Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Chi‰n Tranh Trên Mång Lܧi ñiŒn Tº
Nguồn: Wikipedia

Nguồn: Wikipedia

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2013
TDT-2013
Viết theo bài “Cassandra Syndrome” của Ron Rosenbaum đăng trong báo Smithsonian số April 2012

Richard Clark là vua chống khủng bố (counter terrorism czar) đã làm việc dưới thời của ba Tổng Thống Mỹ: George H.W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council). Vào năm 2009, một siêu vi máy tính (computer virus) Stuxnet được phóng lên trên mạng lưới điện toán toàn cầu, xâm nhập vào các máy vi tính (computer) và đến năm 2010 thì đã phá vỡ trầm trọng chương trình làm bom nguyên tử của xứ Iran.

Siêu vi Stuxnet rất thông minh, đã xâm nhập vào lò chế tạo hạch nhân tại Natanz của Iran để phá tan những máy chế biến nguyên liệu uranium U-235 thành U-238 dùng cho bom nguyên tử. Sự việc này đã làm xứ Iran đình trệ cuộc chế toại bom nguyên tử từ sáu tháng tới một năm.

Ai đã tạo ra Stuxnet và đã nhắm vào Iran vẫn còn trong vòng bí mật nhưng xứ Israel bị xem như là thủ phạm chính. Tờ báo New York Times có viết một bài nói ra sự hợp tác giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Israel vì trong Stuxnet có mật mã chữ “Esther” là một nữ anh hùng trong lịch sử của xứ Do Thái chống lại xứ Iran. Tại sao Israel đã bỏ lại dấu vết “Esther” trong siêu vi? Hay là dấu vết đã được ai đó bỏ lại để vu khống cho Israel? Nhưng cũng có thể chính Israel đã tự bỏ vào, tạo gây nên niềm nghi vấn để đánh lạc hướng điều tra? Đến bây giờ, vẫn không ai tìm ra được tác giả của Stuxnet.

Richard Clark cho rằng Hoa Kỳ đã tạo ra Stuxnet với sự cộng tác của Do Thái. Nếu Hoa Kỳ phá vỡ Natanz bằng máy bay không người lái (drone) đó là việc gây chiến tranh nhưng nếu phá vỡ bằng siêu thì sao? Richard Clark trả lời ‘Đó chỉ là hành động gián điệp’ (covert action) như nhiều quốc gia khác đã và đang làm. Việc đó là một hành động chiến tranh? Hay là một hành động gián điệp? Đó là câu hỏi luật pháp dành cho các vị luật sư, và chính phủ Hoa Kỳ không trả lời về những vấn đề gián điệp, không chối nhận nhưng cũng không xác nhận.

Richard Clark cho rằng Hoa Kỳ đã tạo ra Stuxnet vì nó có vẻ đuợc viết, theo lời của một nhóm luật sư ở thủ đô Washington D.C. "Tôi đã dự rất nhiều cuộc họp về những vấn đề gián điệp với các vị luật sư này và tôi biết cách làm việc của họ. Các luật sư muốn giới hạn sự tàn phá của các siêu vi để tránh những sự thiệt hại vô tội (collateral damage)".

Siêu vi máy tính Stuxnet xâm nhập vào rất nhiều mạng (network) máy vi tính trên thế giới và tự động hỏi: "Đang ở trong mạng lưới chạy chương trình SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition)? - Điều khiển và thu nhặt kết quả?" Trả lời: "Đúng vậy." Câu hỏi tiếp: "Các máy đang xài chế tạo bởi hảng Siemens của Đức Quốc được Iran mua?" Trả lời: "‘Đúng vậy." Câu hỏi tiếp theo: "Phần mềm Siemens 7 đang được chạy? – Siemens software control version 7?" Trả lời: "Đúng vậy." Câu hỏi tiếp theo: "Phần mềm điều khiển máy động cơ được chế tạo bởi một trong hai hãng YYY hoặc ZZZ ?"...

Richard Clark nói tiếp: "Nếu câu trả lời cuối cùng đúng vậy thì chỉ còn có một nơi duy nhất là Natanz mà thôi." Nếu vậy thì tại sao sau khi vụ Natanz xảy ra, nhiều người đã khám phá ra Stuxnet vẫn còn tồn tại ở các nơi khác dù đã không gây ra thiệt hại gì? "Tôi biết các vị luật sư đã có cho vi khuẩn TTL (Time To Live) một thời gian hoạt động để rồi tự phá hủy, tự biến mất nhưng vì có sự lỗi lầm trong phần mềm nên TTL đã không xảy ra."

Tại sao lại có lỗi lầm? Richard Clark cho biết "China hay Iran thường hay xài những phần mềm không phải là bản chánh gốc (bootleg copies) nên có thể ngày tháng của những máy vi tính này không được chính xác" - người viết bài này nghỉ rằng có thể ngày tháng đã được thay đổi để che dấu các chương trình bí mật.

Richard Clark biết rằng chính quyền Trung Cộng đã cho rất nhiều siêu vi khuẩn xâm nhập vào tất cả các công ty lớn tại Hoa Kỳ. Ông rất lo ngại một ngày gần đây các kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ sẽ bị Trung Cộng chiếm đoạt và Hoa Kỳ sẽ thua lỗ về kinh tế. Nhưng niềm lo ngại chính của ông là sự mất mát về bí mật quân sự quốc phòng. Ông Richard Clark nêu lên một thí dụ đã được đăng trong báo nghiên cứu quân sự Orbis “How the U.S. Lost the Naval War of 2015? – Lý Do Tại Sao Hải Quân Hoa Kỳ Thua Trận Năm 2015?”. Trong tương lai, các cuộc chiến tranh có thể sẽ đưọc định đoạt bằng mạng lưới điện tử.


Bài đọc thêm:

Cassandra Syndrome (Smithsonian.com – Apr 2012)
<https://www.smithsonianmag.com/issue/April_2012.html>

Administration Strategy on Mitigating Theft of U.S. Trade Secrets
https://www.whitehouse.gov//sites/default/files/omb/IPEC/admin_strategy_on_mitigating_the_theft_of_u.s._trade_secrets.pdf

<https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/omb/IPEC/admin_strategy_on_mitigating_the_theft_of_u.s._trade_secrets.pdf>

(Người viết: Trung Quốc “China” được nêu lên 120 lần trong văn kiện chính thức dài 141 trang
của chính phủ Hoa Kỳ)

Apple admits ‘widespread cyber-security breach’ by Chinese hackers (BGR.com - Feb 2013)
<https://bgr.com/2013/02/19/apple-hacked-mac-331394/>

Chinese army likely behind cyber attacks, U.S. security firm says (LA Times - Feb 2013)
<https://www.latimes.com/news/nation/nationnow/la-na-nn-security-firm-china-hacking-20130219,0,5386392.story>

Loading