Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
qyv
Truyện ngắn 3 kỳ
 
MÜ©ng Giang
Quân Y ViŒn ñoàn Månh Hoåch
Đại Uý Lê Bá Dũng sinh năm 1940 tại Đà Lạt nhưng từ năm 1944 đã theo song thân (GS Lê Bảo, Hiệu trưởng trường TH Tư thục Bạch Vân) tới lập nghiệp tại Phan Thiết. Sau khi đỗ Tú Tài II tại Trường TH Võ Tánh Nha Trang, ông vào Sài Gòn học và tốt nghiệp Bác Sĩ năm 1967. Ngày 10-1-1968, tổng động viên theo Lệnh Trưng Tập Khóa 10 Y Sĩ (chừng 200 người). Vì biến cố Tết Mậu Thân (1968), nên đặc biệt khóa này, đã tới học quân sự tại Trường Võ Bị Đà Lạt 2 tháng, mới trở tiếp tục học tại trường Quân Y tại Sài Gòn. Mãn khóa, ông phục vụ tại Bệnh Viện Quảng Trị, cho tới cuối năm 1971, mới xin thuyên chuyển về QYV Đoàn Mạnh Hoạch, mang câp bậc Đại Úy.

Lúc đó QYV/ĐMH do Y Sĩ Thiếu Tá Võ Đạm làm Chỉ Huy Trưởng, Y Sĩ Đại Uý Nguyễn Văn Lâm là CHP. Ngoài ra còn có Bác Sĩ Đại Uý Bùi Hoành (Cựu Tỉnh trưởng Dân sư Quảng Ngãi, khóa 10/Trưng Tập), sau cùng với Bác Sĩ Thiếu Tá Đinh Xuân Dũng, biệt phái về Dân Y Viện Phan Thiết. Bác Sĩ Đại Uý Nguyễn Hữu Toại (Sĩ Quan Quản Lý), Đại Uý Nguyễn Tư (Hành Chánh), Đại Uý Bác Sĩ Lê Bá Dũng (Trưởng Khối Chuyên Môn), Đại Uý Bác Sĩ Duyên (Điều Dưỡng, đã chết trong tù), Tôn Thất Phùng (Trung Uy Trợ Y), Trung Uý Nguyễn Văn Công (Sĩ quan An ninh va Chiến tranh Chính trị).

Những ngày đầu tháng 4-1975, Y sĩ Thiếu Tá Võ Đạm (chỉ huy trưởng), đã dọn nhà, cuốn gói, chở vợ con, đào ngủ về Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Đại Uy Lê Bá Dũng là Chỉ huy Phó, đã phải vào Sài Gòn bằng ghe, để trình diện Cục Quân Y, xin bổ sung tiếp tế thuốc men đang thiếu hut, mà số thương bệnh binh lại quá đông, từ các mặt trận tải về. Sau khi trình diện Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục Trưởng Quân Y, Đại Uý Dũng được cử làm Chỉ Huy Trưởng QYV Đoàn Mạnh Hoạch, thế cho Võ Đạm, đã bị báo cáo đào ngũ với giấy báo thị tầm nã.

Bác Sĩ Dũng trở về Phan Thiết bằng trực thăng UH1B, cùng với 1 HSQ Quân Y có nhiệm vụ tải các thuốc men cần dùng về QYV. Tại phi trường Phan Thiết, Đại Uý Dũng đã gặp Đề Đốc Chung Tân Cang (Tư Lệnh Hải Quân) và Đại Tá Nghĩa, với lời hứa “sẽ yểm trợ và cứu giúp kịp thời QYV khi cần thiết”.Để tiện liên lạc, Tiểu Khu đã cấp cho QYV một máy truyền tin PRC25, đề phòng khi đường dây liên lạc bằng điện thoại bị cắt.

Ngày 18-4-1975, đã có một số binh sĩ đào ngũ nhưng QYV vẫn hoạt động, để chăm sóc và điều trị thương bệnh binh và phòng thủ. Kể từ lúc 6 giờ chiều, tình hình Phan Thiết đã bắt đầu hổn loạn, khăp nơi lửa đạn mịt mù, của ta lẫn đích. Tiếng nổ càng lúc lúc càng lớn và thêm gần. Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Yểm trợ Tiếp Vận là Thiếu Tá Phạm Minh, cùng với một số sĩ quan và binh sĩ, đã di tản tới QYV vì tình hình quá nguy khổn. Lúc 11 giờ 30 phút, QYV nhận được lệnh “Di Tản của Tiểu Khu”, thay vì đường bộ, sẽ di chuyển theo đường bờ biển Bình Tú, chờ tàu Hải Quân vào vớt. Cũng may QYV đã cho làm một con đường bậc thang phía sau, để đi xuống bãi biển.

Tất cả tính luôn quân số đơn vị và thương bệnh binh, được 200 người. Vì con đường dốc rất cao, nên chỉ có thể di chuyển các thương bệnh binh nhe. Đó là nỗi khổ tâm của người bác sĩ nhưng hoàn cảnh quá cấp bách và nguy khốn, nên cũng đành chịu. Ngoài biển, đèn của tàu thuyền đánh cá san rực một góc trời, nhìn không biết cứ tưởng đó là một thành phố. Xa về phía thành phố Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng, phía bên đường 8 đi Thiện Giáo, bom đạn vẫn liên hồi vang dậy không dứt, thỉnh thoảng là ánh hỏa châu soi sáng cả vùng. Phan Thiết chìm ngập trong lửa đỏ, thảm cảnh của chiến tranh, chỉ có người Lính đang chiến đấu và người Dân bị tai ương, mới cảm nhận được nỗi đau khổ này mà thôi… Tất cả nằm yên trên bãi biển, cứ mở máy PRC25 để theo dõi nhưng vẫn không nhận được lệnh lạc gì. Còn trên QYV tình hình cũng yên tỉnh, không có gì thay đổi.

Nằm yên tại chỗ tới 3 giờ sáng ngày 19-4-1975, Đại Uý Dũng ra lệnh di chuyển về hướng Bình Tú. Đoạn đường chỉ xa vài cây số nhưng rất khó đi, vì bãi biển mọc đầy dây rễ chằng chịt, vô ý là vâp té, nhất là cac thương bệnh binh. Do đó tới gần 7 giờ sáng, mới tới điểm hẹn. Tại đây đã có mặt rât nhiều đơn vị DPQ/BT chờ tàu HQ tới rước. Thiếu Tá Tiến (TĐT229) và Đại Uý Hoàng (TDT202), đã bố trí đơn vị thành hình cánh cung, để bảo vệ cho Thương Bệnh Binh và QYV.

Đúng 12 giờ trưa ngày 19-4-1975, tàu HQ vào bờ đón quân. Theo lời kề của Bác Sĩ Dũng, thì cuộc di tản rât trật tự, cảm động nhất là ai cũng nhường cho QYV và thương bệnh binh lên tàu trước, sau đó mới tới phiên mọi người. Đoàn tàu vào bờ thuộc loại đổ bộ và Ferro-Ciment. Ngoài ra còn có cac ghe thuyền của Duyên Đoàn 28 cũng cặp sát bờ, để mà vớt lính. Trong lúc đó, nhìn về hướng phi trường Phan Thiết, đã thấy bóng dáng của xe tăng Bắc Viết xuất hiện Cuộc lui quân của TK Bình Thuận chấm dứt vào lúc 2 giờ chiều ngày 19-4-1975, số quân di tản được trên 3000 người, trong tổng số 13.000 quân của tỉnh.Tất cả lính được dồn vào ba chiến hạm, chạy ra đậu ngoài tầm đại bác, cho tới trời sập tối mới được di chuyển về Nam va tàu cập bến Rạch Dừa vào sáng ngày 20-4-1975. Tai đây toàn bộ Thương Bệnh Binh được gửi vào điều trị tại QYV Nguyễn Văn Nhứt, còn Đại Uý Dũng và quân nhân QYV Đoàn Mạnh Hoạch về trình diện Cục Quân Y ở Sài Gòn. Riêng tại QYV ở Phan Thiết, sang ngày 20-4-1975, Trung Sĩ Nguyễn Văn Sáu, Y Tá Trưởng đã bàn giao cho VC, còn tất cả thương bệnh binh nặng nhẹ, đều bị đuổi về nhà.

Cùng di tản với Đại Uý Dũng, còn có Đại Uý Toại, Thành, Tư, Trung Uy Công, Phương, Thọ. Những ngày đầu thang 5-1975, Bác Sĩ Dũng, Đại Uý Tư, TRung Uý Thọ về Phan Thiết trình diện và cùng vào tù tại Kà Tót. Ở đây Tư bị bệnh sốt rét chết, còn Bác sĩ Dũng chuyển ra Sông Mao, Sông Cái, Lương Sơn, Huy Khiêm… tổng cộng hơn 7 năm tù. Năm 1992, ông được tới Mỹ qua diện HO, hiện định cư tại Houston (TX).

Riêng các đơn vị ĐPQ/BT, khi tàu vào Bến Đình, đã có Đại Tá Vũ Huy Tạo, Thị Trưởng Vũng Tàu và Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa chực sẵn, đón các đơn vị, đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, tái trang bị và tiếp tục chiến đấu khắp lãnh thổ Phước Tuy, cho tới khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mới rã ngũ. Sau đó, tất cả các Sĩ Quan của TK.Bình Thuận, bị chở về Xuân Lộc và tập trung trong doanh trại của của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43/SD18BB và đi cải tạo chung với Sĩ Quan của SD5BB, khắp các trại tù miền Bắc. Ngoài ra, đêm 18-4-1975, Trung Tá Dụng Văn Đối, QT. Hàm Thuận, đã chỉ huy các Tiểu Đoàn DPQ, Liên Đội NQ, Cán Bộ XDNT, Cảnh Sát, Viên Chức Xã Ấp thuộc Chi Khu, cùng với Pháo Binh và một Chi Đội Thiết Giáp V100, di tản bằng đường bộ vào tới Bình Tuy. Sau đó được tàu Hải Quân chở vào Vũng Tàu và tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh của Tướng Niệm, đang trấn giữ tại Cầu Bến Lức-Long An, cho tới khi tàn cuộc.

20-4-1975, BT coi như đã lọt vào tay Hà Nội, VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch, khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công, cán, cảnh VNCH tới khai báo trình diện, để cùng nhau vào địa ngục trần gian tại Cà Tót, Huy Khiêm, Sông Mao và mọi nẻo đường tận tuyệt.

Hỡi ơi đời là vậy đó, lính khổ như thế đó nhưng có bao nhiêu người cần biết tới họ, ngoài những bà mẹ già một lần tiễn con thơ lên đường nhập ngũ, những cô gái có người yêu là lính chiến, chỉ một lần và một lần thồi rồi trở thành nàng Tô Thị Vọng Phu trông chồng nơi biên tái như Trương Đức Nghi, Phan Thi Sâm, Nguyễn Kim Sang, Hồ Thị Ngọc Trai… và muôn ngàn người yêu, người vợ của lính, nay chỉ biết âm thầm thay chồng nuôi con. Đó đời lính, đời phế binh, đời quả phụ cô nhi của VNCH thảm thê tận tuyệt, không phải chỉ xảy trong quá khứ mà tới bây giờ vẫn hận hờn tê tái, đó là chưa nói tới nỗi đau bị chính bạn bè đồng đội ta vì đố kỵ mà nhẫn tâm đâm tan nát trái tim người.

Cho nên nỗi đau của lính trong quá khứ, tưởng đâu đã hóa đá theo nàng Tô Thị Vọng Phu… nay bỗng bừng lên ánh lửa hồng soi sáng những khuôn mặt đẹp của người chinh phụ VNCH, bên cạnh hình ảnh phi thường của người lính trận. Tất cả cùng đóng góp máu xương để tô bồi thêm dầy những trang Việt Sử. 19-4-1975 tuy Phan Thiết bị lọt vào tay giặc nhưng các Anh đã chiến đấu thật hào hùng cho tới giây phút cuối. Máu người lính trận thấm vào đá núi cây rừng, hòa chung trong giòng nưóc Mường Giang, trở thành bất tử như những địa danh Tà Dôn, Tà Cú, Tháp Nước, Ngôi trường… để đời đời con cháu mai sau được xanh hạnh phúc. Các Anh đã viết tiếp những trang Sử Vàng Ba Trăm Năm Bình Thuận, làm chói lọi rực sáng thêm nòi giống Lạc Hồng, khiến cho người lính già, đang vất vưởng úa tàn ngoài biên tái mà cứ tưởng như mình đang cùng đồng đội trẩy bước quân hành, qua những con đường quê hương biển mặn, giữa hai hàng người hân hoan chào đón, trong đó có người em gái thơ ngây, mà tôi trót thương yêu năm nào.

Đời lính như vậy, sao ta không buồn ?

Xóm Cồn
Mùa Quốc Hận Năm 32
Ngày 19-4-2007


Nguồn Trích
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2020