Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Loading
Tìm Hi‹u vŠ Viêm Gan và Ung ThÜ Gan
200710291125_38142_000
Bác sĩ Nguyễn Đức Liên

Người xưa bảo, “đàn ông có trăm lá gan”. Thời nay, nam nữ bình đẳng, mỗi người một lá. Gan nằm dưới bờ sườn bên phải, di động theo nhịp thở của phổi. Chích vô gan có thể gây chảy máu. Mất lá lách, mất túi mật, mất ruột dư không sao, nhưng không thể sống thiếu lá gan.

Người viết ngậm ngùi nhớ lại hàng trăm gia-đình bạn bè, thân thuộc và công chúng từng mất cha hay mẹ, vợ hay chồng, anh, chị em, ... vì bịnh ung thư gan khi còn trẻ, trong tuổi sản xuất.

Các con cũng mất nơi nương tựa khi đang cần sự giúp đỡ của người gia trưởng.

Các chứng viêm gan

Viêm gan là khởi điểm khiến các tế bào gan biến đổi, để có thể đưa đến xơ gan, suy gan, liệt gan hay ung-thư gan.
Các tác nhân gây viêm gan gồm có:

1. Uống rượu hoặc dùng các loại dược phẩm độc đối với gan. Dễ khỏi nếu nghỉ rượu, nghỉ thuốc sớm và kịp thời. Viêm gan vì chất độc gây xơ gan nhiều hơn so với viêm gan do siêu vi.

Một vài nhóm di dân (gốc Nga, gốc Việt) nhiều cả viêm gan vì rượu lẫn viêm gan vì siêu vi. Có người nói 90% ngườiMỹ gốc Việt bị viêm gan; nói vậy sợ hơi quá, con số 10-15% có thể chấp nhận được.

2. Siêu vi viêm gan (viết tắt là SV).

Siêu vi viêm gan có nhiều loại nhưng thực tế hiện tại chỉ bàn về các siêu vi viêm gan A, B và C.

3. Viêm gan do biến dưỡng (tiểu đường, dư đồng, dư sắt, v.v.), do bệnh tim, bệnh thận, v.v..

4. Ký sinh trùng, thương tích, v.v..

5. Và bẩm sinh, di truyền, v.v..

Viêm Gan Do Siêu Vi A, B hay C:

Từ đây xin viết tắt là SVA (siêu vi A), SVB (siêu vi B), SVC (siêu vi C).

- Viêm gan do SVA: bệnh nhân mệt mỏi, vàng da. Đa số đương nhiên khỏi sau ít tuần lễ.

- Viêm gan do SVB: 100 người bịnh, 1 chết ở thời kỳ viêm ác tính, 99 qua khỏi.

Trong số 99 người qua khỏi này, 10 người trở thành viêm-mãn-tính, mang bệnh lâu năm. 100 người mãn tính, lại có 10 người phát chứng xơ gan, chết vì xơ hay ung-thư gan sau này.

- Viêm gan do SVC: nguy hiểm hơn cả, gây ung-thư nhiều nhất, tệ hơn SVB rất nhiều. Trước các năm 90's, SVC thường được biết dưới tên non-A non-B.

Cũng có sách viết là Australian Virus Hepatitis vì Y-học Úc-châu khảo-sát loại SVC kỹ-càng hơn cả.

- Những loại virus khác: SV E, D, G, v.v., đang được khảo sát về cách gây bệnh.

Ai hay bị SVB hay SVC?

Các dân tộc nông-nghiệp Á-châu: H' Mong, Laos, Cambodia, Tầu, Nhật, Đài-loan, Hàn.

Việt-Nam không thua bất cứ nhóm nào về SVB và SVC. Ước lượng 10% tới 15% người Việt bị SVB cũ hoặc mới (tùy địa phương, hoàn cảnh sống, và tuổi). Người Mỹ trước kia rất ít SVB hay SVC. Nay số viêm gan B và nhất là C tăng lên gấp bội: có 3 triệu 900 ngàn người nhiễm SVC, 2 triệu người nhiễm SVB và 1,3 triệu người bị suy gan năm 2000.

Cách Nhiễm SVB hay SVC:

Siêu-vi, virus, là “vi sinh vật”. Có vi-sinh-vật thì ắt có lây, có nhiễm. Cách nói “nóng gan” hay “yếu gan” dễ gây ngộ nhận. Từ mơ hồ ngộ nhận về các chứng viêm gan, đại chúng coi nhẹ nỗi hiểm nguy do siêu vi và các chất độc gây nên, dẫn đến lây nhiễm cái thứ bệnh giết người.

Siêu-vi viêm gan nhiễm vô cơ thể cách nào đã sáng tỏ hơn 15 năm trước, tuy vẫn hãy còn nghi vấn và bàn cãi.
Hai đường nhiễm siêu vi nhiều hơn cả là qua miệng và máu.

Nhiễm qua miệng (tiêu hóa): nước miếng, đũa muỗng, đồ ăn, nước uống, rau trái bón phân có chứa siêu vi.
Nhiễm qua máu: kim chích nấu đi nấu lại, chuyền máu lỡ có siêu vi, dân ghiền ma túy chung kim chích.

Bệnh Chứng:

Không nhất thiết phải sốt hay vàng da. Đa số người mới viêm gan nhất là viêm do siêu vi không có triệu-chứng.
Một số nhỏ người nhiễm bịnh cảm thấy mệt mỏi ít ngày giống như cảm, cúm.

Bệnh chứng sơ sài có thế. Mấy tháng sau thử máu thấy nhiễm siêu vi, với ít hay nhiều thay đổi về chức năng lá gan.
Lâu dài, viêm gan có thể gây mệt mỏi, xanh xao, mất ký, ngứa ngáy, buồn nản, v.v..

Viêm Gan Biến Chuyển Ra Sao?

Trăm người nhiễm SVB hay SVC, một vài người chết trong thời kỳ cấp tính (mới phát).

Đa số trở thành viêm gan mãn tính.

Từ ngữ “mãn tính” theo sau 2 chữ “viêm gan” không hàm nghĩa “bớt bịnh chứng, bớt giết người” áp dụng cho các bịnh khác như thấp khớp, nhức đầu, ...

Viêm gan mãn tính rất nguy hiểm:

“mãn tính” cả 10, 20, 30 năm hay lâu nữa, rồi siêu vi mới giết người bịnh ở giai-đoạn cuối cùng chai-xơ-gan, suygan, liệt gan (liver failure), và ung-thưgan.

Viêm gan do SVB hay SVC ở thời kỳ mãn tính, là thời kỳ bắt đầu và còn tiếp tục sinh ra các biến chứng kể cả xơ-gan và ung thư gan. Các biến chứng đáng kể do viêm-gan gây ra, gồm có:

- Viêm gan nặng: suy nhược, hao mòn, xanh xao, ghẻ ngứa, v.v..

- Suy gan: gan không thể tổng hợp các sinh chất, không loại lọc được độc chất cần phế thải.

- Xơ gan: làm mất chức năng bảo vệ cơ thể mà gan thường đảm trách.

- Chai gan: gây trở ngại tuần hoàn, nước bụng báng, sưng phù, hao mòn, mệt mỏi, suy tim, suy thận, suy hô hấp.
Ung thư gan, hay liệt-gan, chảy máu bao-tử, là màn kết thúc.

Đề Phòng Viêm Gan:

1. Đề phòng viêm gan nói chung:


- Tổ-chức cuộc sống lành mạnh để luôn khỏe. Sức khỏe làm ra cuộc sống.

Một người làm không đủ nuôi cả nhà như thời ở Việt Nam. Bên đây ai cũng cần làm: lợi tức để sống; tiền cho lúc tuổi già, ...

- Bớt rượu, bớt các thứ thuốc không hiểu rõ gốc gác dù người quen giới thiệu. Xin xét lại từ ngữ nóng gan, yếu gan. Nghe lời đồn, sau này lỡ mắc bịnh, tiếng đồn đâu bào chữa nỗi bất hạnh dùm ta! Quan niệm chính xác mới hành xử cho chính xác.

- Làm việc vừa phải, giữ sức và bảo tồn khả năng. Không có sức thì không làm ra lợi tức.

2. Đề phòng viêm gan do siêu vi A, B và C:

Thuốc chữa tuyệt siêu vi còn đang đi tìm. Thuốc chích kềm cho siêu vi ngủ yên chứ chưa tiêu diệt được siêu vi như trụ-sinh diệt vi-trùng. Đề phòng là then chốt:

- Vệ sinh ăn uống. Ra khỏi tiểubang, về miền xứ nóng phải thận trọng tránh nhiễm siêu vi.

- Coi xem đã bị nhiễm siêu vi? Tình trạng nào, đã miễn nhiễm hay chưa miễn nhiễm? Chức năng gan? Số siêuvi trong máu bao nhiêu? Loại nào? Tếbào gan đã đổi? xơ? teo? bướu?

- Không phải ai cũng cần chích ngừa. Trước khi chích ngừa phải rõ đã nhiễm hay chưa nhiễm. Không phải cứ .
Đã nhiễm hay bịnh cũ, miễn nhiễm thì chích ngừa làm chi! Tuổi cao, không cần chích.

- Gia-đình có người viêm gan (bất luận nguyên do nào), từng người trong nhà cần thử nghiệm tìm kiếm chi li về tình trạng siêu nhiễm, chức năng gan, túi-mật và bao-tử, đồ ăn, cách nấu.

- Điểm cần nhấn mạnh: gan lành hay gan bịnh; nếu bịnh thì vì siêu vi hay vì chất độc, bịnh ở thời kỳ nào, còn hay hết chữa, chữa cách chi. Không có chuyện mơ-hồ “nóng gan” hay “yếu gan”. Gan còn lành lặn, phải dứt khoát bảo-vệ bằng các biện-pháp phòng ngừa.

3. Chủng ngừa viêm gan do siêu vi A và B:

Có thuốc chích ngừa SVA và ngừa SVB. Chưa có thuốc cho SVC trong khi C gây ung thư gan nhiều nhất.

Người chưa hề nhiễm siêu vi mới cần chủng ngừa. Người đã nhiễm không cần chích.

Ngừa SVA chỉ chích 1 lần. Ngừa SVB, chích 3 mũi: mũi đầu, 4 tuần lễ và 6 tháng sau. Không buộc phải chích lại nếu 1 năm sau thử nghiệm thấy đã "miễn nhiễm". Chưa miễn nhiễm, chích lại.

Tuổi cần chích: từ sơ sinh tới 40.

Chưa có chỉ định cho người sau 40-50 tuổi.

Chữa Trị Viêm Gan:

1. Viêm do rượu và chất độc:

Chữa bằng thuốc, và điều chỉnh ẩm thực, khá thành công. Cần bỏ rượu, ngưng thuốc độc cho gan kịp thời, đừng chờ khi gan đã "xơ", đã "bướu".

2. Viêm gan do SVB, SVC:

Khoảng 8-9 năm gần đây mới bắt đầu có thuốc chận đứng siêu vi. Thuốc phát minh nhờ các công trình khảo cứu AIDS. Các siêu-vi HIV và HV, ..., có diện mạo và cấu trúc nhiều điểm tương đồng với siêu vi gan.

Người gốc Âu-châu, Phi-châu đa số thuộc phenotype 1, ít hiệu quả khi chích thuốc chận đứng siêu-vi gây viêm-gan.
Dân gốc Á, trong đó có người Mỹ gốc Việt, phenotype 2, chữa bằng Inferon-a tuần chích 3 lần (hoặc 1 lần tùy hãngthuốc bào-chế) và ribavirin 5 viên mỗi ngày. Hiệu quả khả quan. Pegylate4 Inferon là một trong các thuốc mới. Còn có những thuốc uống thay vì chích, giản-dị an-toàn hơn.

Thuốc không trừ khử hết siêu-vi, chỉ chận đứng không cho SVB hay SVC sinh sôi nẩy nở, chận đứng bệnh nơi tếbào gan, tránh cho tế bào khỏi thoái hóa thành xơ cứng hay thành ung thư.

Thuốc mới, pegylated Inferon, ít phản ứng phụ lại chỉ phải chích tuần một lần.

Không phải tất cả mọi người nhiễm siêu vi viêm gan đều cần chích. Thuốc có chỉ định rõ rệt:

- Người nhiễm SVB và SVC có thể cần chữa. Hầu hết SVA tự động khỏi.

- SVB hay SVC đều gây ung thư gan. C tệ hại hơn B nhiều.

- Số SVB hay SVC còn phát triển.

Số đếm siêu vi cao hơn 20,000 con/ml.

- Gan chưa bị ung thư. Chờ đến khi thấy bướu/ung thư thì không còn gì để chữa nữa.

- Chịu phản ứng phụ của thuốc mấy tuần lễ đầu, sau quen chịu đựng dễ hơn.

- Người gốc Á-châu đáp ứng tốt hơn các sắc dân khác, gốc Âu hay Phi.

- Thử máu theo dõi để điều chỉnh thuốc. Bỏ ngang, chữa lại từ đầu.

3. Kết quả sơ khởi việc chữa trị:

Rất đông bệnh nhân gốc Việt đáp ứng khả quan với thuốc, tốt hơn các nhóm chủng tộc khác (afro-caucasians, phenotype 1) rất nhiều.

Mấy năm trước đây khi tìm thấy nhiễm siêu vi, gan bị viêm, chỉ biết cầu nguyện. Nay với thuốc chữa, 90% người chịu thuốc quạt bay siêu vi trong vài tháng, lượng siêu vi xuống dưới 135 con/ml. Tiếp tục chữa trong 9-12 tháng.
Sau 12 tháng, theo dõi mỗi 6 tháng hoặc khi có chuyện bất thường.

Phí tổn chích và uống:

US$12,000/năm; năm 1997 tăng lên US$21,500/năm. Từ năm 2001, thuốc có chiều rẻ xuống khi nhiều nơi bàochế.
Dự phóng thuốc uống thay cho thuốc chích trong tương lai không xa.

Ai bỏ dở khi đang điều-trị phải bắt đầu lại như khi mới chữa cho đủ một năm. Vì giá thuốc quá mắc, người bỏ dở thường bị công-ty bảo-hiểm từ chối trả tiền chữa đợt nhì.

Ung ThưGan

Sơ Lược:

Ung-thư gan là điều đại-họa xẩy ra 10 hoặc 20 năm sau các giai-đoạn viêm gan, xơ gan, chai gan, khi các tế-bàogan phân liệt hỗn độn tàn phá mọi chức năng sinh học của lá gan, sau cùng cướp đoạt mạng sống của nạn nhân. Ung thư gan, còn gọi là primary hepatocellular hepatoma, từ đây viết tắt là UTG, chết trong 3-6 tháng, nhiều lắm là vài năm.

Không phải chỉ có SVB hay SVC là nguyên do gây ra ung thư gan. Các loại viêm gan khác, có khi chẳng bao giờ thấy triệu chứng viêm gan, vẫn giết người qua chứng ung thư gan, xơ gan.

Bịnh Chứng:

Khởi đầu, triệu chứng rất ít. Cơ thể đột nhiên hao sút, mệt mỏi. Chưa chắc da phải vàng. Nếu vàng da thì nước tiểu xậm, da xỉn lần, đổi mầu xỉn "bẩn".

Trong vài tháng, người bệnh suy nhược cấp kỳ. Bịnh chứng phản ánh các cơ năng gan bị mất; từ chức năng bài tiết, thải độc, biến dưỡng hay nội tiết (các kích-thích-tố và phân hóa tố) tới chức năng cơ-học, mỗi chức năng bị rối loạn.

Bịnh nhân không đau. Chỉ đau sau này khi gan sưng, chai cứng bóp nghẹt tuần hoàn tĩnh-mạch-cửa (portal vein), bụng ứ nước, vỡ mạch máu cổ-dạ-dầy, khó thở, thổ huyết, xỉu.

Thật sự không có triệu chứng nào chuyên biệt báo cho biết bắt đầu có ung thư gan. Gan teo nhỏ ở giai đoạn xơ.
Biết gan đã xơ mà lại thấy sưng là lúc ung thư phát tác toàn thời. Bụng chướng, bọng nước là thời kỳ rất trễ.
Chảy máu bao tử, sưng lá lách, nước bụng báng là thời kết thúc kề cận.

Chữa Trị Ung Thư Gan:

1. Thay gan:

Khi gan xơ hay chai. Nhiều trung tâm lớn tại Mỹ, Tokyo, Singapore chữa cho những người hội đủ tiêu chuẩn và có điều kiện.

2. Giải phẫu cắt một phần lá gan:


Họa hiếm bịnh nhân có cục bướu "còn cắt được". Mổ hay cắt có thể chỉ làm cho ung thư phát tác mạnh, đau hơn, chết sớm hơn.

3. Chữa bằng thuốc:

Thuốc trị ung thư gan, chemotherapy, hiện nay chưa hiệu quả, độc nhiều hơn trị. Nhiều viện sưu tầm thuốc chữa UTG, nhưng chưa nơi nào thành công. Chưa thuốc nào được công nhận có thể "kềm" UTG chậm lại. Một vài loại giúp bịnh bớt mệt, bớt khó chịu.

Thuốc chống đau thì ai cũng cần, giữ gìn nhân phẩm của người bịnh, tình người cho thân nhân và cho cả xã-hội.

Tóm Tắt Về Viêm Gan và Ung Thư Gan

Vài điểm tóm lược thực tế về viêm gan và ung thư gan:

- Đề phòng viêm gan là cơ bản.

Thực tế sợ SVB, đáng sợ nhất là SVC ngày một nhiều, lại dữ.

- Chích ngừa HBV để ngừa viêm gan B.

- Chỉ chích ngừa khi biết rõ người ấy chưa nhiễm SVB. Người đã nhiễm chích làm chi!

- Nhiễm SVB hay SVC mà hội đủ điều kiện mới chích Inferon/uống Ribaverin để tránh ung thư.

- Dù gan xơ (miễn là chưa ung thư) vẫn có thể chữa bằng Inferon/Ribavirin.

- Người bệnh gốc Á (phenotype 2) đáp ứng thuận lợi với cách điều trị mới áp dụng từ ít năm nay.

- Thuốc chích, thuốc uống đã có, hứa hẹn ngày càng hiệu quả và an toàn.

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2013