1. Thông thường, như cách đây một hai thập niên, người ta chỉ chơi một bộ khung, nên bộ bài Mạt Chược có tất cả 160 quân bài hay 80 đôi gồm: 

HoaKhung,

4 bộ Hoa (mỗi bộ đánh số 1, 2, 3,4         = 16 quân

          1 bộ là Mai, Lan, Cúc, Trúc

          1 bộ là Xuân , Hạ , Thu , Đông

          1 bộ Tinh  (Vương )

          1 bộ Hậu

1 bộ khung Xanh

(Tổng , Văn , Sách , Vạn )          =   4 quân

                  hay Tổng, Thùng, Sọc, Màn 

1 bộ khung Đỏ

(Hoa, Hợp , Nguyên , Hỉ )           =   4 quân 

 

 

Hàng Văn,

mỗi thứ 4 quân

(đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)             = 36 quân

hay Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu.. Văn 

 

 

Hàng Sách,

mỗi thứ 4 quân

(đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 )          = 36 quân

hay Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu.. Sách 

 

 

Hàng Vạn,

mỗi thứ 4 quân

(đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 )         = 36 quân

hay Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu.. Vạn 

 

Tài Phao, mỗi thứ 4 quân

(Đông, Nam, Tây, Bắc)

 


                    = 16 quân

                    hay gió, cửa, thuộc bộ Hỉ

(Trung, Phát, Bạch)    = 12 quân   

 

               
                                   thuộc bộ Nguyên

 

2.   Chiều đánh bài là chiều ngược với kim đồng hồ, theo thứ tự Đông, Nam, Tây, Bắc.

Chiều đánh bài

 

 

3.  Một hội gồm bốn gió, hay là gió Đông, Nam, Tây, Bắc. Hết một vòng là hết một gió.

 

4.  Gieo súc sắc để biết ai ngồi cửa nào, ai làm cái, theo chiều đánh bài Đông, Nam, Tây, Bắc. Nếu người làm cái ù thì lại tiếp tục làm cái nữa (thượng trương), nếu không thì người kế tiếp làm cái. Theo thứ tự, người làm cái là cửa Đông hay cửa 1, rồi đến cửa Nam hay cửa 2, rồi đến cửa Tây hay cửa 3, rồi đến cửa Bắc hay cửa 4. Nếu trong một gió mà không ai thượng trương thì chỉ có 4 ván.

 

5. Bàn Mạt chược có 4 người chơi, xoa quân bài đã úp sấp cho quân được trải đều, rồi mỗi người xếp 160/4=40 quân thành 20 đôi, bầy ngang trước mặt.

 

Như có thể xếp thành 6 hàng 7, 7, 7, 7, 6, 6 quân, rồi chồng lên thành 3 hàng 7, 7, 6 đôi, rồi nối 3 hàng này thành 20 đôi. Hoặc có thể xếp 8, 8, 8, 8, 4, 4 quân, chồng đôi rồi nối lại, hay xếp 20, 20 quân rồi chồng đôi v..v...

 

6. Nhà Cái bao giờ cũng tính là cửa Đông, gieo súc sắc để biết lấy bài từ chỗ nào. Rồi lấy theo thứ tự từ nhà Cái tới nhà Con mỗi người 2 đôi, rồi 2 đôi, rồi lại 2 đôi, rồi 1 quân, tất cả là 13 quân. Nhà Cái phải lấy dư 1 quân để đánh ra trước, nên thay vì lấy 1 quân cuối cùng thì lấy luôn 2 quân liền nên gọi là nhẩy cóc.

 

7. Sau khi lấy bài rồi thì chồng bài còn lại sẽ có hai đầu, đầu bên tay mặt để bốc bài lúc bình thường, đầu phía bên kia hay tay trái để bốc bài khi có hoa hay khung dựng lên.

 

Chiều lấy bài hay bốc bài là chiều thuận với kim đồng hồ, ngược với chiều lấy bài hay đổi bài khi dựng hoa, hay khung, hay coong! 

 

Chiều lấy bài

 

 

 

8. Khi người bên trái mình đánh ra 1 quân, mình có thể ăn thành một phu phình nếu có 2 quân cùng hàng, để xếp theo thứ tự liên tiếp như 1, 2, 3 hay 4, 5, 6 v..v... Thí dụ Nhất, Nhị, Tam Vạn, hay Tứ, Ngũ, Lục Sách...

 

9. Bất cứ người nào đánh ra 1 quân, nếu mình có 2 quân giống hệt thì mình có quyền phỗng thành một phu phỗng. Thí dụ Nhất Vạn, Nhất Vạn, Nhất Vạn, hay Đông, Đông, Đông. Phỗng được ưu tiên với ăn, và đôi thật được ưu tiên với đôi phải dùng khung.

 

10. Bài 13 quân chờ rồi thì ai đánh ra 1 quân, hoặc tự bốc lấy, có thể ù được nếu bài có thể xếp như sau:

 

2 quân giống nhau làm mắt               =    2 quân

4 phu, mỗi phu có 3 quân                 =  12 quân

 

 

Các cách ù

 

11. Bài ù muỗi, nhỏ nhất không có phán nào, nếu 4 phu có cả phình lẫn phỗng:

 

 

12. Nếu 4 phu đều là phình thì ù một phán (ù phình) như bài dưới đây, khi mà Đông không phải là cửa! Nếu Đông là cửa thì chỉ ù muỗi.

 

 

13. Nếu 4 phu toàn là phỗng thì ù ba phán (ù tui tui):

 

 

14.  Nếu 14 quân toàn là một hàng, thí dụ Vạn, thì ù toàn hàng, được 6 phán (gọi là mủn cun) như bài dưới đây:

 

 

15.  Nếu 14 quân toàn là chữ, thí dụ Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung, Phát, Bạch thì ù toàn chữ, được 18 phán (ba mủn cun):

 

16.  Nếu không ăn của ai, mà tự ù lấy thì gọi là bất cầu nhần, được tính thêm 1 phán.

 

17.  Nếu chỉ chờ có 1 quân trong 1 phu hay 1 mắt mà bốc lấy được thì là ù xuyên, thêm 1 phán.

 

18.  Bài sau đây không ăn của ai rồi khi bốc lấy được con thất Vạn, là ù xuyên (1 phán), phình (1 phán), bất cầu nhần (1 phán) : ba phán tất cả.

 

19.  Nếu không ăn của ai mà bốc được 4 phu toàn là phỗng thì ù khản khản (ba mủn, lớn hơn rất nhiều so với cách tính ù tui tui bất cầu nhần!).

 

 

20.   Nếu có đủ 13 quân gồm  yêu (1, nhất), cửu (9) và tài phao (Trung, Phát, Bạch, Đông, Tây, Nam, Bắc) thì chờ 13 tiếng: Con bài ? có thể là 1 trong 13 quân để thành mắt, và như vậy là ù Thập Tam Thái Bảo (13 phán).

 

 

21.  Nếu 3 phu là 3 phỗng Trung, Phát, Bạch thì ù Đại Tam Nguyên (9 phán).

 

 

22.   Nếu 2 phu là 2 phỗng có Trung, Phát, hay Bạch, còn lại một đôi Trung, Phát, hay Bạch làm mắt thì ù Tiểu Tam Nguyên, tính là 1 mủn (6 phán).

 

 

 

23.  Nếu 4 phu toàn là phỗng Đông, Nam, Tây, Bắc là ù Đại Tứ Hỉ, 6 mủn (36 phán):

 

 

24.  Nếu 3 phu là phỗng của 3 trong 4 con Đông, Nam, Tây, Bắc và con còn lại là môt đôi mắt thì ù Tiểu Tứ Hỉ, 4 mủn (24 phán):

 

 

Phụ Chú  

 

I. Giá trị của các khung xanh 

 

 

Tổng

 

Tổng thay được tất cả các quân

Văn

Văn (Thùng) thay được tất cả các quân Văn

Sách

Sách (Sọc) thay được tất cả các quân Sách

Vạn

Vạn (Màn) thay được tất cả các quân Vạn


 

 

 

 

 

 

 

 

II. Giá trị của các khung đỏ

 

 

Hoa

Hoa (Đại Hoa) để dựng được thêm 2 phán

Hỉ 

Hỉ thay được các quân Đông, Nam,Tây, Bắc

Nguyên

Nguyên thay được các quân Trung, Phát, Bạch

Hợp

Hợp thay được tất cả các quân Văn, Sách, Vạn

 


III. Giá trị của các bộ Hoa 

 

 

Hoa

Hoa đúng cửa, như Hoa 1 cửa 1 được 1 phán

Có 2, 3, 4 Hoa đúng cửa được thêm 2, 3, 4 phán

Bộ Hoa
1, 2, 3, 4

Có cả 1 bộ Hoa tính thêm 1 phán

Đại Hoa

giá trị 2 phán


IV. Giá trị của các khung khi dựng lên

 Tổng hoặc Hợp dựng đầu được 3 phán

Có cả Tổng và Hợp dựng đầu được 9 phán

 

 

Khung đỏ

Cửa

Khung đúng cửa được thêm 1 phán

Hỉ được 1 phán nếu không phải là cửa 2

Nguyên 1 phán nếu không phải là cửa 3

Hợp được 2 phán nếu không phải là cửa 4

Đại Hoa

 

Đại Hoa được 2 phán bất luận cửa nào

Hỉ 

2

Hỉ được 2 phán nếu là cửa Nam hay cửa 2

Nguyên

3

Nguyên được 2 phán nếu là cửa Tây (3)

Hợp

4

Hợp được 3 phán nếu là cửa Bắc (4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Khung xanh

Cửa

Khung đúng cửa được thêm 1 phán

Văn được 1 phán nếu không phải là cửa 2

Sách 1 phán nếu không phải là cửa 3

Vạn được 1 phán nếu không phải là cửa 4

Tổng

 

 

Tổng được 2 phán bất luận cửa nào

Nhà cái thì được 3 phán

Văn

2

Văn được 2 phán nếu là cửa Nam hay cửa 2

Sách

3

Sách được 2 phán nếu là cửa Tây (3)

Vạn

4

Vạn được 2 phán nếu là cửa Bắc (4)


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không hoa không lá (khung) ù một mủn

Không khung có thể thêm phán hay thêm mủn

Tui tui 3 phán, Tui tui không khung tính 4 phán

Toàn hàng 1 mủn, Toàn hàng không khung tính 2 mủn

Khản khản 3 mủn, Khản khản không khung 4 mủn...
  

V. Cách tính tiền

 

Tiền dùng trong lúc đánh bài gọi là sầu, đó là những đồng tiền bằng nhựa, đủ mầu và giá trị khác nhau.  Khi tan cuộc, người ta mới đổi ra tiền thật.

 

Dùng tiền mặt, gọi là tiền tươi để chơi dễ lộ ra việc cờ bạc và sát phạt.

 

Ai đánh ra cho người ta ù thì phải giam Cái, còn 2 người kia chỉ phải giam Con.

 

Ai bốc lấy ù thì cả 3 người kia phải giam Cái.

 

Ai ù lầm quân, tính sai bài, là ù báo phải đền tiền cho mọi người.

 

Bốc nhầm quân không đúng chỗ lấy bài cũng bị phạt mất ù, tuy vẫn phải tiếp tục đánh cho hết ván.

 

Nhà Cái khi lên bài mà ù ngay là Thiên ù, một mủn. Nhà con khi lên bài mà chờ ngay, rồi ù ngay cây đầu tiên nhà Cái đánh ra là Địa ù, cũng một mủn.

 

Chờ mắt gọi là chờ tán tiêu, như nếu có khung Vạn thì chờ suốt hàng Vạn, con Vạn nào cũng ù.

 

Chờ 1 quân trong phu, nếu là quân ở giữa là chờ xuyên, chờ hai đầu thí dụ đã có Tam Vạn, Tứ Vạn thì Nhị Vạn, Ngũ Vạn ai đánh ra đều ù cả.

Nhưng nếu có khung, như có Khung Vạn và Tam Vạn thì chờ thảo mã...

ai đánh Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ Vạn đều ù. Giả dụ như chờ mà có Khung Vạn và Tam, Tứ, Ngũ, Lục Vạn, ai đánh Nhất, Nhị, Tam, Tứ, Ngũ , Lục, Thất, Bát Vạn đều ù!  Tất cả hàng Vạn trừ Cửu Vạn. 

 

Giam tiền lối gấp thiếp, bảng thí dụ sau đây:

 

 

Bài ù

Cái

Con

Muỗi

10

10

1 phán

20

10

2 phán

40

20

3 phán

80

40

4 phán

160

80

5 phán

320

160

6 phán

(Mủn cun)

640

320

Thêm 1 phán

60

60

Plimút (Thưởng cho Mủn)

60

60

Coong

 

60

60


Lời Bàn

 

Nếu chơi hai bộ khung thì dễ ù và bài thay đổi đen đỏ chóng hơn. Với ba bộ khung thì càng mau ù và càng phó cho may rủi nhiều nữa.

 

Chơi hai bộ khung thì có thêm 1 bộ khung xanh, 1 bộ khung đỏ, nghĩa là thêm 8 quân. Số quân sẽ là 168, và như vậy mỗi người phải xếp 21 đôi.

Để phân biệt, chữ bộ khung thứ nhất thường khắc trong hình chữ nhật, bộ thứ nhì trong hình tròn, bộ thứ ba có thể đóng khung quả trám...

 

Cũng có thể chơi năm người, như vậy một hội có thêm một gió Trung. Sau gió đầu, người ở cửa Đông ra trước, thế bằng người thứ năm. Luật lệ đồng thuận lúc chơi, cách tính phán, tính mủn và tính tiền thay đổi tùy theo nhóm... Trò chơi tuy may rủi, cao thấp và mất thì giờ, nhưng hào hứng và có thể tiên liệu trước giới hạn được thua.

 

Đã có lúc chỉ cần 7 đôi là ù, gọi là ù pe pe. Có lẽ đôi là paire chăng?

Có chỗ cho đánh Hoa, đánh Khung. Đánh Hoa ra thì dễ làm bài không hoa không lá, nhưng cũng coi như đánh Tổng, ai chờ rồi thì ù được và người đánh phải đền mủn thay cho cả làng. Đánh được ba khung xanh mà thoát không bị ai bắt, người ta có thể ù mủn mà không cần bài ra sao, nhất là không cần hết (sạch) tài phao.  Đánh thoát ba khung đỏ thì ù mủn, nhưng lật bài ra phải sạch tài phao.

 

Trò chơi và danh từ Mạt Chược như phán, mủn, tài phao...phát xuất từ Trung Hoa. Giới ăn chơi người Việt đã phiên âm, đổi thể thức và luật lệ cho hợp tính tình / thời thượng. Ngôn ngữ trong bàn Mạt Chược tùy theo nhóm, được tùy tiện sáng chế. Đánh chậm quá bị chê là 'Tiên đánh cờ". Ông "Tư lền lền" hay lên từ từ là người càng về sau càng ù nhiều. Tin nhảm cũng vậy, như ngồi cửa 4 thường hay bị thua, gọi là cửa tứ (tử), hay xách vali (chạy?). Với thời gian, như chơi bài hai ba bộ khung, sự tin nhảm cũng thay đổi theo.

 

Ngày nay có rất nhiều thảo chương về Mạt Chược, mà các trung tâm trên mạng lưới toàn cầu phổ biến trò chơi này cũng lắm, nên dựa vào đấy ta có thể tập dượt được. Nếu ghi phần thư mục, tôi phải nói đến Bách Khoa Toàn Thư Tự Do Wikipédia, qua những hình vẽ và Sơ đồ được Võ Đức Diễn bổ túc đã làm cho bài viết này thật sống động.

 

Trò chơi nào cũng cần thời gian, kinh nghiệm, lâu dần chỉ sờ quân bài là có thể biết cây gì. Đúng là văn ôn, võ 'Mạt Chược' luyện. Bài viết này dành cho người mới tập, còn nhiều điều cần phải bổ túc.  Riêng quân, công, cán, chánh và mọi giới Y, Nha, Dược lẫn chuyên gia chúng ta đều có nhiều cao thủ kiện tướng, đủ để ghi thành một tự điển danh nhân 'Mạt Chược' được. Nhưng cho rằng chơi bài người ta thường dễ để lộ tính tình, thì không biết có thật đúng không?

 

 

 

 

GS Tô Đồng

Newport Coast, CA. 92657
9-22-2008