Đang ở Angkor Wat thì có quốc táng cho Cựu Hoàng Norodom Sihanouk. Tôi thấy dân chúng bầy bàn thờ hương án tại nhà và ngoài đường, người đi dự đám táng đầy ngập phố phường ở Nam Vang.

 

Cựu Hoàng băng hà tại Bắc Kinh từ 15 tháng 10 năm 2012, xác quàng tại cung điện ở Nam Vang cho quần chúng chiêm ngưỡng, mãi đển ngày 5 tháng 2 năm 2013 mới đem hỏa thiêu, hưởng thọ 89 tuổi.

 

Đây là kết thúc một cuộc đời bẩy nổi ba chìm có một không hai trong lịch sử̉—a lesson in survival.

 

 

 

 

Cựu Hoàng Sihanouk sinh ngày 31 tháng 10 năm 1922. Ông thực sự trị vì từ năm 1953 đến năm 1970. Ông đã 2 lần làm Vua, 2 lần làm thái tử, 1 lần làm Chủ tịch, 1 lần làm Thủ tướng, 1 lần làm Quổc trưởng, còn rất nhiều chức vị khác kể ra không xiết, sách Guiness Book of World Records đã phải ghi nhận ông là người nắm kỷ lục giữ nhiều chức tước nhất thế giới!

 

Một số người cho ông là một tên hề—un bouffon—nhưng phần đông đều công nhận ông là một chính trị gia khôn ngoan có đủ bản lãnh mánh khóe để đương đầu bên trong với phe đối lập trong đó có Pol Pot và Khmer Đỏ, bên ngoài chống lại áp lực của Pháp Huê Kỳ và Việt Nam. Trong khi tứ bề thọ địch, ông đã bảo toàn tính mạng cho bản thân và gia tộc cũng như giữ vững được ngai vàng mà hiện nay con trai ông đang ngồi trị vì chứ không cai trị—đó là Vua Sihamoni. Sau khi bị Tướng Lon Nol truất phế năm 1970, ông cùng hoàng gia sống lưu vong tại Pháp, Bình Nhưỡng và Bắc Kinh, nhưng ông luôn luôn được dân Khmer tôn sùng kính mến. Năm 1993, ông lại trở về Căm Bốt để làm Vua, và đến năm 2004 được suy tôn là Thái thượng Hoàng của Căm Bổt. Ông ưa thích âm nhạc và điện ảnh, thổi được nhiều loại kèn và làm đạo diễn cho một sổ phim khá thành công.

 

Nhìn đám tang linh đình mà dân chúng dành cho ông, người ta thầm phục tài ba chính trị của ông cũng như ngưỡng mộ tính tình hiền hoà bao dung của dân tộc Khmer.

 

 

 

 

 

Việt Nam thì có cựu Hoàng đế Bảo Đại, danh hiệu của Vua Nguyễn phúc Vĩnh Thụy. Đây là vị Hoàng đế thứ 13 và cũng là Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn.

 

 

 

 

Vua Bảo Đại sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913. Ông được Chính phủ thực dân Pháp đưa qua Ba Lê du học, đến năm 18 tuổi lại trở vể Việt Nam để dự đám táng của thân phụ là Vua Khải Định. Ông lên ngôi ngày 8 tháng 1 năm 1926, nhưng mãi đến thảng 9 năm 1932 mới chính thức đăng quang. Ngày 11 tháng 8 năm 1945, ông công bổ Việt Nam độc lập. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, ông ra Tuyên ngôn thoái vị. Ông là tác gỉa của câu bất hủ : “Thà làm công dân một quốc gia Tự Do còn hơn làm Vua một nước nô lệ.”

 

Trong thời gian trị vì, ông cũng đã cố gắng dành chủ quyền cho nước nhà, nhưng ông không đủ bản lãnh và can đảm để chống đối lại với những tráo trở của thực dân Pháp cũng như đương đầu vởi những âm mưu thâm độc của cáo già Hồ chí Minh. Hơn nữa, ông có lối sống phóng túng, bỏ bê Hoàng hậu Nam Phương để bà chết yểu tại một làng hẻo lánh vùng Bretagne . Ông chạy theo một lô nhân tình trong đó có hai vũ nữ. Ngoài ra, ông thường bỏ lên Đà Lạt hay Ban mê Thuột để tổ chức tiệc tùng săn bắn, ông ham mê ăn thua lớn trong các canh bạc thâu đêm.

 

Kẻ thù của ông đã khai thác những nhược điểm này, tuyên truyền bêu riếu ông là một ông Hoàng sa đọa điếm đàng thiếu đạo đức. Năm 1954, ông bị ông Ngô đình Diệm truất phế trong một cuộc trưng cầu dân ý. Vua Bảo Đại sống lưu vong tại Pháp từ năm ông 40 tuổi cho đến khi ông băng hà vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, hưởng thọ 85 tuổi.

 

Ông được lặng lẽ chôn cất tại nghĩa trang Passy gần Ba Lê. Khi ông mất, ngoài gia đình và người thân, trên thế giới kể cả Việt Nam, không ai nhỏ một giọt lệ hay buông một lời thương xót.

 

 

 

 

Hai ông Vua, hai Định mệnh. Người ta chép miệng, buông tiếng thở dài: Âu cũng là Số Mạng!  Thế nhưng lịch sử có lẽ sẽ khắt khe hơn, có thể phê phán nhân phẩm của hai vị là những người đẵ có trách nhiệm để quốc gia của họ rơi vào gông cùm Cộng Sản.

 

Tôn Kàn

Cuối Đông 2013