Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
|
Jules Harmand (1845-1921) |
|
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2021
I- Jules Harmand, con người và ý-tưởng
II- Hòa-ước Bảo-hộ 1883
Jules Harmand, con người
Ở phần trước, chúng ta đã thấy nhân-sự Jules Harmand, một tay “anh-hùng phiêu-lưu” muốn lập thành-tích ở nơi xa-xôi. Thời đế-chế Nã-phá-luân III, chính-sách đối-ngoại thất-bại ở Mỹ-châu (thua trận ở Mễ-tây-cơ mà đối-thủ là dân gốc Âu-châu, có trình-độ văn-minh cơ-khí súng-đồng) (20) và ở ngay Âu-châu (thua Đức và mất hai miền Alsace và-Lorraine). (21) Các nhân-vật anh-hùng phiêu-lưu tìm cách rửa mặt tạo chiến-thắng trên các đối-thủ kém về mặt cơ-khí ở Phi-châu và Á-châu. Ở Tunisie, quốc-hội cho phép tổ-chức một chiến-dịch để trừng-phạt tình-trạng bất-ổn và thiếu nợ; viên chỉ-huy chiến-dịch và sứ-thần Pháp ở Tunis, trong vài giờ đồng-hồ, ép vị nguyên-thủ ký hòa-ước Bardo (12-5-1881 và hai năm sau, phụ-ước La Marsa tháng 8-1983) mở đầu chế-độ bảo-hộ. Dư-luận chống-đối vì cuộc hành-quân trừng-phạt biến thành chiến-dịch cướp đất. Một nhân-vật đối-lập chống chiến-tranh và chiếm đất đã viết trên báo lời chỉ-trích để đời: “Trước kia tôi có hai con gái (nay đã mất-ý nói đến hai miền Alsace và Lorraine bị Đức lấy năm 1870) bây-giờ quý vị biếu tôi hai-chục tên hầu. Sau đó, vì dư-luận bất-lợi, viên sứ-thần ở Tunis mất chức và chính-phủ Jules Ferry đổ (1881). (22)
Jules Harmand cùng với nhóm phiêu-lưu Francis Garnier, de la Grandière, Jean Dupuis, v.v. cũng muốn rửa mặt cho Đệ-tam cộng-hòa Pháp. Thời đó, lý-tưởng nhân-văn (humanisme) và bình-đẳng (égalité) nói chung cổ-võ công bằng quốc-tế nên Harmand viết Đi đánh chiếm nước khác là điều xấu vô-luân (immoralité) nhưng vội-vã ngụy-biện bào-chữa đó là điều vô-luân miễn-cưỡng (une moralité forcée) và kẻ xâm-chiếm-lẽ-dĩ-nhiên là ngụy tiếm-quyền (usurpateur) phải dùng sức-mạnh (force) để thống-trị, nhưng phải đối-xử tốt với dân bị-trị, tốt nhưng mạnh-tay, làm một nhà chuyên-chế “tốt-bụng” (bon tyran)…và mạnh-tay (fort).(23)
Chức-vị và nhiệm-vụ
Trong hoàn-cảnh chính-trường và công-luận Pháp chống chiến-tranh chiếm đất lúc đó, Rivière mang quân ra Hà-nội với mục-tiêu rõ-rệt: chỉ tìm-chiếm một vùng nhỏ vững hầu kiểm-soát Bắc-kỳ chứ không chiếm đất, tôn trọng và bảo-vệ trọn-vẹn lãnh-thổ nước An-nam (Trung-kỳ), (24) thiết-lập Thương-xá và quyền-lợi thương-mãi và quan-thuế. Tháng 4-1883, chính-phủ Ferry xin ngân-khoản 5 triệu rưỡi cho chi-phí hành-quân ở Bắc-kỳ. Hạ-viện muốn kiểm-soát và phần nào kiềm-chế các hành-động quân-sự nặng tính võ-biền nên trước khi chấp-thuận ngân-sách, đã dàn-xếp và được chính-phủ Ferry chấp-thuận để thêm một khoản mới: chỉ-định một ủy-viên cộng-hòa dân-sự trực-thuộc bộ Ngoại-giao lo về mặt chính-trị ở Bắc-kỳ. Điều-khoản này trong dự-luật lên đến Thương-viện thì bị bác với lý-do có thể gây đụng-chạm hay lẫn-lộn giữa bộ Ngoại-giao (lo cho các nước ngoài) và bộ Hải-quân (trách-nhiệm các thuộc-địa).(25) Tuy không bị ràng-buộc nhưng vì lý-do chính-trị, Ferry vẫn bổ-nhiệm một ủy-viên công-hòa dân-sự ở Bắc-kỳ và cử Jules Harmand vào chức-vụ có tính-cách ngắn-hạn đó.
Nhiệm-vụ của Harmand lúc đó, trước là thương-thuyết với triều-đình Huế xác-nhận quy-chế Bảo-hộ, sau xin nhượng một vùng đất trong châu-thổ sông Hồng; và rồi tổ-chức việc cai-trị nhượng-địa và thương-chính. Tóm-tắt: An-nam phải công-nhận nguyên-tắc Bảo-hộ, Pháp đảm-bảo sự nguyên-vẹn lãnh-thổ cho vua Tự-Đức, Pháp chủ-trì chính-sách ngoại-giao của An-nam, và cải-tố tổ-chức thương-chính thuế-vụ chung. (26)
Phương-thức thực-hiện và điều-hành nhượng-địa dựa theo mô-hình cho Tunisie làm trong năm trước. Tước-vị ủy-viên cộng-hòa ở Bắc-kỳ chuyên-chở vài ý: được chính-phủ cộng-hòa ủy-nhiệm một công-tác rõ-rệt trong một thời-hạn tương-đối ngắn (gồm điều-đình rồi tổ-chức chứ không phải là quản-trị, cai-trị đường-dài). (27) Harmand thống-thuộc bộ Hải-quân chứ không phải bộ ngoại-giao như Hạ-viện đề-nghị lúc đầu.
Cuộc đánh-phá cửa Thuận-an
Quân Pháp, theo ý-tưởng đã kể ở trên của Harmand, được Courbet thực-hiện vũ-bão và tàn-bạo. Một sĩ-quan hải-quân, Julien Viaud-có bút-hiệu nổi tiếng là Pierre Loti- đã ghi lại cuộc chiến-nửa phóng-sự chiến-trường nửa phóng-sự phiêu-lưu-đăng trên tờ Figaro tháng sau, 9-1883, gây dao-động ở Pháp và trên quốc-tế vì sự tàn-bạo của Pháp-quân. Nhiều sách sử có trích đoạn sau khi thanh-lọc . (28) Nguyễn-Văn-Trung trong khung-cảnh văn-chương chống chủ-nghĩa thực-dân tìm-lục được và đem dịch vài đoạn đã bị che-lấp (29) Trong đoản-văn tố-cáo chủ-nghĩa thực-dân, nhà văn-thơ Aimée Césaire cũng có một câu nhắc đến bài Pierre Loti/Viaud kể về cuộc tàn-sát ở cửa Thuận (30)
Cuộc tàn-sát ở Cửa Thuận qua mỹ-danh là biểu-dương lực-lượng đã khiến triều-đình Huế xụp-quỵ. Harmand thảo hòa-ước, trao cho triều-đình với hạn-định là phải hoàn-toàn chấp-thuận, không sửa-đổi, không bàn-cãi trong vòng 24 tiếng.
… Chúng tôi ra hạn, kể từ ngày mai, (cho các người ) 24 giờ để chấp-thuận hay bác-bỏ, toàn-thể và khỏi còn bàn cãi, những điều-kiện mà chúng tôi …dành cho các người…(31)
Triều-đình líu-ríu ký thuận.
Hòa-ước 1883 (25-8)
Hòa-ước gồm 27 khoản thì khoản 1 xác-nhận quy-chế Bảo-hộ, Pháp chủ-trương đường-lối chính-trị cho nước An-nam; khoản 3 và 22 quy-định Pháp được mở đồn đóng quân ở Đèo-ngang, Thuận-an, dọc sông Hồng trong vùng châu-thổ và nếu thấy cần ở đâu thì lập thêm đồn ở đó; khoản 19: thiết-lập hệ-thống đoan, quan-thuế. Với 4 khoản đó, Hòa-ước đã thực-hiện đủ mục-tiêu chính-phủ dự-tính.
Tuy-nhiên, trước sự xụp-yếu của triều-đình Huế, Harmand thấy có thể ép buộc thêm, bắt phải nhượng Bình-thuận cho xáp-nhập vào Nam-kỳ; đẩy ranh-giới với Bắc-kỳ xuống Đèo-ngang, tách ba tỉnh địa-đầu là Hà-tĩnh, Nghệ-an và Thanh-hóa vào Bắc-kỳ. Việc chiếm đất 4 tỉnh không nằm trong mục-tiêu của chính-phủ Ferry chỉ muốn xác-nhận việc bảo-hộ chứ không tính chiếm đất. Chiếm đất là sáng-kiến riêng của Harmand và đương-sự hãnh-diện về thành-quả. Hai ngày sau khi hòa-ước được ký-kết, Harmand giải-thích rằng mình đã vượt quyền-hạn (32) để biếu cho Nam-kỳ tình Bình-thuận rộng lớn, quê-hương Chăm cũ và gán cho Bắc-kỳ ba tỉnh miền bắc Trung-kỳ, rộng, phì-nhiêu và đông-dân-(có cả một-trăm-ngàn giáo-dân công-giáo…) không thua-kém gì vùng châu-thổ sông Hồng-hà, giảm-thiểu An-nam còn có một vùng đất hẹp giữa biển và rặng núi, sau này muốn xóa-bỏ trên bản-đồ không chút khó-khăn.
Kết-luận phần II
Ta có thể hỏi Jules Harmand nghĩ gì trong cách hành-xử. Ông yêu nước Pháp. Vì lòng ái-quốc nên tuy biết rằng đi đánh-chiếm một nước khác là vô-luân nhưng Harmand vẫn thi-hành nhiệm-vụ với lời bao-biện rằng đây là một sự vô-luân miễn-cương, cần có để thực-hiện sứ-mệnh khai-hóa dân An-na-mít và khai-thác tài-nguyên Đông-dương. Để làm một người chuyên-chế tốt-bụng, Harmand đã thảo sẵn hòa-ước 1883 và tuyên-bố:
Chúng tôi ra hạn…để chấp-thuận hay bác-bỏ… toàn-thể và khỏi còn bàn cãi, những điều-kiện mà chúng tôi vì tâm-hồn cao-thượng đã dành cho các người…
Để biểu-dương tư-cách mạnh-tay của nhà chuyên-chế, Harmand (và nhóm Courbet /Pierre Loti) đã hãnh-diện thực-hiện và khoe-khoang chiến-công cửa Thuận làm dư-luận bên dân-sự và trên trường quốc-tế phải ngạc-nhiên than-phiền.
Những ý-kiến nói trên có thể là thâm-ý của Harmand, nhưng đồi với người Việt-Nam thì cảm-tưởng lẽ-dĩ-nhiên trái-ngược.
Ghi-chú
20- Cuộc chiến Mễ-Tây-Cơ (1861-67): Để quân-bình thế-lực sau khi Hiệp-chúng-quốc tin-lành thành hình ở bắc Mỹ, Nã-phá-luân III vận-động các cường-quốc Âu-châu ủng-hộ kế-hoạch lập một đế-quốc Mễ-tây-cơ công-giáo có thể đối đầu với Hoa-kỳ. Lúc đầu có liên-minh các nước Âu-châu nhưng sau các nước rút ra, chỉ còn Pháp tiếp-tục yểm-trợ hoàng-đế Mễ-tây-cơ tân-lập Maximillien. Khi nội-chiến Nam-Bắc ở Hoa-kỳ chấm-dứt thì Mễ được thiện-cảm của Hoa-kỳ lúc đó đế ra chủ-thuyết Monroe. Pháp thua, rút quân. Người xưng là Hoàng-đế Mễ-tây-cơ bị quân Mễ bắt và bị xử tử. Cùng khoảng thời-gian này, quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông (1861) rồi ba tỉnh miền Tây (1867)
21- Thủ-tướng Phổ Bismack dụ-khị khiêu-khích để Nã-phá-luân III tuyên-chiến và chỉ trong mươi tuần-lễ, quân Phổ đã đè-bẹp quân Pháp. Nã-phá-luân bị bắt ở Sedan. Đế-chế Pháp đổ (1870), Nã-phá-luân bị đi đầy ở Anh và mất tại đó (1873), cùng năm Garnier đáng Hà-nội và rồi bị giết ở Cầu Giấy.
22- Viện cớ các bộ-lạc Tunisie đánh nhau với bộ-lạc Algérie (thuốc Pháp), chính-phủ Ferry cử một đoàn-quân viễn-chinh có mục-đích trừng-phạt. Cùng lúc đưa quân “biểu-dương lực-lượng”, đại-diện Pháp đưa cho lãnh-đạo Tunisie bản thảo hòa-ước bảo-hô và yêu-cầu ký ngay trong ngày. Dư-luận Pháp nói chung và nhất là trong Hạ-viện chỉ-trích chiến-dịch trừng-phạt biến thành cuộc viễn-chinh cướp đất. Chính-phủ Ferry đổ. Gambetta lên thay làm thủ-tướng.
(Le representant de France) a en sa possession le texte d'un traité établissant un protectorat. Le 12 mai, Bréart et le consul <about:blank> général Théodore Roustan <about:blank>, accompagnés par un escadron armé, présentent au bey de Tunis, résidant au palais de Ksar Saïd <about:blank>, les conditions du traité. Surpris, Sadok Bey demande quelques heures de réflexion et réunit immédiatement son cabinet… Le frère du bey, Taïeb, est prêt à signer pour prendre sa place. À 19 heures, le traité du Bardo est signé par Sadok Bey, Ben Ismaïl, Bréart et Roustan. La France est appelée à contrôler la sécurité et la politique étrangère du pays
La conquête de la Tunisie marque également le début du mouvement anti-colonialiste en France, symbolisé par Paul Déroulède <about:blank>. Dans un pays encore traumatisé par la perte de l'Alsace-Lorraine <about:blank> à la suite de la guerre contre la Prusse, ce dernier résume le sentiment général par sa phrase restée fameuse : « J'avais deux filles, et vous m'offrez vingt domestiques ».
(fr.wikipedia: L’expédition du Mexique)
Trước đó, chính-phủ Pháp cũng muốn Henri Rivière ép triều-đình xác-nhận quy-chế Bảo-hộ mà không chiếm đất.
23- Những ý-kiến này của Harmand đã trình-bày trong phần I ở trên.
24-. Les instructions générales, données à M. Harmand le 8 juin, indiquaient seulement les bases sur lesquelles le Gouvernement entendait que les arrangements à intervenir avec l'Annam fussent désormais édifiés. Ces bases étaient : « La reconnaissance formelle par l'Annam de l'occupation du Tonkin par la République française, laquelle, de son côté, garantit au Roi Tu-Duc l'intégrité de ses états; -le droit conféré à la France de présider aux relations extérieures de la Cour annamite; -rétablissement de douanes dont le revenu, joint, s'il y a lieu, à une partie des impôts, servirait à couvrir les dépenses du protectorat. (L’affaire du Tonkin, tr. 85)
25- sđd-tr 40: Dans les bureaux de la Chambre des Députés, le projet de loi était accueilli avec faveur. Il était voté, le 15 mai, après des débats étendus, par 351 voix contre 48. La Chambre y avait ajouté, avec l'assentiment du Gouvernement, un article portant expressément que la haute administration serait confiée à un Commissaire général civil, relevant du Ministère des Affaires étrangères. Cette disposition fut ensuite supprimée par le Sénat, qui en considérait comme inutile, sinon comme dangereuse, l'insertion dans la loi; mais le Gouvernement déclarait qu'il n'en persistait pas moins à nommer un Commissaire général civil. - Ainsi amendé, le projet revenait devant la Chambre des Députés.
26- Sđd- tr.85, La reconnaissance formelle par l'Annam de l'occupation du Tonkin par la République française, laquelle, de son côté, garantit au Roi Tu-Duc l'intégrité de ses états; -le droit conféré à la France de présider aux relations extérieures de la Cour annamite; -rétablissement de douanes dont le revenu, joint, s'il y a lieu, à une partie des impôts, servirait à couvrir les dépenses du protectorat.
27- Commissaire: theo Larousse, là nhân-sự được ủy-nhiệm công-vụ trên căn-bản tạm-thời (personne chargée de functions en principe temporaires). Các sử-gia Trần-Trọng-Kim trong Việt-Nam sử-lược và Phạm-Văn-Sơn trong Việt-sử tân-biên chuyển ý chức-vụ của Harmand thành toàn-quyền Harmand gây nhầm-lẫn với Gouverneur général quan thống-trị cũng được chuyển-ý thành Toàn-quyền. Nhiệm-vụ của Harmand thuộc pham-vi chính-trị, lo hòa-ước Bảo-hộ, không có việc cai-trị.
28- Philippe Héduy: Histoire de l’Indochine, Tập I, tr.118-9, bản thanh-lọc, bỏ ra ngoài những chi-tiết vô-luân; Nguyễn-Quốc-Trung trong cuốn Chủ-nghĩa thực-dân Pháp ở Việt-Nam, trích-dẫn nhiều đoạn văn của Pierre Loti (Propos d’Exil và Figures et choses qui passaient), dịch phong-phú những trang thô-bạo (tr.67-76) có những câu Nói cho cùng, ở Viễn-đông, tiêu-diệt, tàn-phá là luật đầu-tiên của chiến-tranh…và cuộc chinh-phạt quả thật là phiêu-lưu đến nỗi phải reo-rắc nhiều khủng-bố nếu không chính mình bị ngã-gục (các câu dịch là của Nguyễn-Văn-Trung, tr.75-6)
30-. Aimée Césaire: tiểu-luận discours sur le Colonialisme, Présence Africaine, Ba-lê, Pháp, 1973; 59 trang, khổ nhỏ, khi tố-cáo các hành-động vô-luân của người Pháp ở thuộc-địa, có nhắc ngắn-ngủi, nhưng vô-cùng mãnh-liệ, sự tàn-bạo của Pháp quân qua chính lời Loti kể
Et les voluptés sadiques, les innommables jouissances qui vous frisselisent la carcasse de Loti quand il tient au bout de sa lorgnette d’officier un bon massacre d’Annamites? Vrai ou pas vrai? (tr.17)
Phần ghi-chú cuối trang chép lại chính ngòi bút Loti (Viaud):
Thế là cuộc tàn-sát bắt đầu. Người ta bắn nhịp-hai! Thật là khoái-trí khi thấy những chùm đạn-lửa rất dễ điều-khiển kia, dội lên đầu họ, mỗi phút hai loạt, theo hiệu-lệnh đúng phương-pháp và rất hữu-hiệu…Người ta nhìn thấy một lũ điên-cuồng, chạy quanh như chóng-mặt, chạy dọc-ngang ngang-dọc trước tử-thần…Rồi người ta vui đùa đếm xác kẻ chết
Alors, la grande tuerie avait commencé. On avait fait des feux de salve-deux! Ét c’était plaisir de voir ces gerbes de balles, si facilement dirigeables, s’abattre sur eux deux fois par minute, au commandement d’une manière méthodique et sȗre...On en voyait d’absolument fous, qui se relevaient d’un vertige de courir…ils faisaient des zigzag et tout de travers cette course de la mort…et puis, on s’amusait à compter les morts…
31- L’affaire du Tonkin tr 84 « Nous vous donnons, à partir de demain, vingt-quatre heures pour accepter ou rejeter, en bloc et sans discussion, les conditions que nous vous ofTrons, par grandeur d’âme, avec la conviction profonde qu'elles ne renferment rien qui soit déshonorant pour vous, et qu'elles doivent, pratiquées de part et d'autre avec loyauté, faire le bonheur du peuple d'Annam.
« Si vous les repoussez, il faut vous attendre aux plus grands malheurs. Imaginez tout ce qu'il y a de plus épouvantable, et vous resterez encore au- dessous de la vérité. L'Empire d'Annam, sa dynastie, ses princes et la Cour auront prononcé leur condamnation. Le nom de Viel-Nam n'existera plus dans l'histoire. »
32- “J'ai beaucoup outrepassé mes instructions, écrivait-il… J'ai donné, j'ai fait cadeau à la Cochinchine de la grande province de Binh-Thuan; j'ai le droit d'en être fier, car c'est là une idée qui est absolument mienne et dont je n'avais fait part à personne. Par l'acquisition de l'ancien royaume de Toiampa, (Champa)la Cochinchine aura une frontière mieux déterminée et des rades maritimes qui lui manquaient; elle débordera enfin sur la bande de terre de l'Annam proprement dit, menaçant de s'y enfoncer comme un coin, surveillant plus facilement les éventualités bien probables de l'avenir en se préparant aux conditions futures de son existence. «... En étendant le protectorat le plus effectif jusqu'à la chaîne de montagnes qui servait de frontière à l'ancien Tonkin indépendant, j'ai doté la France de trois grandes provinces aussi riches et aussi peuplées que le delta du Fleuve- Rouge, et où nous trouverons, dans un centre de plus de 100.000 chrétiens, un appui immédiat des plus précieux…”