Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ c̣n được gọi là bệnh AMD (chữ tắt của Age-related Macular Degeneration), và đă được bàn khá nhiều trên sách báo, radio, TV, Internet, v.v… Bài viết này chỉ bàn ngắn gọn tập trung vào những điếm cơ bản nhất về xác định thuật ngữ, chẩn-trị và pḥng ngừa Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’. Một số thuật ngữ, Anh ngữ và chữ tắt sẽ được ghi chú trong dấu ngoặc đơn. Mục tiêu của bài viết là chỉ nhầm cung cấp thông tin chung; các trường hợp cá biệt cần được tư vấn và chẩn-trị bới các nhân viên y tế hữu trách.

 

Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ là ǵ?


Tên viết tắt của bệnh này trong tiếng Anh là MD hoặc AMD. Tên Việt của bệnh này tuy chưa đồng nhất nhưng Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ (hoặc Thoái Hóa Hoàng Điểm) chủ yếu là một t́nh trạng bệnh lư xảy ra và gây tổn thương ở điểm vàng (“hoàng điểm”) của mắt. Điểm vàng là một điểm nhỏ bằng cỡ chữ o (font chữ 12) nằm tại trung tâm vơng mạc ở phần sau nhăn cầu. B́nh thường, điểm vàng giúp mắt nh́n rơ ở vùng trung tâm của ngoại vật, và giúp mắt nh́n rơ chi tiết cùng ư thức mầu sắc. Qua ảnh hưởng của tuổi đời, dinh dưỡng, nếp sống, và môi sinh, điểm vàng có thể bị hao ṃn (thoái hóa); do đó, thị lực của mắt sẽ suy giảm từ tạm thời đến vĩnh viễn.


‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ c̣n được phân biệt ra làm hai loại: ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ Khô và ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ Ướt.


Dù Khô hay Ướt, bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ thường xảy ra nhiều hơn ở người trên 55 tuổi. Bệnh này từng được gọi là ‘dịch bệnh thầm lặng’ (‘silent epidemic’) v́ đă là nguyên nhân chính và âm thầm đưa đến chứng mất thị lực ở người cao niên.

 

V́ vậy, cần sớm quan tâm đến một số Triệu chứng chủ quan của Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’.


Khi bị Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’, bệnh nhân có thể có những Triệu chứng chủ quan sau đây:

đặc biệt là người bệnh không cảm thấy đau đớn; khi dùng mắt bị bệnh AMD để nh́n thẳng vào trung tâm của cảnh vật, h́nh ảnh, hoặc trang sách, người bệnh sẽ cảm thấy – ngày càng nặng hơn – các triệu chứng 3 M sau:


Mờ;


Méo;


Mất phần trung tâm của h́nh ngoại vật
. (Xem h́nh 1-2, 3-4)


Bệnh AMD dù Khô hay Ướt đều ảnh hưởng đến cả 2 mắt, nhưng thường bắt đầu ở một mắt. AMD Khô thường chầm chậm gây ra sự mất thị lực ở vùng trung tâm với nhiều mức độ khác nhau. Trái lại AMD Ướt tuy ít hơn, nhưng thường nhanh chóng gây mất thị lực ở vùng trung tâm nặng hơn. AMD Khô có thể đột ngột trở thành AMD Ướt; do đó cần cảnh giác để sớm đi khám mắt.

 

 

H́nh 1

 

 

H́nh 2

 

 

H́nh 3

 

  

H́nh 4

 

 

Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ có những Dấu hiệu khách quan ǵ?


Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ không cho thấy dấu hiệu khách quan khi thăm khám bên ngoài mắt.
Dùng Mạng Amsler (Amsler Grid) sẽ hiển thị 3 M rơ hơn: mờ, méo, hoặc mất trung tâm của h́nh ngoại vật (Xem h́nh 3-4);


Làm test về cảm nhận mầu sắc (colour vision test) có thể cho thấy khiếm thị về mầu sắc;
Dùng dụng cụ đặc biệt để soi đáy mắt có thể phát hiện những dấu hiệu ban đầu của Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ như tăng hay giảm bất thường của sắc tố vơng mạc hoặc những kết tụ mầu vàng (“drusen”) dưới vơng mạc; các “drusen” này thường lớn hơn 63 µm và có be bờ không rơ nét trong trường hợp Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ Ướt.

 

Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ cần những Xét nghiệm ǵ?


Để xác định, phân biệt chẩn đoán, hoặc theo dơi điều trị bệnh’Thoái Hoá Điểm Vàng’, xét nghiệm cần làm là:


Chụp X-quang mạch của đáy mắt dùng Fluorescein hoặc Indocyanine Green (ICG Angiography): Xem h́nh 5 – Nguồn: Macular Degeneration Foundation, Australia.

 

 

H́nh 5

 

ICG Angiography có thể được Bác Sĩ cho thực hiện đều đặn trong quá tŕnh điều trị và theo dơi bệnh AMD Ướt, nhất là khi AMD Ướt đang ở giai đoạn c̣n hoạt động. Ở các giai đoạn sau, việc chụp h́nh Angiography có thể được làm mỗi năm một lần thôi.

 

Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ chuyển biến như thế nào?


AMD dù Khô hay Ướt đều có xu hướng tăng dần lên;


AMD đưa đến giảm suy thị lực với những hậu quả như thất nghiệp, ngăn cách với đời sống xă hội, lệ thuộc vào gia đ́nh và xă hội, trầm cảm, sớm vào nhà điều dưỡng (nursing home);


AMD c̣n làm tăng nguy cơ bị té ngă và gẫy xương.

 

Vậy th́ làm sao tránh nguy cơ bị Bệnh’Thoái Hoá Điểm Vàng’?


Tuy không ai xác định rơ nguyên nhân sâu xa nào đă gây ra bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’, người ta đă chú ư đến một số nguy cơ liên quan đến khả năng bị ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’.

 

Có những nguy cơ c̣n tránh được như:


Dinh dưỡng kém thăng bằng: quá nhiều mỡ, nhiều thịt, thiếu cá, thiếu sinh tố, thiếu rau xanh;


Mắc bệnh Cao Huyết Áp;


Thiếu bảo vệ để chống tia cực tím, chống nắng, che mắt khi ra ngoài nắng;


Hút thuốc lá: người hút thuốc lá có nguy cơ bị AMD gấp 3 lần người không hút; người hút thuốc thường bị AMD 10 năm sớm hơn nguời không hút.

 

Nguy cơ khó thay đổi gồm:


Mang tuổi đời: từ 50 (nửa đời) trở lên có nhiều nguy cơ bị bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ hơn (cứ 7 người th́ 1 người bị); từ 75 tuổi trở lên: cứ 3 người th́ 1 người bị bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’;
Có Da trắng và mắt xanh;


Có thân nhân đă bị bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’, nguy cơ tăng lên: cứ 2 người th́ 1 người bị bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ (50%).

 

Và làm sao để pḥng ngừa Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’?


Việc Pḥng ngừa gồm các biện pháp để phát hiện sớm bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’, giảm và tránh các biến chứng của bệnh này:

 

Khám mắt và đáy mắt định kỳ, nhất là khi trên 55 tuổi hoặc có thân nhân đă từng bị bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’;


Không hút thuốc lá;


Vận động thân thể;


Giữ thăng bằng trong dinh dưỡng: ăn thêm cá 2-3 lần mỗi tuần; ăn một nắm hạt (nuts) mỗi tuần; ăn rau cải xanh và trái cây mỗi ngày;


Hạn chế lên cân;


Bảo vệ mắt bằng kính râm khi ra ánh mặt trời.

 

Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ được điều trị như thế nào?


Công tác điều trị chủ yếu nhầm mục tiêu làm chậm hoặc ngăn chận sự phát triển của bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’.


Các biện pháp thường được áp dụng gồm:

 

Hiện nay chưa có cách nào trị dứt được bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’, tuy nhiên những tiến bộ trong việc điều trị bằng tia laser kèm theo vấn đề ăn uống một số các chất dinh dưỡng có thể giúp làm chậm sự thoái hóa;


Chất Lutein có thể bảo vệ chống ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ thường có trong trái cây tươi và rau cải xanh; do đó nên ăn nhiều loại thức ăn này;


Việc điều trị ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ Ướt có thể dùng tia Laser hoặc một số phương pháp khác do Bác sĩ chuyên môn (Ophthalmologists) chỉ định và thực hiện;


Một số dụng cụ ‘trợ thị’ (optical aids) như kính ‘lúp’, đèn rọi để tăng độ sáng, và chữ in lớn cỡ, cũng có thể phải dùng đến để tăng thị lực.

 

Tóm lại, chú ư đến việc pḥng ngừa bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ với nếp sống lành mạnh và dinh dưỡng thăng bằng là việc chính. Mỗi khi có rối loạn về thị lực, cần sớm chú ư t́m bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ để chẩn đoán và điều trị ngay. Người trên 50 tuổi nên dùng Mạng Amsler (Amsler Grid) thường để sớm biết có triệu chứng 3 M như: mờ, méo, hoặc mất trung tâm của h́nh ngoại vật mà đi thăm khám Bác sĩ chuyên khoa ngay.

 

Bs Nguyễn Nguyên