự (khác chàng) mà không được phép xa lìa chàng. Cuộc tình này bên ngoài trông hào nhoáng nhưng chứa đầy nước mắt. Thoạt nhìn không thấy nó thê thảm. Không thấy ai phụ bạc ai. Nó chỉ là một cuộc tình không trọn vẹn. Nhưng than ôi, cái “không trọn vẹn” ấy lại chính là cái cốt lõi của tình vợ chồng. Không là thiếu phụ cùng cảnh ngộ thì không thể trải nghiệm được nỗi buồn này. Thiếp chán ngấy những cuộc tình hào nhoáng, sơn phết bởi ngòi bút tài tình của văn nhân thi sĩ (tỉ dụ như một mái tranh nghèo, một trái tim vàng v.v..) rất xa vời với thực tế.

Góp ý của Hà Ngọc Thuần

Vô Lực ở đây chưa hẳn có nghĩa bất lực như Con Cò hiểu. (lời bàn này ba phải. "Chưa hẳn" nghĩa là nửa nọ nửa kia)

Góp ý của Marine Thanh Vân

Bài thơ Vô Đề này do Ông Cò diễn giải với ý nghĩa thiên về 'sinh dục', chàng vô lực mà thiếp thì khao khát ân tình. Đó là ý của Ông Cò chứ chưa chắc tác giả đã gởi gắm tâm trạng đó qua bài thơ. Một nhận xét thô thiển, nếu phật lòng thì xin bỏ qua. (mắc mớ gì mà phật lòng. Mỗi người mỗi ý. Ý nào chả chủ quan?).


Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2019