Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam
Richard Botkin
(Bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền)
Lời nói đầu của Ban Biên Tập
Được sự ủy thác của Richard Botkins và Trung tá TQLC Lê Bá Bình, một trong những nhân vật chính trong cuốn sách "Ride The Thunder," Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y đang tiến hành công việc dịch thuật tác phẩm này qua tiếng Việt.
Nhằm cho bản dịch ít bị sai sót và giữ được sự trung thực, chúng tôi xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn quý vị.
Lời Giới Thiệu
Chiến thắng lan rộng của Cộng Sản trong khu vực Đông Nam Á năm 1975 và thảm kịch chụp lên đầu nhiều người dân miền Nam Việt Nam đáng lẽ ra đã xảy ra từ năm 1972 rồi. Trong tháng 3 năm đó, miền Bắc tung ra một cuộc tổng tấn công với nhiều sư đoàn nhằm áp đảo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và tiêu diệt một nền dân chủ còn non trẻ. Trong lúc Hoa Kỳ đang tiến hành cắt giảm quân số và chương trình Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng thống Nixon còn ì ạch thì QLVNCH buộc phải trải mỏng lực lượng dọc theo các đường biên giới với trách nhiệm giữ nền tự do tránh khỏi sự thống trị của Cộng sản. Binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Việt Nam với quân số ít ỏi cùng với vài sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ đã được giao trấn thủ ngõ vào chiến lược vùng Tây Bắc của đất nước.
Rất ít người Mỹ biết rằng miền Nam Việt Nam đã thành lập được cả binh chủng TQLC. Quân số TQLC Việt Nam chưa bao giờ vượt con số mười tám ngàn người, tức 2% của QLVNCH. Họ là một sự pha trộn tinh hoa kỳ lạ của tinh thần thượng võ Tây và Đông phương. Các cố vấn TQLC Hoa Kỳ đã đóng một vai trò then chốt trong sự thành lập của đơn vị này vào năm 1954 và trong suốt hai mươi mốt năm sau đó đã giúp định hình, đào tạo và nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu tuyệt vời của họ. Không nghi ngờ gì là cái binh đoàn nhỏ bé này đã có một tác động quyết định vượt xa tầm cỡ của nó trong cuộc chiến sống còn của đất nước VNCH. Đối với những người trong chúng ta đã được cử đến để cố vấn cho các đơn vị khác nhau của TQLC Việt Nam thì đó là một nhiệm vụ thật đặc biệt, có nhiều lúc bực bội nhưng tựu chung đều mang lại niềm tự hào khi sát cánh chiến đấu bên cạnh họ ngoài chiến trường.
Thành phần QLVNCH rộng lớn hơn, lại không được biết nhiều về lòng dũng cảm của họ ngoài mặt trận, nhưng TQLC thì liên tục được cải tiến dần theo nhịp độ chiến tranh lan rộng và ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, họ đều là những thành phần xuất sắc. Nhiều người trong số các sĩ quan ít ỏi nhưng rất chuyên nghiệp đã được huấn luyện tại Hoa Kỳ. Họ đã cùng học hỏi và sống với chúng ta, giống như chúng ta đã làm khi được giao nhiệm vụ cố vấn cho họ. Tính kỷ luật và tinh thần đã được thấm nhuần từ trong trại huấn luyện, ở một chừng mực nào đó tương tự như trại tuyển mộ huấn luyện của TQLC Hoa Kỳ tại Parris Island và San Diego. Theo thời gian, TQLC Việt Nam đã giành được sự kính nể bất đắc dĩ của các đồng đội QLVNCH khác và chắc chắn của cả bọn Cộng quân Bắc Việt. TQLC Việt Nam khác hẳn các đơn vị bạn, tương tự như TQLC Hoa Kỳ mà họ phát sinh ra cũng có nhiều khác biệt với các đơn vị khác. Sự khác biệt này được thể hiện rõ ràng trong cuộc "Tổng tấn công mùa hè đỏ lửa."
Cái gọi là "cuộc tấn công Tết Mậu Thân" năm 1968 vẫn còn âm vang trong tâm trí của nhiều người Mỹ, nhất là những người có tuổi đủ để nhớ về cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên vào ngày 30 tháng 3 năm 1972 cộng quân Bắc Việt đã tung ra một cuộc tấn công làm "lu mờ" "Tết Mậu Thân" với một mức độ lớn hơn nhiều. Ban đầu bị bất ngờ và đụng phải cường độ tiến công trực diện của cộng quân, các đơn vị QLVNCH khắp nơi bị áp lực nặng nề đến mức tối đa và trong một vài trường hợp bị tràn ngập hoàn toàn bởi số lượng và hỏa lực áp đảo của cộng quân. Lúc đó TQLC Việt Nam đang được phối trí tại những địa điểm chiến lược phía Bắc miền Nam Việt Nam sát cạnh vùng phi quân sự, cùng với Sư đoàn 3 bộ binh vừa mới thành lập xong.
Hướng về phía Tây, nhìn về trận địa Khe Sanh cũ là hai Lữ đoàn TQLC vào khoảng năm ngàn người. Sư đoàn 3 bộ binh lo bảo vệ phía Bắc. Chọi với tuyến phòng thủ mỏng manh này, quân Bắc Việt đã tấn công với 3 Sư đoàn bộ binh và cái gọi là "mặt trận B5" gồm 4 Trung đoàn bộ binh tăng viện, 2 trung đoàn pháo binh và 2 trung đoàn thiết giáp. Thành phần trong các sư đoàn Bắc Việt tham chiến có sư đoàn 304 và sư đoàn 308 là hai sư đoàn đã từng đánh nhau với Pháp tại Điện Biện Phủ và được mệnh danh là các "Sư đoàn thép." Việc sử dụng hai đơn vị này chứng tỏ đây là một cuộc tổng tấn công lớn và hai sư đoàn này là mũi nhọn chính của cuộc "tổng tấn công mùa hè đỏ lửa 1972." Quân Bắc Việt đã tập trung được một lợi thế về quân số là 3 chọi 1 đối với các lực lượng VNCH.
Thật đáng buồn là đến ngày thứ tư của cuộc tàn sát hầu hết SĐ3BB đã bỏ chạy trong hỗn loạn hay đơn giản là đã bị tan tác hết. Trách nhiệm phòng thủ phần đất phía Bắc đè nặng lên TQLC và một Lữ đoàn Nhẩy Dù. Thật không hay cho những ai trong chúng tôi còn trấn giữ địa hình. Tình hình của Tiểu đoàn mà bản thân tôi và Đại úy Ray Smith (sau này lên Thiếu tướng) làm cố vấn là điển hình cho hầu hết các cố vấn đồng nghiệp đã phải đối đầu. Sau khi chống cự mãnh liệt lúc ban đầu và chịu tổn thất nặng nề, chúng tôi đơn giản là đã bị tràn ngập bởi làn tấn công toàn diện. Chúng tôi bắt đầu triệt thoái về hướng Đông trong lúc lực lượng Bắc Việt đông hơn gấp bội rượt đuổi theo. Mục tiêu của chúng tôi là cổ thành Quảng Trị.
Điều mà hầu hết chúng tôi không biết là ngay lúc đó một đoàn chiến xa Bắc Việt đang di chuyển về phía Nam trong mưu đồ cắt đứt đường rút của chúng tôi. Giữa chúng tôi và nguy cơ bị tiêu diệt là chiếc cầu Đông Hà bắc ngang sông Cửa Việt. Con sông đó là một trở ngại lớn và chiếc cầu hết sức trọng yếu trong kế hoạch của quân Bắc Việt. Đại úy John Ripley (sau này thăng cấp lên Đại tá) trong một hành động đã trở thành huyền thoại trong quân sử của TQLC Hoa Kỳ, đã bò dưới gầm cầu nhiều lần dưới làn đạn để gài mìn nổ. Ông đã giật sập được cây cầu trong lúc toán tiền quân của đoàn chiến xa Bắc Việt đang cố gắng vượt qua. Đối với chúng tôi, những người đang thoát theo hướng Đông hay đơn giản hơn đang cố sống sót, đó là một hành động dũng cảm mà chúng tôi mãi mãi ghi ơn. Nếu Ripley không phá sập cây cầu, tôi tin là hầu hết các TQLC Việt Nam và cố vấn Mỹ đều đã bị bắt hoặc bị giết chết rồi. Nhân vật đã cố gắng tái tạo lại trật tự từ sự hỗn loạn và ra lệnh cho Ripley phá hủy cây cầu chính là Trung tá Gerry Turley (sau này lên Đại tá). Bị đẩy vào một tình thế gần như siêu thực, lòng quả cảm, sự điềm tĩnh và tính chuyên nghiệp của ông là mối keo kết dính giữ toàn bộ không bị đổ vỡ. Tác giả Botkin đã cho chúng ta hiểu được tầm cỡ của hành động của Turley và nhận thức được những sự kiện kỳ quái và điên rồ có thể diễn ra trong cuộc giao tranh.
Mặc dù TQLC bị đặt trong những tình huống quẫn bách, cuộc triệt thoái nói chung có trật tự. Tất cả những khẩu trọng pháo đều được phá hủy không để rơi vào tay kẻ thù. Các Đại đội và Tiểu đoàn tập hợp lại và còn nguyên vẹn với các cố vấn Mỹ sát cánh bên họ. Điều này trái ngược hẳn với các đơn vị như pháo binh SĐ3 đã mở ngỏ cửa cho quân Bắc Việt tấn công vào và để lại cho chúng hàng chục khẩu đại bác còn nguyên si cùng với hàng tấn đạn dược. Tại sao có sự khác biệt về hiệu năng chiến đấu như vậy? Tôi nghĩ rằng đó là nhờ sự đầu tư toàn diện về huấn luyện giống như mô hình TQLC Hoa Kỳ đầy kinh nghiệm và một thế hệ cố vấn đã hết lòng truyền đạt sự hiểu biết và niềm tin qua cho các bạn TQLC Việt Nam.
Bọn Bắc Việt tưởng chừng như đã thành công. Được trang bị dồi dào gần như vô tận về chiến xa và pháo binh cùng với vũ khí phòng không tối tân nhất của Liên Sô, bọn chúng xâm nhập vào vùng chiến trường phía Bắc với hy vọng sẽ tung cú phủ đầu đánh gục miền Nam. Mất các tỉnh phía Bắc bao gồm Quảng Trị và cố đô Huế sẽ là một thảm trạng về tâm lý chiến đối với chính phủ VNCH. Tuy nhiên tình báo Bắc Việt trước khi xâm lăng đã quên không tính đến sự kiên cường của TQLC Việt Nam. Quảng Trị cuối cùng đã bị thất thủ nhưng chỉ có TQLC Việt Nam là đã chiếm lại được vào ngày 15/9/1972.
Trong trận đánh bẩy tuần tái chiếm cổ thành Quảng Trị, lực lượng TQLC đã chịu 3.658 thương vong. Đó là một trận đánh tàn khốc chống lại một kẻ thù dai dẳng nhưng chiến thắng sau cùng đã đủ chứng minh tính chuyên nghiệp và sự dũng cảm của TQLC Việt Nam. Bắc Việt cuối cùng đã thành công vào năm 1975. Nhưng ít nhất miền Nam đã được ba năm tạm yên nhằm củng cố lại đất nước hầu chống lại quyết tâm của miền Bắc muốn xâm chiếm họ. Buồn thay là ba năm chưa đủ.
Nếu bạn có khuynh hướng cho rằng chiến thắng của Cộng sản không đáng buồn, "Cưỡi Ngọn Sấm" sẽ làm bạn tỉnh ngộ về quan điểm đó. Dệt trong lời kể là câu chuyện của Trung tá Lê Bá Bình: một TQLC, một người yêu nước, một người chồng và một người cha. Bình là sĩ quan Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn TQLC mà John Ripley làm cố vấn. Câu chuyện của Bình sẽ làm bạn nổi giận, gây cảm hứng và cuối cùng sưởi ấm trái tim bạn. Đoạn kết bất thành của cuộc chiến và ảnh hưởng bi thảm của nó đối với hàng triệu người miền Nam đã được biểu lộ qua cuộc hành trình của Bình. Ngoài ra "Cưỡi Ngọn Sấm" cũng đã diễn tả chuyện gia đình của nhiều TQLC, Việt Nam cũng như Hoa Kỳ khác mà sự hy sinh và lòng can đảm rất điển hình cho các gia đình quân đội trong quá khứ và hiện tại. Đối với những người trong chúng tôi đã chọn binh nghiệp thì sự hỗ trợ, lời khuyến khích và sự trung thành của họ vẫn mãi mãi là một niềm cảm hứng. Lịch sử về chiến tranh thường được viết bởi kẻ thắng cuộc và bọn Cộng sản đã cố gắng xoá hết vết tích ghi chép, không nhắc nhở đến các thành tích đáng ca ngợi của TQLC. "Cưỡi Ngọn Sấm" bắt đầu viết trở lại vào lịch sử câu chuyện chưa được kể về những người lính TQLC Việt Nam và gia đình; họ chưa bao giờ đầu hàng, chưa hề bỏ cuộc và chưa khi nào mất niềm tin. Đối với những người đã từng chiến đấu, đã chịu đau khổ và vươn lên quá nhiều để đạt được sự Tự Do cho chính họ với tư cách là các công dân mới của đất nước Hoa Kỳ, thì "Cưỡi Ngọn Sấm" là một câu chuyện xứng đáng được chia sẻ với các thế hệ tiếp nối của nước Mỹ, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp họ hiểu được cái giá mà cha ông họ đã phải trả nhằm bảo tồn nền Tự Do mà ngày nay họ đang được hưởng. Và sau cùng, trong khi cái danh xưng "Thủy Quân Lục Chiến" đã chiếm một vị trí đặc biệt trong tim người Mỹ, công việc kể lại các thành tích và lòng phục vụ của Lê Bá Bình và những nhân vật như ông sẽ làm cho độc giả cũng sẽ trân trọng cái tiếng gọi đó trong lòng những người Việt vậy.
Đại Tướng Walter E. Boomer, USMC, Ret.
INTRODUCTION
The sweeping Communist victory in Southeast Asia in April 1975 and the ensuing tragedy which befell many of the people of South Vietnam was supposed to have occurred in 1972. In March of that year, the north launched a massive multi‐division attack designed to overwhelm the Republic of Vietnam (RVN) Armed Forces and destroy the fledgling democracy. With the American military drawdown well underway and President Nixon’s Vietnamization program limping along, the armed forces of South Vietnam were deployed in a thin line along the country’s borders, committed to keeping the nation free from Communist domination. The tiny South Vietnamese Marine Corps and its American advisors were occupying a strategic avenue of approach in the northwest part of the country.
Few Americans are aware that the South Vietnamese even had a Marine Corps. The Vietnamese Marines (Thuy Quan Luc Chien or TQLC) never comprised more than eighteen thousand men or two percent of the RVN military forces. They were a curious blend of the best of Western and Eastern martial spirit. American Marine advisors played a key role in the founding of the TQLC in 1954 and for the next twenty‐one years helped shape its training and foster its incredible fighting spirit. Without question, this tiny corps had a salutary impact far beyond its size in the Republic of Vietnam’s struggle to survive. For those of us assigned to advise the various
units of the TQLC, it was considered special duty; at times frustrating, but ultimately rewarding as we fought alongside them on the battlefield.
The much larger Army of the Republic of Vietnam (ARVN) was not always known for its battlefield prowess. The Vietnamese Marines continued to improve as the war progressed and with few exceptions were consistently outstanding. Many of its small but highly professional corps of officers were trained in the United States by American Marines. They attended our schools and lived with us, just as we did with them when assigned as advisors. The discipline and spirit of its troops was instilled in boot camp, which to a degree resembled U.S. Marine Corps recruit training at Parris Island and San Diego. Over time, the TQLC won the begrudging respect of their ARVN brothers and most certainly that of the North Vietnamese Army (NVA). The South Vietnamese Marines were different, just as the U.S. Marines from whom they sprang are different. That difference became readily apparent during the “Easter Offensive.”
The so called “Tet Offensive” of 1968 still resonates in the minds of many Americans, particularly those old enough to remember the Vietnam War, yet, on March 30, 1972, the North Vietnamese Army launched an offensive which eclipsed “Tet” by a wide margin. Initially caught by the surprise and sheer scope of the Communist drive, ARVN forces everywhere were pushed to the limit, in some instances breaking completely under the overwhelming numbers and firepower of the attacking NVA. The Vietnamese Marine units were strategically located across the northern portion of South Vietnam close to the Demilitarized Zone, along with the newly formed Third ARVN Division.
Generally oriented west, looking toward the old Khe Sanh battleground, were two brigades of TQLC, consisting of approximately five thousand men. The Third ARVN Division was defending to the north. Against this thin line, the NVA attacked with three infantry divisions, and the so called B5 front,
which consisted of four additional infantry regiments, two artillery regiments, and two armored regiments. The 304th and 308th were two of the NVA divisions which participated in the attack. They had fought the French at Dien Bien Phu and were considered “Iron Divisions.” The use of these divisions indicated it was a major offensive and the major NVA thrust of the “Easter Offensive.” The North Vietnamese had a three to one numerical
advantage over the RVN forces.
Sadly, by day four of the onslaught, much of the Third ARVN Division had fled in chaos or simply melted away. For the most part, the defense of the northern tier of the country was left to the Marines and a brigade of Army Airborne. It did not look good for those of us on the ground. The situation of the battalion advised by me and Captain Ray Smith (later Major General) was typical of what most of our advisor colleagues faced. After initially
putting up a valiant defense and sustaining significant casualties we were simply overrun by the massive attack. We began a retreat to the east as the vastly superior NVA force pursued us. Our destination-the city of Quang Tri.
What most of us did not know was that at the same time an NVA armored column was driving south in an attempt to cut us off. Between us and probable destruction lay the Dong Ha Bridge which spanned the Cua Viet River. The river was a major obstacle, the bridge critical to NVA plans. Captain John Ripley (later Colonel), in what has become a legendary feat in the history of the U.S. Marine Corps, crawled beneath the bridge numerous times under intense fire planting explosives. He blew the bridge as lead
elements of the NVA armored column were attempting to cross.
For those of us escaping in an easterly direction and simply trying to stay alive, it was an act of courage for which we will be forever indebted to John Ripley. Had it not been for Ripley’s destruction of the bridge, I am convinced that most of the Vietnamese Marine Corps and its American advisors would have been captured or killed. Trying to bring some order to chaos, and the person who gave the order to Ripley to blow the bridge, was Lieutenant Colonel Gerry Turley (later Colonel). Thrust into an almost surreal situation, his courage, calmness, and professionalism were the glue
that kept the whole thing from unraveling. Botkin makes us understand the enormity of Turley’s actions and appreciate how bizarre and crazy things can become in combat.
Despite the dire straits in which the TQLC found itself, the retreat was mostly orderly. Every Marine artillery piece was destroyed rather than left to fall into the hands of the enemy. Companies and battalions regrouped and remained intact with their American advisors by their side. This was in sharp contrast to units like the Third ARVN Artillery Group that opened its gates to the attacking NVA, rewarding them with dozens of artillery pieces in
perfect working order and tons of ammunition. Why this difference in performance? I can only attribute it to the major investment in training based on the tried and true U.S. Marine Corps model and to a generation of advisors who valiantly endeavored to pass on their knowledge and beliefs to South Vietnamese counterparts.
The North Vietnamese almost succeeded. Generously supplied with practically unlimited quantities of armor and artillery and the latest Soviet anti‐aircraft weapons, they came to the northern battlefields expecting to deliver the knockout punch. To capture the northernmost provinces which included Quang Tri and the old imperial capital of Hue would have been psychologically devastating to the RVN government. The north’s pre‐invasion intelligence, however, failed to account for the tenacity of the Vietnamese Marine Corps. Quang Tri did ultimately fall, only to be retaken by the TQLC on September 15, 1972. During the seven‐week battle to recapture Quang Tri City, the TQLC suffered 3,658 casualties. It was vicious combat against a tenacious enemy, but the victory was ample
testimony to the professionalism and courage of the Vietnamese Marines. The North Vietnamese ultimately succeeded in 1975. But at least the south was given a three year reprieve in which to try to bring their country together to withstand the north’s determination to conquer them. Sadly, three years was not enough.
If you are inclined to believe the Communist victory was not sad, Ride the Thunder will help disabuse you of that notion. Woven into the narrative is the story of Lieutenant Colonel Le Ba Binh: Marine, patriot, husband, father. Binh was the commanding officer of the Vietnamese Marine battalion that John Ripley advised. His story will infuriate, inspire, and ultimately gladden
your heart. The unsuccessful conclusion of the war and its tragic impact on millions of South Vietnamese is brought into clear perspective by Binh’s saga. Also captured in Ride the Thunder are the family stories of several Marines, Vietnamese and American, whose sacrifice and courage were typical of military families past and present. For those of us who chose the profession of arms, their support, encouragement, and loyalty remain an inspiration.
The history of war is generally written by the victors and the Communists have aggressively expunged from the record any honorable mention of TQLC exploits. Ride the Thunder begins to write back into history the untold story of Vietnamese Marines and their families, who never surrendered, never gave up, and never lost faith. For those who fought, suffered, and overcame so much to attain the freedom that is theirs as new citizens of the United States, Ride the Thunder is a story that deserves to be
shared with subsequent generations of Americans, but most especially young Vietnamese‐Americans. I hope this book will help them understand the price their parents and grandparents paid to secure the freedom they now enjoy. And finally, while the title “Marine” holds a special place in the hearts and minds of most Americans, the chronicling of the exploits and service of Le Ba Binh and men like him will give the reader appreciation for
the title in Vietnamese as well.
General Walter E. Boomer USMC, Ret.
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2013