Site map
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2012
Loading

Nguyễn Xuân Quang

Nhiều dữ kiện về lịch sách, thiên văn, Dịch đã cho thấy  là tên 12 con giáp không phải có nguồn gốc từ Trung Hoa mà có thể có nguồn gốc Bách Việt. Về đời Đạo đường Việt Thường có Lịch Rùa ghi khắc trên lưng rùa đem tặng Chu Thành Vương. Có lịch thì tất nhiên có tên năm tháng, ở phương Đông cổ theo âm lịch. Tác giả Bùi Huy Hồng trong bài Mấy Nét Về Thiên Văn Học Thời Hùng Vương đã viết: «Ở Cam-pu-chia còn lưu lại đến ngày nay một cuốn lịch cổ nhất là lịch Bầu Ràn (634 AD) dùng 12 tên con giống tiếng Việt và tiếng Mường... » (Hùng Vưong Dựng Nước, 1972 tập III, tr.299). Tác giả Nguyễn Cung Thông qua loạt bài viết về Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp phần lớn dựa vào chữ Hán và Hán Việt đã chứng minh là tên các con giáp không phải có gốc từ tiếng Hán, mà có nguồn gốc Việt Nam.

Trong khi đó tôi đi theo một hướng khác là dựa vào tiếng thuần Việt (tiếng nôm) và ngôn ngữ loài người nhất là Ấn Âu ngữ (Anh, Pháp ngữ...) chứng minh là tên của 12 con giáp đều là tên thuần Việt, có nguồn gốc Việt Nam.
Thật vậy nếu tên 12 con giáp này của Việt Nam thì chúng bắt buộc phải có nghĩa thuần Việt, nghĩa là phải hiểu theo kiểu nôm na mách qué của những người Việt dân dã chứ không phải hiểu theo nghĩa bác học. Ta thấy rõ tên  Hán Việt của 12 con giáp là những từ bác học, những từ có khuynh hướng thường hay vay mượn từ những ngôn ngữ khác do giao lưu văn hóa. Cái gì ruột thịt của một dân tộc nào đó thì phải thấm nhuần vào tâm hồn và thể xác, vào đời sống, trong đó có tiếng nói, ngôn ngữ hàng ngày của dân tộc đó.

Tên 12 con giáp nếu có nguồn gốc Việt Nam thì dân dã Việt Nam phải dùng nó hàng ngày với nghĩa thuần Việt. Tôi cũng đã chứng minh những từ dùng trong Dịch lý như tên tám quẻ Càn, Khôn, Li, Khảm, Chấn, Cấn, Đoài, Tốn là thuần Việt, có nghĩa nôm na mách qué để chứng minh Dịch không phải là có nguồn gốc từ Trung Hoa, mà Dịch có thể có nguồn gốc từ Đại Tộc Việt, nói một cách dè dặt thì người Việt cổ ít ra cũng có một thứ Dịch riêng mang sắc thái Việt gọi là Dịch nòng nọc còn ghi khắc lại trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Dịch Việt có một hình thức dân dã được diễn tả qua trò chơi Bầu Cua Cá Cọc mà tôi gọi là Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). 

Cũng cần nói thêm là những từ Nôm ở đây chỉ dùng với nghĩa là từ Nam, ngôn ngữ của người Nam, chứ không phải của người phương Bắc Trung Hoa, không phải là chữ Nôm, một thứ chữ viết có nguồn gốc từ chữ Hán. Phải hiểu rõ Nôm là biến âm của Nam là tiếng nói của dân gian Việt Nam, (nói rộng ra của Bách Việt) từ nôm hay thuần Việt ở đây phải hiểu là những từ không phải là Hán Việt. Từ nôm hay thuần Việt có thể có gốc hay liên hệ với tất cả các ngôn ngữ khác của loài người .

Ta cũng nên biết thêm nghĩa nhóm từ nôm na mách qué.

Qua từ láy nôm na ta có nôm = na. Gốc chữ (root) na- có nghĩa là nước, âm, nữ… thuộc nòng Khôn (ngược với nọc Càn) ví dụ na là lưới như quả na là quả vỏ có hình mắt lưới mà Trung Nam gọi sai là măng cầu, đúng ra phải nói là mạng cầu (trái hình cầu tròn có vỏ hình mạng lưới), na là lưới bắt cá liên hệ với nước (na là dạng cổ của Hán Việt la là lưới như thiên la địa võng); là ruộng nước, (nam hóa thành ) là nước ngọt (fresh water), nạ là loài thủy quái ruột thịt với naga, ná là mẹ (thuộc phía âm,nữ, cổ ngữ Việt áng ná cha mẹ), nả là vật đựng cá (liên hệ với nước)… ngay cả từ nôm cũng có một nghĩa liên hệ với nước như miền Nam gọi một dụng cụ đánh cá là cái nôm trong khi miền Bắc gọi là nơm. Nôm, nơm là dụng cụ đánh cá nên liên hệ với nước.

Tiếng Nôm na là tiếng phương Nam của vùng dòng Nòng Khôn Nước vũ trụ ngành Thần Nông của họ Thần Nông-Viêm Đế. Còn mách quémáchnói, bảo như mách u, mách mẹ, mách bảo, mách lẻo, thóc mách… và qué có gốc que (cọc). Theo qui luật của từ ghép thấy qua hai từ ghép gà qué ta có thành tố ghép qué phải có cùng gốc nghĩa với gà, = qué. Qué biến âm với que là nọc, cọc, chỉ dương tính, bộ phận sinh dục nam.

Con qué là con que, con ke. Ke chỉ bộ phận sinh dục nam (Alexandre de Rhode, Từ Điển Việt-Bồ-La). Con qué, con que, con ke, con cọc (Quân tử có thương thì đóng cọc, Xin đừng mân mó nhựa ra tay, hay Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không, Hồ Xuân Hương) nói chung là vật nhọn biểu tượng cho bộ phận sinh dục phái nam. Gà trống biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam. Anh ngữ cock, Pháp ngữ coq, gà trống là con cọc, con c...c. Từ cock, coq chính là Việt ngữ cọc, c...c vì thế cock cũng có nghĩa là bộ phận sinh dục nam.

Tóm lại quéque, cọc, bộ phận sinh dục nam (Tiếng Việt Huyền Diệu). Mách qué là nói chuyện que, chuyện cọc, chuyện cược, chuyện c. . .c, chuyện nọc, chuyện đọc (đọc ong = nọc ong), chuyện đực, chuyện đục (dùi đục, chisel). Đục cũng có nghĩa chỉ động tác làm tình của phái nam, theo đ=th như đủng đỉnh =thủng thình, ta có đục = thục, thúc ruột thịt với Anh ngữ thrust (động tác làm tình của phái nam). Đục bỏ chữ c của từ đục đi thì đục trở thành đ...). Mách qué là nói que, nói cọc, nói đục, nói tục (d=t). Nói tục, nói nôm na mách qué của dân dã Việt Nam là nói tiếng gốc cội của người Việt, là tiếng nôm, tiếng phương Nam không phải là tiếng thánh hiền, tiếng Hán Việt nằm trong «vòng lễ giáo» của phương Bắc.

Qua những bài viết về các con giáp khác ta đã biết:

-Tí là con chuột. Việt ngữ Tí là nhỏ (nhỏ tí, tí síu, tí ti), lắt, nhắt. Chuột biến âm với chút là nhỏ (chút síu, tí chút, chút chít...) ruột thịt với Phạn ngữ chutt, to become small (trở thành nhỏ). Vậy Tí là chút là chuột. Theo r=l như róc = lóc (mía), Anh ngữ rat = Việt ngữ lắt. Theo l=nh (lời = nhời), lắt = nhắt. Rat ruột thịt với Việt ngữ (chuột) lắt, (chuột) nhắt. Ta thấy rõ trong ngôn ngữ dân dã Việt Nam chuột có nghĩa là nhỏ như dưa chuột là loại dưa rất nhỏ.
Như vậy theo qui tắc từ đôi tí chút ta có tí = chút = Phạn ngữ chutt = chuột. Con Tí là con Chuột.

-Sửu là con trâu. Sửu biến âm với Việt ngữ Sẩu có nghĩa là sừng (Xin khúc đầu, những xương cùng sẩu...), Sậu là cứng [ngô sậu là bắp cứng, sáo sậu là « sáo cứng » tức con sáo đá (cứng như đá)]. Theo c=s (cắt = sắt), cứng = sừng. Như thế Sửu là con Sẩu, con Sậu, con Sừng. Sửu liên hệ với cổ ngữ Anh , Anh ngữ hiện kim Cow, bò cái. Về âm ta có cow = /cao/ = châu = trâu (biến âm lệch nghĩa). Vậy con Sửu là con Sẩu, con Sậu, con Sừng, con Trâu.

Sửu là từ chỉ chung loài vật có sừng nên chúng ta làm ruộng nước thì Sửu là con Trâu loài có sừng sống được dưới nước trong khi Trung Hoa không trồng lúa nước thì đối với họ Sửu là con bò đực (ox) chỉ sống trên cạn. Năm sửu của Trung Hoa là năm con bò đực  (bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

-Dần là con cọp. Dần biến âm với Việt ngữ dằn (rằn), dằng (cọp ba đầu dằng), vằn. Con dần là con cọp con có lông dằn, dằng, lông vằn (tôm cọp là tôm vằn) (bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

-Mão là con mấu, con mâu (cọp), con mấu (có mấu vuốt nhọn), con mẹo, con mèo ruột thịt với Anh ngữ maul (cào cấu, xé xác bằng mấu vuốt), tuyệt nhiên không phải là con  thố, con thỏ không có mấu vuốt.

(bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Vân vân...

Năm nay là năm Thìn xin nói tới con Thìn.

.Thìn biến âm mẹ con với Mường ngữ Thắn, rắn.

Con thìn là con thắn, con rắn.

Thìn cũng biến âm với Hán Việt thận là con rắn nước    lớn, con trăn nước (anaconda).

Trong Việt ngữ, những từ chỉ loài vật được gọi dựa theo một cá tính đặc thù của con vật. Con thắn gọi được theo đặc tính trườn, lăn.

.Theo th = l (thủng = lủng), ta có thắn = lăn. Con  thắn là con lắn, con lăn.

.Ta cũng theo r=l (róc = lóc),  ta thấy con rắn = con lăn

Rắn = lăn biến âm mẹ con với lươn. Lươn coi như một loài rắn nước cũng có tính lăn, trườn. Theo l=tr, ta có lăn = lươn = trườn.

.theo th = tr như tháng = trăng [một tháng là một trăng, một nguyệt; một month, một mois (Pháp ngữ), một mes (Tây Ban Nha ngữ) là một moon, trăng], ta có thắn = trăn, loài rắn lớn. Theo tr = l (trệch = lệch), ta có trăn = lăn = lươn = trườn.

Từ thắn và biến âm trăn là cổ ngữ Á châu bằng chứng là Maya ngữ can là con trăn, con rắn như thấy qua tên vật tổ của họ là Kukucan loài rắn có lông chim nên thường được gọi là Rắn-Lông Chim (Feathered serpent). Kukucan có Kuku là chim Cúc Cu (một loại tu hú), loài chim biểu tượng cho gió (Tiếng Việt Huyền Diệu) và -can là chăn, rắn. Maya ngữ can đọc thêm hơi vào thành chăn (trăn). Xin nhắc lại Maya ngữ ruột thịt với Việt ngữ vì người Maya đến Mỹ châu từ Đông Nam Á và Maya có DNA giống hệt người cổ Việt ở Đông Nam Á. Vì thế Maya ngữ can ruột thịt với Việt ngữ chăn (trăn) là điều tất nhiên và cho thấy chăn (trăn), Maya can rất cổ. Thìn biến âm với Mường ngữ thắn biến âm với chăn, trăn là một cổ ngữ liên hệ với cả Maya ngữ can.

Như thế Thìn có gốc thắn, trăn, lăn (rắn), lươn liên hệ với Maya ngữ can.

-Thìn, thắn biến âm với  Hán Việt thẩn là con giao long (có cốt là con cá sấu). Cá sấu là loài bò sát như thằn lằn, rắn.

-Ta có thìn thắn biến âm với với thằn, lằn. Con thằn lằn cùng loài bò sát với rắn.

Như thế từ thìn có gốc từ Mường ngữ Thắn, rắn ruột thịt với thằn lằn, cá sấu, giao long, lươn, liên hệ với Maya ngữ can.

Thìn có gốc Nước.

Ta đã biết con rắn đơn thuần không có trang trí gì thêm biểu tượng cho nước. Con rắn uốn khúc trông giống dòng nước, biểu tượng cho nước (sông ngòi, sóng, nước). Điểm này thấy rõ từ thời Tân Thạch qua các hình khắc, vẽ trên đá (petroglyph). Xin đưa ra một ví dụ người Hopi có biểu tượng con rắn chỉ sông nước và chỉ tộc nước (Water Clan) vẽ, khắc trên đá (Heike O wusu, tr.83). Anh ngữ snake, rắn có (s) nak(e) ruột thịt với Việt ngữ nác, nước (ca dao: trăm rác lấy nác làm sạch), Anh, Pháp ngữ serpent, rắn có gốc gốc Aryan-Phạn ngữ sera-, nước, Việt ngữ sen cũng có gốc từ sera-, có một nghĩa là nước (hoa sen là loài hoa mọc dưới nước, con sen là bé gái hầu nước)...

Mường ngữ thắn ruột thịt với Hán Việt Thần, thận có một nghĩa là Nước. Với h câm thần = tần, loài rau mọc
dưới nước (rau cần có thể là một loại rau tần). Tần tảo là rau và rong ở dưới nước. Người tần tảo có nghĩa gốc chỉ người phải lội xuống nước vớt rau, rong về bán lấy tiền hay dùng làm thực phẩm nuôi gia đình.

Thận có nghĩa là nước như thấy qua cơ quan lọc máu làm nước tiểu gọi quả thận.

Rõ hơn nữa là Thần, thận phát âm trong tiếng Hoa là Shen.

Như đã nói ở trên Shen ruột thịt với Việt ngữ Sen chỉ hoa Sen, loài hoa mọc dưới nước, con Sen, bé gái hầu nước.

Thần tổ phía nòng âm không gian của Bách Việt tên là Thần Nông (Shen Nung). Như đã nói ở trên Thần ruột thịt với Mường ngữ Thắn là con Rắn (biểu tượng cho nước). Như thế Shen-Thần hàm nghĩa Nước. Nông biến âm với Không (Pháp ngữ non = Việt ngữ không; nỏ = khỏ = khô) là không khí, gió. Shen Nung Thần Nông có hai khuôn mặt thái âm (Khôn âm) Nước Shen-Thần và thiếu âm khí gió Nung-Nông tức có một khuôn mặt nòng Khôn. Nhìn dưới diện nhất thể. Vị thần tổ tối cao tối thượng của Bách Việt là Thần Nông Viêm Đế. Nhìn dưới dạng nhất thể (Trứng Vũ Trụ, Thái Cực) thì Viêm Đế-Thần Nông nhất thể (một nhân vật , Viêm Đế có hiệu là Thần Nông hay Thần Nông có hiệu là Viêm Đế) có hai khuôn mặt nòng nọc, âm dương là thần mặt trời-không gian tức vũ trụ của Bách Việt. Ở dạng lưỡng nghi, Thần Nông là khuôn mặt không gian ở cực âm và Viêm Đế là thần mặt trời ở cực dương.

Cũng cần nói thêm ở dạng tứ tượng, Viêm Đế tách ra Viêm (lửa vũ trụ Càn) và Đế (Đất, Đá, lửa thế gian Li) trong khi Thần Nông tách ra thành Thần (nước dương Chấn và Nông, khí gió dương Đoài). Ở đây ta thấy rõ mồn một Rắn Lông Chim tức Rắn-Chim Cúc Cu Kukucan của Maya nhìn theo Vũ Trụ giáo có một khuôn mặt là Rắn Can Thần và Chim Cúc Cu tu hú Kuku biểu tượng cho gió Nông. Kukucan ứng với Thần Nông. Maya thuuộc về ngành Thần Nông trong Vũ Trụ giáo (xem Đức Chúa Jesus Nói Tiếng Việt, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).  Các nhà Maya học ngày nay giải thích Kukucan không theo Vũ Trụ giáo, không theo Dịch không thể nào thấu hiểu văn hóa Maya trọn vẹn được.

Thần Nông của Bách Việt tuyệt nhiên không phải là ông thần Shen Nung đầu bò, thần làm ruộng của Trung Hoa (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Kiểm chứng với các loại thìn (rồng) của các nền văn hóa khác ta cũng thấy thìn có gốc nước. Rồng rắn Naga của Ấn  giáo có gốc na- là nước. Dragon, Latin là draco của phương Tây có d(r)ac- = cổ ngữ Việt đác, đước là nước (địa danh Darlac là vùng hồ nước (vùng Đà Lạt có hồ Lac), cây đước là cây mọc dưới nước) = tiếng Mon dak, nước (địa danh Dakto là Nước Vú tức Sữa).

Trong truyền thuyết Việt bà Thần Long là Rồng Nước  Khảm lấy Kì Dương Vương, Vua Lửa Đất thế gian Li theo dạng lưỡng hợp Lửa-Nước, Li-Khảm.

Như thế con thìn có cốt rắn, cốt nước.


Rồng nhà Lý, rồng Thăng Long có thân hình sóng nước.

Phục Hy có đuôi rắn có hiệu Thanh Tinh, Rồng Xanh thuộc dòng nòng Khôn không gian có một khuôn mặt thiếu âm là khí gió Nông phía Thần Nông. Dịch Phục Hy là Dịch của tộc nước phía Thần Nông tức của Lạc Việt họ Bách Việt. Người Trung Hoa vốn là dân du mục, võ biền, làm ruộng khô (trống lúa mì) nên không có Dịch Phục Hy. Chu Dịch khác Việt Dịch.  

-Thìn liên hệ với cá sấu.

Thìn biến âm với thòng, thong. Thong có nghĩa là cây đòng. Thong long là cây đòng dài nhọn, một thứ khí giới (Lê Ngọc Trụ, Việt Nam Chính Tả Tự Vị). Ta thấy rõ Việt ngữ long là dài chính là Anh ngữ long (dài) (Tiếng Việt Huyền Diệu). Con vật sống được dưới nước thân dài, mõm nhọn như cái đòng là con cá sấu. Như đã nói ở trên, sẩu, sấu biến âm với sậu có một nghĩa là cứng, sừng, một thứ vật nhọn. Con cá sấu có vi sừng, con cá sừng, con cá nọc, cọc. Anh Pháp ngữ crocodile, cá sấu thường gọi tắt là croc. Ta thấy rất rõ croc = c(r)oc = Việt ngữ cọc, vật nhọn. Con croc là con cọc, con đòng.

Ta đã biết cá sấu là vật tổ ở vùng đất âm có nước (đầm lầy, sông rạch) của Bách Việt. Nọc nhọn, đòng nhọn, sừng nằm trong nghĩa từ Việt (rìu, vật nhọn). Cá Sừng là cá gạc, cá lạc (bắn gạc = bắn lạc) = cá ngạc (Hán Việt ngạc là cá sấu). Cá sấu là cá Việt. Cá sấu, cá Lạc, cá Việt còn thấy khắc trên trống đồng Lạc Việt Hòa Bình của đại tộc Lạc Long Quân  (xem Trống Đồng Lạc Việt Hòa Bình, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Cá sấu thần thoại hóa thành giao long, vật tổ của Giao Việt.

Điểm này thấy rõ hơn là thìn biến âm mẹ con với Hán Việt thẩn là con giao long. Giao long có cốt là con cá sấu mõm dao (gavial, gharial) còn thấy ghi khắc rõ trên nhiều đồ đồng Đông Sơn (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Tóm lại thìn liên hệ với cá sấu, giao long thẩn.

-Thìn liên hệ với thuồng luồng.

Sử chép rằng, thời Hùng Vương, dân Việt xuống nước đánh cá thường bị một loại thủy quái gọi là thuồng luồng làm hại. Vua Hùng  sai vẽ hình thuồng luồng lên người. Từ đó loài thủy quái thấy hình vẽ mình không ăn thịt nữa. Tục xâm mình của dân Bách Việt có từ đó. Thuồng luồng chuyên sống dưới nước thấy rõ qua câu: thuồng luồng ở cạn có nghĩa là sống trong nghịch cảnh... không phải môi trường sống của mình.

Ta cũng thấy thong long, cây đòng dài nhọn biến âm với thuồng luồng. Như thế thuồng luồng là con đòng dài, ruột thịt với loài cá sấu, với giao long.

Thuồng luồng cũng biến âm với thằn lằn, một loài bò sát như cá sấu. Sauria, thằn lằn có sau- = sấu. Dinosaur, loài thằn lằn kinh khủng, Hán Việt gọi là khủng long (con rồng kinh khủng). Cá sấu cũng là con cháu của một loài khủng long, một loài Saur kinh khủng.

Ngày nay thằn lằn lớn cũng được gọi là dragon (rồng, long) như ở Nam Dương có loài thằn khổng lồ gọi là dragon Komodo.

Người Thái ở Việt Nam có vật tổ tu luông tương tự như con thuồng luồng. Ta thấy rõ tu luông biến âm mẹ con với thuồng luồng.

Thìn là Rồng.

Rồng là gì ?

-Rồng ruột thịt với Rắn.

Ta thường thấy rồng đi đôi với rắn. Rồng rắn.

.Rồng biến âm mẹ con với Ròng, Dòng (nước chuyển động) tức ruột thịt với nước. Như thế rồng liên hệ với nước như rắn. Rồng ruột thịt với rắn nước có một tên là liu điu hay thìu điu. Trong bài thơ nói về Rắn Đầu Biếng Học, Chiêu Lì Lê Quí Đôn cho biết rõ liu điu là một loài rắn:

Chẳng phải liu điu cũng giống nhà,
Rắn đầu biếng học lẽ không tha...

Ca dao tục ngữ Việt Nam cho thấy rõ thìu điu là con rắn nước:

Đôi ta như thể thìu điu,
Nước chẩy mặc nước, ta dìu lấy nhau.


Và  rắn nước liu điu ruột thịt với rồng:

Trứng rồng lại nở ra rồng,
Liu đi lại nở ra dòng liu điu.

Theo biến âm iu, iêu = in, iên như diễu binh = diễn binh ta có  thìn = thìu,  và  theo th = đ (thủng thỉnh = đủng đỉnh), ta có thìn = thìu = điu. Rõ ràng thìn ruột thịt với rắn nước thìu điu.

Thìn, Rồng và Long (lung) Trung Hoa

Rồng biến âm với Long (người Trung Hoa nói r thành l như fried rice, cơm chiêm nói thành fried lice, chấy chiên).

Từ long chỉ cả các loài có thân giống rắn như địa long là con giun đất; chỉ loài bò sát như thằn lằn ví dụ như bích long là con thạch sùng, khủng long là loài ‘thằn lằn” khổng lồ kinh khủng...

Long biến âm với lươn, luồng, thong long, thuồng luồng.

Qua từ long ta thấy rõ con long của Trung Hoa liên hệ với rồng, thằn lằn, cá sấu, thuồng luồng.

Như thế long có vẻ có gốc từ Bách Việt sông nước thờ rắn, cá sấu, thuồng luồng, rồng.

Những điểm cho thấy Thìn nghiêng về gốc Việt Nam. 

Tại sao trong 12 con giáp chỉ có một linh vật duy nhất là thìn?

Trong 12 con giáp thì 11 con đều là những con thú có thật trong thiên nhiên như Tí chuột, Sửu thú có sừng, Dần là cọp... chỉ riêng con Thìn là một linh thú, một con thú thần thoại không có trong thiên nhiên. Phải có một lý do nào đó.

Thìn có cốt là con thú gì có trong thiên nhiên? Ở trên, ta đã biết Thìn có cốt loài sống dưới nước biến âm với Thìu (điu) (rắn nước), Thắn (Mường ngữ rắn), thong long (cá sấu), thuồng luồng, thằn lằn. Ta hãy tìm xem thật sự Thìn có cốt là con thú nào.

.Thìn có cốt Thìu (rắn nước), Thắn (rắn)?

Không thể được. Thìn Trung Hoa có bốn chân. Rắn không có chân. Vả lại trong 12 con giáp đã có con Tỵ là Rắn. Vì thế ta gạt bỏ nghĩa Thìu Rắn Nước, Thắn Rắn của Thìn qua một bên để tránh trùng nhau.

.Thìn có cốt là con thong long (đòng dài nhọn) tức con cá sấu). Rất có thể. Thìn có 4 chân và có vẩy như vẩy cá.

.Thìn có cốt là con thuồng luồng. Thuồng luồng gần cận với cá sấu. Dựa vào cổ sử thuồng luồng ăn thịt dân Việt xuống nước bắt cá. Cá sấu cũng ăn thịt người. Ngưởi Khmu có vật tổ tương tự  thuồng luồng gọi là prư-đồng có hình rắn có mào, có vẩy, có chân... Hình rắn có chân là hình ảnh con cá sấu. Tục ngữ có câu «thuồng luồng ở cạn» cũng cho thấy thuồng luồng ở trên cạn được dù sống trong nghịch cảnh khó khăn khó kiếm ăn trên cạn được.

Như thế Thìn có thể có cốt thuồng luồng ruột thịt với cá sấu.

.Thìn có cốt là Thẩn giao long có cốt cá sấu, thú biểu của Giao Việt.

.Thìn có cốt là con thằn lằn?

Vì có cốt nước, phải là con thằn lằn nước. Có thể các tộc ở vùng không có cá sấu dùng con thằn lằn nước hay con thằn lằn có trang trí thêm các biểu tượng cho nước thay thế cá sấu. Tuy nhiên quan sát con Thìn của Trung Hoa, ta thấy rõ Thìn Trung Hoa không thể nào có cốt là thằn lằn mà phải có cốt cá sấu. Lưỡi thằn lằn có thể lè ra, búng ra khỏi miệng để bắt côn trùng trong khi lưỡi cá sấu dính sát vào hàm dưới không lè ra khỏi miệng được. Thìn Trung Hoa không lè lưỡi ra khỏi miệng nên có cốt là cá sấu, chứ không phải thằn lằn.

Một điểm nữa ta cũng thấy Thìn có cốt cá sấu qua nhận xét tính nòng nọc, âm dương của 12 con giáp. Trong 12 con giáp ta thấy có các cặp thú giống nhau mang tính âm dương đối nghịch như Dần cọp mang dương tính đi cặp với Mão mèo mang âm tính, Sửu là trâu loài có sừng sống được dưới nước mang âm tính trong khi Mùi dê có sừng mang dương tính (biểu tượng cho mặt trời trong văn hóa Ai Cập cổ), Thân vọc (khỉ) và Tuất chó. Con vọc là con bọc, con túi, sống trên ngọn cây biểu tượng cho khí gió âm (Tôn Ngộ Không là con khỉ gió bay được), ta có câu chửi «đồ khỉ gió» sau kiêng nói trại đi để tránh từ khỉ xui xẻo nên nói là khí như «đồ khí gió». Khỉ liên hệ với khí gió. Tuất chó, con chó là con  chu (tru) con hú biểu tượng cho khí gió dương (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt)... Như vậy Tỵ đã là rắn mang âm tính nước rồi thì phải đối ngược với Thìn cá sấu mang dương tính đòng nhọn thong long sống ở vùng đất âm đầm lầy. Thìn phải có cốt cá sấu mới hợp lý.

Như vậy người Trung Hoa cổ đã né tránh không lấy con cá sấu nên họ đã lấy Thìn, một linh thú có cốt cá sấu. Tại sao? Thứ nhất tại vì cá sấu chỉ có ở vùng đầm lầy sông rạch phía nam Trung Hoa thuộc địa bàn Bách Việt. Người Trung Hoa ở phía bắc không có cá sầu. Thứ nhì, tại vì cá sấu là vật tổ Cá Việt thần thọai hóa thành giao long, vật tổ của Giao Việt. Trung Hoa cổ và Bách Việt thù nghịch nhau.

Như đã nói, trên đồ đồng cổ Đông Sơn còn ghi khắc lại hình cá sấu như trên trống Hòa Bình, còn ghi khắc lại rất nhiều giao long bốn chân hình cá sấu thần thọai hóa đi. Trên các trống đồng của đại tộc Đông Sơn cổ không có hình rồng long Trung Hoa. Chỉ những trống muộn ở Nam Trung Hoa sau này mới có hình long Trung Hoa vì đã bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.

Cái ấn hành chánh của Triệu Mô Vũ Đế cháu Triệu Đà có hình rồng giao long cá sấu của Bách Việt (xem Mộ Nam Việt Vương Triệu Mô, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Người Trung Hoa cổ không phải chỉ né tránh dùng con cá sấu mà trong 12 con giáp ta cũng thấy họ né tránh dùng một hai con thú nữa liên hệ với Bách Việt. Ví dụ như con Mão, mèo phát âm là Miêu trùng tên với Tam Miêu nên họ không dùng Mão mèo mà thay bằng Mão thỏ. Sửu là sừng họ không lấy trâu vì trâu là vật tổ Kim Ngưu của Lạc Việt làm lạc điền ruộng nước mà họ lấy Sửu bò hợp với văn hóa võ biền, du mục trồng lúa mì, kê. Thật ra như đã nói ở trên trong 12 con giáp có hai con thú có sừng là Sửu và Mùi thì theo nòng nọc, âm dương một con Mùi dê có sừng đã mang dương tính biểu tượng cho đất dương (thú bốn chân sống trên mặt đất nên biểu tượng cho đất) thì Sửu có sừng phải là biểu tượng cho đất âm có nước tức phải là con trâu mới hợp lý hơn con bò.
 
Như thế Thìn trong 12 con giáp có một khuôn mặt chính là có cốt cá sấu, có cốt thuồng luồng, giao long (cũng có cốt là cá sấu).

Kết luận

Tóm lại về ngôn ngữ học từ Thìn trong 12 con giáp ruột thịt với các từ thuần Việt, nôm Việt nôm na mách qué là Thìu (điu) rắn nước, là thắn (Mường ngữ rắn), là trăn, là thong long đòng dài cá sấu, thuồng luồng cốt cá sấu. Nếu nhìn  theo Hán Việt thì thìn là thẩn, là giao long cốt cá sấu. Người Trung Hoa gốc phương Bắc không có cá sấu nên từ thẩn có xác xuất cao lấy từ Mường ngữ thắn, thuồng... của Bách Việt. Căn cứ vào bốn chân, Thìn có cốt là cá sấu, thuồng luồng, giao long vật tổ của ngành nòng Khôn âm trong đó có Lạc Việt của Bách Việt.

Về văn hóa Thìn có nguồn gốc Bách Việt có địa bàn sông nước. Bách Việt có 12 con giáp riêng hợp với văn hóa sông nước. Người Trung Hoa đã lấy 12 con giáp và sử đổi lại cho hợp với văn hóa du mục sống vùng đất khô. Qua con giáp Thìn này ta thấy họ không có cá sấu và vì cá sấu chỉ có ở phía nam Trung Hoa, địa bàn của Bách Việt và vì cá sấu là vật tổ Cá Việt của Giao Việt còn khắc ghi rõ trên trống Hòa Bình nên họ đã thần thoại hóa đi thành con long Thìn, một con linh vật duy nhất, lẻ loi trong 12 con giáp.

Một lần nữa qua  từ Thìn cho thấy tên 12 con giáp có gốc nôm na mách qué thuần Việt, nôm Việt.
Tên Nôm Na Mách Qué cûa 12 Con Giáp Thìn là ThÀn, là R¡n
Chinese-Dragon-Brown-11-large
12_con_giap_jpg
img_7190-1
BS Nguyễn Xuân Quang
Blog