Năm 2012 đánh dấu hai thành quả khoa học tối quan trọng trong công cuộc tìm hiểu hiện thực (reality) cùa vũ trụ.

Đây là hai mục tiêu căn bản  mà loài người đã đạt tới  sau một cuộc hành trình dã kéo dài cả mấy chục ngàn năm, đi từ cái cực tiểu đến cái cực đại.

 

               

Hình 1                                                          Hình 2

Hình 1 là hình vẽ mô phỏng cảnh 2 hạt proton đụng nhau khi chúng đang bay với tốc độ gần tốc độ ánh sáng. Hạt HIGGS sau khi hiện ra phân tán rất mau lẹ và biến thành hai electron và hai hadron được nhận ra như những đường thẳng. Hiện tượng này được ghi nhận trong các cuộc thử nghiệm ngày 4 tháng 7 năm 2012 tại Large Hadron Collider (LHC) của Viện Vật lý Hạt châu Âu CERN.

Hình 2 là hình chụp ngày 26 tháng 9 năm 2012 dùng kỹ thuật XDF của kính viễn vọng HUBBLE. Đây là hình của biên giới xa nhất của vũ trụ cho ta thấy những  vì sao và những giải thiên hà cũ nhất, đã hiện ra gần lúc khai thiên lập địa BIG BANG. Người ta phỏng đoán rằng những vật xa nhất ghi trong hình đã xuất hiện cách đây 13.2 tỉ năm. ( BIG BANG  xẩy ra cách đây 13.7 tỉ năm.)

Bài biên khảo này ghi nhận lịch sử của cuộc hành trình đã dẫn dắt nhân loại đến những thành quả trên.

Trước hết phải trình bày sơ qua về Large Hadron Collider (LHC) và Hubble Telescope (HBT).

LHC được dịch ra là Máy Gia Tốc Hạt Lớn được xây cất năm 1981 với mục đích chính là chứng minh sự tồn tại của hạt Boson Higgs cũng như  xác định những dự đoán từ trước và tìm tòi những liên kết còn thiếu trong mô hình chuẩn. Máy bắt đầu hoạt động vào ngày 10 tháng 9 năm 2008. Máy được cai quản và điều hành bởi Tổ chức Nhiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN).Máy nằm dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ gần Geneva ( xem bản đồ)

                                                

                  Hình 3                                                                                                   Hình 4

Đường hầm chứa máy là một vòng tròn với chu vi 27m, đường kính 3.8m, nằm ở độ sâu từ 50 đến 175m dưới mặt đất. Có 2 ống chạy song song sát nhau,giao nhau tại 4 điểm, mỗi ống chứa 1 tia proton được lưu chuyển quanh vòng tròn từ hai hướng ngược nhau. Người ta dùng tới 1600 nam châm siêu dẫn để điều khiển đường bay của proton cũng như để gia tăng tốc độ của chúng cho đến sát tốc độ ánh sáng. Năng lượng của proton được tăng tới 7 TeV, giúp cho năng lượng va chạm lên tới 14 TeV. Có tất cả 6 bộ phân tích (detector) nằm trong những hang đặt tại các giao điểm của máy gia tốc dùng để ghi nhận những hiện tượng xẩy ra trong các vụ va chạm giũa 2 proton.

 

 

HUBBLE TELESCOPE (HBT)  được dịch ra là Kính Viễn Vọng không gian HUBBLE.. Dưới quyền sử dụng của NASA, HBT bắt dầu được  xây cất từ năm 1970 và được phóng lên không gian vào năm 1990.Qũy đạocủa HBT cách mặt đất khoảng  610km với một chu kỳ từ 96 đến 97 phút. HBT sẽ ngưng hoạt động vào năm 2014.

 

 

Đây là một kính viễn vọng phản xạ được trang bị hệ thống máy tính,và một gương thu ánh sang có đường kính 2,40m, một diện tích thu tín hiệu  to tới 4,50 mét vuông và bước song quang học,tia cực tím, gần hồng ngoại.Nó có thể thu nhận ánh sang từ vật thể cách xa 12 tỉ năm ánh sáng. Ưu điểm của nó là quan sát các thiên thể mà không bị ảnh hưởng bởi khí quyển Trái Đất. Kính đã được các phi hành gia tháo gỡ sửa chữa trên không gian.

.

    

                    SATURN                                                         PLUTO                                             NGÔI SAO ĐANG THÀNH HÌNH

 Những hình trên được chụp bởi Kính viễn vọng Hubble.                                                               

Theo thuyết tiến hóa(Evolution),  thủy tổ của loài người hiện đại Homo Sapiens xuất hiệncách đây  vào khoảng từ 400.000 đến 250.000 năm. Nhờ sự phát triển của bộ óc tân não, Homo Sapiens  chế ngự trái đất một cách mau chóng và chỉ ít lâu sau, đã bắt đầu phân vân tự hỏi:  Cái gìcấu tạo thiên nhiên? Thực chất của thiên nhiên là gì? Những vật lấp lánh trên bầu trời trong ban đêm là những cái gì? Tại sao có ngày đêm? Tại sao có mùa nóng mùa lạnh? 

 

Rồi từ từ đưa đến nhũng câu hỏi hắc búa hơn: Sự sống ở đâu mà ra? và sẽ đi về đâu? Tại sao lại có bệnh tật già nua chết chóc? Tại sao có kẻ khổ người sướng?

Những triết gia Ấn Độ và Hy Lạp đã có khái niệm về nguyên tử từ thời cổ đại. Nhà hiền triết Hy Lạp Democritus (Hình 3) đã phát minh ra danh từ nguyên tử từ năm 450 Trước Công Nguyên. Ông này là người đã nói: “Poverty under democracy is better than prosperity under tyrants.”

 

 Hình 3

 

Có một bức tranh sơn dầu nổi tiếng đã tìm cách ghi họa lại tất cả các khuôn mặt của những triết gia nghệ sĩ và bác học đã đóng góp vào việc xây dựng nền văn minh Tây phương. Đó là bức tranh School of Athens—l’École d’Athène--Trường phái Athena---của RAPHAEL ---hoàn thành năm 1511 vào thời Phục Hưng (Renaissance) hiện trưng tại Vương Cung Thánh Đường ST Peter’s ở La Mã. (Hình 4).

 

Hình 4

Trong tranh,người ta nhận thấy sự hiện diện của các triết gia lừng danh như Plato(14), Socrates (12) , Parmenides (11), Heraclitus (13)và Diogenes (16),  những toán học gia nổi tiếng như Euclid (18), Pythagoras (6) và bà Hypatia (9) những nhà bác học lừng danh như Aristotle (15) và Anaximander (4). Những nhân vật này đánh dấu cuộc cách mạng lấy Tự do Dân chủ làm tiêu chuẩn, tôn trọng Lý trí và Suy luận trong hành động.

Khởi đầu, người ta chỉ có khái niệm nguyên tử là phần tử hóa học nhỏ nhất không thể phân chia ( indivisible) cấu tạo nên vật

 

                                                    

              NEIL  BOHR                                                                          ERNEST RUTHERFORD

 

                                                                                                   MARIE CURIE

 

 

                            J.J.THOMPSON                                            HENRY MOSELEY                          JAMES CHADWICK                                 

                                       

 

chất. Phải đợi đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với sự khám phá ra điện tử  (Thompson), proton ( Moseley) và neutron, (Curie&Chadwick), trải qua đề nghị của Bohr-Rutherford, người ta mới đạt tới mô hình nguyên tử hiện đại. (Hình 5&6).

 

                          

                           Hình 5                                                                                   Hình 6

 

Sau đây mô tả hình nguyên tử được chấp nhận ngày nay (Wikipedia):

--Nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân (nucleus) mang điện tích dương nằm ở tâm ngtuyên tử và các điện tử mang điện tích âm (electron) chuyển động xung quanh.

--Hạt nhân được tạo thành từ các hạt proton mang điện tích dương và các hạt neutron không mang điện.Mỗi nguyên tố chỉ có một số proton duy nhất nhưng có thể có số neutron khác nhau (các nguyên tố này được gọi là đồng vị).Hạt nhân của điện tử chiếm một vùng không gian rất nhỏ bé so với nguyên tử.

--Các điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân trên các qũy đạo.Sự sắp xếp của các qũy đạo trong nguyên tử được gọi là cấu hình điện tử. Mỗi qũy đạo được đặc trưng bởi ba số lượng tử là số lượng tử chính, số lượng tử phương vị và số lượng tử từ.Trên mỗi qũy đạo có thể có hai điện tử, nhưng hai điện tử này phải có một số lượng tử thứ tư là spin khác nhau.

--Các qũy đạo của điện tử không phải là những đường cố định mà là sự phân bố xác suất mà các điện tử có thể có mặt--Các điện tử sẽ chiếm các qũy đạo có năng lượng thấp nhất (các qũy đạo gần hạt nhân nhất). Chỉ có các điện tử ở lớp ngoài cùng mới có khả năng tham gia để tạo các liên kết hóa học.

   Mô hình cùng với những nguyên tắc trên được chấp nhận tại Hội nghị SOLVAY kỳ 5 tổ chức tại Bỉ quốc  năm 1927. Hội nghị này quy tụ những nhà vật lý học  toán học và hóa học lừng danh  (Hình 7).

 

 

                                                                                                               Hình 7

A.Picard,E.Henriot,P.Ehrenfest,E.Herzen,Th.deDonder,E.Schrodinger,JEVerchaffelt,W.Pauli,W. Heisenberg,RH Fowler,L.Brillouin.

P.Debye,m.Knudsen,WL Bragg,HA Kramers,PAM Dirac,AH Compton,L.de Broglie,M.Born,N.Bohr.

I.Langmuir,M.Planck,M.Sklodowska-Curie,HA Lorentz, A.Einstein,P.Langevin,Ch-EGuye,CTR Wilson,OW Richardson.

 

                                                                                              

                         Hình 8.M.Faraday                                                                                                               Hình 9. J.C.Maxwell

 

Những Hội nghị này đã vinh danh ông FaradayMaxwell (Hình 8&9) về những   định luật liên quan tới ánh sáng, điện từ và từ trường.  Những nguyên lý này đã dẫn dắt ông A.Einstein giải thích vào năm 1905 hiện tượng quang điện (photoelectric effect) qua phương trình toán học rồi từ đó ấn định đơn vị của ánh sáng là quang tử (photon) cũng như phác họa ra lý thuyết lượng tử  (quantum theory).

Ông nhận lãnh giải thưởng Nobel về Vật Lý năm 1921 nhờ công trình này.

Cũng trong bài Annus Mirabilis 1905, ông phác họa ra phương trình tương đương Khối lượng –Năng lượng : (Hình 10)

 

 

Hình 10

 

Phương trình này cho ta thấy không gian (space) và thời gian (time) không còn là những đơn vị tuyệt đối nữa. Tốc độ của ánh sáng mới là đơn vị tuyệt đối, vì không có cái gì đi nhanh hơn ánh sáng được.

Phương trình này đặt nền móng cho việc chế tạo những vũ khí nguyên tử dựa trên sự phá vỡ nhân của nguyên tử  (Fission nuclear weapons). Hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945 cho người ta thấy sức mạnh tàn phá khủng khiếp của vũ khí nguyên tử.

 

 

Tên tuổi ông A.Einstein được gắn liền vào sự việc trên như ghi nhận trên bìa tuần báo Time phát hành năm 1946:

 

 

Các ông Teller,Ulam và Neuman được coi là cha đẻ của bom Hydrogen,dùng năng lượng phát ra từ tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion).

 

Đến thập niên 1950, người ta khám phá ra rằng với những máy móc mạnh mẽ tối tân, người ta có thể không những phá vỡ được nhân mà còn phá vỡ được cả  hạt proton của nhân nguyên tử.

Do vậy người ta đã kiếm ra rất nhiều hạt hạ ( sub-atomic particles) được sắp xếp như sau trong mô hình chuẩn (standard model) của ngành vật lý Hạt:

---quarks, gồm  6 hương(flavors):up,down,bottom,top,strange và charm.

---leptons, gồm 6 loại:electron,electronneutrino,muon,muon neutrino,tau,tau neutrino.

---12 gauge boson(force carrier) :photon,W và Z boson của weak force, gluon của strong force.

---Higgs boson. Đây là boson chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng  (mass) cho các hạt hạ. Nó là hệ quả của lưỡng tính sóng hạt (wave--particle) trong cơ học lượng tử ( quantum mechanic).

Hình11Hình 12 cho ta thấy liên hệ của các hạt hạ trong mô hình chuẩn ( Standard Model) .Những hạt này  xuất hiện trong tích tắc đầu tiên của BIG BANG.

 

                       

                           Hình 11                                                                                          Hình 12  

  

BIG BANG được nhắc tói nhiều lần từ đầu bài này. Vậy BIG BANG là gì?

Đây là lý thuyết liên quan tới khai thiên lập địa được tán thưởng nhất trong hiện đại do một số nhà bác học  khởi xướng và hoàn tất . Trong đó có hai  ông Stephen  HawkingNeil Turok là nổi tiếng nhất  .

Thật ra thì không có tiếng nổ nào. Ta hãy tưởng tượng rằng cách đây 13.75 tỉ năm, có một dấu chấm nhỏ li ti sáng rực chứa toàn năng lượng mà không có vật chất.  

 

 

            

                                                               Stephen Hawking                                                      Neil Turok

Điểm này có một mật độ vô biên và áp xuất cực cao cùng với nhiệt độ khủng khiếp lên tới cả ngàn tỉ độ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đây là một trạng thái mà các nhà toán học gọi là một  singularity (điểm kỳ dị).

Tự nhiên không hiểu vì lý do gì, điểm này bỗng nhiên phồng lên như một trái bong bóng được bơm hơi vào.Mới trong 1 giây mà đường kính của chấm này đã đạt tới 1000 năm ánh sáng . Khởi điểm của hiện tượng này gọi là BIG BANG . (Hình 13)

 

                     

                                                                                                Hình 13

 

Khoảng 10-35 giây sau kỷ nguyên Planck, vũ trụ đang nở tiến vào  giai đoạn lạm phát và ở trạng thái một chất lỏng chứa đựng quark-gluon.Chỉ tích tắc sau BIG BANG, nhiệt độ trong dấu chấm hạ xuống, năng lượng biến thành nhũng hạt căn bản quarks,leptons và electrons. Đây là qúa trình sinh hoạt baryon . Một phút sau BIG BANG,những hạt proton và neutron thành hình . Thế nhưng phải chờ từ 3 đến 400.000 năm sau BIG BANG thì electron  mới hòa hợp với proton và neutron để cấu tạo thành nguyên tử. Vật chất và phản vật chất  (anti-matter) được cấu tạo cho đến qúa trình chuyển pha với tính đối xứng bị phá vỡ, vật chất có nhiều hơn phản vật chất, nhờ đó các lực vật lý và các hạt cơ bản  mới tồn tại được ở trạng thái như ta thấy ngày nay. Bức xạ được tách khỏi vật chất và tiếp tục truyền trong không gian cho tới ngày nay, đó chính là bức xạ phông vi sóng  (background radiation microwave).

Nguyên tố đầu tiên xuất hiện là Hydrogen, cộng thêm với chút ít HeliumLithium. Những nguyên tố này họp lại thành những đám mây khổng lồ do sức hút của trọng lực  từ đó sản xuất ra những vì sao và giải thiên hà (Hình 14 và 15) .Những thiên hà thành hình vào khoảng một tỉ năm sau BIG BANG. Những nguyên tố nặng (heavy elements) được cấu tạo trong các vì sao hay các siêu tân tinh (supernova). Những nguyên tố này cấu tạo nên những sinh vật trên Trái Đất, kể cả loài người. Do vậy ta có thể nói rằng loài người  là con đẻ của BIG BANG.

                                                                    Hình 14                                                              Hình 15

     

Ngoài không gian-thời gian, còn thêm một yếu tố quan trọng trong vũ trụ, đó là trọng lực (gravity) hay lực hấp dẫn.

Những định luật liên quan đến lực hấp dẫn giữa hai vật thể đã được nhà bác học I.Newton (Hình 16) ấn định vào thế kỷ 17  và đã được sửa đổi bởi ông A.Einstein (Hình 17) vào thế kỷ 20 trong thuyết tương đối rộng.

 

                                          

                                                Hình 16                                                                              Hình 17

Trong hệ thống Newton, lực hấp dẫn tác động như một NGOẠI LỰC lên vật thể và đi theo đường thẳng (Hình 18). Ngược lại, theo thuyết tương đối của Einstein thì lực hấp dẫn là bản chất của không gian-thời gian bị uốn cong bởi sự hiện diện của khối lượng và KHÔNG phải là

một ngoại lực (Hình 19). Trong thuyết lượng tử thì đơn vị của lực hấp dẫn là hạt graviton. Đây là một trong 4 lực căn bản của Vũ trụ.

 

                        

                                  Hình 18                                                                                               Hình 19

 

Ba lực kia là lực điện từ ( electromagnetic force) với đơn vị là quang tử (photon), lực  mạnh (strong  force) với đơn vị là gluon giữ các quark ở chung với nhau để cấu tạo các hadron như proton và neutron cùng giữ các hadron nằm lại trong nhân của nguyên tử, lực yếu mà đơn vị là W bosonZ boson  điều khiển radioactive decay để biến chế ra các loại nguyên tố đồng vị (Isotope). Lực điện từ có ngay từ đầu  , những lực kia  xuất hiện chỉ một phút sau BIG BANG khi Vũ trụ nguội dần và nhân nguyên tử bắt đầu thành hình.

Trong khi nghiên cứu và tranh luận về trọng lực, ông Einstein đã phải đồng ý và chấp nhận quan điểm của hai nhà bác học trẻ tuổi, đó là ông Alexander Friedmann, một toán học gia người Nga, và ông Georges Lemaitre, một thầy tu và toán học gia người Bỉ. Cùng với  nhà thiên văn học người Huê Kỳ E.P.Hubble, những người này đã khám phá ra hiện tượng  Dịch Chuyển ĐỎ----RED light shift--- chứng tỏ rằng Vũ trụ đang giãn nở chứ không bất di bất dịch như trong mẫu của ông Einstein.

Sự giãn nở gia tăng với thời gian (acceleration).

 

                                       A. FRIEDMANN                                     G.LEMAITRE                                               E.P.HUBBLE

 

Cũng trong thời gian này, khi khảo sát mật độ vật chất trongVũ trụ,người ta nhận thấy rằng không đủ vật chất có thể quan sát được  trong các thiên hà và giữa các thiên hà để giữ chúng quay bằng lực hấp dẫn. Do vậy, người ta nghi rằng 90% của Vũ trụ chứa đựng một loại vật chất không bình thường ( không phát ra cũng như không thu nhận ánh sáng) được gọi là VẬT CHẤT ĐEN ( DARK MATTER).Ngoài ra, khi quan sát bức xạ phông vi sóng, người ta cũng nhận thấy 70% mật độ năng lượng chưa được tính đến. Do vậy,  người ta phỏng định là  70% năng lượng thiếu hụt chứa NĂNG LƯỢNG TỐI (DARK ENERGY) với áp suất ÂM.

Đây là những bí mật của BIG BANG chưa được giải thích . Nhưng người ta biết đến sự hiện diện của Vật Chất Đen và Năng Lượng Đen qua những ảnh hưởng mà chúng gây ra cho một số hiện tượng trong Vũ trụ.

 

 

 

Tương lai của Vũ trụ  sẽ ra sao?

 

Trong mẫu BIG BANG,người ta có hai giả thuyết .

Nếu mật độ khối lượng của Vũ trụ lớn hơn mật độ tới hạn (critical density), Vũ trụ sẽ giãn nở  tới một kích thước cực đại rồi sau đó sẽ bắt đầu co lại. Vũ trụ sẽ trở nên đặc hơn và nóng hơn, để rồi sẽ trở về một trạng thái tương tự như trạng thái mà nó sinh ra--- một vụ CO RÚT không lồ ( a Big Crunch ).

Ngược lại,nếu mật độ khối lượng bằng hay  nhỏ hơn khối lượng tới hạn, sự giãn nở của Vũ trụ sẽ chậm lại nhưng không bao giờ ngưng. Các ngôi sao thôi không hình thành, Vũ trụ trở nên loãng và lạnh khủng khiếp---a big Freeze.Vật chất kể cả hố đen sẽ bốc hơi tan biến,chỉ để lại bức xạ Hawking. Đây là tả cái chết NHỊÊT  ( a Heat Death).

 

Hiện nay, với lý thuyết Năng lượng Đen, người ta còn nghĩ đến một giả thuyết  nữa gọi là  BIG RIP. Vật chất  sẽ bị XÉ tan  ra dưới sự giãn nở với gia tốc không ngưng của Vũ trụ .

Như ta thấy, dù theo giả thuyết nào đi nữa thì HƯ VÔ sẽ trỏ về với HƯ VÔ!

 

Bài biên khảo trên trình bày những móc nối quan trọng trong cuộc hành trình của nhân loại khi đi tìm kiếm  câu trả lời cho một số câu hỏi cơ bản . Loài người đã thành công một phần nào trong sự hiểu biết về cấu tạo của vật chất và sự hình thành của Vũ trụ.

Nhìn bức hình mô tả sự hiện diện của boson Higgs, người ta biết rằng mình mang trong cơ thể  một phần của Vũ trụ. Ngắm bức hình biên giới mới của Vũ trụ, con người càng cảm thấy nhỏ bé trong bao la của hoàn cầu, đời con người thật là ngắn ngủi trong thời gian gần như vô tận của thiên nhiên .

 

 

Trải qua vài trăm ngàn năm, nhân loại không còn chỉ lo sống sót nữa, mà đã gây dựng một nền Văn Minh trong đó con người thường thức cuộc sống với âm nhạc, hội họa, văn chương, ẩm thực  ,ốm đau được săn sóc,  nhiều bệnh tật đã được chế ngự, con người sống lâu hơn thời xưa đến cả mấy chục năm.

Người ta bay từ địa lục này tới địa lục khác trong một hai ngày, xuống lòng đại dương tìm nhiên liệu,thám hiểm Cung Trăng và Hỏa Tinh, lên xuống không gian như đi chợ, cả thế gìới biến thành một mạng lưới khổng lồ,loài người liên lạc với nhau trong tích tắc.

Nếu hỏi dân chúng là thích sống ở thời điểm nào nhất, chắc chắn đại đa số sẽ chọn thế kỷ thứ 20 hay 21!

 

                        

 

Những thành quả trên sẽ không thực hiện được nếu không có cuộc cách mạng điện toán ( computer revolution). Người ta nghĩ đến máy điện toán khi quan sát các máy dệt vải do ông Joseph Marie Jacquard sáng chế. Các ông Charles Babbage  và Herman Hollerich cùng hãng IBM sử dụng thẻ đục lỗ (punched cards) và ống vacuum cũng như áp dụng  đại- số-học  của G.Boole dùng hệ nhị phân (binary system) để chế tạo ra những máy tính đầu tiên.

                                                    Jacquard                                            Babbage                                              Hollerich

 

                                                             

                           Shannon                                                       ALAN TURING                                                      Stibitz       

 

Nhà toán học gia Alan Turing được coi như là người sáng lập ra ngành điện toán học với sự phát minh của algorithm, dẫn đến sự thành lập máy tính Anatasoff- Berry đầu tiên dùng điện tử vào năm 1937.Cũng trong năm 1937,các ông C.E.Shannon G. Stibitz trình bày phương thức  kiến tạo re-le và công tắc sử dụng transistor. Đến năm 1970 thì người ta bắt đầu sử dụng micro-processor với Integrated Circuits (IC).

 

           

                          ENIAC                                         MẠNG LƯỚI INTERNET                                         LAPTOP

 

 

Lúc khởi đầu, các máy điện toán to lớn cồng kềnh. Bắt đầu từ thập niên 80, với những phát minh của các ông Steve Jobs (Apple) và Bill Gates (Microsoft), người ta chế tạo ra những máy PC cùng LapTop vừa lanh lẹ vừa chính xác.

 

Những tiến hóa về kỹ thuật theo định luật của Gordon Moore, một trong những sáng lập viên của INTEL (Moore’s law).

Định luật này được công bố rộng rãi trên tạp chí Electronic Magazine ngày 19tháng 4 năm 1965:

Số lượng transistor trên mỗi đơn vị inch vuông (6,45cm2) sẽ tăng lên gấp đôi mỗi năm.”

 

 

Hiện nay, thế giới đang đi vào một cách mạng mới . Đó là cách mạng kỹ thuật SỐ ---DIGITAL technology. Kỹ thuật này sẽ giúp người ta chế tạo ra những máy móc tân kỳ vừa chính xác vừa hữu hiệu ít nhất gấp đôi những máy móc hiện đại.

 

                                    

             CAT Scan Bụng chụp với kỹ thuật SỐ.                                                 MRI Bộ Óc chụp với kỹ thuật SỐ.

 

 Tóm lại, con người có thể hãnh diện đã tiến những bước rất dài trong lãnh vực vật chất và kỹ thuật.

Thế nhưng ....

Thế nhưng thử hỏi những giá trị Tinh thần, Đạo đức và Nhân bản  của loài người có được phát triển song song với những  thắng lợi vật chất và kỹ thuật không? Nếu có thì tại sao có? Nếu không thì tại sao không?

Trả lời  câu hỏi này khó hơn người ta tưởng.

Người ta cần phải suy nghĩ, cân nhắc, tìm hiểu và phân tích nhiều yếu tố, nhiều khía cạnh trước khi phán quyết.

Đây là đề tài của một bài biên khảo cho kỳ tới.

 

 

                                                                                TÔN KÀN 

                                                                            Mùa Thu 2012

 

 TÀI  LIỆU  THAM  KHẢO 

1.  WIKIPEDIA, the free Encyclopedia. 

2. STEPHEN HAWKING

                             A brief History of Time (2005)

                            The Universe in a Nutshell (2001) 

3. NEIL TUROK  The Universe Within (2012)

4. The Globe and Mail, Toronto, Canada.