Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
 
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
 
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2020
Hôm nay cuối tuần xin được chia sẻ với quý ân hữu cây đàn violin điện do tôi tự chế và đàn thử với bài nhạc "Trở Về" của Châu Kỳ. Video có phần giới thiệu về ý nghĩa và các phần của cây đàn.

Một ngày đẹp trời của tháng 2 năm 2013, trong lúc rảnh rổi tôi đã nảy ra ý nghĩ muốn có một cây đàn vĩ-cầm (violin) điện đặc biệt do chính tay tôi làm ra từ những tấm gỗ khô câm điếc. Thế là tôi thảo ra một đồ hình cho cây đàn. Vì tôi sinh ra nhầm năm Thìn nên tôi muốn đặc biệt trên chót đầu tay cầm (scroll) của cây đàn sẽ có hình đầu Rồng (phía trái) và hình chim Phượng bay ( phía phải). Thân trước của đàn là hình thân Rồng và thân sau là hình đuôi Rồng. Chinrest (Tựa càm ?) của đàn sẽ là hình một chiếc lá rơi mùa Thu (tôi sinh vào tháng 10, mùa Thu).

Nguyên tắc của tất cả cây đàn là sợi dây kim khí hay bằng gân trừu, được  rung chuyển nhanh, chậm, mạnh, nhẹ trên 1 cái thùng rổng để phóng đại âm thanh. Frequency thường dùng trong các đàn là : Do (C) = 261.83 Hz, Re (D)=293.66Hz, Mi (E)=329.63, Fa(F)=349.23, Sol (G)= 392.00, La (A)= 440.00Hz, Si (B)= 493.88.

Thùng đàn càng lớn thì tiếng càng to. Tuy nhiên tiếng đàn tốt (quality of sound) cũng phụ thuộc rất nhiều vào loại cây, ván gổ và cách thiết trí của thùng. Cây vĩ cầm có tiếng kêu tốt nhờ dây đàn tốt, loại gổ đặc biệt dùng để làm thùng đàn và hình dáng, thiết kế đàn giúp cho âm thanh được trong trẻo, tươi sáng nhưng không chói và không bị âm thanh phụ (resonnance). Thí dụ điển hình là violon của Stradivarius được chế tạo bởi dùng một loại ván gổ của loại cây đặc biệt, thiết kế và hình dáng đặc trưng của đàn giúp cho âm thanh thật tuyệt vời,  bậc thầy của các loại violin..

Đối với đàn điện thì thùng đàn không ảnh hưởng cho lắm về âm thanh. Chúng ta thấy các loại guitar điện thường có cái thân gổ đặc cứng và nặng. Trong đàn điện, làn sóng âm thanh (sound wave) phát ra từ giây đàn đè nặng trên một miếng quartz hay ceramic ( piezoelectric pickup element) hay một cuộn dây nam châm (magnetic coil) sẽ tạo thành một luồn điện thay đổi tùy theo frequencies, đàn mạnh hay nhẹ. Làn điện đó sẽ được làm tăng cường độ nhờ một hệ thống phóng đại điện tử gọi là preamplifier.. Preamplifier nâng cường của sound frequency lên tối đa là 1 volt (peak-to-peak).

Các đàn dùng pickup element với bộ phận điện tử preamp gọi là "Active". Nếu không có thêm bộ điện tử preamp thì gọi là "Passive". Làn sóng từ pickup element hay từ preamp sẽ được đưa vào một máy amplifier mạnh hơn để phát ra âm thanh tiếng đàn. Như vậy quan trọng để âm thanh tiếng đàn tốt là nhờ preamplifier có khả năng nâng cao tiếng đàn và điều chỉnh để tiếng  kêu không bị rè (saturé), trong trẻo nhờ hệ thống sàn lọc (electronic filters).

Trong cây violin tự chế này phần điện tử preamplifier cũng do tôi tự thiết kế và ráp lấy dùng một Op-amp IC 4558, một transistor 1N2222 và dùng pin 9 Volts để vận hành. Op-amp 4558 cần rất ít current (>10mA) nên bình điện rất bền lâu. Cây vĩ-cầm cũng được thiết bị thêm hệ thống wireless để chuyển làn sóng từ preamp của đàn ra amplifier bên ngoài cho phát âm nhưng không làm cản trở, vướng mắc sự di chuyển của người chơi đàn trên sân khấu.

Sau gần 2 tháng cưa, cắt, đục, đẻo, chạm trổ trên những mảnh ván khô cứng, vô cảm, vô hồn và lấp ráp, sửa đổi, thử nghiệm phần điện tử tôi đã hoàn thành cây đàn vĩ cầm điện như đã thiết kế. Thử thách cuối cùng là màn trình diển để nghe xem tiếng kêu (sound) của cây đàn vừa làm xong có thể chấp nhận được hay không.

Thân mời quý vị nghe bài nhạc xưa " Trở Về" của Châu Kỳ do Lâm kim Cương trình tấu với cây violin điện tự chế. Chúc vui cuối tuần...
My Homemade Electric Violin Lâm Kim CÜÖng