Cái danh từ nghe hơi ngang dạ mà thật cũng dễ thương!
Tôi có hân hạnh được quen biết nhiều anh chị em bên phe ta.
Viết về Phe Ta trước hết là để tưởng nhớ đến những người đã rũ nợ đời ra đi vĩnh viễn.
Điểm danh: Phạm đình Bách,
Trần
Thái,
Nguyễn hữu
Thường, Nguyễn tiến Tài, Nguyễn văn Mẫn, Lý hồng Hòa, Hồ văn Phước,
Hồ trí Dõng, Đinh viết Hằng,
Hoàng
thiện Căn, Hoàng đình Bảng,
Bùi thế
Hoành, Vũ trường Sơn, Nguyễn vĩnh Đức, Mạc văn Phước, Lê văn Lân,
Nguyễn văn Hoàng,Trần ngươn Phiêu,
Trần
minh Tùng, Chu viết Tâm, Vũ đình Nguyên,Hồ văn Châm, Huỳnh văn Hưỡn.
Trong danh sách trên, tôi đặc biệt đội ơn anh Huỳnh văn Hưỡn, Tổng Trưởng Y Tế thời Chính Phủ Trần văn Hương. Anh đã cất nhắc tôi làm Cố vấn Quang Tuyến cho Bộ Y Tế và đề cử tôi đi du học Anh quốc.
Mạc văn Phước
Tiếp theo là bắt liên lạc và trao đổi tin tức với những người còn sống rải rác trên khắp hoàn cầu.
Đầu tiên là Canada, nơi tôi đang trú ẩn. Ở Ontario, những khuôn mặt trưởng thượng phải kể đến chị Hoàng bội Ngọc, chị Võ bạch Tuyết, Lâm thu Vân, Đặng bạch Tuyết, những anh Nguyễn thế Huy, Nguyễn thế Lạc, Bùi xuân Nhiếp, Đặng minh Châu, Nguyễn duy Sản, Hoàng ngọc Khôi.
Cỡ xồn xồn thì có các anh Đỗ Trọng, Võ thời Hên, Lê văn Minh.Giới trẻ thì rất đông, đứng đầu là chị Hồ cẩm Nhung, Chủ Tịch Hội Y sĩ Việt Nam tại Ontario. Tiếp đến là Trịnh bích Hằng, Lê hoàng Yến, Phạm hữu Diệu, Bùi thức Thuận, Trầm khải Minh, Võ hồng Khanh,Tô bảo Toàn, Nhan di Toàn, Nguyễn nam Anh, Trần văn Chừng, Vũ văn Dũng, Nguyễn văn Lâm… Tất nhiên, tôi chỉ giao thiệp được với một thiểu số, phần đông là giới… biết xoa mạt chược! Tuy bù đầu bù tai với công việc và gia đình, họ cũng cố gắng dành thời giờ cho sinh hoạt cộng đồng: hàng năm tham dự Hội Chợ Tết, yểm trợ các hoạt động gây quỹ cho các hiệp hội từ thiện, tham dự các sinh hoạt văn nghệ địa phương… Mới đây, Hội đã yểm trợ buổi ra mắt sách của nhà thơ Cung trầm Tưởng từ Minneapolis sang thăm viếng Toronto, thành công mỹ mãn.
Một số đông anh em đã về hưu, có vài người xuống tóc đi tu, một vài người sức khỏe có phần yếu kém, không tiện viết ra đây. Phần đông còn đang kéo cầy, người nào cũng nhà cao cửa rộng gia đình yên vui.
Tại vài tỉnh nhỏ ở Ontario cũng có rải rác một số Y sĩ phe ta. Tỉ như ở Ottawa thì có Mai trung Kiên; Hamilton thì có Vũ hữu Mạnh (con rể BS Nguyễn đình Cát);ở Windsor có Tommy Đặng (con trai BS Đặng minh Châu); ở Woodstock có Nguyễn văn Mạnh…
Tại Québec, Montréal là nơi chứa chấp phe ta nhiều nhất. Những khuôn mặt đàn anh gồm có Từ Uyên, Nguyễn tấn Hồng, Nguyễn mậu Hoàng, Phạm hữu Trác, Nguyễn quang Thành, Bùi thế Cầu, Đặng ngọc Thuận, Đặng đình Quảng,Nguyễn hữu Tùng, Nguyễn xuân Trình, Lê văn Châu, Ngô vi Dương…. Các cụ thành lập Hội Y sĩ bô lão, sinh hoạt đều đều xôm trò ra phết! Những quan Đốc có máu văn nghệ thì ở đây đông như kiến, đờn ca hát xướng thì có Mạc văn Trọng, Trần văn Dũng, Trần cao Thăng, Dương hồng Huy, Thành quang Lân… là nổi hơn cả; viết văn làm báo thì có Phạm hữu Trác,Thân trọng An, Trần mộng Lâm, Nguyễn thanh Bình, Lê thành Ý, Nguyễn thị thanh Trà, Đào từ Huyền, Đào bá Ngọc, Nguyễn lương Tuyền…
Tôi có làm một bài thơ chọc ghẹo bốn tên Tứ Quái ở Montréal:
Montréal có bốn Ma Bùn
Một chàng mặt sắt vừa lùn vừa đen
Một chàng tướng mạo hom hem
Ngồi xoa mạt chược lèm bèm vài câu
Một chàng có để chút râu
Lén vợ hút thuốc làm rầu thầy lang
Một chàng ăn nói sỗ sàng
Mặc quần xệ rốn cả làng thất kinh!
(Lâm,Bình,Cường,Dũng)
Riêng tên Nguyễn thanh Bình tự Bát Sách vốn giữ mục Thư Tín cho Tập San Y Sĩ. Tên này thường dùng mục này để chọc ghẹo thiên hạ, đôi khi viết lách lem nhem đùa nhả đụng chạm tùm lum, đã đôi phen bị chỉnh công khai. Tiện đây ta cũng báo cho nhà ngươi biết là ta cũng nhận được thư riêng của người quen than phiền về lối đùa cợt của mi, vậy báo cho mi hay để mi liệu đường sửa đổi, nghe chưa?
Hoạt động có tầm vóc quốc tế thì có Cấn thị bích Ngọc. Phần đông hoạt động âm thầm, như Hồ quang Nhân, Lê quang Tiến,Nguyễn hữu trâm Anh,Nguyễn ngọc Tân, Nguyễn văn Hội, Nguyễn ngọc Bảo, Ngô văn Mai, Lưu thanh Vũ, Lý hồng Sen, Hồ thị Hường, Đào trọng Tiến…
Edmonton, Alberta có Nguyễn gia Khánh tự Khánh Nháy nay về hưu ở Vancouver cùng với trưởng lão Đinh đại Kha.
Bên Huê Kỳ ở Chicago có Trần xuân Ninh tự Ninh con.
Vùng San José có Đặng vũ Báy, Nguyễn thượng Vũ, Nguyễn hoàng Hải, Đỗ trung Anh, Dương quang Lộc, Ngô thành Trung, và Tô ngọc Ẩn. Còn nhiều nữa,nhưng không nhớ nổi vì lâu quá không gặp. Đặng vũ Báy có hầm rượu vang đỏ thần sầu, chứa toàn St Emilion Vintage và Screaming Eagle cùng Opus thượng hảo hạng.
Cậu Báy vừa đãi tôi một chai Chateau Margaux 1981, danh bất hư truyền, tên wine master trong nhà hàng cầm chai rượu mắt la mày lét!Cậu Báy đang rủ sang để mở vài chai Screaming Eagle.
Ở Long Beach có Ngô thế Vinh, tác giả của nhiều cuốn sách giá trị.
Los Angeles là tổ của phe ta. Nơi đây tôi có hai anh bạn rất thân là Phạm gia Thuần và Lưu đức Thụy.
Cả hai đã đón tiếp vợ chồng chúng tôi rất nồng hậu trong những dịp chúng tôi thăm viếng Cali.
Phạm gia Thuần học chung tiểu học với tôi ở Albert Sarraut, tôi biết cả gia đình của Thuần, từ anh Phạm gia Tự, Phạm gia Thiệu đến Phạm thị Huyền. Anh rể của Thuần là anh Dương thiệu Sính. Anh Dương hồng Mô cũng là họ hàng của Thuần.Khi còn là sinh viên, Thuần và tôi cùng Nguyễn vĩnh Đức thường đi ăn cơm Tây uống rượu chát với nhau.
Còn Lưu đức Thụy thì tôi ăn dầm ở dề tại nhà anh trong hẻm Phan thanh Giản tháng này qua tháng khác. Anh thường cho tôi nghe những đĩa nhạc Segovia chơi đàn guitare, thật tuyệt vời!
Những người quen biết khác gồm có anh Tôn thất Niệm, Nguyễn ngọc Khôi, Tạ ngọc Hân, Nguyễn thanh Lan, Phùng gia Thanh, Trương minh Cường, Trần hùng Hải, Phạm gia Cổn, Đường thiện Đồng, Nguyễn Hiền, Vũ thiện Đạm, Nguyễn tự Hào, Nghiêm đạo Đại, Bùi đức Thủy, Trần chu Mỹ và vợ Nguyễn Mỹ Sinh,Đặng đức Nghiêm…
Anh Nguyễn văn Thế nay đã ra người thiên cổ. Còn vài anh chưa gặp là Nguyễn ngọc Kỳ và Trần văn Khang.
Ở Texas có các anh Đỗ danh Thụy, Vũ khắc Niệm và Hoàng ngọc Giao. Còn Trần kim Sang thì hành tung bí mật, nay Huê Kỳ mai Việt Nam, chẳng biết đóng đô chỗ nào?
Ở Florida có Nguyễn Đệ mới tịch. Hiển xoăn (không nhớ họ) mò về Xuân Lộc. Hiển sữa, Trần quang Hiển, nghe đâu ở Louisiana. Trần mạnh Tường trú thân ở Kansas.Riêng Nguyễn Dương làm đến chức Đại Tá trong Quân Y Huê Kỳ.
Nguyễn quốc Quân tử thủ ở Virginia, Nguyễn bá Cường ở Maryland.
Tôi có người bạn học thân từ tiểu học, thường hay cho tôi mượn báo vẽ---bande dessinée---Spirou. Đó là Hoàng bá ước Doanh, không biết bây giờ lưu lạc nơi nao?
Đã đi xong một vòng Bắc Mỹ, bây giờ ta hãy nhẩy qua Âu châu.
Ở Bắc Âu có Dương hồng Huân (Hòa Lan) và Tôn thất Sơn (Na Uy).
Dương hồng Huân học cùng lớp với tôi,dáng điệu ẻo lả như con gái. Còn Tôn thất Sơn thì không quen.
Tại Pháp, Trần đức Tường, Trần qúy Nhiếp, Hà mạnh Tuấn và Đinh xuân anh Tuấn đóng đô ở Paris; Phạm đình Vi trấn thủ ở Lyon.Tất nhiên còn đông hơn nhiều,nhưng tôi không có hân hạnh được giao thiệp.
TĐT tự Tường vợ vì lấy vợ sớm---và hơi sợ vợ---là cựu Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Quân Y Dù, sau hai anh Hoàng cơ Lân (Paris) và Vũ khắc Niệm(Texas). Tay này thổi được đủ loại kèn, đã dậy tôi thổi Saxo. Hát hay, giọng rất ấm, nhiều gái mê nhưng không ham vì mê bu nó.
Trần quư Nhiếp tập tạ bắp tay to tổ bố, hồi còn sinh viên lái Harley Davidson nổ rầm rầm. Bào huynh của Nhiếp là GS Trần thế Nghiệp, du học bên Pháp về. Anh là Thầy thèse của tôi, nay anh đã qua đời từ lâu. Hồi anh làm Trưởng khu Quang Tuyến Bệnh viện Bình Dân, ông Tổng Trưởng Hưỡn cứ lăm le đưa tôi về thay thế anh.Tôi chắp hai tay vái chạy dài qua núp bên Bệnh viện Nhi Đồng. Tại đây gặp chị Trịnh thị minh Hà, sau này kết duyên với anh Hưỡn,nay chị cũng đã mất rồi.
Phạm đình Vi là bạn đồng khóa và đồng binh chủng TQLC. Anh này hồi còn sinh viên có hoạt động chính trị chống Ngô đình Diệm. Sau đó thường ra Givral ngồi tán dóc với mấy anh nhà báo và chính khứa, mặt câng câng thấy dễ ghét. Nhưng sau này gặp lại thì thực tình thấy hắn cũng dễ thương!
Hà mạnh Tuấn còn gọi là Tuấn què, vì đi tập nhẩy dù mới saut đầu đã té gẫy xương. Anh em nghe thấy thương nhưng cũng không nhịn được cười! Cũng còn bay nhẩy lắm, nhưng rủ đi Úc năm tới lại kêu là già, nghe mà tắt kinh!
Đinh xuân anh Tuấn là giáo sư dậy bệnh lý Hô Hấp. Anh làm trưởng khu bệnh phổi của một bệnh viện lớn ở Paris (tôi quên mất tên).Anh có đưa tôi đến một bistro có bán 100 loại bia.
Tôi chẳng biết có anh em nào lập nghiệp ở các xứ khác bên Âu châu không?
Vậy ta hãy nhẩy xuống Nam bán cầu.
Hình như bên New Zealand có anh Nguyễn quang Giao làm tới chức Đại Tá trong Hải quân.
Bên Úc châu ở Melbourne có anh Lê thanh Cảnh và Trần xuân Dũng.
Anh Cảnh đi du học từ trước năm 75 và là một trong những người Việt thành công nhất tại Úc. Ba người con của anh đều là Bác sĩ chuyên môn.Anh chị có đãi chúng tôi một bữa cơm Huế rất thịnh soạn.
Anh chị Trần xuân Dũng ở một căn nhà xinh xắn trên môt ngọn đồi nhỏ. Chúng tôi đã về đây tá túc ít ngày hồi năm kia. Vào dịp Đại Hội YND quốc tế năm tới, anh chị Dũng đã dành sẵn cho một phòng. Thân phụ chị Sẻ, phu nhân anh Dũng, là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, tôi đã viết một bài về Cụ đăng trên DĐSVQYHD.
Ở gần anh Dũng mới biết anh có ba nghề. Một là nghề đốc tờ, hai là nghề sợ vợ, ba là nghề rửa bát! Anh Dũng có một lối sống rất quy củ và ngăn nắp.Sáng nào trước khi đi làm anh cũng xực một tô oatmeal với mật ong to tổ bố, tôi nhìn mà nổi da gà! Anh không bao giờ rớ tới rượu, ăn ngủ rất điều độ và ít khi nộ khí xung thiên. Thật trái hẳn với lối sống của tôi, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười! Do vậy chúng tôi tâm đầu ý hiệp, anh làm thơ tục còn tôi thì chửi tục!
Lên Brisbane có Hà ngọc Thuần,cùng lớp.Chị Thuần hay hát và hát rất hay. Tại Sydney gặp Liễu thanh Tâm và Lương bảo Hoa. Tâm đánh kiếm trước cũng phục vụ TQLC, còn Hoa Bảo Bông thì đang vui vầy duyên mới.
Chúng tôi kéo nhau đi ăn nhậu tại cảng Sydney, phong cảnh thật là hùng vĩ.
Từ Úc nhẩy về Sài Gòn không bao xa. Tại đây chỉ còn gặp Lê đình Thuấn và Nguyễn dũng Chí.
Thuấn thì vẫn Tây con như ngày nào. Vẫn đàng hoàng chĩnh chạc, sống yên vui với vợ con nay Sài Gòn mai Thủ Đức. Thỉnh thoảng cũng bay qua Huê Kỳ thăm con cái.
Nguyễn dũng Chí làm Trưởng Khu Cấp Cứu bệnh viện Triều An, một bệnh viện tư của dân Trung Hoa. Đây là một bệnh viện toàn khoa trang bị máy móc tối tân, có MRI, CT scan và Siêu Âm.
Mới di cư từ Hà Nội vô Nha Trang là tôi gặp Chí. Ngày ngày hắn đèo xe đạp đưa tôi đển trường Bénilde, trường Thầy Dòng dậy chương trình Pháp. Tại đây tôi học chung với Hoàng đức Nhã, Hà xuân Trừng và Hà xuân Thao.Trừng và Thao rất mến tôi, thường rủ tôi về nhà ăn chè.Tôi thấy hai anh em này thật dễ thương, còn ông anh lớn là Hà xuân Du thì tôi không ưa vì thấy anh này có vẻ phách lối làm tàng.
Chí và tôi bỏ Troisième đi thi Brevet từ Quatrième, cả hai cùng đậu. Chúng tôi vô Sài Gòn học Taberd, cùng đậu Tú Tài, cùng vô Quân y hiện dịch đeo lon Thượng Sĩ! Sau này Chí lên tới Thiếu Tá,còn tôi lẹt đẹt Trung úy muôn đời vì tổ sư ba gai!Mãi mới lên lon Đại úy tại mặt trận vì bị thương.
Tôi chơi với Nguyễn dũng Chí và Phạm gia Thuần đã trên 60 năm,tình bạn vẫn khắng khít như xưa. Cả hai anh đều làm phù rể cho tôi. Đây là một món qùa qúy giá mà Trời Phật ban cho, ngoài tình nghĩa vợ con thì chẳng còn mong muốn gì hơn nữa!
Tôi có diễm phúc đi vòng quanh thế giới gặp lại tất cả các bạn bè có ghi danh trong bài này.
Viết đến đây cảm thấy bùi ngùi, nhẩm bụng tính chuyện làm chuyến nữa!
Mong sẽ gặp lại mọi người không thiếu một ai!
Arrivederci et à bientôt!
Tôn Kàn
Đầu Thu 2013