Bài trước đã khảo sát các súc vật được nhắc đến trong Kinh Thi.

Bài này tiếp tục khảo sát những cây cỏ mà Kinh Thi đã ghi nhận trong một số các bài thơ.

Những tài liệu mà tôi tham khảo là:

---THI KINH QUỐC PHONG, bản dịch của cố nữ sĩ KIM Y PHẠM LỆ OANH, nhà xuất bản CÀNH NAM phát hành năm 2009 tại Huê Kỳ.

---AIRS OF THE STATES from the SHI-JING, a new Trilingual Translation by FU-SHIANG CHIA, Peking University Press, 2010.

---WIKIPEDIA, The Free Encyclopedia.

Những hình ảnh đều trích dẫn từ Wikipedia hay Google.

Tôi chân thành ghi nhận và cảm tạ những tác gỉả của những tài liệu  trên.

 

Các thảo mộc có thể được sắp xếp như sau:

CÁC LOẠI CỎ:

Cỏ sa-tìền                             Phầu dĩ                      Cỏ kiêm (hoàn)                 Kiêm

Cỏ lâu(hương bài)              Gia                              Cỏ bồ                                  Bồ   

Lau sậy                                  Bồng                           Cỏ hoàn-lan                      Hoàn-lan 

Cỏ quên                                 Huyên thảo                Ngải                                   Ngải                                                                  

Cỏ mao                                  Đề                                Cỏ mã liêu                         Long

 Lúa mì                                   Mạch                           Cỏ Thiến                            Như-lư

  Lúa nếp                                 Thử                             Lúa tẻ                                Tắc    

 Cỏ thôi (ích mẫu)                 Thôi                             Cỏ thơm                           Tiêu

 

CÁC LOẠI RAU

Tiếp dư                                   Hạnh                           Củ cải                               Phong Phỉ

Sắn dây                                   Cát                               Cải đắng                            Đỗ

Quyển nhĩ                              Quyển nhĩ                   Rau rút                              Quì                 

Bạch cao                                 Phồn                             Bối mẫu                            Mang

 Dương-xỉ                               Quyết&Vi                    Ngải                                   Ngải

Tần ô (cải cúc)                        Tần                               Chút chít                           Mộ        

Tảo tiểu cầu(Rong)                Tảo                               Trạch tả                            Túc                                                                                         

Thiều-nhiêu                             Thiều                            Hẹ                                      Cửu

Mông                                         Đường                         

 

CÁC LOẠI HOA

Hoa Lan                          Gian                             Hoa Sen                         Hà, Hạm đảm 

Kiều hoa đỏ                   Kiều                              Hương tiêu                  Ngọc lan     

Hoa dâm bụt                 Thuấn

 

CÁC LOẠI CÂY                                     

Cây bách                      Cối

Cây  Đào                        Đào                                Cây Thông                   Tùng

Cây Đỗ lê                       Cam đường                  Cây Vừng                    Ma

Cây Mai                         Mai                                 Cây Liễu                      Kỷ

Cây Mận                        Lý                                    Cây Đàn                      Đàn

Cây đường đệ(lệ)       Đường đệ                       Cây Sơn-điều            Điều            

Cây táo tàu                  Cức                                   Cây Hạnh                   Nữu

Cây bầu                        Bao                                   Cây Khu(thích du)     Khu

Cây tật lê                     Từ                                      Cây Du(tiểu du)        Du

Cây Trăn                      Trăn                                   Cây Sơn-vu               Khảo    

Cây dẻ                          Lật (ức)                              Cây lê dại                 Tụy

  (?)                               Y                                         Cây Dâu                     Tang (Phù- tô)

Cây ngô đồng             Đồng                                  Cây Trúc                    Trúc 

    (?)                             Tử                                       Cây đào dại               Trạch sở

Cây Sơn                       Tất                                      Cây cam thảo            Linh

 

CỎ  XA TIỀN

Thái thái phầu dĩ                                                                           Rủ nhau ra bãi

Bạc ngôn thể chi!                                                                          Tìm hái sa tiền

Thái thái phầu dĩ                                                                            Sa tiền!Sa tiền!

Bạc ngôn vĩ chi!  đoạt chi!                                                            Mau mau hái lấy!  

Bạc ngôn loát chi! kết chi! khiết chi!                 Hột rơi hột rớt, Nhặt hết kẻo hoài!

 

Cụ Kim Y chú giải: ”Phầu dĩ là cỏ xa tiền, lá to mầm dài, hay mọc ở vệ đường.”Danh pháp khoa học là Plantago asiatica thuộc chi Mã đề. Loài thân thào này dùng để trị thùy thủng, đái buốt, tả, lị và viêm phế quản.

 

 

BỤi  GAI     CỎ  LÂU

Kiều kiều thác tân                                                         Cỏ dại xanh tốt tơi bời

Ngôn nghệ kỳ sở                                                   Ta đi hái mớ củi gai trên rừng 

Kiều kiều thác tân                                                         Cỏ dại xanh tốt ngập đầu

Ngôn nghệ kỳ lâu                                                  Ta đi hái mớ cỏ lâu đem về   .   

 

SỞ là tên một loại cây có gai tên Anh ngữ là Hawthorn.     

CỎ LÂU hay mọc ở bên nước, lá mầu  xanh dài chừng vài tấc.

TÂN là những loại cây xấu dùng để làm củi.

 

 

Thác tân là ví với tất cả các người con gái, Sở là ví với người con gái mình muốn cầu. Đây là bài thơ của người con trai thất vọng trong việc cầu bạn trăm năm.

 

LAU SẬY

Bỉ chuyết giả gia,      Bỉ chuyết giả bồng            Cỏ lau tươi tốt bồng bồng

Nhất phát ngũ ba       Nhất phát ngũ tông     Một tên bắn trúng lợn rừng năm con 

Hu-ta hồ, sô-nha!                                                     Sô-ngu, mày thật lạ lùng!

 

Gia, Bồng HAY Hoàn vĩ là cỏ lau và sậy.

CỎ LAU hay cỏ hương bài tên khoa học là Chrysopogon zizaniodes. Cỏ này được gieo trồng tại khắp các vùng nhiệt đới và có thể cao tới 1.5 m, thường ung làm  hàng rào bảo vệ ruộng nương vườn tược.

SẬY (common reed) tên khoa học là Phragmites mọc ở các vùng xình lầy hoặc theo bờ nước. Người ta dùng sậy để lợp mái nhà.

 

 

                

                  LAU                                             SẬY       

 

CỎ  MAO

Tự mục qui đề                                                                   Ngoài cánh đồng gặp gỡ

Tuân mỹ thả dị .                                                                   Nàng tặng mớ cỏ mao.

 

ĐỀ là  cỏ mao mới mọc. Còn gọi là cỏ tranh hay gianh. Tên khoa học là Imperata cylindrica.

 

 

Cỏ mao chẳng qúy giá gì, song vì của người đẹp tặng nên nó trở nên qúy gía vô ngần!

                              Đẹp gì một mớ cỏ mao

                      Đẹp vì mỹ nữ tặng trao gửi tình!

 

LÚA  MÌ

Viên thái mạch hỹ,                                                          Ta cắt lúa

Muội chi bắc hỹ.                                                         Ở vùng Muội bắc.  

 

      

 

MẠCH (tiểu mạch) là lúa mì, tên Anh ngữ là Wheat, tên Pháp ngữ là Blé, danh pháp khoa học là Tritrium. Lúa mì xuất phát từ Thổ nhĩ Kỳ và lan tràn qua khắp thế giới. Lúa mì xâm nhập Trung Quớc vào khoảng 2000 năm TCN.Bài thơ Thử Ly Mạch Tú thương tiếc cho đền đài nhà Thương nhà Chu đã biến thành các ruộng lúa.

Người ta dùng lúa mì làm lương thực, bia rượu và nhiên liệu sinh học.

Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng từ 6 đến 700 triệu tấn lúa mì trong đó Canada chiếm 25-30 triệu tấn.

 

CỎ  GIANH (TRANH)

Dã hữu tử huân                                                 Ngoài cánh dồng có con hươu chết       

Bạch mao bảo chi                                               Cỏ gianh bao kín mít trong ngoài.

Hữu nữ hoài xuân,                                             Hoài xuân thiếu nữ đương thời,

Cát sĩ dụ chi!                                                  Gặp chàng tri trẻ buông lời bướm ong!

 

Bạch mao là CỎ  TRANH( gianh), tên khoa học là Imperata cylindrica thuộc họ Lúa Poaceae.

Cỏ tranh mọc hoang tại Trung Quốc và Đông Nam Á, thường dùng làm vật liệu để lợp mái nhà truyền thống.

Người ta dùng rễ của cỏ tranh để làm thuốc lợi tiểu. Tro của cỏ tranh bị đốt có vị mặn, vì vậy các thú rừng thường liếm tro này để lấy muối.

 

 

 

LÚA  NẾP  LÚA TẺ

Bỉ thử ly ly,                                                                           Nơi thì mạ tẻ xanh rờn

Bỉ tắc chi miêu.                                                   Nơi thì lúa nếp từng chum phất phơ.

 

THỬ là lúa nếp(Glutinous Rice) , TẮC là lúa tẻ (Rice, riz).

Lúa nếp và lúa tẻ danh pháp khoa học là Oryza sativa thuộc họ Poaceae. Đây là một thực phẩm quan trọng nhất thế gìới, nuôi đến 80% nhân loại. Lúa non gọi là MẠ. Sau khi gặt, người ta đập lúa thu lấy thóc.Xay thóc bỏ vỏ ngoài thì sản phẩm chính là gạo.Các phụ phẩm là trấu (vỏ thóc) dùng để đun bếp và cám thường để cho heo ăn.Trái với gạo tẻ, gạo nếp không chứa chất Gluten.

 

 

 

 

CỎ THÔI (ÍCH MẪU)

Trung cốc hữu thôi                                                    Cỏ thôi mọc ở trong hang

Hãn kỳ can hỹ    .                                           Nắng soi gió táp khô càng thêm khô.

 

 

Cỏ THÔI hay cây Ích- mẫu tên Anh là Motherwort hay Lion’s ear hay Lion’s tail, danh pháp khoa học là Leonurus cardiac thường được các bà mụ dùng làm thuốc giúp đõ sinh đẻ và chữa hậu sản. Do vậy mới có tên là motherwort hay ích-mẫu.Người ta còn dùng nó làm thuốc trợ tim và an thần.

Thân có thể cao tới 1 thước.Nó thường mọc ở các đồng hoang hay bên lề đường.

 

CỎ HOÀN LAN

   Hòan lan chi chi                                                     Cành hoàn lan lá cũng hoàn lan

Đồng tử bội thiệp                                                  Trẻ con nứt mắt đã toan hách sằng

 

Fu-Shiang Chia dịch Hoàn lan sang Anh ngữ là PEA VINE. Đây là loại dây leo chi ĐẬU có tới 300 loài khác nhau trên thế giới. Danh pháp khoa học là Lathyrus.

Dưới đây là hình ảnh của ba loại.

 

 

 

 

CỎ  QUÊN

Yên đắc huyên thảo                                                     Ước gì được cỏ quên sầu

Ngô thụ chi bối.                                                     Ta đem ra mé vườn sau ta trồng.

 

Cụ Kim Y chú giải: ”HUYÊN THẢO là Cỏ Quên hay Cỏ Hợp –hoan, ăn vào khiến cho người ta quên hết buồn phiền.”

Không kiếm dược hình ảnh của loại cỏ này.

Phỏng đoán có thể là CẦN SA (CANNABIS ) hay RAUWOLFIA

 là hai loại dược thảo thường dùng để làm giảm lo âu.

 

 

  CANNABIS

 

  

                                                                                                                       RAUWOLFIA

 

CỎ  THƠM

Bỉ thái tiêu hề!                                                               Có cô con gái

Nhất nhật bất kiến                                                         Đi hái cỏ tiêu.

Như tam thu hề!                                    Một ngày vắng mặt khác nào ba thu!          

                                     

Cụ Kim Y chú giải:  “Cỏ TIÊU là cỏ Thơm hay Cỏ Cao, lá trắng, thân thô, mọc thẳng, không có cành có nhánh, lúc tế lễ thường đốt lên cho thơm, nên người ta hay hái.”

Có nhiều loại cỏ thơm như cỏ phấn hương Ambrosia, cỏ thi Achìllea, cỏ xạ hương Thymus, cỏ roi ngựa thơm Aloysia ...

Không kiếm được loại cỏ như Cụ Kim Y tả. Có thể là cây sơn tiêu  hay một loại ngải (Artemisia vulgaris)?

 

    

 

                                                                                                          

NGẢI

Bỉ thái ngải hề!                                                                           Có cô con gái

Nhất nhật bất kiến                                                                     Hái ngải trong rừng

Như tam tuế hề!                                   Một ngày đằng đẵng tưởng chừng ba năm!

 

Người ta hái NGẢI hay rau CAO đem phơi khô dùng làm thuốc đốt để trị bệnh.

Danh pháp khoa học là Artemisia ,  đây là giống thân thảo hay cây bụi gồm đến 180 loại khác nhau mọc ở khắp hoàn cầu (trừ Bắc và Nam cực). Nó có vị rất đắng và chứa chất thujon dùng để tạo hương vị cho rượu Absinthe. Dưới đây là hình ảnh của một vài loại ngải.

 

 

 

                                              

CỎ  MÃ - LIỄU

Sơn hữu kiều tùng,                                              Cây thông mọc ở trên gò,

Thấp hữu du long.                                        Cỏ long lại mọc dưới hồ nước sâu.

 

Cụ Kim Y dẫn giải: ”Cỏ LONG  là một giống cỏ đỏ, còn một tên gọi nữa là mã-liễu, lá to, mọc ở các ao đầm, cao hơn một trưọng.”

Không tìm được tài liệu về cỏ này.Có thể là Tinh thảo đò Eragrostis uniloides?

 

 

 

CỎ THIẾN

Đông môn chi thiện!                                                     Cửa đông có bãi đất không

Như lư tại phiến.                                                   Cỏ thiến ai trồng mọc khắp gò cao!

 

 

 

 

 

 

Cỏ NHƯ –LƯ còn gọi là cỏ MAO-SƯU hay cỏ THIẾN, tên Anh ngữ là Madder, danh pháp là  Rubra tinctorum.

Rễ cây này chứa những chất dùng để làm thuốc nhuộm vải thành mầu Rose madder hay cho vào sơn làm thành mầu Mad- der lake.

 

CỎ  HOÀN

Kiêm gia thương thương                      Xanh xanh mấy khóm hoàn già

Bạch lộ vi sương                             Đầu cành móc trắng sương sa ướt đầm.

 

Cụ Kim Y chú thích:  “Cỏ KIÊM hay LIÊM giống như cỏ HOÀN nhưng nhỏ hơn. Thân cao chừng 2 hay 3 thước.”

Có thể đây là một loại  CÓI (Sedge) danh pháp khoa học là Cyperus.

 

 

 

 

 

 

CỎ  BỒ

Bỉ trạch chi ba                                                           Kìa xem ở dưới bờ hồ

Hữu bồ dữ hà.                                               Hoa sen tươi tốt, cỏ bồ xum xuê.

 

Cỏ BỒ thuộc bộ Hòa Thảo, danh pháp khoa học là Typha (CATTAIL), là một loại cỏ có hoa  còn được gọi là cỏ nến, cỏ lác, bồn bồn.

 

 

 

Người ta sử dụng hoa của cỏ này để làm thuốc với tên là bồ hoàng. Người Việt nhổ gốc non để làm dưa muối gọi là dưa bồn bồn.

 

CỎ LANG

Liệt bỉ hạ toàn                                                        Nước suối lạnh ngắt như băng

Tấm bỉ bào lang                                               Thấm vào những bụi cỏ hoang ven hồ

 

                         LANG là cỏ dại làm hại mùa màng.

CỎ  YÊU

Tứ nguyệt tứ yêu                                                      Viễn-chí có qủa tháng tư

Ngũ nguyệt minh điêu                                      Ve kêu ra rả tiết vừa tháng năm.

 

VIỄN-CHÍ là một thực vật có hoa thuộc bộ Đậu, danh pháp là Polygala.Giống này có tới gần 1000 loại dưới các dạng thân thảo, cây bụi và cây thân gỗ.

 

 

CỎ  THI

                       Liệt bỉ hạ toàn                                     Tẩm bỉ bào thi.   

 

Cỏ THI  là một thân thảo có hoa thuộc họ Cúc Asteraceae. Danh pháp khoa học là Achillea, dựa theo một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp.    Tên Anh ngữ thông thường là Yarrow .

 

 

 

Người Tây Phương đã dùng cỏ này làm thuốc từ thời tiền sử.

Người  Trung Hoa  còn dùng cỏ này trong bói toán ( Bốc:  bói bằng mu rùa, Phệ:  bói bằng cỏ thi.)

 

RAU   TIẾP DƯ

Sâm si hạnh thái                                                                        Thấp tho rau hạnh

Tả hữu lưu chi                                                                            Giữa lạch nước trong.

Yểu điệu thục nữ                               Ngọn rau nghiêng ngả theo dòng nườc trôi

Ngụ mị cầu chi                                                       Dịu dàng thục nữ như ai

 

Sau bao nhiêu thời giờ nghiên cứu tra khảo tìm tòi cũng vẫn không biết rau hạnh là rau gì!

Dịch giả Kim Y chú giải:  “Hạnh là cây tiếp dư.Gốc sinh đáy nước, thân như nhánh của cái trâm, trên xanh dưới trắng, lá đỏ tía, đường kính độ hơn một tấc, nổi ở trên mặt nước.”

Như vậy ta phải phỏng đóan đây là một loại súng. Chỉ có một loại súng lá đỏ, đó là Nymphaea pubescens hay rubra được gọi nôm na là Pink water-lily.

 

 

Dịch giả Fu-Shiang Chia dịch là Water fringe. Đây là danh từ chỉ một loại súng có tên khoa học là Nymphoides peltate.

 

Lá, thân hoa và hạt của loại súng này đều dùng làm thực phẩm được.

 

 

 

 

 

 

RAU  SẮN DÂY

Cát chi đàm hề                                                            Dây sắn bò lan trong hang

Dị vu trung cốc                                               Lá non mơn mởn xanh càng thêm xanh,

 

 

 

Tên tiếng Anh là Kudzu hay cloth vine, tên khoa học là Pueraria thomsoni, tên Trung hoa là cát căn, phấn cát căn, bạch cát, tên Thái là bẳn mắm kéo, tên Việt là củ sắn dây.

Đây là một loại dây leo sống lâu, có thể dài tới 10 thước. Nó là một loài xâm lấn mọc rất lẹ, bao phủ các cây khác làm cho các cây này không sinh trưởng được vì thiếu ánh sáng.

Cây này đã lan tràn qua Bắc Mỹ.

Rễ củ và lá cây được dùng làm thuốc trong Đông Y.Người Việt   dùng bột  củ sắn dây pha làm nước uống hay nấu chè. Người ta ăan củ sắn luộc hay trộn với gạo nấu cơm hay đồ xôi.

 

 

RAU  QUYỂN  NHĨ

Thái thái quyển nhĩ                                                      Vào rừng hái mớ rau tươi

Bất danh khuynh khuông                            Giỏ nghiêng rau vẫn còn vơi lưng chừng

Ta ngã hoài nhân                                                         Nhớ ai xa cách muôn trùng

Chi bỉ chu hang                                            Thẫn thờ đặt chiếc giỏ nông bên đường

 

  Cụ Kim Y ghi chú: ”Rau quyển nhĩ lá giống như tai chuột, mọc thành bụi như cái mâm.”

Fu-Shiang Chia dịch quyển nhĩ sang Anh ngữ là Cocklebur.

Không thấy có danh từ tiếng Việt .

Wikipedia cho biết Cocklebur là một loại cỏ dại (weed) danh pháp khoa học là Xanthium strumarium. Cây và lá  có thể ăn được, nhưng chỉ nên ăn  ít thôi, vì ăn nhiều sẽ bị ngộ độc.Còn hạt trong trái thì không ăn được vì có chứa một loại thuốc độc cực mạnh là chất carboxyatratyloside.Thế nhưng hạt đem phơi ép làm dầu thì DẦU lại ăn được!

                       

                       

    

    

                                                                                    MẦM                                        LÁ                                             TRÁI

 

 

RAU  BẠCH  CAO

Vu dĩ thái phồn                                                                Men theo bờ lạch bờ ao

Vu chiểu vu chỉ                                                         Rủ nhau ta hái bạch cao đem về.

 

 

 

PHỒN là rau bạch cao, một loại ngải. Tên Anh là Mugwort, danh pháp khoa học là Artemisia vulgaris.

Người Đức, Trung Hoa, Nhật Bản và Đại Hàn dùng bạch cao như gia vị hay  các món ăn như xà lách, canh, đồ xào hoặc trộn vào các món bánh.

Ngoài ra, bạch cao rất thông dụng trong Đông Y.

 

 

RAU DƯONG-XỈ

Trắc bỉ Nam sơn                                                           Trèo lên núi Chung nam

Ngôn thái kỳ quyết                                                          Hái rau vi rau quyết

Trắc bỉ Nam sơn                                            Chưa thấy chàng lòng xiết thương đau!

Ngôn thái kỳ vi           

                                                 

Cụ Kim Y chú thích:  “Rau quyết khi mới mọc chưa có lá, ăn được. Rau vi cũng giống rau quyết nhưng hơi lớn hơn, có ngạnh mà đắng, người ở miền núi vẫn thường ăn, gọi là rau mê quyết.”

Fu-Shiang Chia dịch sang Anh ngữ là Fiddlehead Ferns.

 

 

Đây là rau DƯƠNG-XỈ hay RAU ĐUÔI CHỒN rất được dân Bắc Mỹ ưa chuộng và là thổ sản của CANADA.

 

 

RAU  TẦN  Ô

Vu dĩ thái tần                                                                  Ta đi hái rau tần

Nam giản chi tân                                                            Ở bờ khe phía nam 

 

 

Rau TẦN Ô còn gọi là cải cúc, tên khoa học là Chrysanthemum

Coronarium.Người ta có thể luộc rồi trộn với muối mè làm nộm, hoặc nấu canh với thịt heo nạc . Ngoài ra, đây  cũng là món rau chính yếu trong món cháo ám của ngưới Việt miền Bắc. Cháo ám là cháo trắng nấu với cá chép hay cá qủa (lóc). Cá được lọc ra sau khi nấu chín, ăn một miếng cá nhỏ với một miếng thịt ba rọi luộc cuộn với cọng hành ta cũng luộc chín, kèm rau cải cúc chấm nước mắm ngon và húp tô cháo nóng. Ăn cháo này vào một buổi tối mùa đông thì  ngon tuyệt trần!

 

 

RAU   TẢO

Vu dĩ thái tảo                                                                                    Ta đi hái rau tảo

Vu bỉ hành lạo.                                                                           Ở lạch nước bên đường    

 

Rau TẢO là RONG---ALGAE.

Có hai loại tảo:  rong nước ngọt (tảo xoắn) và rong nước mặn hay rong biển (rong mơ).

Rong nước ngọt người ăn được có tảo tiểu cầu và rau câu.

Tảo tiểu cầu tên khoa học là Chlorella thường được dùng làm thức ăn phụ và làm thuốc.Rau câu (rau ngoi, quỳnh chi) tên khoa học là Gracilaria thường được dùng để nấu thạch xu-xoa.

         

 

Người Nhật dùng loại rong biển đỏ Porphyra để làm NORI (Người Đại Hàn gọi là GIM). Sản phẩm  mỏng như tờ giấy, to khoảng 18x20cm, dùng để cuốn sushi hay onigiri.

 

         

                                                                                 NORI                                       SUSHI                                  PORPHYRA

 

 

RAU PHONG   &  RAU PHỈ

Tập tập cốc phong                                                                    Nồm đông hây hẩy,

Dĩ âm dĩ vũ                                                                                 Mưa gió mịt mùng.    

Mẫn mẫn đồng tâm,                                                      Vợ chồng gắng sức đồng lòng,

Bất nghi hữu nộ!                                              Chẳng lên mặt vực mày lưng, dại đời!                                                                                        

Thái phong thái phỉ,                                                             Hái rau phong phỉ kìa ai,

Vô dĩ hạ thể,                                                       Đừng vì cuống xấu bỏ hoài lá non.  

Đức âm mạc vi                                                         Tiếng hay giữ được vẹn tròn

Cập nhĩ đồng tỉ!                                                Thì xin sống thác sắt son cùng chàng!    

 

Cụ Kim Y chú giải:  “Rau phong tức là rau man-tinh. Rau phỉ giống như rau phúc, cây thô, lá dài mà dầy, có lông.Rau phong rau phỉ cuống gốc đều ăn được, nhưng gốc nó tùy từng mùa, có mùa ngon, có mùa không ngon.”Fu-Shiang Chia dịch sang Anh ngữ là turnipdaikon, tức là củ cải Tây và củ cải ta.

 

 

 

 

RAU ĐỖ   &  RAU TỄ

 Hành đạo trì trì,                                                  Dùng dằng chẳng muốn đi ngay

Trung tâm hữu vi                                             Chàng đưa ra cửa vội quay trở vào

Bất viễn ý nhĩ,                                                       Rau đỗ có đắng là bao?

Bạc tống ngã kỳ.                                               So cùng rau tễ rau nào cũng ngon.

Thủy vị đỗ khổ?                                                   Chàng ham vui thú tân hôn,

Kỳ cam như tễ                                                   Như anh em ruột keo sơn nào bằng!                             

Yến nhĩ tân hôn,

Như huynh như đệ.      

                        

ĐỖ là tên một loại rau đắng.TỄ là tên một loại rau ngọt.  

Fu-Shiang Chia dịch Đỗ là SOW THISTLE, Tễ là LICORICE.  Sow thistle tên khoa học là Sonchus oleraceus là loại rau rất được heo và thỏ ưa chuộng.Người Trung Hoa gọi nó là cải đắng thường dùng trong các món xào.Licorice hay cam thảo là rễ của cây Glycyrrhiza uralensis . Rễ đem phơi khô có vị ngọt, thơm mùi hồi, được dùng làm gia vị trong ẩm thực cũng như trong  các toa thuốc của Đông Y.

                                              

  

                                                                                        cải đắng                                               lá cam thảo   

 

RAU   MÔNG

Viên thái đường  hỹ,                                                                    Sang làng Muội

Muội chi hương hỹ .                                                                      Hái rau đường.

 

ĐƯỜNG là rau mông, còn một tên nữa là thỏ-ty  (Kim Y). Đây là CÂY TƠ HỒNG còn gọi là cây KÝ-SINH, tên Anh ngữ là Devil’hair, hairweed, angelhair, tên khoa học là Cuscuta chinensis. Trái cây phơi khô dùng làm thuốc trong Đông Y.

 

 

 

 

 

RAU  H

Hiến cao tế  cửu                                                    Dâng lễ vật bằng thịt dê rau hẹ.

 

Cửu là HẸ, còn gọi la Cửu thái hay Khởi dương thảo. Danh pháp khoa học là Allium tuberosum.

Người ta dùng hẹ trong nhiều món ăn cũng như trong nhiều toa thuốc Đông Y.

 

 

 

 

RAU B ỐI MẪU

Trắc bỉ a khâu,                                                               Trèo lên trên núi trên đồi,

Ngôn thái kỳ mang.                                              Hái rau bối mẫu cho nguôi nỗi nhà.

 

MANG  là lá BỐI MẪU dùng để trị bệnh uất kết.

Fu-Shiang Chia dịch sang Anh ngữ là Toad Lily, danh pháp khoa học là Tricyrtis thuộc họ Liliaceae.

Giống này mọc từ Hi-mã-lạp-sơn qua Trung Quốc đến Nhật Bổn, Phi luật Tân và Đài Loan.

 

 

 

 

RAU CHÚT CHÍT

Bỉ Phần thự nhự,                                                                  Kìa ai ra bến hái rau

Ngôn thái kỳ mộ, ngôn thái kỳ tang                            Kìa ai ra bãi hái dâu chăn tằm.

 

MÔ là rau CHÚT CHÍT, danh pháp khoa học  là Rumex acetosa.

Cây có thể cao tới 60cm . Lá cuống dài, vị chua nhẹ, có thể ăn sống hoặc nấu canh hay nghiền ra làm nước xốt hay làm thuốc.

Nó là thuốc nhuận tràng và chứa chất axít oxalic, do vậy những người bị bệnh thấp khớp (gout) và sỏi thận phải kiêng ăn món rau này.

 

 

 

RAU TRẠCH TẢ

       Bỉ Phần nhất khúc,                                                            Ngôn thái kỳ tục.

 

TỤC  là rau TRẠCH TẢ thuộc họ Mã đề nước, danh pháp khoa học là Alisma plantago-aquatica, là một thân thảo có hoa sống thủy sinh trong các ao hồ và đầm lầy.

Trong Đông Y, lá rau này được sử dụng để trị chứng đau lưng, tiêu chảy và chóng mặt.

  

 

 

                                                         RAU MÁC SAGITTARIA                                  ALISMA

 

RAU  RÚT   ĐẬU NÀNH

Lục nguyệt thực uất cập úc,                                Tháng sáu ăn mận ăn nho,

Thất nguyệt phanh quì cập thúc.         Tháng bẩy rau đậu nấu kho thường ngày.

 

QUÌ là RAU RÚT danh pháp khoa học là Neptunia olearacea. Hoa mầu vàng, có 6 hạt dẹt nhẵn. Rau được trồng ở các ao hồ làm rau ăn, thường thường là nấu canh hay đem xào.

 

 

THÚC là ĐẬU NÀNH hay đỗ tương, tên khoa học là Glycine L.max  đuợc trồng ở hầu hết thế giới và là một nguồn lương thực có tầm quan trọng ngang hàng với các mễ cốc như lúa và ngô khoai.

 

 

 

 

C ÂY  Đ ÀO

Đào chi yêu yêu                                                                    Cây đào non mơn mởn

Chước chước kỳ hoa                                                            Rực rỡ muôn đóa hoa   

Chi tử vu qui,                                                                          Thiếu nữ vui duyên mới,

Nghi kỳ thất gia                                                                      Êm hòa đạo thất gia.      

 

                                                                   mộc qua kavkaz                                    mộc qua trung quốc

 

Fu-Shiang Chia dịch  đào ra Anh ngữ là QUINCE. Thật ra, tên Trung Hoa của Quince là MÔC QUA. Có 2 loại Mộc qua: mộc qua Kavkaz ( Cydonia oblonga) và mộc qua Trung quốc (Pseudocydonia sinensis ).

Tôi nghĩ cây đào trong bài thơ này phải dịch là PEACH TREE, danh pháp khoa học là Prunus persica.

Người ta chấp nhận là cây đào xuất phát từ Trung Quốc và lan tràn sang Ba Tư theo con đường tơ lụa cả ngàn năm trước công nguyên.Qủa đào tượng trưng cho trường thọ và gắn bó với tình yêu trong nhiều ca dao của dân Việt.

 

 

ĐÊM QUA MẬN MỚI HỎI ĐÀO

VƯỜN XUÂN ĐÃ CÓ AI VÀO HÁI HOA?

 

 

 

Trái đào có 2 loại:  loại “hột rời” và loại “hột dính”, cũng như loại có cùi thịt trắng hay thịt vàng.

Người Á Đông thích ăn loại thịt trắng ít chua, còn người Âu Châu và Bắc Mỹ thì lại ưa loại thịt vàng.

Qủa Xuân đào không có lông tơ da mịn cũng là một loại đào. 

 

Người ta ăn đào tươi hay dùng làm mứt hay bánh ngọt.

 

 

 

CÂY  ĐỖ  LÊ

Tế phế cam đường                                                        Cây cam đường  lá xanh xanh

Vật tiễn vật phạt                                                            Đừng cắt ngọn chớ cắt cành                   

 Thiệu bá sở bạt.                                                            Năm xưa Thiệu bá tuần hành

                                                                                 Đã từng lợp túp lều tranh chốn này.

 

 Cụ Kim Y chú thích: ” Cam đường là ĐỖ LÊ. Trắng gọi là đường, đỏ gọi là đỗ.”

Lê được loài người biết đến và trồng trọt từ thời tiền sử. Danh pháp khoa học là Pyrus, người Anh gọi là Pear, người Pháp gọi là Poire. Lê xuất hiện tại Thiền Sơn miền Tây Trung Quốc cách

 

 

 

CÂY MAI  CÂY MẬN 

Phiếu hữu mai                                                                 Qủa mai lác đác rụng rồi,

Kỳ thực thất hề!                                           Mười phần còn bẩy chơi vơi trên cành

Cầu ngã thứ sĩ                                                                  Nào ai lòng muốn rắp ranh

Đãi kỳ cát hề!                                                          Xin đừng có để ngày lành qua đi! 

 

MAI (Plum), MẬN (Prune)  đều thuộc chi Prunus.

LÝ là mận, được nhắc đến trong bài Hà bỉ nùng hỉ, Hoa  như đào Lý.

 

 

 

CÂY ĐƯỜNG ĐỆ (LỆ)

Hà bỉ nùng hỉ?                                                                 Cây gì rực rỡ như kia?

Đường đệ chi hoa                                              Ấy cây đường đệ đương kỳ nở hoa.

 

Cụ Kim Y chú thích: ” Cây đường đệ người Giang Đông gọi là cây phù- di, hơi giống cây bạch dương.”

Đây là cây thuộc phân họ Hải đường hay Táo Tây (tên khoa học là Maloideae) gồm nhiều chi trong đó có đường lệ (Amelanchier), anh đào dại (Aronia) và táo Tây dại (crabapple).

 

 

               

    Đường lệ Amelanchier                                     Anh đào dại Aronia                           Crabapple

 

 

CÂY  TÁO  TÀU

Khải phong tự nam                                                      Trời nam hây hẩy gió nồm

Xuy bỉ cức tâm                                                 Thổi vào những bụi táo non trên đồi

Cức tâm yêu yêu,                                                         Táo non mơn mởn xanh tươi

Mẫu thị cù liêu!                                               Mẹ hiền khó nhọc xuốt đời vì con!

 

CỨC  hay ĐẠI TÁO hoặc hồng táo tên Anh thông thường là Jujube hay Chinese date, tên khoa học là Ziziphus  ziziphus, là một loại cây nhỏ có gai  thuộc họ Táo Rhamnaceae. Trái vị ngọt dùng để nấu chè hoặc làm mứt hay pha trà hay ngâm rượu làm tửu táo.Táo tàu là một nguyên liệu quan trọng trong Đông Y.

 

 

 

CÂY  BẦU

Bao hữu khổ diệp                                                      Cây bầu nọ đang mùa lá đắng

Tế hữu thâm thiệp.                                                    Bến đò này sâu lắm ai ơi!

Thâm tắc lệ,                                                                 Sâu thời dấn áo mà bơi,       

Thiển tắc khế.                                                            Nông thời vén áo ta thời lội sang.

 

 

BAO là  CÂY BẦU. Tên khoa học là Lagenaris vulagaris, đây là loại dây leo có trái non thường dùng để nấu canh.

Bầu và bí thấm nhuần vào đời sống bình dân của người Việt qua những câu ca dao:

                                               Bầu ơi thương lấy bí cùng,

                                  Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Hoặc:                                      Râu tôm nấu với ruột bầu

                                   Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Trái bầu già đem nạo ruột phơi khô chế thành nậm (gourd) đựng nước hay rượu hoặc chế ra đàn

 

                                  

CÂY  TRĂN    CÂY LINH

Sơn hữu trăn                                                                    Cây trăn mọc ở trên đồi

Thấp hữu linh                                                        Cây linh lại mọc giữa nơi đồng lầy.

 

Cây TRĂN giống cây LẬT (DẺ) mà nhỏ hơn. Đây là cây Chinese HAZEL, tên khoa học là Corylus chinensis. Trái của cây này ăn được, tên Anh là Hazelnut.

 

 

Cây LINH hay cam thảo có hai loại:  cam thảo bắc tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis có rễ dùng làm gia vị và làm thuốc. Loại thứ hai là cam thảo dây (cườm thảo đỏ, tương tư đẳng, cảm sảo, hương tư tử)danh pháp là Abrus precatorius, cây và qủa có độc tính nhưng có thể dùng làm thuốc.

 

 

 

 

CÂY  TẬT  LÊ

Tường hữu từ                                                               Quét sao hết giống dây từ

Bất khả tẩu dã                                              Leo chằng leo chịt làm dơ khắp tường!

 

TỪ  “là cây TẬT LÊ, lá nhỏ, mọc leo, qủa có ba cạnh” (Kim Y) .

Fu-Shiang Chia dịch sang Anh ngữ là BURDOCK tên khoa học là Arctium. Tôi nghĩ là không đúng. Đây là một loại cây có thể cao tới 71cm.

TẬT LÊ có lẽ là cây mà người Âu Mỹ gọi là IVY, danh pháp là Hedera helix, một loại dây leo thường lan phủ mặt đất hay bò lên các bức tường.

    

                                                                        BURDOCK                                                        IVY

Frank Lloyd Wright nói: ” Doctors bury their mistakes. Architects cover them with Ivy.”

 

 

CÂY  LẬT (DẺ)

Tác vu sở thất,                                                           Hoàn thành cung thất xong rồi

Thụ chi trăn lật.                                                  Trồng trăn trồng lật kịp thời ngay đi.

 

Cây LẬT (Chestnut, Châtaignier) là CÂY DẺ, lớn hơn cây TRĂN (Hazel) .

Hạt dẻ (marron) đem rang bóc vỏ ăn rất bùi .Người Pháp còn làm một loại mứt ngon nổi tiếng thế giới, đó là marrons glacés.

Hiện nay, cây dẻ to  và già nhất thế giới là cây Hundred Horse Chesnut mọc gần sườn núi Etna vùng Sicile, Ý đại Lợi.

 

 

        

 

 

Y  ĐỒNG  TỬ  TẤT

Y đồng tử tất                                                                       Lại trồng tử, tất, đồng, y

Viên phạt cầm sắt.                                                      Chế đàn cầm sắt ta thì gẩy chơi.

 

Cụ Kim Y chú giải: ” Qủa Y giống qủa cây tử, vỏ giống vỏ cây ngô đồng.Cây Tử là loại cây rụng lá, thân cao tới hai trượng. Tất là cây sơn, có nhựa, có thể sơn được đồ dùng.”

Y:  Vẫn chưa kiếm ra được là cây gì sau nhiều giờ tra cứu.

ĐỒNG:  là cây ngô đồng, tên thông thường để gọi cây ĐỖ TRỌNG:  Danh pháp khoa học là Eucommia ulmoides, cây này đã tuyệt chủng tự nhiên nhưng được trồng khá nhiều tại Trung Quốc để lấy vỏ làm thuốc cổ truyền.Cây này còn được gọi là “gutta-percha tree” (Cây chây trung, nhựa kết) hay “Chinese rubber tree”(cây cao su Trung Hoa).Cây có thể cao tới 15m.

TỬ:  Chưa biết loại cây gì.

 

TẤT: Có thể là cây SƠN  Goldenrain tree hay China tree hay Varnish tree, tên khoa học là Koelreuteria paniculata.Nhựa cây dùng làm vẹc-ni đánh bóng gỗ.

Gỗ của bốn loại cây này thường được dùng để chế tạo nhạc cụ như đàn cầm đàn sắt.

 

CÂY ĐỖ TRỌNG

 

 

 

 

CÂY  TẤT

 

 

 

                                 

 

 

CÂY   DÂU

Giáng quan vu tang                                                      Xuống coi khu đất trồng dâu

Bốc vân kỳ cát.                                                           Bói xem một qủe về sau thế nào.

 

TANG hay PHÙ-TÔ hay PHÙ-TƯ  là  CÂY DÂU (Mulberry), thuộc chi Morus . Loài dâu trắng Morus alba là thức ăn của tằm (Bombyx mori).Loài người đã biết trồng dâu nuôi tằm từ trên 3000 năm TCN.

 

 

                                           

C ÂY  TR ÚC

Chiêm bỉ Kỳ úc                                                       Kìa trông góc bến Kỳ giang

Lục trúc y y.                                             Trúc non mơn mởn mỡ màng xanh tươi.

 

Y Y là trúc non mới mọc, LỤC TRÚC là trúc xanh tươi. Tên khoa học là Phyllostachys là một chi thuộc tông Tre. Người Á đông có tên riêng cho tre và trúc, còn người Tây phương gọi cả hai giống là Bamboo (Anh) hay Bambou(Pháp).

 

      

                                                                       TRÚC XANH                                 TRE                                    TRÚC ĐEN

 

 

CÂY  BÁCH      CÂY THÔNG

Kỷ thủy du du,                                                  Sông Kỳ nước chảy liên miên,

Cối tiếp tùng chu.                                   Mái chèo gỗ cối con thuyền gỗ thông.

 

CỐI là một loại cây BÁCH (Cypress) thuộc họ Hoàng đàn Cupressaceae .Họ này giữ kỷ lục gồm cây to nhất (SEQUOIDENDRON), cao nhất (SEQUOIA), lớn nhất (CYPRESS MONTEZUMA)và sống lâu hàng thứ hai trên thế giới (3622 năm).

TÙNG là cây THÔNG (Pine) một chi trong họ Thông Pinaceae. Trên thế giới, có đến cả mấy trăm loại thông khác nhau.                                                                            

 

 

CÂY   VỪNG

Khâu trung hữu ma,                                                                Bỉ lưu Tử-Ta.

 

MA là cây VỪNG hay MÈ, tên khoa học là Sesamum indicum.

Cây có thể cao thới 1.5m .Hạt nhỏ, chứa tới 50% dầu.Vừng đem rang trộn với muối rồi giã nhỏ là món ăn rất được những người ăn chay ưa chuộng.Kẹo vừng và bánh tráng vừng là những món qùa rất được người Việt chiếu cố. Có loại vừng đen nấu chè chế-mà-phù.

Đừng lộn với cây DẦU MÈ  Jatropha curcas (cọc giậu, dầu lai).

 

                                     

 

 

CÂY  LIỄU

Thương Trọng-tử hề!                                             Xin chàng Trọng-tử khoan khoan! 

Vô du ngã lý.                                                                  Đừng sang làng thiếp

Vô chiết ngã thụ kỷ!                                                        Bẻ càn liễu xanh!

 

Cụ Kim Y chú thích: ” KỶ là một loại cây giống LIỄU, mọc ở gần nước.Thân giống cây liễu, lá thô mà trắng, thớ đỏ.Loại cây này hay mọc ở ngòi rãnh trong làng.”

Liễu tên Anh là Willow hay Sallow thuộc chi Salix, vỏ  cây chứa  axít Salicylic là chất hóa học chế biến thuốc Aspirin dùng để chữa đau nhức, viêm nhiệt và làm cho máu loãng.

 

 

 

CÂY   ĐÀN

Thương Trọng-tử hề!                                               Xin chàng Trọng-tử khoan khoan!

Vô du ngã viên.                                                                        Đừng sang vườn bẻ 

Vô chiết ngã thụ đàn!                                                            Cây đàn nhà ta!

 

ĐÀN là cây vỏ xanh trơn, nhẵn, gỗ thơm dùng để làm hương cúng tế.

Tên Anh là Sandalwood thuộc chi Santalum. Có hai loại chính:

Ấn Độ (S.album) và Úc (S. spicatum).

 

 

             Cây đàn hiện nay đang bị đe dọa tuyệt chủng.

     Nên tránh lộn cây này với cây Bạch đàn trắng thuộc chi Eucalyptus là thổ sản của Úc châu.

 

CÂY   KHU   &  CÂY  DU

Sơn hữu khu,                                                            Cây khu mọc ở trên đồi 

Thấp hữu du.                                                 Cây du dưới vũng nảy chồi tốt xanh.

 

KHU hay cây THÍCH-DU và DU hay cây TIỂU-DU hay BẠCH-DU có tên Anh là ELM (Chinese Elm, Lacebark Elm)  và danh pháp khoa học là Ulmus parvifolia.

Loại cây này gần như tuyệt chủng tại Âu châu và Bắc Mỹ  vì nhiễm bệnh nấm (Dutch Elm Disease DMD) và sậu bọ vào hậu bán thế kỷ 20. Riêng miền Tây Canada thoát nạn vì canh phòng cẩn mật.

 

    

 

Gỗ của các loại cậy này rất cứng cáp và thường được dùng để đóng đồ đạc.

 

 

CÂY  SƠN - VU   

Sơn hữu khảo,                                                     Cây sơn-vu mọc trên đồi,

Thấp hữu nữu.                                            Cây ức lại mọc ở ngoài đồng sâu.

 

KHẢO là cây SƠN-VU, tên Anh ngữ là tree of heaven, danh pháp khoa học là Ailanthus altissima thuộc họ Simaroubaceae.

Cây có thể mọc cao tới 15m .Rễ, lá và vỏ cây đều được dùng làm thuốc trong Đông Y. Cây này cũng là môi sinh nuôi tằm của loại bướm  Sania Cynthia liên quan đến việc sản xuất ra một  loại lụa gọi là lụa Shantung. Cây này đã được du nhập vào Âu châu và Huê Kỳ .Hoa của nó có mùi hôi khó chịu.Có rất nhiều cây này trồng ở New York và Chicago.

 

 

 

CÂY   HẠNH

              Sơn hữu khảo,                                                               Thấp hữu nữu.

 

NỮU là cây ỨC, theo chú thích của Cụ Kim Y. Lá cây ức giống lá cây hạnh  mà nhọn, sắc trắng, vỏ cây đỏ.Loại cây này phần nhiều cong, ít có cây thẳng.Dùng làm cán nỏ.

Phải chăng đây là một loại cây hạnh nhân? ( Prunus dulcis).

 

 

 

 

 

CÂY  DƯƠNG

Bản hữu tang,                                                            Cây dâu mọc ở ven đồi

Thấp hữu dương.                                    Cây dương lại mọc bên ngoài đồng hoang.

 

DƯƠNG  (Poplar, peuplier) là loại cây thân gỗ, danh pháp khoa học  là Populus thuộc họ Saliacaceae.

Lá cây trở thành mầu vàng vào mùa thu và rụng rất sớm.

 

 

  Ngoài ra, còn có cây BẠCH DƯƠNG, tên Anh ngữ là Birch, tên Pháp ngữ là Bouleau, thuộc chi Betula. Gỗ cây này thường dùng làm ván ép và nhạc cụ như trống và loa.

 

 

 

CÂY SƠN - ĐIỀU

Chung-nam hà hữu?                                                    Núi Chung-nam có gì hay?

Hữu điều hữu mai.                                               Có hoa mai trắng có cây sơn-điều.

 

ĐIỀU  là cây SƠN-THU hay THANH LƯƠNG TRÀ, tên Anh ngữ là Rowan tree thuộc chi Sorbus gồm cây bụi và cây gỗ. Sorbus phân chi Aria mọc ở châu Á (Sorbus aria).

 

 

 

 

               

Gỗ thân cây này tốt, thường dùng làm ván xe. Người Anh gọi gỗ cây này là White Beam.

 

 

 

CÂY XÍCH-LA

Sơn hữu bào lệ,                                                      Trên đồi có cây đường-lệ

Thấp hữu thụ tụy (toại).                                     Dưới đồng xâu có cây xích-la. 

 

Cụ Kim Y chú thích: ” TỤY hay TOẠI là cây xích-la sống trên núi, có qủa giống qủa lê nhưng nhỏ hơn, vị chua, có thể ăn được.”

Đây có thể là cây Pyrus pyraster là cây lê dại (wild pear tree).

 

 

 

CÂY  NHO  DẠI

Lục nguyệt thực uất cặp úc.                                       Tháng sáu ăn mận ăn nho.

 

ÚC là qủa NHO dại hay dã -bồ -đào. Hiện nay không còn nho dại nữa vì hầu hết các giống nho đều được thuần hóa  trồng để ăn trái hay chế thành rượu vang.

Danh pháp khoa học là chi Vitis gồm cả trăm loài khác nhau.

 

                                

 

 

 

 

CÂY DƯƠNG ĐÀO

Thấp hữu trành sở,                                              Ngoài cánh đồng có cây đào dại,    

A na kỳ chi.                                                          Cành đào sao mềm mại xanh tươi.

 

 

TRÀNH SỞ là cây đào dại hay DƯƠNG ĐÀO hay MI HẦU ĐÀO (qủa KIWI), tên khoa học là Actinidia deliciosa. Giống này gồm các  bụi cao đến 6 thước cho đến các loài dây leo dài tới 30 thước.

 

 

 

 

 

 

KIỀU  HOA  ĐỎ

Thị nhĩ như kiều,                                                  Trông nàng như bông hoa kiều,

 

 

Cụ Kim Y chú giải: ”KIỀU  là cây tỷ-phầu, còn gọi là kinh-quì, sắc đỏ.”

Có thể là một địa lan tên khoa học là Calanthe rubens.

 

 

 

HƯƠNG  TIÊU

Dĩ ngã ốc tiêu.                                        Nàng trao ta nắm hương tiêu ngát lừng!

 

TIÊU là HƯƠNG TIÊU hay là hoa NGỌC LAN thuộc chi Giỗi Michella họ Magnoliaceae.Hoa có mùi thơm dịu dàng thường tỏa ra về buổi chiều.

 

 

 

HOA  SEN

Sơn hữu phù-tô,                                                    Trên núi có cây phù-tô,

Thấp hữu hà phô (hoa).                           Dưới vũng dưới hồ có giống hoa sen.

 

HÀ HOA là HOA SEN (Lotus ) thuộc chi Nelumbo .

Hoa thánh liên hệ đến Phật giáo là loài Nelumbo nucifera.

Nelumbo lutea là hoa sen trắng.

 

 

 

 

HOA  LAN

Sĩ dữ nữ,                                                                   Bờ sông đôi bạn chung tình

Phương bỉnh gian hề!                               Cùng nhau vừa hái một cành lan hoa!

 

GIAN là hoa LAN. Theo Cụ Kim Y, đây là  TRẠCH-LAN, đốt to mà dài, giữa đốt đỏ, cây cao tới 4 hay 5 thước.Còn gọi là cây MẦN TƯỚI  hay HƯƠNG THẢO, tên khoa học là Eupatorium fortunei, hoa mầu hơi tím và thơm.Lá non dùng nấu canh, lá già phơi khô làm  thuốc.

 

 

Tuy nhiên, ta cũng có thể hiểu đây là PHONG LAN, tên khoa học là Orchidaceae.Họ thực vật này có đến gần 1000 loại khác nhau.

 

           

 

Ngoài ra, cón có HOÀNG LAN hay ngọc lan tây hay Ylang công chúa, tên khoa học là Cananga odorata . Hoa này thơm nồng và đậm.Nó là đề tài cho tiểu thuyết Dưới bóng Hoàng Lan của nhà văn Thạch Lam.

 

 

HOA MỘC-CẬN

Hữu nữ đồng xa,                                               Cùng xe có ả,

Nhan như thuấn hoa.                            Nhan sắc như hoa mộc- cận .

 

THUẤN  hay MÔC-CẬN là hoa DÂM BỤT hay hoa PHÙ TANG, danh pháp khoa học là Hibiscus rosa-sinensis, mầu sắc rực rỡ nhưng không có hương và sớm nở tối tàn.

 

 

 

                                       

                                                       

Mục đích của hai bài biên khảo” SÚC VẬT và THẢO MỘC trong KINH THI” là để giúp cho độc giả  nhìn thấy tận mắt những sinh vật được đề cập tới trong cuốn sách cổ đã có từ hơn hai ngàn năm.

Những bài thơ trong Kinh thi đều là những câu ca dao và thi ca xuất phát từ dân dã, được đức Khổng Tử và hai anh em họ Mao thu thập, san định và chú giải.Lời lẽ những bài thơ mộc mạc giản dị và rất vắn tắt. Do vậy sẽ khó mà đạt được sự thống nhất trong cách suy luận khi người ta nghiền ngẫm các bài thơ.

Sự kiện gợi ý cho tôi viết những bài biên khảo này là vì một hôm nổi hứng hỏi một số bạn bè hỏi cho biết con THƯ CƯU trong bài “Quan Quan Thư Cưu” là con gì?Tôi nhận được 7 câu trả lời khác nhau, từ con chim tu hú qua con chim cuốc đến con bồ-cốc.Thậm chí có ông học giả Trung Hoa cho nó là con chim bói cá!Tôi có trình với ông ấy rằng tôi chưa hề đọc một bản  văn nào trên thế giới gắn bó chim bói cá với Tình Yêu!

Rồi đến tên những rau cỏ và cây cối, nhiều tên làm tôi sững sờ vì chưa bao giờ nghe đến! Tỉ như cây tích-la, cây phù-tô, rau đường mông, cỏ mã-liêu...dù cố gắng đến đâu tôi cũng không tưởng tượng nổi chúng hình thù ra sao?!

Hơn thế nữa, tôi không rành Hán tự, sự kiện này gây trở ngại cho tôi gấp bội. Mấy người bạn Trung Hoa cũng không giúp ích được gì nhiều cho lắm.

WIKIPEDIA, the free Encyclopedia, là nguồn cung cấp chính của những tài liệu và hình ảnh mà tôi trình bầy trong bài này, tránh cho tôi khỏi phải chạy tới chạy lui đến thư-viện.

Đây là công trình của một cá nhân, tất nhiên sẽ không tránh khỏi sai lầm và sơ sót .Nhờ quí vị độc-giả lượng thứ và chỉ giáo, tôi sẵn sàng ghi nhận và hoan hỉ sửa sai.

Trước khi chấm dứt, xin chân thành cảm tạ nhà xuất bản CÀNH NAM và xin thành kính tri ân Cố nữ sĩ Kim Y Phạm lệ Oanh.

Những bài này phổ biến hạn chế trong giới thân bằng quyến thuộc và bạn hữu cùng diễn đàn sinh viên quân y hiện dịch, chúc mọi người có một vài giờ giải trí lành mạnh.

Kính bút,

TÔN  KÀN

Cuối Thu 2012