Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
 
 
 
NguyÍn DÜÖng
nd2
nd3
nd1

Một buổi tối bình thường thứ bảy trước khi đi ngủ N xem email thì nhận được một thư của DAC mời đi du lịch trên thuyền yacht. Cái gay cấn là phải trả lời ngay ngày mai chủ nhật để lên tàu vào ngày thứ hai.

Vì mới đi chơi tránh lạnh ở Florida về ngày hôm kia nên phản ứng đầu tiên là chắc phải từ chối lời mời vì quá gấp rút nhưng N chưa trả lời ngay. Vốn tính khó ngủ sáng chủ nhật khoảng hai giờ sáng ngủ không được N nghĩ lại lời mời đó vì trên đời này muốn đi du lịch bằng yacht đâu có dễ đâu!

Nhiều lần khi N đi nghỉ mát ở East Hampton, New York, nơi mà các siêu đại gia tư bản tỷ phú hay tài tử xi nê nổi tiếng giàu sụ có nhà to cửa rộng khoe của, N đã từng thấy hằng ngày nhiều du thuyền yacht lộng lẫy cập bến ở Sag Harbor, Long Island, NY. N và gia đình lúc đó chỉ có quyền đứng ngắm thế giới đại gia hưởng phú quý các du thuyền to lớn có thể chứa cả 60-70 người với thủy thủ đoàn trên dưới 30 người như thuyền trưởng, tiếp viên, đầu bếp, kỹ sư cơ khí và các người giúp việc nặng nhọc như lau chùi khuân vác v.v… Họ rất trẻ trung khoẻ mạnh ăn mặc rất “preppy” hợp thời trang quần áo giày dép trắng như các tay đánh quần vợt quốc tế.

Thế là N nghĩ lại và tìm hiểu thêm trước hết bằng cách xem có vé máy bay nào hợp với túi tiền. N hỏi hãng Kayak lẫn PriceLine thì muốn bay gấp cùng ngày từ Washington DC tới St. Maarten ở biển Caribbean thì giá rất đắt . N khựng ngay vì thấy quá đắt. Thế là N bỏ ngay ý định đi và kiếm cách ngủ tiếp. Nhưng trong đầu óc N vẫn lẫn quẩn nên làm khó ngủ thêm nên N quyết định trả lời cho DAC là vì gấp rút quá mới lại mới về từ đảo Antigua, Jumby Bay năm ngày trước khi đi Florida nên xin kiếu. N cũng chuyển email này cho các con để “khoe” là N được mời đi yacht mà N từ chối không đi.

6 giờ sáng chủ nhật khi xem email lại thì 2 cô con gái VH và DH thúc dục N nên đi. Nhất là DH lại còn nói là nó đã tìm hiểu du thuyền O’Mega được đó là một yacht rất lộng lẫy như nó có dịp được mời đi một du thuyền tương tự đó. Để làm “ngọt” cái mời đó DH thả thêm là DH và các anh chị DH sẽ mua tặng vé máy bay cho N và bà xã nhân dịp đúng ngày sinh nhật bà xã trong thời gian đó. N nghĩ lại lời mời của DAC và trả lời các con là N đã từ chối rồi. Nhưng DH năn nỉ N nghĩ lại vì đi du thuyền yacht đó là cả một chuyện rất đặc biệt không nên bỏ qua. N đành phải gửi lại cho DAC là có cho rút lại lời từ chối. DAC chấp nhận ngay.

Thế là “khủng hoảng” bắt đầu phải thanh toán:

1-chuyện vé máy bay phải biết giờ giấc để tới cùng lúc với nhóm của DAC ở St. Maarten lẫn phải biết tàu yacht đậu ở bến nào và làm sao mà đi từ phi trường St. Maarten tới chỗ tàu đậu. Một loạt email đi/gửi lại với DAC để có chi tiết (phải cám ơn rất nhiều DAC vì nghĩ rằng DAC trong lúc đó cũng rất bận rộn lo cho gia đình DAC đi theo và những bạn bè khác của DAC).

2-phải hủy bỏ hẹn BS của N, hủy bỏ ngày hẹn làm việc từ thiện, hủy bỏ thư/báo đưa tận nhà, hủy bỏ hẹn nhóm bạn mạt chược (khá khó khăn vì họ bị hổng cẳng thiếu chân chơi ngay ngày chủ nhật hôm nay).

3-sửa soạn đồ đạc va li quần áo đem theo.

Kết quả là DH lo mua được vé máy bay và khách sạn tối chủ nhật hôm đó (vì không có chuyến bay thẳng từ Washington DC ra St. Maarten mà phải đi từ sáng sớm thứ hai từ Atlanta). Không những thế DH lại mướn được limo tới đón N 4 giờ chiều ngày chủ nhật. DAC xác nhận là sẽ có người rước từ phi trường St. Maarten để ra bến tàu rồi đi tàu ca nô nhỏ ra thuyền yacht.

CUỘC DU LỊCH BẰNG THUYỀN YACHT BẮT ĐẦU

Vài hàng về chiếc tàu yacht O’Mega: tàu này được hoàn thành vào năm 2004 và được tân trang lại vào năm 2011. Tàu dài 82.5 thước, nặng 1809 tấn, có 15 phòng ngủ cho du khách có thể chứa được 30 du khách và 30 nhân viên phục vụ trên tàu. Tàu có gymnasium, massage parlor, phòng hội họp, formal dining room, marble bathroom, hành lang gỗ mahogany và các dụng cụ đồ chơi ngoài biển như kayak, scuba diving, water jet ski, seabob, fishing gears, tender và ca nô. Tàu này trị giá 62 triệu đô la, và cho mướn với giá là khoảng 600 ngàn đô một tuần nghĩa là 20 ngàn đô cho một người nếu đi đủ 30 người (chưa tính thuế, típ thêm).

Ngày thứ nhất

Khi đang ngồi trên máy bay từ Atlanta xuống St. Maarten thì N thấy một nhóm đàn bà Á đông đi cùng. Nhìn rõ lại thì N nhận ra một bà quen quen, N sau đó nhớ ra là bà đó N có gập một lần ở một tiệc mà DAC mời N dự và bà đó là chị ruột của vợ của DAC. Bà đó bay từ Toronto, Gia Nã Đại tới. N và bà xã bèn nhập bọn với nhóm bà ta luôn.

Xuống tới phi trường St. Maarten đang ngơ ngác không biết làm sao mà nhận diện được nhân viên tàu yacht đón tiếp thì có một ông da trắng hỏi N có phải là tên N không? Ông ta tự giới thiệu là VZ rồi ông ta cùng một người Phi luật tân phụ khiêng tất cả hành lý của nhóm N và bà em vợ của DAC lên xe van để ra bến tàu đi lên một tàu tender chở ra ngoài khơi mà tàu O’Mega đang chờ.

Lên tàu thì có DAC ra đón tiếp và chỉ định phòng ở của N. N ở tầng thứ 3 rất sang trọng với hành lang đánh bóng gỗ mahogany và thảm trắng hồng. Trong phòng N ở có queen bed với TV. Phòng tắm tách riêng với khăn tắm đủ loại có thêu chữ omega bằng chữ Hy lạp. Có đủ loại xà bông nước cho tóc, da mặt hay thân thể loại đắt tiền. Tường và cửa chia cách phòng ngủ cũng bằng gỗ đen mahogany bóng loáng. N được phát một chìa khoá phòng nhưng TG sau đó nói là không cần dùng vì tất cả du khách đều là “gia đình cả” không cần khóa cửa phòng gì cả.

Khoảng 2 giờ trưa thì bữa ăn trưa được dọn ra với 4 cô tiếp đãi viên trẻ  đẹp (3 cô tóc blond người Ukraine và 1 cô người Phi luật tân) tiếp đón săn sóc rất tận tình. Rượu nước được uống thả dàn, các món ăn Âu Mỹ đã được chọn sẵn do một chef trên tàu. Ăn xong ai nấy mệt nhoài trở về phòng ngủ. Tuy nhiên N tò mò đi thám hiểm các nơi của tàu O’Mega. N thấy chổ nào cũng tỏa một không khí sang trọng và sạch sẽ yên lặng. N cũng ghé phòng chỉ huy của tàu và hàn huyên với ông thuyền trưởng người Hy lạp (không lấy gì làm lạ vì 2 ông phụ tá thuyền trưởng ông  TG phụ về hành chánh chương trình lẫn ăn uống nhân viên trên tàu và ông VZ phụ về chuyên chở và thể thao ngoài biển đều là người Hy lạp).

Quanh đi quẩn lại tới giờ ăn tối lúc đó là 8 giờ tối, ăn tới 10 giờ mới xong, ai nấy đều trở về phòng ngủ mệt nhoài sau một ngày dài đầy diễn biến.

Ngày thứ hai:

Sau khi ăn sáng lúc 8 giờ thì được thuyền trưởng báo cho biết là tàu sẽ đi tới đảo St. Barts (viết tắt chữ Saint Barthelémy) đi độ 2-3 tiếng thì tới. Tàu đậu xa bờ phải có thuyền tender đưa ra đảo. Tới đảo ngay trung tâm thành phố, anh Th. vội phóng ngay vào một tiệm Hermès, N và bà xã sợ lạc nhóm nên cũng lẽo đẽo theo vào ngắm đồ đạc quần áo mắc tiền của Hermès. N thấy một đôi dép da flip flop mà N mới mua ở Virginia giá là 50 đô mà ở đây đôi dép tương tự như vậy lại treo giá 230 euros! Anh bạn mới Th. nhà ta ưng ý một áo choàng blazer và mua ngay với giá 2500 euros!

Đường phố St. Barts rất ngắn ngủi đi một tí là hết nhưng có vẻ giàu có vì đường xá không lồi lõm ổ gà như ở Antigua và có nhiều tiệm mắc tiền như Hermès, Prada, Alex and Ani, Dinh Van… Dân chúng địa phương có vẻ Tây đầm (vì là thuộc địa của pháp) hơn ở Mỹ như là họ ăn mặc rất “gu” thanh nhã hơn lẫn thân thể cao ráo chứ không những anh cổ đỏ có phần bề ngang rộng hơn bề cao và ăn mặc lố bịch không giống ai! N cũng nhận thấy có rất ít anh chị da đen khác như ở những đảo Caribbean khác (Haiti, Jamaica, Antigua v.v…)

Sau khi trở về tàu ăn trưa xong thì vị phụ tá thuyền trưởng về du hí VZ tổ chức một cuộc lái jet ski. Vì chưa bao giờ N lái một mình jet ski (quê quá!) nên N cũng không tránh khỏi tim đập lô tô phải lái chậm chạp loạng quạng, may thay N và những bạn mới khác không ai bị lật ski uống nước biển miễn phí cả!

Tối hôm đó N và vài bạn khác được DAC chỉ dẫn học tập thiền đếm thở ra vào và tập chú ý (focus) với nhận thức (awareness) môi trường chung quanh thật là lý thú!

Ngày thứ 3:

6 giờ sáng DAC hẹn nhóm thiền đêm qua lên boong thứ nhất trên tàu tập Tai Chi. DAC chỉ dẫn rất tận tình lớp bắt đầu Tai Chi như 3 bài quyền để tự vệ sau khi dậy chào Đức Phật. Ăn sáng xong tàu tender chở du khách ra một bãi biển riêng có để sẵn ghế ngồi, khăn tắm, nước uống, đồ ăn snack. Cô  tiếp viên KM rất tận tình vui vẻ phục vụ cho du khách. N được thử bơi với seabob, đó là một dụng cụ mà người nhái Hải quân dùng để bơi nhanh (lặn cũng được) mà không mệt. Khá hay!

Tới trưa thì nhóm ra biển được chở về yacht lại. Chiều hôm đó lại được lái jet ski. Lần này thì N bạo rồi, lái một mình và nghẹo đi nghẹo lại.  Vợ N cũng lái bạo hơn lái quanh co mà không sợ gì cả!

Sau bữa cơm tối N đã bàn trước với DAC và TG sẽ thình lình tắt đèn phòng ăn và 4 cô tiếp viên lẫn các nhân viên chính thủy thủ đoàn như kỹ sư trưởng, đầu bếp cùng phụ đem bánh sinh nhật đốt nến và hát bài Happy Birthday cho vợ N. Vợ N rất cảm động và thành thật cám ơn DAC và TG. Sau đó tất cả nhóm du khách cám ơn nhân viên du thuyền vì ngày hôm sau có 7 vị sẽ về Mỹ lại sớm.

Đêm đó thuyền trở về đảo St. Maarten.

Ngày thứ tư:

Sáng hôm nay 7 người trong nhóm sửa soạn ra về đáp lên tàu tender để cập bến lấy xe van đi ra phi trường. Nhóm còn lại được chở ra đảo St. Maarten phía Pháp gọi là St. Martin (đảo này được chia nhau đô hộ bởi Pháp và Hoà lan) với thủ phủ tên là Marigot.

Ở đây không có các tiệm sang trọng như Prada, Hermès.. như ở St. Barts mà chỉ có một trung tâm may sắm có máy lạnh. Vì đường xá ở ngoài rất nóng nực và có độ ẩm ướt cao nên nơi này rất được chú ý dùng để nghỉ mát. St. Martin còn có một khu chợ lộ thiên có nhiều kiosks bán đồ quần áo và đồ để kỷ niệm du lịch v.v..

Chiều hôm đó TG mướn 2 xe van để chở ra thành phố Philipsburg là thủ phủ phía bên Hòa Lan. Đi qua “biên giới” (không có lính gác) không cần thông hành gì cả. Đứng trên đồi núi trên tỉnh tài xế xe ngưng lại để chỉ cho xem nhà cửa và tàu bị bão Irma tàn phá vài năm truớc.

Trung tâm tỉnh Philipsburg chỉ là một con đường dài có nhiều cửa tiệm bán kim cương hột xoàn phần đông chủ nhân là Ấn độ. Dân chúng toàn là da đen xen kẽ với Ấn độ và vài người da trắng/da vàng. Các tiệm đó có mướn gác dan mặc đồng phục nhưng không đeo súng. Phía Philipsburg có vẻ ngèo nàn hơn phía Marigot bên Pháp. Có 2 tiệm ăn tàu quảng cáo các món ăn tàu hấp dẫn làm nhóm N vì toàn ăn đồ tây cả 3 ngày nay thèm một tô mì để bù sau bao nhiêu bữa cơm tây liền tù tì trên biển cả. Đây cũng là lần đầu tiên N trông thấy 3 lính cảnh sát đi xe đạp có súng và còng tay đeo lủng lẳng trên người. Mỗi lần trở về tàu yacht thì có các cô tiếp viên đứng đón chờ và gắp đưa khăn chùi mặt tay rất lịch sự và rất đúng lúc sau khi ở đảo nóng nực mồ hôi nhễ nhãi!

Tối hôm đó có ít người ăn hơn chỉ cần 1 bàn dài là đủ cho nhóm du khách thành ra nói chuyện và tiếp đồ ăn dễ dàng hơn. Sau đó cũng là lần chót tập Tai Chi. Ai nấy đều muốn trở về phòng sớm để sửa soạn hành lý để mai đi về nhà.

Chú thích: DAC là bác sĩ Dennis A. Chu là Emeritus Clinical Professor of Physical Medicine and Rehabilitation tại UC Davis Medical Center ở Sacramento. Chức vụ ông ta là Phó Trưởng khu PM&R và là Trưởng Khu Đau nhức của Kaiser Permanente Group ở Sacramento.  Ông ta cũng là Đại tá hồi hưu của Vệ binh tiểu bang Calfornia. Lúc ông ta độ 5 hay 6 tuổi ông ta thụ giáo Thiền và Lão giáo với các sư phụ thượng tọa ở Việt nam, Trung hoa, Ấn độ và các thiền giáo khác. Ông DAC học đủ thứ loại võ Thiếu  Lâm, Judo, Karate, Tae Kwondo, Tai Chi, Shing Yi, Bagua và Qi GOng. Ông DAC có 6 degrees Black Belt in Karate, Judo và là Tai Chi và Chi Kung Master (Sifu). Ông đã từng làm giám khảo (Referee) cho các cuộc thi về TaiChi. Ông từng giữ chức President of United States Martial Association (USMA) 3 năm trước  khi ông về hưu. Ngoài ra ông ta rất thông hiểu thị trường chứng khoán và đã viết và dậy nhiều lớp về stocks cho những ai muốn học. Ông ta và bà vợ đã nuôi nấng và dậy bảo tất cả các con cái rất thành đạt và hiếu thảo: con trai trưởng Chinh là tỷ phú cư ngụ ở Nữu Ước.

Nguyễn Dương tháng ba 2019



Du LÎch Trên ThuyŠn Yacht Ÿ Bi‹n Caribbean M¶t Chuy‰n ñi ñ¶c NhÃt Vô NhÎ:
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2019