Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Chøp hình quang tuy‰n ræng có an toàn tuyŒt ÇÓi hay không?
shutterstock_82284178-413x620
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2013
Lý Văn Quý

Sau nhiều năm hành nghề nha sĩ, chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân tỏ nỗi e ngại khi được hỏi có muốn chụp hình răng hay không trong những lần khám định kỳ. Dĩ nhiên là chúng tôi phải thuyết phục là ngày nay kỹ thuật chụp quang tuyến trong nha khoa tuyệt đối an toàn, máy móc tối tân hơn và các biện pháp phòng ngừa rất chu đáo... Vả lại chúng tôi là những người trực tiếp làm việc trong môi trường tiếp xúc với quang tuyến, có gì nguy hiểm thì chúng tôi chịu trước, quý vị có gì mà lo?

Một trong những ví dụ chúng tôi hay đưa ra để trấn an bệnh nhân là tấm hình X-ray răng "bé xíu" so với một tấm hình phổi "to đùng" mà quý vị thỉnh thoảng phải chụp. Vì vậy, chụp 100 tấm hình răng cũng chưa chắc nguy hại vì nhiễm quang tuyến bằng một tấm hình phổi. Đó là chưa kể nếu chụp CT Scan còn phải chịu nhiễm xạ gấp 100 lần chụp hình phổi nữa.

Những phòng Nha khoa cẩn thận còn trang bị sẵn những tờ brochure giải thích về sự cần thiết và an toàn của phim răng để phát cho bệnh nhân. Ngoài ra Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ ADA luôn luôn khẳng định là sự tiếp xúc với quang tuyến trong Nha khoa chỉ góp phần vào khoảng 0.2% toàn bộ số lượng quang tuyến mà mỗi một người phải nhận từ các nguồn thiên nhiên và nhân tạo.
https://www.ada.org/2760.aspx

Thông thường thì bệnh nhân tin tưởng và chấp nhận.

Đối với nha sĩ thì công việc chụp quang tuyến hết sức quan trọng thì không có phim quang tuyến răng thì không thể nào chẩn đoán bệnh răng một cách chính xác được. Chính vì vậy mà có nhiều trường hợp bệnh nhân khiếu nại và "đưa" nha sĩ ra tòa vì tai nạn nghề nghiệp, việc đầu tiên các luật sư và Dental Board yêu cầu là những tấm hình quang tuyến! Nếu nha sĩ không có và đưa lý do tại bệnh nhân không chịu chụp quang tuyến thì coi như nha sĩ "thua cuộc" là điều chắc chắn.

Tuy nhiên, gần đây có một tin tức mới nhất đang làm đảo lộn các kiến thức về tính cách an toàn tuyệt đối của công việc chụp hình quang tuyến răng. Sự nhận thức này đã ăn sâu trong tâm thức của giới Nha khoa từ ngày phát minh ra máy quang tuyến Nha khoa đúng 100 năm qua (1913). https://wiki.answers.com/Q/Who_invented_the_first_dental_x_ray_machine

Trong kỹ thuật chụp quang tuyến răng, bệnh nhân được che một tấm tạp-dề có lót chì (lead apron) phủ toàn bộ cổ, ngực, cánh tay, bụng... chỉ chừa cặp chân khoảng giữa đùi trở xuống. Tuy nhiên có một bộ phận cơ thể không thể bảo vệ được là cái đầu.

Từ khái niệm đó, trường Đại học Y khoa Yale đã thực hiện và thông báo trong tháng 4 năm 2012 một công trình nghiên cứu về nguy cơ của công việc chụp quang tuyến răng và bệnh bướu màng não (meningioma) là một dạng bướu thông thường nhất của con người.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22492363

Kết quả của công trình nghiên cứu đáng kinh ngạc vì đã chứng minh được sự liên quan giữa việc chụp quang tuyến răng và chứng bệnh bướu màng não.

Công trình thực hiện trên 1,433 bệnh nhân từ 20-79 tuổi đã được chẩn đoán bị meningioma và khai là đã từng được (bị) chụp dental x-ray. Nhóm control gồm 1,350 người cho biết là chưa bao giờ được chụp dental x-ray.

Kết luận của công trình nghiên cứu là:
-Đối với nhóm tuổi dưới 10 tuổi, tỉ lệ nguy cơ (odds ratio OR) là 1.4
-Từ 10-19 tuổi: OR 1.6
-Từ 20-49 tuổi: OR 1.9
-40 và trên 40 tuổi: OR 1.5

Nguy cơ kể trên là đối với những người đã từng được (bị) chụp dental x-ray loại nhỏ (bitewing dental x-ray).

Đối với những người được (bị) chụp dental x-ray loại lớn (panorex toàn hàm) hay chụp thường xuyên hơn thì tỉ lệ nguy cơ cao hơn rất nhiều:
-Đối với nhóm tuổi dưới 10 tuổi: OR 4.9

Tin này làm xôn xao dư luận giới Nha khoa khiến ADA phải ra thông báo như sau:
https://www.ada.org/6972.aspx

Trích đoạn:
CHICAGO, April 10, 2012 -The American Dental Association (ADA) is aware of a recent study that associates yearly or more frequent dental X-rays to an increased risk of developing meningioma, the most commonly diagnosed brain tumor. The ADA’s long-standing position is that dentists should order dental X-rays for patients only when necessary for diagnosis and treatment. Since 1989, the ADA has published recommendations  to help dentists ensure that radiation exposure is as low as reasonably achievable.

The ADA has reviewed the study and notes that the results rely on the individuals’ memories of having dental X-rays taken years earlier. Studies have shown that the ability to recall information is often imperfect. Therefore, the results of studies that use this design can be unreliable because they are affected by what scientists call "recall bias."  Also, the study acknowledges that some of the subjects received dental x-rays decades ago when radiation exposure was greater.  Radiation rates were higher in the past due to the use of old x-ray technology and slower speed film. The ADA encourages further research in the interest of patient safety.

Tạm dịch:
Chicago, 10-4-2012 - Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ ADA nhận thức rằng gần đây có một công trình nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa chuyện chụp phim răng hàng năm hoặc thường xuyên hơn với sự gia tăng nguy cơ bị bướu màng não (meningioma), một dạng thông thường nhất của bướu não. Lập trường từ lâu của ADA là giới nha sĩ chỉ nên chụp quang tuyến răng cho bệnh nhân chỉ khi nào thật cần thiết để định bệnh và chữa trị. Từ năm 1989, ADA đã ra các khuyến cáo nhằm giúp nha sĩ bảo đảm là việc sử dụng quang tuyến phải ở mức độ thấp nhất có thể được.

ADA đã xem xét lại công trình nghiên cứu này và nhận xét rằng các kết quả dựa vào trí nhớ của các bệnh nhân kể lại đã từng "được" chụp phim răng vào những năm về trước. Có nhiểu nghiên cứu khác chứng minh rằng các thông tin do "nhớ lại" thường không chính xác. Do đó, những nghiên cứu sử dụng phuơng pháp này có thể không đủ mức độ tin cậy vì hiện tượng gọi là "recall bias" (thiên vị của trí nhớ). Ngoài ra, cuộc nghiên cứu cũng xác nhận là một số đối tượng được nghiên cứu đã được chụp phim răng hàng chục năm về trước trong thời kỳ mà môi trường tiếp xúc với quang tuyến cao hơn. Tỉ lệ bị ảnh hưởng bởi quang tuyến cao hơn trong quá khứ do việc sử dụng kỹ thuật chụp quang tuyến cổ lỗ sĩ và phim quang tuyến với tốc độ chậm hơn nhiều. ADA khuyến khích cần nghiên cứu thêm vì sự ích lợi cho sự an toàn đối với bệnh nhân.

Các nhận xét riêng:

-Đúng là thời trước (từ 10 năm trở về trước), kỹ thuật quang tuyến nha khoa còn kém cỏi, máy móc cũ kỹ nên mức độ bệnh nhân bị tiếp xúc với quang tuyến cao hơn bây giờ rất nhiều. Ngày nay với kỹ thuật chụp digital x-ray đang thịnh hành (có lẽ vào khoảng 1/2 các phòng răng đã chuyển qua digital x-ray) mức độ bệnh nhân bị tiếp xúc với quang tuyến có thể được cắt giảm đi 90% https://www.1800dentist.com/digital-radiography/

-Lập luận của ADA cho rằng hiện tượng "recall bias" làm mức độ tin cậy của công trình nghiên cứu nghe có vẻ có lý nhưng chúng tôi tin rằng ADA đang bị bối rối và cố gắng làm nhẹ mức tác động của kết quả cuộc nghiên cứu. Chỉ cần nhớ lại đã từng được (bị) chụp phim răng hay không thì không phải là một chuyện khó khăn gì cho cam. Rất có khả năng bệnh nhân bị meningioma sẽ bắt đầu "thưa ra tòa" các nha sĩ, hãng sản xuất dental x-ray và cả Dental Board hay ADA nữa.

-Phương pháp học (methodology) và kết quả của cuộc nghiên cứu của trường Yale nhìn chung có một sự hợp lý là càng lớn tuổi và càng bị chụp nhiều phim răng thì nguy cơ bị meningioma càng cao. Tuy nhiên không giải thích được tại sao đối với nhóm tuổi 40 và trên 40 tuổi, đáng lẽ ra tỉ lệ nguy cơ phải cao hơn nữa thì lại giảm xuống còn 1.5? Cần lưu ý đây vẫn là một con số 50% cao hơn bình thường.

-Mặc dù vậy cũng cần phải nêu lên là sự liên quan giữa việc chụp quang tuyến răng và bệnh meningioma không thể chối cãi được. Điều này phần nào làm các nha sĩ điều trị từ nay nhẹ nhõm hơn, tránh bị Dental Board và các luật sư làm khó dễ về việc có chụp dental x-ray hay không.

Ngoài ra, đối với một số người trong giới Y tế còn nghi ngờ có sự liên quan giữa bệnh hypothyroidism (hay hyperthyroidism hoặc thyroid cancer) và dental x-ray thì đã có nhiều công trình nghiên về chuyện này nhưng nói chung là không có kết luận chắc chắn. Điều khẳng định là bị chiếu quang tuyến nhiều vùng cổ sẽ gây rối loạn về thyroid cho nên trong phạm vi Nha khoa, các chuyên viên quang tuyến đều được huấn luyện và sử dụng lead apron có phần che cổ hết sức cẩn thận. Vì vậy rất khó chứng minh được là công việc chụp quang tuyến răng trên thực tế có góp phần làm tăng tỉ lệ mắc bệnh về tuyến giáp trạng (thyroid) hiện nay trong dân chúng hay không?

Một vài bài báo khá hay liên quan đến đề tài này:

-One mistake we make in the doctor's office that may contribute to increases risk of thyroid cancer:
https://www.huffingtonpost.com/donna-gates/thyroid-cancer_b_1553141.html

-Does radiation from dental x-rays cause thyroid cancer?
https://www.cnn.com/2011/HEALTH/expert.q.a/03/30/thyroid.cancer.radiation.brawley/

-Thyroid fears aside, that X-ray's worth it:
https://www.nytimes.com/2011/04/26/health/26brody.html?_r=0
Excerpt:
With regard to dental X-rays, he noted that the amount of radiation exposure associated with them has decreased considerably in the last 20 years, which is inconsistent with a rise in thyroid cancer diagnoses.

-Medical diagnostic X-rays and Thyroid cancer:
https://jnci.oxfordjournals.org/content/87/21/1613.abstract
Conclusion: These data indicate that the risk of thyroid cancer due to medical diagnostic x rays, if any, is very small. [J Natl Cancer Inst 1995;87:1613-21]

Lý Văn Quý

Loading