Lời mở đầu:

Lần trước người viết đă giới thiệu bài “Chiến Tranh Trên Mạng Lưới Điện Tử,” hôm nay xin giới thiệu thêm một cuộc chiến tranh trên mạng lưới điện tử xảy ra từ thập niên 1970, đă góp môt phần lớn đưa đến sự sụp đổ của Liên Sô, thống nhứt nước Đức, và sự độc lập của nhiều quốc gia khác tại Đông Âu ra khỏi sự thống trị của cộng sản Liên Sô.

Bài này được viết dựa theo nhiều tài liệu tựa đề “The Farewell Dossier” của nhiều tác giả khác nhau, những tài liệu chính thức đă được phổ biến năm 2007 trong mạng lưới điện tử Sở T́nh Báo Ngoại Vụ của chính phủ Hoa Kỳ (CIA – Central Inteligence Agency), viết bởi tác giả Gus W. Weiss, ông là một nhân vật rất quan trọng trong hồ sơ này: “The Farewell Dossier – Duping The Soviet.”

-o-

 (We communists have to string along with the capitalists for a while. We need their credits, their agriculture, and their technology. But we are going to continue massive military programs and by the middle 1980s we will be in a position to return to a much more aggressive foreign policy designed to gain the upper hand in our relationship with the West.  --Leonid Brezhnev, remarks in 1971 to the Politburo at the beginning of détente – The Farewell Dossier – Gus W. Weiss – CIA)

“Cộng sản chúng ta phải hợp tác với bọn tư bản trong một thời gian. Chúng ta cần tiền của nó, cần nông sản, và cần kỹ thuật.  Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tăng gia các chương tŕnh quân sự vĩ đại và đến giữa thập niên 1980, chúng ta sẽ ở một vị trí để trở lại chánh sách đối ngoại mạnh mẽ, sẽ đem lại cho chúng ta lợi thế trong sự giao thiệp với giới tư bản – lời tuyên bố năm 1971 của Leonid Brezhnev, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên Sô trong cuộc họp Hội Đồng Bộ Bí Thư”

Trong thời gian chiến tranh lạnh giữa tư bản và cộng sản, vào khoảng thập niên 1970 t́nh báo gián điệp KGB Liên Sô (Комитет государственной безопасности - Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - Committee for State Security) đă thu nhập được  rất nhiều tài liệu kỹ thuật và khoa học của các xứ tư bản. Năm 1974, lúc ông Gus Weiss, một kinh tế gia đang làm việc dưới thời Tổng Thống Richard Nixon, ông đă viết một công văn phúc tŕnh sự kiện tăng trưởng kỹ thuật của Liên Sô bằng cách mua hay bắt chước (copy). Bản phúc tŕnh này đă làm chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ bán máy vi tính (computer) và nhu liệu tính (software) cho Liên Sô.

Chính phủ Hoa Kỳ biết được nhưng không lập tài liệu bằng chứng. Dưới thập niên 1970, Tổng Thống Nixon không có một chủ trương rơ ràng về kinh tế với Liên Sô. Ông Tổng Trưởng Ngoai Giao Henry Kissinger đă tuyên bố: “Trong tương lai, buôn bán và đầu tư với Liên Sô sẽ từ từ giao nhập kinh tế Liên Sô vào kinh tế thế giới, đem lại một sự liên minh sẽ giúp thêm cho sự vững bền cho nền bang giao chính trị” (Over time, trade and investment may leaven the autarkic tendencies of the Soviet system, invite gradual association of the Soviet economy with the world economy, and foster a degree of interdependence that adds an element of stability to the political relationship – Kissinger - The Farewell Dossier – Gus W. Weiss – CIA)

Dưới thời Tổng Thống Jimmy Carter, CIA đă bắt đầu lập hồ sơ mật về các kỹ thuật đă bị Liên Sô ăn cắp.  Năm 1975, chương tŕnh thám hiểm không gian hai phi thuyền Appollo-Soyuz cặp nhau và Liên Sô đă thu lượm được một số kỹ thuật của Hoa Kỳ nhưng Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford không ngăn cản được vi chương tŕnh này đă được Tổng Thống Nixon đồng ư từ trước.

Dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan, ông tin tưởng rằng sức mạnh quân sự của Liên Sô đang bị yếu thế cũng như nền kinh tế đang bị xuống dốc và chủ nghĩa cộng sản Liên Sô có cơ hội sụp đổ.  Linh tính ông Regan cho rằng cuộc chiến tranh lạnh sẽ được chiến thắng. Nhân viên sở hội đồng an ninh quốc gia (National Security Council - NSC) soạn thảo chương tŕnh lợi dụng t́nh trạng kinh tế sản xuất yếu kém, kỹ thuật kém, trong lúc ngân sách quốc pḥng Liên Sô lại gia tăng để đem lại lợi thế cho Hoa Kỳ

Năm 1981, t́nh báo Pháp đă được sự hợp tác của một Đại tá Liên Sô tên Vladimir Vetrov mà t́nh báo Pháp gọi là “Farewell”. Ông Vetrov đă trao cho Pháp 4000 tài liệu mật của KGB.

Tháng 9 năm 1981, nhân một cuộc họp tại Ottawa, Canada, Tổng Thống Pháp François Mitterrand đă gặp riêng và trao tài liêu mật “Farewell dossier” cho Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan. Tổng Thống Reagan đă giao tài liệu này cho ông William Casey, Tổng Giám Đốc sở t́nh báo CIA.  Ông Casey đă trao hồ sơ này đến ông Gus Weiss và ông Thomas C.Reed (Bộ Trưởng Bộ Không Quân – Air Force Secretary),  lúc ấy đang làm việc tại hội đồng an ninh quốc gia (NSC). 

Theo lời kể của ông Reed, ông Weiss nói “Tại sao ḿnh không giúp Liên Sô đi mua đồ? Chúng ta biết họ đang cần mua ǵ, chúng ta sẽ giúp họ mua được những thứ ấy”. Để đổi lại, ‘chip’ cần cho máy vi tính (computer chip) và nhu liệu (software) sẽ được chế tạo “đặc biệt” riêng cho Liên Sô, sẽ qua được sự kiểm soát chất lượng nhập cảng của Liên Sô nhưng sau đó sẽ bị hư hỏng sau khi được sử dụng.  Các hồ sơ chế biến kỹ thuật bí mật về không gian quốc pḥng sẽ được cố t́nh làm sai, sẽ làm các kỹ sư Liên Sô tốn phí thời gian và tiền bạc. Ông Weiss gặp ông Casey trong một buổi chiều tháng giêng 1982 và ư kiến này đă được chấp thuận.

Thay v́ bắt giữ và trục xuất hơn 200 gián điệp có tên trong hồ sơ “Vĩnh Biệt”, Bộ Quốc Pḥng, CIA và FBI (Federal Bureau of Investigation - Sở T́nh Báo Nội Vụ) phối hợp với các công ty kỹ nghệ đă lập một chương tŕnh chế tạo những món đồ Liên Sô cần thiết. Đứng đầu trong danh sách mong muốn của Liên Sô là máy vi tính (computer) và nhu liệu (software) để điều khiển một hệ thống ống dẫn dầu từ sa mạc Siberia đến Âu Châu mới được thành lập, sẽ mang lại ngoại tệ rất cần thiết cho nền kinh tế Liên Sô.

Rất nhiều phái đoàn quan sát của Liên Sô đă đi thăm viếng các cơ sở thương mại Hoa Kỳ. Trong một phái đoàn quan sát canh nông 100 người, đă có hơn 30 ngựi là gián điệp. Trong một cuộc thăm viếng hăng chế tạo máy bay Boeing, gián điệp Nga đă dán keo vào đế giày để thu nhập những mảnh kim khí vụn (metal samples).

Trong một chương tŕnh thăm viếng hăng Uranus Liquid Crystal Watch Company tại Mineola, Long Island, thành phố New York, tới giờ phút cuối phái đoàn Liên Sô đổi ư yêu cầu được được quan sát thêm hầu hết các công ty làm ‘chip’ bán dẫn (semiconductor firms) và các hăng làm máy vi tính.  Sự yêu cầu cấp tốc này đă được đặt ra để bộ Quốc Pḥng Hoa kỳ không đủ thời gian từ chối hay chuẩn bị đối phó.

Đúng như dự định, các ‘computer chip’ đă được dùng trong các chương tŕnh quân sự Liên Sô, các máy bơm dầu và các máy điều khiển ống dẫn dầu, các xe vận tải được thiết lập với các dụng cụ ‘dành riêng cho Liên Sô’. Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ đă làm ra rất nhiều hồ sơ chế tạo giả về các máy bay tàng h́nh (stealth aircraft), các vệ tinh không gian (space defense) và các máy bay chiến đấu (tactical aircraft).

Máy bay thám hiểm không gian của Liên Sô (Soviet Space Shuttle) được chế tạo theo kỹ thuật đă bị NASA phế loại (National Aeronautics and Space Administration - Sở Thám Hiểm Không Gian của Hoa Kỳ). Khi ông Casey tŕnh bày tin này cho Tổng Thống Reagan, ông rất hài ḷng.  Chương tŕnh phản gián điệp rất thành công và đă không bị Liên Sô phát giác.

 

             

(Nguồn: Wikipedia)

Giữa năm 1982, hệ thống ống dẫn dầu từ sa mạc Siberia đến Âu Châu được xử dụng tốt đẹp. Đến mùa Thu, các vệ tinh trinh thám của cơ quan bảo vệ miền bắc châu Mỹ (North American Aerospace Defense Command – NORAD) đă thấy được một vụ nổ rất to lớn tại miền sa mạc Siberia của Liên Sô, được ước lượng vào khoảng 3 kilotons, 1/4 sức mạnh của quả bom nguyên tử đă ném xuống thành phố Hiroshima tại Nhật Bản trong đệ nhị thế chiến. NORAD nghi rằng đây là một cuộc thử bom nguyên tử nhưng lại không t́m được dấu tích phóng xạ. V́ không được thông báo trước, quân đội Hoa Kỳ đă tỏ vẻ quan tâm cho đến khi CIA kín đáo bảo đảm rằng vụ nổ này không có chi để lo ngại.

Theo sự ước lượng, vụ nổ ống dẫn dầu đă làm thiệt hại cho nền kinh tế của Liên Sô vào khoảng $8 tỷ dollar mỗi năm (1982), tương đương với $19 tỷ dollar vào năm 2013 (tính theo CPI Inflation).

Tổng Thống Reagan đă thành công trong việc thúc đẩy chương tŕnh “pḥng thủ không gian” (DSI/Star Wars - Strategic Defense Initiative) để thách thức Tổng Bí Thư Gorbachev của Liên Sô gia tăng ngân sách quốc pḥng, và Reagan đă đoán trước được sự thất bại của Liên Sô.

Nguyên nhân chính làm chế độ cộng sản Liên Sô sụp đổ v́ sự chạy đua vũ khí quân sự với Hoa Kỳ trong khi ngân sách bị thiếu hụt trầm trọng, nền kinh tế bị đi xuống, dân chúng bất măn với chính quyền.  Hồ sơ “Vĩnh Biệt” đă góp một phần vào sự phá vỡ bức tường Bá Linh năm 1989, và có lẽ đă gián tiếp gây ra sự lo ngại cho cộng sản Trung Hoa và Việt Nam, để đưa đến sự đổi mới về kinh tế về sau này.

Năm 1985, Tổng Thống Mitterrand nghi rằng Vetrov là gián điệp hàng hai của CIA để thử xem Pháp có thật ḷng cộng tác với Hoa Kỳ. Ông đă cách chức người điều khiển “L’affaire Farewell,” ông Yves Bonnet. 

Đại tá Vladimir Vetrov đă bị Liên Sô xử tử h́nh năm 1983. 

Ông Gus Weiss mất vào năm 2003 trong một t́nh trạng bí mật tại Washington D.C.

Ông Thomas C. Reed, cựu Bộ Trưởng Bộ Không Quân Hoa Kỳ có viết một cuốn sách tựa đề: At The Abyss – An Insider’s History Of The Cold War, xuất bản năm 2004. Ông có nhắc đến vụ hồ sơ Farewell.

-o-

Riêng cho chiến tranh Việt Nam, ông Reed cho biết rằng không quân Hoa Kỳ đă có được nhiều bài học. Thời đó không quân được chuẩn bị cho chiến tranh nguyên tử nên các máy bay F-4, F-105 không đáp ứng được nhu cầu cho loại chiến tranh b́nh thường (conventional war), cần máy bay có khả năng bay chậm và thấp, trang bị súng bắn chiến xa, và chịu được đạn súng pḥng không. Không quân đă bay 869 đợt trong 3 năm (1965-1968) mà vẫn không phá được cầu Thanh Hóa.

Trong chiến tranh, tính trung b́nh, bom đă rơi xa mục tiêu 100 thước (323 feet) và một khi mục tiêu đă được thượng cấp chỉ định, người phi công không được quyền thay đổi dù rằng khi bay qua phi trường Phú Yên đă thấy nhiều máy bay MIG-21 đang đợi trên phi đạo sắp cất cánh, đấy là lúc dễ dàng nhất để bị tiêu diệt mà vẫn phải bỏ qua rồi sau đó lại phải không chiến với MIG-21. Sau chiến tranh Việt Nam, không quân đă được cải tổ với nhiều máy bay tốt hơn như F-111, F-15, F-16, máy bay đặc biệt A-10 để tiêu diệt xe tăng, và bom khôn (smart bomb) rất chính xác, không cần phi công điều khiển.  Những vũ khí mới này đă giúp Hoa Kỳ chiến thắng dễ dàng trong cuộc chiến tranh với Iraq.

 

Thạc sĩ Guss W. Weiss

(Nguồn: www.dcdave.com)

 

 

Đại tá Vladimir Vetrov

(Nguồn: www. https://rijmenants.blogspot.com/)

 

 

 

(Nguồn: Wikipedia)


 

Tài Liệu Tham Khảo:

 

The Farewell Dossier – Duping The Soviets – CIA (Gus W. Weiss - Apr-2007)

https://www.cia.gov/library/center-for-the-study-of-intelligence/csi-publications/csi-studies/studies/96unclass/farewell.htm

 

At The Abyss – An Insider’s History of the Cold War (Thomas C. Reed - 2004)

https://www.amazon.com/At-Abyss-Insiders-History-Cold/dp/0891418377/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1362813302&sr=8-1&keywords=at+the+abyss+an+insider%27s+history+of+the+cold+war

 

The Farewell Dossier – The New York Times (William Safire – Feb 2004)

https://www.nytimes.com/2004/02/02/opinion/the-farewell-dossier.html

 

The Farewell Dossier – Damn Interesting (Allan Bellows – Mar 2007)

https://www.damninteresting.com/the-farewell-dossier/

 

Agent Farewell and the Siberian Pipeline Explosion (Bernie Horowitz – Oct 2010)

https://nsarchive.wordpress.com/2010/10/18/agent-farewell-and-the-siberian-pipeline-explosion/

 

L'affaire Farewell (2009)

Farewell is a French film in French, English and Russian, but with English subtitles.

The film is based on the book Bonjour Farewell by Serguei Kostine.

https://www.imdb.com/title/tt0806029/

 

Dirk's Weblog: The Farewell Dossier (July 2010) – The movie

Farewell is a recent Cold War espionage movie, based on the actual case of Vladimir Vetrov

https://rijmenants.blogspot.com/2010/07/farewell-dossier.html

 

Farewell: The Greatest Spy Story of the Twentieth Century – The book – Aug 2011

Authors: Sergei Kostin and Eric Raynaud

https://www.amazon.com/Farewell-Greatest-Story-Twentieth-Century/dp/1611090261