Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Every-Vote-Counts

BÀu Cº
(Nhân dịp mùa bầu cử tại Mỹ năm 2012)
Loading
VẤN ĐÁP
(Tiếp theo)

Lời nói đầu:
LTH, cô gái Mỹ gốc Việt 19 tuổi, sang Mỹ năm 2006, nhập quốc tịch Mỹ năm 2011, người đã hỏi nhiều câu trong buổi Vấn Đáp lần trước, lại tới hỏi nhiều câu nữa, như sẽ trình bày dưới đây:

Hỏi:
Hai cuộc debates của ứng cử viên tổng thống và một cuộc debate của ứng cử viên phó tổng thống đã qua rồi. Ông Romney thắng lớn trong cuộc debate đầu. Ông Obama thắng nhỏ hơn trong cuộc debate thứ nhì.  Bây giờ ông đoán ai sẽ thắng cử?

Đáp
Vẫn còn một cuộc debate của ứng cử viên TT nữa vào ngày 22-10-2012. Tuy những cuộc debates này rất quan trọng nhưng giới truyền thông nghĩ rằng chúng sẽ không có ảnh hưởng quyết định trong cuộc bầu cử này bởi vì đại đa số những người muốn đi bầu (likely voters) đã locked up, nghĩa là dù ứng cử viên nào thắng hay thua trong các cuộc debates, họ cũng không đổi ý nữa. Poll mới nhất của Washington Post-ABC cho biết race is in dead heat: Obama 49% và Romney 46% với sai số là (+,-- 2%). Vậy thì rất khó đoán kết qủa dựa trên likely voters.

Nếu dựa trên electoral votes thì dễ đoán kết qủa hơn (chỉ dễ đoán thôi chứ chưa có gì chắc chắn cả). Dưới đây là nghiên cứu dựa trên electoral votes:

                       solid               leaning             toss-up: 77                        need to win
Obama:           196                 59                                                              270
Romney:         170                 36                                                              270

                                                Toss-up States:

Colorado: 9 votes.  G.W. Bush thắng năm 2000 và 2004. Obama thắng năm 2008       Florida: 29 votes.  Hispanic population in Obama’s favor. CH thắng trong 2010 midterms.
      
Iowa: 6 votes.  Obama thắng năm 2008.  CH thắng trong midterms 2010       

Nevada:
6 votes.  Unemployment cao nhất USA.  Obama phải chứng tỏ mình là the right man to fix things.
       
New Hampshire: 4 votes.   Obama thắng năm 2008 nhưng 1 senator CH và 2 dân biều CH được bầu trong midterms 2010.
Virginia: 13 votes.  The swingiest state in USA. Nhưng Obama là ứng cử viên Dân Chủ đầu tiên thắng TT (năm 2008) kể từ 1964.     
Wisconsin: 10 votes.  Từ 1984, luôn luôn bầu cho TT Cộng Hòa và CH cũng thắng lớn trong midterms 2010.
Con số solid electoral votes của Obama lớn hơn dù Romney có nhiều solid States hơn bởi vì 2 tiểu bang Dân Chủ California & New York có electoral votes qúa lớn.

7 swing states kể trên có thể ngả về một trong 2 ứng cử trong ngày 6-11-2012.

Những swing states như Michigan, Ohio, N Carolina, Pensylvania…được xếp trong loại leaning và đã được chia cho 2 ứng cử viên theo poll (ai hơn trên 3 điểm ở một state thì kể như state đó lean về mình, 2 điểm là điểm của sai số).

Vậy thì ai kiếm đủ số electoral votes trong 7 tiểu bang kể trên để bù vào số thiếu hụt của mình thì sẽ có hy vọng thắng cử ( chỉ có hy vọng thôi bởi vì những leaning states cũng còn có thể thay đổi). Obama cần ít nhất 15 votes, tức là chỉ cần Florida hoặc 2 hoặc 3 states nhỏ trong 7 states nói trên. Romney bắt buộc phải thắng ở  Florida cộng thêm từ 3 tới 5 states khác mới thắng cử. Nếu thua ở Florida thì dù thắng tất cả 6 states còn lại cũng vẫn thất cử.

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thôi đoán ai thắng ai thua. Nhức đầu lắm! Mình cứ đi bầu theo ý mình. Mình chỉ control được lá phiếu của mình, không thể convince được ai bầu theo mình. Sau ngày 6-11, ai thắng mình cũng sẽ đứng sau lưng họ như một công dân của nước Mỹ. Không tiếp tục phỉ báng người thắng cử vì họ đã là tân TT rồi. Không tiếp tục o bế người thất cử vì họ đã cháy rồi. Chỉ chú tâm vào tương lai của nước Mỹ trong 4 năm tới. Không buồn phiền. Không ân hận. Không vui mừng qúa vội. Không tiếp tục tâng bốc. Không tiếp tục bôi nhọ.

Đừng thương chính khách hơn thương dân vì họ không thương dân hơn thương cái ghế của họ  (Con Cò).

Hỏi
Cháu đồng ý với ông rằng chúng ta không bàn về chuyện ai thắng thua nữa. Nhưng cháu còn một vài thắc mắc liên hệ đến bầu cử tổng quát chứ không riêng cho 2 ông Obama và Romney. Ông có vui lòng trả lời không?

Đáp
Cháu cứ tự nhiên.

Hỏi
Đương kim TT (incumbent president) có lợi thế gì?

Đáp  
Lợi thế thực tế là: những thành qủa đạt được và những thất bại mắc phải thì đã rõ ràng với đương kim TT, trong khi sách lược của đối thủ chỉ là hứa hẹn, vẫn còn trong nghi ngờ nên cử tri không khỏi không lo ngại. Trong những trường hợp mà đối thủ qúa lợi hại (như Ronalt Reagan versus incumbent president  Carter và Bill Clinton versus incumbent president Bush bố) thì tất nhiên incumbent president thất thế, nhưng trong trường hợp dead heat thì incumbent president lợi thế.

Hỏi
Lần trước ông nói rằng bất cứ ứng cử viên nào (tổng thống, thượng nghị sĩ, dân biểu) hễ buột miệng nói điều kỳ thị là có triển vọng rớt đài. Điều cháu muốn hỏi hôm này là tuy họ không nói ra nhưng trong lòng họ thì sao?

Đáp
Họ không bao giờ nói ra thì làm sao tôi biết họ nghĩ gì!

Tuy nhiên, tôi có thể nói cho cháu nghe diễn tiến của kỳ thị chủng tộc tại nước Mỹ trong vòng 60 năm gần đây:
Đầu thập niên 1960, mục sư Luther King, tuy đạt được thắng lợi vĩ đại đến độ  ngày sinh nhật của ông đã trở thành một trong 13 ngày hollidays của liên bang nhưng thắng lợi đó mới chỉ là tiến từ cuối xe bus lên đầu xe bus.(trước đó người da đen không được phép ngồi ghế ở nửa đầu của xe bus).
Năm 1988, Mục sư J. Jackson tranh cử chức ứng cử viên TT của đảng Dân Chủ. Tuy về nhì nhưng thành qủa của ông chỉ là dừng lại ở non nửa đường đi tới tòa Bạch Ốc.

Năm 2008, Barack Obama đi nốt qúa nửa con đường còn lại để vào ở hẳn trong tòa Bạch Ốc 4 năm và còn hy vọng ở lì thêm 4 năm nữa.

Thế là chỉ trong 60 năm mà người da đen đã đi từ cuối xe bus lên đầu xe bus rồi vào tận tòa Bạch Ốc. Thời gian qúa ngắn cho một con đường qúa dài! Ai không thán phục họ mới chính là người kỳ thị chủng tộc.

Tới đây, tôi muốn nhắc lại lần nữa lời nói danh tiếng của bà chủ một restaurant ở Alabama (1 tiểu bang kỳ thị của miền Nam) trước 100 thực khách đang theo dõi lễ nhậm chức của TT Obama tháng 1 năm 2009: “ Trước đây 40 năm, nếu một người da đen bước vào tiệm này thì tôi có nhiệm vụ phải mời y ra vì tôi không được phép serve thức ăn cho người da đen trong một restaurant của người da trắng. Thế mà hôm nay chúng ta ngồi đây để chứng kiến lễ nhậm chức của một ông tổng thống da đen. Tháng 11 vừa qua tôi vẫn bầu cho ông da trắng nhưng hôm nay tôi rất vinh hạnh được may mắn chứng kiến biến cố lịch sử đầu tiên này”.

Hỏi
Lần trước ông có nói tới chữ macaca đã làm thượng nghị sĩ Allen thất cử. Cháu rất muốn biết tường tận về chuyện lý thú này.

Đáp
Năm 2006, George Allen, incumbent US senator của tiểu bang Virginia, đã có 2 nhiệm kỳ senator và 2 nhiệm kỳ governor. Ông được đảng CH coi như một potential presidential candidate để thay thế TT Bush vào năm 2008 và “ is cruising to the senator seat” vì đang trên đối thủ 10 điểm.

Ông thường gặp gã vác máy quay phim gốc Ấn Độ trong những buổi campain và cứ tưởng y là người của đảng CH. Một hôm, tới sớm, ông có thì giờ thăm hỏi trực tiếp mới biết y làm việc cho đảng DC. Từ lúc đó ông mất cảm tình với y. Hôm đó, lúc đang thuyết giảng, thấy y vác máy vào, ông chào: “ Eh! Macaca! Welcome to Virginia! ”. Ông còn nổi hứng dùng từ macaca thêm 2 lần nữa.

Ngày hôm sau, tất cả các báo chí và đài truyền hình địa phương đều bình luận về từ macaca (một tiếng lóng không có trong tự điển thường, chỉ có trong tự điển những tiếng lóng và nghĩa là đồ con khỉ, giống như người Việt mình thường dùng từ Tôn Ngộ Không). Họ truy lại từ 25 năm trước, lúc còn học ở đại học, ông cũng đã nhiều lần dùng từ negro để chỉ người da đen. Họ còn truy ra rằng anh Mỹ gốc Ấn Độ sinh tại Virginia và Allen sinh tại tiểu bang khác rồi move về Virginia lập nghiệp. Vậy Allen lấy tư cách gì  mà “welcome Macaca to Virginia!”. Ông đã trịnh trọng xin lỗi anh này ít nhất 2 lần trước công chúng và đã được anh hoan hỉ bỏ qua. Nhưng dư luận nhất quyết không tha cho ông. Hầu hết dân da màu (và một ít dân da trắng) đã dồn phiếu cho Jim Web của đảng DC và cuối cùng Allen thua 5000 phiếu. Năm nay, ông lại ra tranh cử chức US senator với ông Kaine (cũng là cựu governor của Virginia) và đang kém ông này 4 điểm. Chưa biết dân da màu tại Virginia đã tha cho ông hay chưa. Nhiều người Mỹ gốc Việt sẽ bầu cho ông vì ông là người đã vận động quốc hội Virginia chấp nhận Ngày Quân Lực VN, Ngày Nhân Quyền VN và cờ Vàng 3 sọc đỏ. Một lý do nữa, ông J. Web của đảng DC, người đã chiến đấu tại VN và có vợ VN, năm nay retired, không ra ứng cử nữa.

Có một điều tôi ngạc nhiên: không thấy mục “macaca” xuất hiện trên TV và báo địa phương trong cuộc tranh cử này mặc dầu cả ông Allen và ông Kaine đều tận dụng negative campain.

Hỏi
Trong những năm đầu sống tại Mỹ, người Mỹ gốc Việt có bị kỳ thị không?

Đáp
Có lẽ không, mặc dầu nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn nặng trong thập niên 1970. Tới thập niên 1990, người Mỹ gốc Việt còn được moved ra khỏi quy chế Affirmative Action cùng với những người Mỹ gốc Nhật, Đại Hàn và Ấn Độ vì đủ thông minh để cạnh tranh (compete) với người da trắng.

Hỏi
Xin ông giảng thêm cho cháu về Affirmative Action.

Đáp
Đó là một quy chế được quốc hội liên bang chấp thuận để nâng đỡ những người thiểu số kém thông minh hơn người da trắng. Họ là những người spanish, da đen, da đỏ, da vàng (trừ Nhật và Đại Hàn). Theo quy chế này, khi tuyển sinh viên vào các trường chuyên môn như y khoa, luật khoa, kỹ thuật, hoặc khi tuyển nhân công cho các công, tư sở thì 8% đầu phải dành cho người thiểu số, 92% còn lại sẽ chia cho mọi người (vẫn có cả dân thiểu số trong này) tùy theo học lực và khả năng của từng người.

Hỏi
Cháu hỏi lén ông điều này, chỉ tò mò muốn biết, không có ý gì khác. Hình như người Mỹ gốc Việt kỳ thị da đen hơn người Mỹ da trắng kỳ thị da đen. Có phải cháu nhận xét sai hay không?

Đáp
Tôi xin thẳng thắn nói rằng ý nghĩ của cháu nên được công khai bàn luận ( tôi phản đối từ lén mà cháu vừa dùng). Tôi không nghĩ rằng người Việt thực sự có tinh thần kỳ thị. Thái độ bề ngoài của họ qúa cẩu thả nên bị hiểu lầm. Qủa thật họ thường dùng từ mọi hoặc nhọ để ám chỉ người da đen lúc nói chuyện hàng ngày trong gia đình, hoặc ngoài cộng đồng (bằng tiếng Việt). Họ quên rằng có một số người Mỹ hiểu tiếng Việt (vài người nói và viết thông thạo tiếng Việt) nên thái độ khinh nhờn ấy đã (ít hoặc nhiều) bị người Mỹ (cả da trắng lẫn da đen) biết sơ qua.

Nói chung thì người Việt không kỳ thị chủng tộc nhiều như cháu tưởng. Trước năm 1975, chánh phủ VNCH đã có một bộ trưởng gọi là Bộ Trưởng Các Sắc Tộc để bênh vực quyền lợi của người thiều số. Còn có một quy chế miễn động viên cho những sắc tộc có dân số đang giảm dần. Hình như ca sĩ Chế Linh được hưởng quy chế ấy. Ngay cả Việt Cộng cũng không thực sự kỳ thị chủng tộc; bằng chứng là chúng ẩn náu an toàn trong rất nhiều cộng đồng thiểu số miền thượng du mà không bị phát giác ( sự trả thù tàn ác cũng không tuyệt đối giữ được bí mật ấy). Chúng có một cụm từ riêng cho người sắc tộc : “người dân tộc”.

Cái nguy hiểm nhất trong tật phát ngôn cẩu thả của người Mỹ gốc Việt về người da đen trụ trong điểm này: con cháu của họ bị tiêm nhiễm tật ấy nên có thể có thái độ kỳ thị thực sự rồi nói nhỏ với bạn da trắng ở trường học. Một số trẻ Việt khác, bất đồng ý với bố mẹ, cũng phàn nàn với bạn bè da trắng, (có khi với cả bạn da đen). Kết qủa là đã có nhiều cuộc ẩu đả gây tổn thương trầm trọng cho cả đôi bên. Một số trẻ Việt đã thiệt mạng.

Tôi thiết nghĩ người Mỹ gốc Việt nên chấm dứt tật phát ngôn cẩu thả này càng sớm càng tốt.

Hỏi
Cháu đã hiểu đại cương về individual votes và electoral votes. Cháu nghe nói, năm 2000, ông Al Gore thua ông G. W. Bush dăm electoral votes nhưng hơn ông Bush tới 500 ngàn phiếu cá nhân mà vẫn mất chức TT Hoa Kỳ. Như vậy có công bằng hay không? Nước Mỹ có nên sửa đổi luật về electoral votes hay không?

Đáp
Chính trị không phải môn sở trường của tôi nên tôi không biết đầy đủ vể điểm này. Cháu nên ra thư viện đọc sách để hiểu thêm. Tôi chỉ nói đại cương vài điều tôi biết.

Trong lịch sử bầu cử của Mỹ, những trường hợp tương tự như vậy mới xảy ra có 2 lần và trường hợp của ông Gore là một trong 2 lần ấy. Nước Mỹ là một hợp chủng quốc, gồm 50 tiểu bang có quyền hạn biệt lập với nhau (trừ ngoại giao và quốc phòng). Họ muốn TT (ngoài việc lãnh đạo dân chúng) còn lãnh đạo các chính quyền tiểu bang cho nên dùng electoral votes để tiểu bang có nhiều ảnh hưởng và uy thế trong việc chọn lựa tổng thống. Ứng cử viên TT chỉ cần hơn đối thủ 1 phiếu cá nhân trong một tiểu bang là được tất cả electoral votes của tiểu bang đó (cách này gọi là the winer takes all). Vì vậy cho nên ứng cử viên TT cần thắng (đôi chút)  ở nhiều tiểu bang hơn là thắng rất lớn trong một số ít tiểu bang rồi thua sát nút ở nhiều tiểu bang khác. Ông Gore đã thắng lớn trong 2 tiểu bang đông dân cư California & New York nhưng thua sát nút ở những tiểu bang ít dân cư hơn như Ohio, Virginia, Indiana, Tennessy, Florida v.v….nên đã thua electoral votes mặc dầu hơn 500 ngàn phiếu cá nhân.

Hỏi
Thế là ông Bush được làm TT và cuộc chiến (không cần thiết) ở Iraq đã xảy ra?

Đáp
Không hẳn là như vậy. Điều này khó nói lắm. Biết đâu cuộc chiến Iraq không xảy ra với TT Al. Gore? Hoặc giả, nếu tránh được lỗi ấy, Al Gore sẽ không phạm lỗi khác? Tài năng của Al Gore thua xa Bill Clinton, chỉ ở mức G.W. Bush mà thôi. Dân Mỹ, nói chung, tuy không đồng ý với G.W. Bush về nhiều điều quan trọng, nhưng không hối tiếc về việc lựa chọn Bush thay vì Gore. Việc xét lại hệ thống bầu cử như cháu vừa đề cập tới cũng chưa hề manh nha trong nghị trình (agenda) của quốc hội Hoa Kỳ.

Hỏi
Cháu hiểu sơ sơ rằng Hạ viện có trên 320 dân biểu và Thượng Viện có 50 thượng nghị sĩ. Dân biểu lo cho dân địa phương. Thượng nghị sĩ lo việc quốc gia và quốc tế. Mỗi dự luật, sau khi được biểu quyết bởi Hạ viện sẽ trình lên Thượng viện và Thượng viện có quyền bác bỏ quyết định của Hạ viện. Cháu hiểu như thế có đúng không?

Đáp
Không sai nhưng chưa hết nghĩa. Tôi không biết hết những vấn đề phức tạp của 2 viện. Cháu muốn biết rõ thì nên đọc thêm sách ở tư viện. Tôi chỉ nói đại cương.

Dân biểu được địa phương bầu lên; một tiểu bang có nhiểu địa phương (tùy theo dân số của tiểu bang) nên có nhiều dân biểu.

Thượng nghị sĩ do toàn dân của tiều bang bầu lên. Mỗi tiểu bang, dù lớn nhỏ, cũng chỉ có 2 thượng nghị sĩ.
Đó là một lý do mà thượng nghị sĩ có nhiều uy thế hơn dân biểu, nhất là khi liên quan đến việc quốc gia và quốc tế. Thượng nghị sĩ cũng dễ thắng cử tổng thống hơn dân biều.

Đó cũng là một lý do mà khi người dân có oan ức thì hay nhờ dân biểu của địa phương mình giúp đỡ.
Tuy Hạ viện hay thảo luận về những việc thuế má, social security, medicaid, medicaire.. và Thượng viện hay thảo luận về quốc phòng, ngoại giao, kinh tế… nhưng cả 2 viện đều có quyền ngang nhau về mọi vấn đề.

Theo tôi hiểu thì không có viện nào có quyền bác bỏ quyết định của viện kia; vấn đề trụ ở ý này: mỗi dự luật đều phải được chấp thuận bởi 2 viện trước khi đệ trình lên tổng thống ký để ban hành thành luật. Nếu dự luật được phác họa bởi một dân biểu thì nó sẽ được Hạ viện biều quyết trước. Ngược lại, nếu dự luật được phác họa bởi một thượng nghị sĩ thì nó sẽ được Thượng viện biểu quyết trước. Nếu dự luật được đề nghị bởi hành pháp thì nó thường được đưa ra Hạ viện trước. Vì vậy mà đa số các dự luật được đưa ra Hạ viện trước, chứ không phải Thượng viện có quyền tối hậu.

Hỏi
Nước Mỹ lãnh đạo tự do dân chủ trên thế giới mà chỉ có 2 đảng, trong khi các nước dân chủ Âu châu có rất nhiều đảng. Có phải nước Mỹ không cho phép lập đảng thứ ba hay không?

Đáp
Có nhiều người Việt nghĩ nhầm như vậy. Chính khách Mỹ được tự do lập đảng mới, nhưng vì không đủ khả năng hoạt động nên hễ muốn làm chính trị thì phải nhập vào một trong 2 đảng hiện hữu.

Sau thế chiến thứ II, nước Mỹ có đảng Cộng Sản nhưng đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vì vi phạm an ninh quốc gia. Sau đó, không ai có khả năng dựng lại đảng Cộng sản nữa.

Năm 1996, ông Ross Berot, một tỷ phú đã tốn cả trăm triệu tiền túi để lập đảng thứ ba. Trong 3 cuộc debates của ứng cử viên tổng thống năm ấy đã xuất hiện 3 ứng cử viên: Bob Doll, Bill Clinton và Ross Berot. Kết qủa bầu cử: Ross Berot được 19 triệu phiếu nhưng không thắng một tiểu bang nào ( nghĩa là có 0 electoral vote). Đảng của ông Berot chiếm được 1 ghế dân biểu duy nhất trong Hạ viện nhưng dân biểu này cũng rớt đài 2 năm sau đó.

Năm 2000, Ross Berot còn ra tranh cử nữa nhưng không được debate chung với Al Gore và G.W. Bush. Từ đó đảng này tắt thở vĩnh viễn.

Dân Mỹ không giúp đỡ tài chánh cho đảng thứ ba hoạt động, chứ không phải luật pháp Mỹ cấm lập đảng thứ ba.

Hỏi
Speed limit tăng từ 55miles/h lên 65 miles/h trong cuối thập niên 1990 (70m/h ở  những tiểu bang miền Nam). Cháu nghe nói quốc hội đã tranh cãi nhiều năm. Phe bảo thủ có cả chục lý do rất mạnh ( chạy nhanh tốn xăng, tai nạn lưu thông gây thương vong gia tăng với tốc độ, rất khó kiểm soát an toàn khi thời tiết xấu, rất khó chặn bắt kẻ gian phi…) mà không thắng nổi. Có lực lượng chính trị nào sau lưng việc này hay không? (cháu rất ghét chạy xe nhanh).

Đáp
Chả có lực lượng chính trị nào làm áp lực cả. Phe cấp tiến chỉ nêu ra một lý do duy nhất mà đánh gục cả chục lý do mạnh mẽ của đối phương. Chỉ có một câu thôi:

Ra một đạo luật mà 90% công dân không tuân hành thì đạo luật ấy vô gía trị.
Thực tế là như vầy: Trên xa lộ, hầu hết mọi công dân, từ hành pháp (giám đốc công sở, cảnh sát hết giờ làm việc..), lập pháp (dân biểu, nghị sĩ..), tư pháp (luật sư, thẩm phán..) cho tới truyền thông (phóng viên), không ai giữ mãi được tốc độ tối đa 55m/h.

Thượng tôn pháp luật
là quan trọng hàng đầu của nền cai trị của Mỹ. Họ không muốn nhìn thấy một đạo luật mà chính quyền không thể ép được dân theo. Vậy thì đạo luật đó phải chết để cho tinh thần thượng tôn pháp luật sống.

Ngày nay, tuy giá xăng lên qúa cao và tai nạn giao thông qúa nhiều, phe bảo thủ cũng không thể giảm tốc độ xuống 55m/h vì dân không theo. Phe cấp tiến cũng không nâng thêm tốc độ lên vì tỷ số những người vi phạm còn quá thấp (dưới 20%), nghĩa là, với tốc độ 65m/h, đa số dân Mỹ vẫn còn thượng tôn pháp luật.

Từ việc này, họ đi xa hơn: họ khuyến cáo Tòa Thánh La Mã bỏ luật cấm ngừa thai và ly dị, viện cớ rằng: các tín đồ Công giáo, khi cần, vẫn ly dị hoặc ngừa thai,  bất chấp luật của tòa thánh. Không biết tòa thánh còn giữ được luật ấy đến bao giờ.

Hỏi
Trong dịp bầu cử, đảng nào cũng khoe mình giảm thuế để kiếm phiếu. CH khoe giảm thuế cho triệu phú để stimulate economy. Dân Chủ thì khoe giảm thuế cho midle class để giúp small businesses và tăng thuế của triệu phú để giảm deficit. Bên nào đúng hơn?

Đáp
Đừng gài tôi vào mê hồn trận nhé! Còn khuya mới biết được ai đúng ai sai. Nhiều năm sau khi họ trúng cử mới biết sơ sơ được đôi điều nhưng cũng không chắc chắn  rằng economy lên hay xuống là do tăng hay giảm thuế cho triệu phú hay midle class. Ronald Reagan giảm thuế cho người giầu thì economy lên. Bill Clinton đánh thuế nặng người giầu thì không những economy lên, unemployment xuống mà còn có surplus. GW. Bush giảm thuế cho người giầu mà economy sụm. Obama vẫn còn giữ nguyên chính sách giảm thuế của người giầu (vì luật ấy từ thời Bush chưa expire) mà economy vẫn nhì nhằng. Không biết đâu mà mò vì có cả chục yếu tố nữa ảnh hưởng tới economy, unemployment, deficit: thiên tai, mất mùa, kinh tế của các nước giao dịch với Mỹ (Âu châu, Á châu, Phi châu, Nam Mỹ), chiến tranh, terrorists…

Cái nạn nhập cảnh bất hợp pháp của người Mễ cũng ảnh hưởng không ít. Cả triệu dân Mễ đang làm những nghề low income như trồng trọt, hái trái cây ở thôn quê và lau nhà, khuân vác ở thành thị… Những người này không đóng thuế nên sở thuế thất thu cả trăm tỷ mỗi năm. Người Mỹ không chịu làm những nghề ấy (nếu bắt buộc phải làm thì cũng không cạnh tranh nổi với Mễ bởi vì Mễ làm giỏi hơn và say mê hơn). Thế là đã mất đi vài ba triệu jobs (mà nếu không có Mễ thì người Mỹ thất nghiệp bắt buộc phải làm, hoặc chủ phải trả công cao hơn để họ làm). Kết qủa là: trên thực tế, không thể nào hạ unemployment xuống thất hơn 5% được bởi vì không tìm đâu ra việc làm để bù vào mấy triệu jobs có income thấp mà người Mễ đang chiếm.

Tăng thuế ư? Chả chính khách nào dám. Dân Mỹ (dân nước nào cũng thế) không thích đóng nhiều thuế; chính phủ nợ nhiều thì con cháu họ sau này sẽ trả, họ cần tiền  ngay bây giờ để chi tiêu trong gia đình. Nước Mỹ bankrupsy là chuyện tương lai của nước Mỹ. Đó là nhiệm vụ của chính phủ và quốc hội chứ không phải việc của cá nhân họ, giống như câu cách ngôn bất hủ của Việt Nam: “ Thành đổ đã có vua xây, việc gì gái góa lo ngày lo đêm?”. (Đây không phải ý kiến riêng của tôi. Đa đa số những người đóng thuế nghĩ như vậy).

Giảm chi tiêu ư? Đã giảm nhiều lắm rồi! Giảm nữa thì có a lot of problems. Giảm quốc phòng thì quân sự sẽ yếu. Giảm ngoại giao thì không còn là lãnh đạo thế giới nữa. Giảm education thì dân sẽ ngu. Giảm welfare thì dân sẽ đói. Giảm healthcare thì dân sẽ bịnh. Giảm trợ cấp thiên tai thì nạn nhân rên la. Giảm trợ cấp nhân đạo thì thế giới chê (chả nhẽ thua Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn?)

Câu hỏi hóc búa vẫn là: Dân đóng thuế như vậy đã đủ để balance budget chưa? Không ai dám trả lời chưa. Chỉ bàn cãi loanh quanh rồi đưa ra những biện pháp vá víu tạm thời.  (Nhiều kinh tế gia đang nghĩ như vậy).

Hỏi
Trở lại vấn đề giảm thuế. Đảng Dân Chủ nói: tăng thuế người giầu và giảm thuế người nghèo để giảm deficit, đồng thời giúp small businesses. Đảng Cộng Hoà nói: giảm thuế đồng đều cho cà người giầu và người nghèo để stimulate economy. Vì số người nghèo tới 90% nên đảng Dân Chủ lợi thế tuyên truyền hơn. Đảng CH không có lối lập luận nào khác hay sao?

Đáp
Có. Nhưng năm nay, economy xấu và deficit cao nên chỉ xài chưởng trên. 10 năm trước,  economy tốt và deficit thấp nên CH đã dùng cụm từ này: “ Giảm thuế cho người đóng thuế“. Rất logic. Người Mỹ thích nghe những điều logic.

Hỏi
Bây giờ cháu mới biết người Mỹ dùng từ ngữ siêu việt như vậy, tỷ dụ như câu “Giảm thuế cho người đóng thuế”. Ông cho cháu biết vài thí dụ nữa đi!

Đáp
Tôi sẽ cho cháu biết thêm 4 thí dụ đề thay đổi không khí. Nói dài hơn sợ lạc đề.

Thí dụ 1:
Cháu có bao giờ lài xe qua đường hầm (tunel) chưa? Lúc sắp chui vào đường hầm sẽ thấy bảng nhắc mình bật đèn “ turn on the light ”. Khi ra khỏi hầm, nếu họ nhắc mình tắt đèn bằng câu “turn off the light” thì rất nguy hiểm vì, nhỡ là ban đêm, người lái xe có thể tắt đèn theo phản ứng tự nhiên. Họ dùng câu: “Are your light on?”. Câu này nhắc mình tắt đèn lúc ban ngày; cũng nhắc mình bật đèn lúc ban đêm. Tuyệt cú mèo!

Thí dụ 2:
Họ không dùng từ prisoner để chỉ tù nhân mà dùng từ in-mate (người bạn bên trong). Tuy nhiên, lịch sự qúa lố với tù nhân sẽ làm họ trở thành “kiêu tù” , giống như kiêu binh thời chúa Trịnh Xâm ở Hànội. Khi làm y sĩ 6 tháng trong một nhà tù của Indiana, tôi phải gọi tù là ngài (sir): yes sir, no sir… Có lần, xin thuốc codein không được, một in-mate dọa tôi câu này: “ 6 months from now, I will be free and I will visit you by then ”. Tôi trình lên warden thì chỉ nhận được lời an ủi xuông.

Thí dụ 3:
Năm 2006, lobsters được mùa, một nhà tù ở Maine cho tù ăn lobsters suốt tuần lễ và bị họ làm reo (riot). Chuyện khó tin nhưng đã xảy ra.

Thí dụ 4
:
Tôi làm medical director cho một state hospital ở Indiana 21 năm và đây là những từ mà tiểu bang ra lệnh cho bác sĩ phải dùng để goị bệnh nhân ( mentally retarded patients,  những người thiếu trí khôn trầm trọng ):
Từ 1978-1985: patient
Từ 1985-1990: resident (coi như người cư ngụ trong một community)
Từ 1990-1994: Individual (là một cá nhân thông thường)
Từ 1994-1999: customer  (cá nhân này là khách hàng và bác sĩ là người bán sức khỏe cho họ)
Lý do để thay đổi danh từ: Tỏ ra tôn trọng bệnh nhân tối đa để dễ nhận tiền trợ cấp của liên bang.

Thực tế: Tình trạng săn sóc bệnh nhân không cải tiến theo danh từ mà còn có nhiều trường hợp vi phạm nặng hơn. Trong những năm đầu, tôi chỉ được báo cáo những trường hợp abuses nhẹ như vết lươn đỏ trên mông. Năm 1997, tôi được báo cáo  một nữ bệnh nhân có lốt phỏng của một cái chìa khóa nung đỏ in trên lưng.

Hỏi 
Càng nói chuyện với ông cháu càng muốn hỏi thêm nữa. Ông hiểu biết sâu rộng và có hứng thú bàn về mọi lãnh vực. Ông có cho phép cháu hỏi sang nhiều lãnh vực  khác hay không?

Đáp
Cháu nên thận trọng lời nói giùm cho tôi kẻo tôi bị mang tiếng là người ham danh,  lãnh vực nào cũng xía vô dù không biết nhiều. Một đôi lần tôi đã nói rằng, đối với tôi, danh thơm cũng chỉ là hư danh nên tôi tuyệt đối không ham. Biết gì nói nấy và không nói điều gì qúa tầm hiểu biết của mình. Thí dụ: Về kinh tế tôi chỉ biết qua loa nhưng nếu ai hỏi, tôi cũng không ngần ngại nói cái qua loa của mình. Ý của tôi là: bài viết của mình có thể kích thích người khác viết nhiều bài giá trị gấp trăm lần. Có thể có nhiều người Mỹ gốc Việt, trong tuổi 30 hoặc 40, có bằng tiến sĩ kinh tế hoặc thương mại, sau khi đọc bài thô sơ của tôi, thấy ngứa bút,  bèn cống hiến những bài thật công phu và tinh xảo cho cộng đồng được nhờ.

Hỏi
Ông đã nói với cháu rằng những bài ông viết, kể cả thơ, văn và hồi ký, chỉ phổ biến rất hạn chế trong con cháu, anh em, bạn bè thân thiết, không phổ biến ngoài công  chúng. Vậy thì ông còn sợ gì tai tiếng?

Đáp
Tôi đã gần 79 tuổi rồi. Đã gặp nhiều tai họa. Đã có nhiều buồn phiền.Viết là cách duy nhất cho tôi giải buồn. Tuy những bài viết của tôi chỉ phổ biến hạn chế như cháu vừa kể nhưng chúng được coi như những món qùa tinh thần nho nhỏ cho họ nên họ được tùy nghi xử dụng.

Buồnbực là hai điều tôi kỵ nhất. Không viết thì khỏi bị chê nên không bực nhưng lại buồn. Buồn là cái mình phải giết, không nên để nó giết mình.

Hỏi
Cháu nói điều này ông đừng giận nhé! Có lần ông nói rằng ông đã tu luyện tới mức không vui khi được khen và không buồn khi bị chê. Sao bây giờ ông còn sợ bị chê?

Đáp
Câu hỏi này rất hay. Lúc đó không phải tôi nói dối mà vì còn khờ nên nhận xét sai về mình.. Tôi vẫn quan niệm rằng hễ nói dối thì tất cả những giá trị của mình sẽ tụt xuống gần con số không. Tháng trước, có một người trong một diễn đàn nhỏ, công kích nặng nề chữ swing trong cụm từ “swing voters” và “swing states” làm tôi hơi bực. Một người bạn khuyên tôi nên nhắn y rằng: “ Nếu giỏi English hơn tờ báo  Washington Post hoặc các đài ABC, NBC, CBS, CNN thì viết bài tranh cãi với họ vì họ đang dùng hàng ngày những cụm từ ấy”. Nhưng tôi không muốn phản ứng như vậy. Sau này xét lại thì thấy qủa thật tâm tư của mình vẫn còn vướng một chút bực. Thì ra mình mới luyện tới mức không vui hú mắt khi được khen, không bực điên đầu khi bị chê, chứ chưa tới mức không vui khi được khen, không buồn khi bị chê. Chỉ ông Phật mới đạt tới mức sau cùng này; mình khờ nên nhận xằng.

Hỏi
Vậy thì cháu xin hỏi ông câu này: Nước Mỹ vẫn đứng đầu kinh tế thế giới mà sao lại vay tiền Trung cộng cho mất thể diện?

Đáp
Biết bao nhiêu thì tôi trả lời bấy nhiêu. Cháu muốn hiểu thêm thì ra thư viện đọc thêm sách. Đọc sách thấy điều gì hay thì nhớ share với tôi.

Mỹ không năn nỉ Trung Cộng để vay tiền. Trung Cộng cũng không dụ Mỹ vay tiền. Khi cần tiền thì Mỹ bán “công khố phiếu” theo thể thức đấu giá (bid) trên thị trường quốc tế. Ai trả giá tốt hơn thì bán, không kể bạn, thù (đó là căn bản của thương mại).

Thí dụ: Mỹ bán một công khố phiếu trị giá 100 tỷ, ai mua thì 20 năm sau Mỹ sẽ hoàn trả 130 tỷ. Trung Cộng trả giá 140 tỷ (40 tỷ lời trong 20 năm, phân lời là 2%). Không ai mua dưới giá đó nên Mỹ bán cho Trung Cộng.
Tính kỹ thì Mỹ ăn lời chứ không phải Trung Cộng bởi vì inflation rate là 3.5% mỗi năm.
Trung Cộng cũng không ngu nhưng tiền dư nhiều qúa mà để không thì còn thiệt nữa. Vả lại, tiền cho Mỹ vay (theo kiểu này) thì chắc như lèn; mua công phiếu của nước khác có ngày mất toi tiền vốn. Dản dị thế thôi.

Hỏi
Sao Trung cộng có nhiều tiền thế? Có phải economy của họ qúa mạnh hay không?

Đáp
Nhà nước Trung Cộng là boss của trên 80% công nhân Tàu. Nó bóc lột tàn nhẫn sức lao động của họ nên dư nhiều trillions dollars mỗi năm. Vì vậy cho nên tuy đã tiêu hàng trillions dollars cho quân sự mà vẫn dư tiền mua công khố phiều của Mỹ.

Hỏi
Cháu đã hỏi tôi nhiều câu. Bây giờ tôi hỏi cháu câu này để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay. Cháu cho tôi biết cảm tưởng (impression) đầu tiên của một du khách ngoại quốc về nền văn minh của nước Mỹ khi vừa bước chân tới nước này. Nói rõ hơn, một du khách ngoại quốc tới Mỹ lần đầu tiên, nhìn thấy cái gì mà biết ngay rằng Mỹ văn minh hơn mọi nước khác?

Đáp
Cầu cống?  Đường xa?  Lâu đài?  Sạch sẽ?  Lịch sự?  Trật tự? ………? 

Giải đáp của Con Cò:
Tất cả các câu trả lời của cháu đều sai.

Nước Mỹ qủa thật có những điểm ấy nhưng nhiều nước Âu châu và Nhật bản cũng không kém.

Câu trả lời của tôi chỉ focus trên 2 thứ này:

Điện thoại và cầu tiêu công cộng!
 
Cháu cứ đi du lịch khắp thế giới thì sẽ biết.

Rất khó tìm ra điện thoại công cộng ở mọi nơi trên thế giới.

Ngày nay, cell phone qúa thông dụng nên gọi điện thoại không là vấn đề nan giải nữa nhưng nếu cần bath room thì vô cùng phiền phức. Ngay cả ở những nước văn minh như Anh, Pháp, Đức, Hoà Lan, Thụy Điển, Nga...cũng không sẵn cầu tiêu công cộng. Dọc đường không có. Shopping centers thật sang cũng không có. Thỉnh thoảng có vài cái cầu tiêu tư nhân nhỏ xíu và dơ dáy nhưng phải đưa cho người gác cửa 50 xu mới được vào. Không có tiền lẻ thì chịu khó ướt quần. Ở Tàu và Việt Nam thì dễ dàng hơn bên Âu châu, chỉ cần nhắm mắt tụt quần (kể cả đàn bà) ở vỉa hè (ngay trước mặt cảnh sát) là giải quyết xong.

Còn ở Mỹ:

Cầu tiêu công cộng hoàn toàn miễn phí ở khắp mọi nơi.

Rất sang trọng. Rất rộng rãi. Rất sạch sẽ. Rất vệ sinh. Rất an toàn.

Ở supermarkets. Ở shopping centers. Ở các công tư sở. Ở restaurants. Ở công viên. Ở tiệm xăng. Ở dọc đường….

Tại những tiệm fast food như Mc. Donald, Fried chicken… thì cứ coi như nơi công cộng, tha hồ ra vô tự nhiên.
Tại nhưng quán bán hàng (mọi thứ hàng) thì vừa nhìn thấy vẻ mặt khẩn trương của bạn (bạn chưa kịp ngỏ lời) là chủ nhân đã chỉ bath room cho bạn xài!

Dường như các hãng bán beer và nước ngọt đã tài trợ cho việc xử dụng cầu tiêu để loài người tha hồ uống beer, coca, pepsi…. tại dọc đường ở Mỹ?

Điện thoại công cộng cũng ê hề: chỗ nào có cầu tiêu là có điện thoại công cộng.

Chưa chắc trên Thiên Đàng đã có những tiện nghi siêu đẳng như thế!

Ngày 18-10-2012
Con Cò

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2012