THẢO TRÙNG
Về trùng, Như Lai Phật tổ phán: "Thế gian có 5 bậc Tiên th́ cũng có 5 loại Trùng. Lăo trùng, giống loài người.Lân trùng, loài có vẩy.Mao trùng, loài có lông.Côn trùng, loài có vỏ. Và Thảo trùng, loài cỏ cây.
Thảo trùng có 3 loại chính: dế, cào cào và muỗm.
Thảo trùng Bài dịch
Yêu yêu thảo trùng Châu chấu đua nhẩy choi choi
Địch địch phụ trung Dế mèn ra rả cánh dài buồn thiu
Vị kiến quân tử Mong chàng chẳng thấy chàng đâu
Ưu tâm xung xung Vắng chàng ḷng những lo âu trăm đường
Diệc kư kiến chỉ Bao giờ cho gặp mặt chàng
Ngă tâm tắc hồng . Cho ḷng ta được rảnh rang chút nào!
Đêm đêm nghe tiếng thảo trùng, người vợ nhớ tới người chồng đi làm khó nhọc ở nơi xa, trạnh ḷng làm ra bài thơ này. T́nh nghiă vợ chồng từ ngàn xưa không thay đổi, giống như sự tuần hoàn của vũ trụ.
Có 900 loại DẾ thuộc họ Gryllidae, danh pháp là Gryllus assimilis.Tên Anh là cricket, tên Pháp là grillon. Chúng có 4 âm điệu gáy khác nhau. Thứ nhất là điệu gáy gọi con cái (calling song).Thứ nh́ là điệu du dương tán tỉnh khi con cái lại gần (courting song).Thứ ba là điệu thị oai đuổi t́nh địch. Và thứ tư là âm điệu măn nguyện khi làm xong phận sự. Tiếng gáy chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi sinh và tuân theo định luật Dolbear: đếm số tiếng gáy trong 14 giây, cộng thêm 40 th́ sẽ tính ra nhiệt độ Fahrenheit. Chúng có màng thính giác ở mỗi chân trước dùng để nghe tiếng gọi của đồng loại.Người Trung Hoa có nhiều tên để gọi dế: sa-kê, tất xuất, xúc chức.. được nhắc đến trong bài Ngũ nguyệt tư chung động cổ, Lục nguyệt sa-kê chấn vũ.
CÀO CÀO CHÂU CHẤU danh pháp là Caelifera thuộc bộ Orthoptera, châu chấu đầu bằng, cào cào đầu nhọn (hay ngược lại). Tên Anh là grasshopper, tên Pháp là sauterelle hay locuste. Wikipedia viết: “Chúng phát âm bằng cách cọ xát các xương đùi sau vào các cánh trước hay bụng, hoặc bằng cách bật tanh tách các cánh khi đang bay.Các màng thính giác nằm ở các bên của đoạn bụng thứ nhất."Chúng đẻ trứng trong đất, mỗi con có thể đẻ mỗi lần 400-500 qủa.
CON VỜ
Phù-du chi vũ Ḱa trông cái cánh con vờ
Y thường sử sử Vàng đen sặc sỡ nhởn nhơ tối ngày
Tâm chi ưu hĩ Vờ ơi! ta thật thương mày
Ư ngă qui xử! Về đi, chẳng kẻo có ngày xác xơ!
Phù- du người Việt gọi là con Vờ, tên Anh là Mayfly hay Shadfly, tên Pháp là Éphémère.
Chúng là loại trùng độc nhất thoát xác hai lần, lần thứ hai sau khi có cánh. Sau lần thứ hai th́ chúng chỉ có một cặp cánh và sau đó chỉ sống có độ vài giờ đồng hồ. Trong trạng thái này, chúng được gọi là subimago hay dun.
Ngoài ra, chúng cũng là loại trùng độc nhất mỗi con đực có hai dương vật và mỗi con cái có hai âm hộ. Chúng giao cấu trong khi đang bay.
Chùng sinh sản rất nhiều, nhưng chỉ sống có một hai ngày.
Bộ cánh rát mỏng, có nhiều đường gân, cặp cánh sau nhỏ hơn cặp phía trước, thường dựng thẳng lên giống như cánh bướm.
CON TẰM
Thất nguyệt lưu Hủy Tháng Bẩy sao Hỏa lui rồi
Bát nguyệt hoàn vĩ Tháng tám cắt sậy về phơi để pḥng
Tảm nguyệt thiêu tang Tháng chăm tằm phải gắng công
Thủ bỉ phủ thương. Cầm dao cầm búa ra đồng chặt dâu.
Con tằm là ấu-trùng của một loại bướm đêm (moth) tên khoa học là Bombyx bori. Người Trung Hoa đă thuần hóa loại bướm này và phát minh ra nghệ thuật sản xuất tơ lụa từ trên 5000 năm nay.
Tháng ba Âm lịch là tháng chăn tầm, và đây là một công việc đ̣i hỏi nhiều kinh nghiệm, phải biết lúc nào đi hái dâu cho tằm ăn, phải giữ tổ tằm cho sạch sẽ ấm cúng, biết tháng nào gai đă già có thể se sơị dệt vải...
VE KIẾN RÁN ĐẤT VÀ NHỆN
Con Ve được nhắc đến trong bài thơ Tứ nguyệt tú yêu, Ngũ nguyệt minh điêu. Điêu là con ve. Bà Kim Y dịch: “Viễn-chi có qủa tháng tư, Ve kêu ra rả tiết vừa tháng năm.”
Kiến, rán đất và nhện nằm trong bài thơ sau đây:
Ngă tồ Đông-sơn Ta sang đông đă bao năm,
Thao thao bất qui. Lâu lâu chẳng được về thăm quê nhà.
Ngă lai tự đông. Từ đông trở lại tây thành
Linh vũ kỳ mông. Mưa sa phơi phới lộ tŕnh cực thay!
Qủa khỏa chi thực Nhà ta vắng vẻ bấy nay
Diệc dị vu vũ Hẳn rằng dưa dại leo đầy thềm hoa!
Y-uy tại thất Rán đất làm tổ trong nhà
Tiêu-sao tại hộ Mạng nhện chăng kín cửa ra cửa vào,
Đ́nh thoản lộc trường Sau vườn dầy lốt chân hươu,
Tập diệu tiêu hang Lập ḷe sâu đất dập d́u lượn quanh.
Diệc khả uy dă Cảnh hoang tàn ngó rợn ḿnh,
Y khả hủy dă! Riêng ta mang nặng bao t́nh nhớ thương!
Những côn trùng này đă có mặt trên trái đất trước loài người cả chục ngàn năm va đă sống sót sau nhiều thiên tai khủng khiếp. Ngược lại, những con khủng long thân xác khổng lồ lại bị diệt vong. Sự kiện này chứng tỏ lư thuyết của Darwin là sát với thực tế. Muốn sống sót, các sinh vật phải biêt thích ứng với những biến chuyển của thiên nhiên.
HẠC & HỒ - LY
Trong bài thơ Tứ nguyệt tú yêu, có câu:
Nhất tu nhật vu hạc
Thủ bỉ hồ- ly.
Nữ sĩ Kim Y dịch là:
Tháng một bắn cáo bắn hồ
Đem dâng công tử may đồ ngự đông.
Bà chú giải: "Hạc là một động vật giống con hồ-ly, đầu nhọn, mũi nhọn, long rất dầy, trơn và ấm, có thể dung làm áo cừu. Vu hạc là đi săn hồ-ly.”
Con hạc chính là con Ermine hay Stoat, tên khoa học là Mustela, ung.e.Con hồ-ly là con chồn, tên Anh là Weasel, tên khoa học là Mustela. Bộ, ung của con Hạc rất qúy v́ hiếm, ấm và mịn đẹp, chỉ có ông Hoàng bà Chúa cùng các đại gia mới dám, ung.
Theo huyền thoại Dông phương, những con Hồ-ly sống lâu thường biến thành các Ma Nữ đẹp tuyệt trần ban đêm hiện lên quyến rũ mê hoặc đàn ông.
KỲ LÂN
Một trong bốn Tứ Linh của thần thoại Á đông: Long, Lân, Qui, Phụng.
Lân chi chỉ Lân chi định Lân chi lộc
Hu ta lân hề! Hu ta lân hề! Hu ta lân hề!
Chân chân công tỉ (tử) Chân chân công tính. Chân chân công tộc.
Bài dịch
Chân con lân
Trán con lân
Sừng con lân
Công tôn công tộc đức nhân vẹn toàn
Than ôi thật giống kỳ lân!
KỲ LÂN
Con vật thần linh này, theo đúng nguyên tắc, đứng đầu các loài mao trùng, đầu nửa rồng nửa thú, sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân huơu, đuôi trâu.
Có người cho nó có liên quan đến con huơu cao cổ (giraffe)của Phi châu, nhưng vấn đề này c̣n khó kiểm chứng.
Lân thường làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp.Nhiều khi chúng xuất hiện trên mái nhà hay ngồi trên đầu cột cổng để kiểm soát tâm linh các người hành hương.
Tính con lân nhân hậu, do vậy Chu Hy bàn giải rằng: " V́ Văn vương và Hậu phi lấy Đức sửa ḿnh mà con chàu họ hàng đều hóa theo, cho nên thi nhân lấy chân con lân, trán con lân, sừng con lân để hứng mà ca ngợi con cháu nhà vua."
Kỳ lân thời nhà Minh Kỳ lân thời nhà Thanh
CON HỦY
Cao cương Bài dịch
Trắc bỉ cao cương Trèo lên đỉnh núi xa xa
Ngă mă huyền hoàng Ngựa đen phút chốc mầu da biến vàng
Ngă cô chước bỉ hủy quàng Chén sừng chuốc rượu quỳnh tương
Duy dĩ bất vĩnh thương! Tạm quên bớt nỗi nhớ thương lâu dài!
Dich giả Kim Y chú giải: "Hủy là giống dă ngưu có một sừng, lông xanh, cân nặng tới ngàn cân.Chữ này chính âm là Tỉ hoặc Ti, ta quen đọc là Hủy."
Tra cứu không thấy tài liệu nào bàn đến con trâu có MộT sừng.
Có hai giả thuyết.
Giả thuyết thứ nhất: đây là một giống trâu rừng đă tuyệt chủng.
Giả thuyết thứ hai: có thể không phải là con trâu, mà là con tê giác .
BẠCH HỔ
Bỉ chuyết gỉả gia Bỉ chuyết gỉả bồng
Nhất phát ngũ ba. Nhất phát ngũ tông.
Hu ta hồ, sô-nha (ngu)! Hu ta hồ, sô-nha(ngu)!
Cỏ lau tươi tốt bồng bồng
Một tên bắn trúng lợn rừng năm con!
Cỏ sậy rậm rạp xanh om,
Một tên bắn trúng năm con lợn rừng!
Sô-ngu mày thực lạ lùng!
Theo Mao-truyện, Sô-ngu là con Hổ trắng vằn đen. Bạch hổ gồm hai loại, loại BENGALI và loại SIBERIA. Chúng đều là hổ có một gen lặn (recessive gene) tạo ra những mầu sắc nhạt. Bạch Hổ có vằn khác với hổ bạch tạng Albino là loại hổ trắng không vằn.
Sự sống c̣n của các loại hổ này đang bị đe dọa nặng nề.
Chúng thường hay bị tật mắt lé.
Người Á đông thờ Thần Bạch Hổ và Ngũ Hổ.Ngoài ra, họ c̣n tin rằng nhiều bộ phận trong con hổ có chứa đựng các chất thần dược.
30
CON NGỰA
Ngă mă huyền hoàng
Dịch giả Kim Y chú giải: "Huyền là mầu đen, Hoàng là mầu vàng. Ngựa đen mà hóa ra mầu vàng, là v́ mệt qúa nên biến sắc.”
Danh pháp là Equus ferus caballus, thuộc họ Equidae, ngựa đă xuất hiện trên trái đất khoảng 50 triệu năm, từ một con vật nhỏ có nhiều ngón chân trở thành một loài to lớn có một ngón chân như ngày nay.
Ngựa đă được loài người thuần hóa từ 4000 năm TCN. Nó đă theo loài người khai phá trái đất, và đă tham dự tất cả các trận chiến lớn lao trong lịch sử, như sự bành trướng của đế quốc Mông Cổ hay trận Waterloo đă làm cho Nă phá Luân thảm bại v́ kỵ binh bị lừa rớt xuống hố. Do vậy, ngưới ta đă lấy ngựa làm biểu tượng cho nền văn minh nhân loại.
Ng ười Trung Hoa gọi LƯU là ngựa đỏ mơm đen, QUA là ngựa v àng mơm đen, LY là ngựa đen, K Ỳ là ngựa có vằn xám và TRỤC là ngựa chân trái trắng. Những con ngựa này được ghi trong bài Từ mẫu khổng phụ, Lục bỉ tại thủ (Thiên Tần Phong).
CON DÊ
Cao là Dê nhỏ, Dương là Dê lớn.
Cao dương chi b́ Năm đường tơ trắng nơn
Tố ti ngũ đà Thêu trên áo da dê
Thoái linh tự công Tan chầu lui gót ra về
Uy di tự đà. Mặt mày hớn hở bước đi nhẹ nhàng.
Dê thuộc họ Bovidae là động vật nhai lại (ruminant) gồm hai loại: dê núi (sơn dương) sống ở sườn núi và dê nhà là loại dă được loài người thuần hóa rất sớm trong lịch sử chăn nuôi.
Ngưới ta ăn thịt dê, uống sữa dê và mặc áo da dê. Thịt dê phải biết cách nấu nướng, nếu không bị hôi khó ăn. Sữa dê làm phó mát không cấn phải khuấy đều trước (homogenize) v́ chất béo nằm trong sữa chứ không nổi lên trên như sữa ḅ.
Một số tôn giáo dùng dê để tế thần. Người Do thái trong dịp lễ Yom Kippur tế thần hai con dê, một con bị hy sinh, con c̣n lại được thả để mang đi tội lỗi của cộng đồng. Do vậy có chữ Scapegoat, để chỉ người thoát chết nhưng cũng để chỉ người bị đem làm bùng xung hứng chịu tội của kẻ khác.
.
CON THỎ
Tthỏ tư (Ta) Bài dịch
Túc túc thỏ tư Sắm sanh lưới thỏ sẵn sàng
Trác chi tranh tranh “Canh canh"đóng cọc tiếng vang trong ngoài
Củ củ vũ phu Vũ phu dũng mănh nhường ai
Công hầu can thành Công hầu trông cậy tướng tài nguyên nhung.
Thỏ có hai loại: thỏ nhà (rabbit -lapin) và thỏ rừng (hare-lièvre)).Thỏ nhà khi mới sinh không mở mắt và không có lông. Ngược lại, con của thỏ rừng đẻ ra đă nh́n được và có lông đầy đủ. Thỏ sinh sống hầu như trên khắp thế giới và sinh sản rất nhanh chóng, gây nguy hại cho nông nghiệp. Nó là một trong 12 con giáp của lịch Trung Hoa, nhưng Việt Nam lại thay nó bằng con mèo---không hiểu rơ lư do tại sao. Thỏ được dùng trong nhiếu thành ngữ, tỉ như “nhát như thỏ"hoặc “cho ăn thịt thỏ"(cho leo cây)...Người ta dùng lưới, bẫy, súng đạn hay chó săn để săn thỏ rừng. Thỏ c̣n được nhắc đến trong bài Thỏ viên trong Thiên Vương phong của Kinh Thi.
CON CHUỘT
Con chuột được Kinh Thi nhắc đến trong 3 bài thơ:
Thùy vị thử vô ngồng (nha) Chuột không răng sao tường lại thủng?
Hà dĩ xuyên ngă dung?
Thạc thử, thạc thử! Chuột lớn a, chuột lớn a!
Vô thực ngă thử, Đừng ăn lúa nếp của ta, hỡi mày!
Tưởng thử hữu b́, Con chuột c̣n có lần da
Nhân nhi vô nghi Người không đoan chính thật là hổ ngươi!
Người Việt chia ra là chuột nhắt, chuột đồng và chuột trù. Chuột là động vật gặm nhấm sống chung với loài người từ thời sơ khai và đă mang thảm họa cho nhân loại nhiều lần qua bệnh dịch hạch.
Ông William Faulkner lư luận rằng chuột là con vật thông minh nhất thế giới, v́ nó không hề phải lo kiếm nơi ăn chốn ở. Cả đời nó được loài người cung phụng nhà cao cửa rộng, cao lương mỹ vị! Thế mà nó lại c̣n không mang ơn, phá phách báo hại chủ nhà! Ông cho rằng chó và ngựa là súc vật ngu xuẩn nhất, v́ luôn luôn sống lệ thuộc vào loài người, con chó th́ nịnh bợ ông bà chủ để được vuốt ve khen thưởng, con ngựa th́ hao tổn sức lực cố thắng một cuộc chạy đua chẳng có dính dấp ǵ tới ḿnh! Con chuột nổi tiếng trên thế giới là con Mickey Mouse!
CON LỢN (HEO)
Lợn hay Heo được Kinh Thi nhắc đến trong hai bài thơ Sô-ngu (xin coi Bài viết về Bạch hổ). Thơ này có ư khen Văn vương nhờ có tài đức trị dân mà quốc gia thịnh vượng, cây cỏ xanh tươi, cầm thú đầy đàn.
Nhất phát ngũ ba. Nhất phát ngũ tông.
BA là con lợn rừng đực, TÔNG là lợn một tuổi. ĐỒN là heo 6 tháng.
KIÊN là lợn 3 tuổi.
Người Việt cũng có một số tên để gọi heo: Lợn ḷi (lợn rừng, boar, sanglier), lợn nái, lợn sề, lợn bột (heo sữa), lợn hạch (lợn đực đă thiến), lợn ư, lợn lang hay heo bông, lợn mọi, heo nọc.
Ăn thịt heo sống hay nấu chưa chín th́ mắc bệnh sán lải (Taenia solium). Trứng của sán lải chạy theo ḍng máu lên óc, trở thành những hạt sạn nhỏ bằng hột gạo (cysticercosis) gây ra chứng động kinh (epilepsy). Đây đă từng là nguyên nhân chính của chứng động kinh trong thời Trung cổ và Đệ Nhất Thế Chiến. DNA của người và heo rất giống nhau, cho nên một số bệnh như cảm cúm do vi-khuẩn gây ra đi từ những chim muông là vựa chứa qua heo rồi mới nhẩy qua người. Gần đây, những vi khuẩn này biến dạng (mutation) làm chúng có thể nhẩy thẳng qua người mà không cần đi qua con heo.
CHÓ SÓI
Lang bạt kỳ hồ Sói kia chân bước nặng nề
Tái chí kỳ vĩ. Tiến lêndẫm yến lui vềxéo đuôi.
Công tốn thạc phu, Chu-công khiêm nhún khác đời
Xích tích kỷ kỷ. Danh cao vọng trọng nhường người chẳng ham,
Giầy hồng nhẹ bước khoan khoan!
Một số người khi dùng câu Lang bạt kỳ hồ lại nghĩ rằng đây là ám chỉ một người lang thang giang hồ nay đây mai đó! Thật ra, Lang là con chó sói, Hồ là cái yếm mỡ ở dưới cầm con sói. Bài thơ này ư nói Chu-công, vốn là người tài đức, nên khi bị dồn vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, vẫn sử sự ung dung thanh nhàn.
Chó sói là thủy tổ của chó săn và chó nhà. Mang là chó có nhiều lông, Lư là chó săn, Liễm là chó săn dài mơm và Yết-kiêu là chó săn ngắn mơm. Những loại này đều được Kinh Thi nhắc đến.
CON CHƯƠNG
Dă hữu tử huân, Ngoài cánh đồng có con hươu chết,
Bạch mao bảo chi Cỏ gianh bao kín mít trong ngoài.
Hữu nữ hoài xuân Hoài xuân thiếu nữ đương thời
Cát sĩ dụ chi! Gặp chàng trai trẻ buông lời bướm ong!
Huân là con chương, thuộc loại hươu, không có sừng.
LỜI BÀN
Sau hơn 4000 năm, những chim muông cầm thú trong Kinh Thi đều sống sót. Phần đông đều phát triển sinh nở lan tràn khắp thế giới, chỉ có vài loại như chim uyên ương, bạch hổ hay chó sói là bị đe dọa diệt chủng v́ môi sinh bị loài người tàn phá.
Trớ trêu thay, số phận của Kinh Thi lại trái ngược hẳn.
Từng là cột trụ trong Ngũ Kinh của Nho giáo và nồng cốt của xă hội phong kiến Trung Hoa trong nhiều thế kỷ, Kinh Thi đă trở thành một cuốn sách vô dụng nay thường để trưng bầy trong các thư-viện, ít người đọc và thưởng thức. Cùng với Nho giáo, Kinh Thi đă mất hẳn ảnh hưởng thượng phong trong xă hội Á châu hiện nay bị xâm chiếm bởi trào lưu văn minh Tây phương.
Tuy biết rằng đây cũng nằm trong sự tiến hóa b́nh thường của nhân loại, người ta cũng không khỏi ngậm ngùi trước cảnh biển dâu đă làm tàn lụi một nền văn minh rực rỡ có thời chế ngự đời sống loài người trong những ngày sơ khai của lịch sử.
Cho nên tới đây cũng rót một ly rượu vỗ kiếm mà ca bài "BỈ THỬ LY LY “, thấy cũng hợp t́nh hợp cảnh.
Bỉ thử ly ly, Nơi th́ mạ tẻ xanh rờn
Bỉ tắc chi miêu. Nơi th́ lúa nếp từng chùm phất phơ
Hành mại mỹ mỹ, Bước đi bước một trù trừ,
Trung tâm dao dao Ḷng riêng riêng những ngẩn ngơ bàng hoàng!
Tri ngă giả, Ai mà hiểu được ta chăng,
Vị ngă tâm ưu, Biết ta lo lắng băn khoăn chuyện ǵ?
Bất tri ngă giả, Ai mà chẳng biết thôi th́
Vị ngă hà cầu? Tưởng ta t́m kiếm vật ǵ ở đây,
Du du thương thân Trời xanh thăm thẳm cao dầy
Thử hà nhân tai? Ai làm nên nỗi nước này, hỡi ai?!
Nữ sĩ Kim Y Phạm lệ Oanh dịch bài thơ này, thật là tuyệt bút!
TÔN KÀN
Mùa Hè 2012