Bị đánh thức dậy ngay sau ba giờ sáng, tôi gầm lên với khách vui xuân dịp Tết: "Không phải đă đến lúc về nhà hay sao?." Nhưng khi tôi đến cửa sổ nh́n xuống công trường Lam Sơn th́ ngạc nhiên không c̣n thấy một bóng ma nào cả, ở nơi mà trước đó vài tiếng đồng hồ c̣n có cả chục ngàn người đón mừng năm mới Mậu Thân. Ngay cả đám "chuột trắng," biệt danh của cảnh sát Sài G̣n cũng chẳng thấy đâu, chỉ có chuột cống chạy loanh quanh. Tôi chợt nhận ra là những ǵ tôi nghe thấy không phải là tiếng pháo nổ mà là tiếng liên thanh của súng trường tự động - và không phải ở đâu xa xôi bên kia sông Sài G̣n mà ngay giữa thành phố, trong tầm đi bộ từ khách sạn tôi đang ở.
Tôi mặc vội chiếc quần jeans và cái áo polo màu sậm, lôi cái nón sắt và chiếc áo giáp ra từ cái rương nhôm các nhân viên khách sạn đă mang từ tầng hầm của Continental lên pḥng tôi. Khi tôi xuống dưới nhà, pḥng sảnh khách sạn đầy những người mà b́nh thường ra không có mặt sớm như vậy: các nhân viên tiếp tân, điện thoại viên, hầu pḥng, nhân viên nhà bếp, hầu bàn, và các nhà thầu người Mỹ cùng cô gái bao của họ.
"Không ra ngoài được! Việt Cộng! Thiết quân luật rồi!" người gác đêm, một ông già Ấn Độ vùng Madras mặt nhăn nheo nài nỉ với tôi bằng tiếng Pháp .
"Thiết quân luật không áp dụng đối với tôi v́ tôi là nhà báo chính thức," Tôi nói, "Tôi phải ra ngoài xem chuyện ǵ xảy ra."
Ông ta mở khóa cửa và tôi mau chóng rẽ phải và lại rẽ phải thêm một lần nữa. Tôi đi bộ dọc lên đường Tự Do về phía Tây Bắc theo hướng tiếng súng càng lúc càng dữ dội của một cuộc đụng độ gần đó. Theo phản ứng thường t́nh tôi đi nép vào bờ tường. Đèn đường đă tắt ngóm. Thoạt đầu tôi cảm thấy lạnh lẽo một ḿnh cho đến khi linh tính báo tôi biết có thể có ai đó đang canh chừng tôi. Tôi vội cúi xuống bước đi thận trọng hơn v́ nghĩ rằng di chuyển nhanh quá có thể khiến bị người khác chú ư đến. Tôi cũng lo là khuôn mặt da trắng của tôi có thể bị phác giác trong bóng đêm kinh hoàng này nên tôi quay đầu vào mặt tiền các căn nhà đường Tự Do và tiếp tục đi ngang như con cua vậy.
Đến ngă tư đầu tiên tôi liếc nhanh nh́n qua phía đối diện bên trái. Chỗ đó là quán cà phê La Pagode, nơi mà bà "Má," xếp của Đức, thường ngồi xổm bên cạnh đống báo chí. Tôi tự nhủ không biết giờ này em ở đâu? Em đă đi lính VNCH chưa hay lại thành Việt Cộng rồi? Lần cuối tôi gặp em đă 18 tháng từ ngày em theo tôi đến Bệnh Viện Hải Quân trong Chợ Lớn.
Điều ǵ đó khiến tôi liếc nh́n lên các tầng lầu của La Pagode. H́nh như có những bóng người chạy nhanh trên nóc nhà hay chỉ là trong óc tưởng tượng của tôi? Nếu đúng, có thể là bọn Việt Cộng núp bắn sẻ? Thắc mắc này lẩn quẩn trong trí tôi trong lúc tôi tiếp tục đi ngang kiểu con cua từng đoạn đường về hướng Nhà Thờ Đức Bà, thỉnh thoảng quay đầu lại quan sát các nóc nhà và vỉa hè.
Nếu quả thật có đặc công Việt Cộng th́ hoặc là họ không trông thấy tôi hay họ không muốn bắn vào một mục tiêu lẻ loi để bị lộ vị trí quá sớm. Tuy nhiên tôi không muốn liều lĩnh chút nào. Tôi lập tức rẽ bên mặt, vẫn bám sát vào tường. Đến ngă tư tiếp theo tôi phóng hết sức lực qua đường thật nhanh và quẹo trái. Bây giờ tôi đang trên đường Hai Bà Trưng. Vẫn tiếp tục cúi ḿnh ôm sát các toà nhà, tôi đến gần khu giao tranh. Tôi không c̣n lẻ loi nữa. Một số người di chuyển về hướng tôi, họ cũng đều ở trên vỉa hè sát cạnh những ṭa nhà. Tôi nhận ra những giọng nói quen thuộc của các đồng nghiệp và những tiếng th́ thầm của người lạ bằng tiếng Pháp và tiếng Anh giọng chính gốc.
Khi đến đại lộ Thống Nhất tôi có cảm giác, một điều xảy ra hoài tại Sài G̣n, giống như có ai đó thả tôi lên "sân khấu của sự phi lư" trong một màn điên loạn đặc biệt. Bên mặt tôi thấy nhóm lính Royal Gurkha Rifles đang ở tư thế sẵn sàng chiến đấu đằng sau cánh cổng của ṭa đại sứ Anh quốc mà họ phải bảo vệ bằng mọi giá. Bên kia đại lộ tôi chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ: một chiếc trực thăng đang cố đáp xuống nhiều lần trên nóc ṭa nhà sáu tầng của ṭa đại sứ Hoa Kỳ và liên tiếp bị súng tự động phía trong ṭa nhà bắn lên đuổi đi.
Đặc công Việt Cộng đă phá nổ được một lỗ ngoài bức tường bao quanh địa h́nh bốn mẫu vuông và chiếm giữ khu đất ṭa Đại sứ này cho đến khi 18 người trong số họ bị giết và một người bị bắt sống trong một cuộc đụng độ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Ba TQLC và hai Quân cảnh Mỹ bị thiệt mạng bởi đặc công Cộng sản vũ trang hùng hậu hơn. Một chiếc trực thăng đă nhào xuống thả ba thùng đạn M.16 trong một cố gắng tiếp viện cho toán an ninh Mỹ trong lúc họ đang bắn nhau với Việt Cộng. Nhưng sau đó có nguồn tin tiết lộ ra là bên trong ṭa nhà ngoại giao đó không hề có một khẩu M.16 nào cả.
Tôi quan sát những khán giả xếp hàng dọc theo vỉa hè đại lộ Thống Nhất bên tôi và tự dưng cái óc hí họa trỗi dậy, giống như nó vẫn thường xảy ra trong những ngày tôi c̣n là học sinh trung học, luôn luôn trong những lúc không ngờ nhất. Thời gian đó tôi hay say sưa vẽ biếm họa ông thầy dạy toán trong những buổi kiểm tra học kỳ mà tôi không tránh khỏi bị đánh rớt. Lần này th́ niềm đam mê tranh hài hước có mục tiêu khác. Tôi phác họa trong đầu sự tương phản tức cười giữa những bộ chân dân thường và cảnh hỗn loạn của đám quân nhân bên kia đường.
Tôi phát hiện bên cạnh tôi có một đôi chân mang vớ len xỏ trong dép và nghĩ, "Đây chỉ có thể là một gă người Đức!" Trong tiếng giao tranh bên kia đường bên tai, mắt tôi tập trung vào một người không quen biết từ đôi dép lên. Tôi tự nhéo vào người. "Hay là ḿnh đang có một giấc mơ kỳ lạ?" Tôi tự nhủ. Tôi thấy một chiếc quần quân phục Đức, trên nữa là một cái áo khoác sĩ quan Đức với huy hiệu xác định người mặc là một phi công trực thăng, trên cầu vai có một đốm bạc bao quanh bởi hai cái lá sồi cũng màu bạc. Một cái mũ lưỡi trai của sĩ quan đội trên đầu bổ túc toàn bộ bức h́nh: trong bối cảnh chiến đấu giữa trung tâm Sài G̣n tôi đang đứng cạnh một Thiếu tá Đức đi dép và mang vớ len. Sau này tôi mới biết đó là phụ tá tùy viên quốc pḥng Tây Đức.
“Neue Kleiderordnung, Herr Major?” Tôi hỏi anh ta: "Trang phục mới, thưa Thiếu tá?"
“Wie meinen Sie das?” Anh đáp lại: "Anh nói cái ǵ vậy?"
Tôi chỉ vào chân anh ta nói: “Uniform, Wollsocken, Sandalen.” "Quân phục, vớ len và dép!"
“Gucken Sie sich gefälligst Ihre eigenen Füße an,” anh vặn lại: "Nh́n vào chân bạn đi!"
Tôi làm theo và thấy một cảnh tượng đáng thương: tuốt phía dưới, sau cái nón sắt, bộ áo giáp và quần jeans là đôi chân dính đầy máu đă đông đặc dính cứng trong đôi dép cao su đi tắm màu xanh. Ngay tôi cũng không biết là tôi đă bị thương, có thể v́ mảnh thủy tinh vỡ bắn vào.
“Nur Tarnung, Herr Major,” tôi trả lời: "Chỉ ngụy trang thôi!" Cả hai chúng tôi cười phá lên.
Niềm vui nhộn của chúng tôi lập tức thu hút sự chú ư của những người qua đường khác và họ gia nhập vào chúng tôi, không biết rằng chủ đề vui nhộn chỉ là về giày dép. Họ cũng cười lên, tưởng rằng chúng tôi đang phản ứng với sự phi lư bi thảm đang diễn ra phía bên kia đường.
"Tôi tưởng anh đang ở Lào mà," một tay phóng viên người Anh hỏi tôi, "Điều ǵ khiến bạn về đây?"
Tôi kể là tôi đă theo lời khuyên của Maurice, Mee và viên Thiếu tá người Pháp ở Paksong để trở về Sài G̣n trong dịp Tết.
"Họ đúng đấy," tay người Anh lắc đầu b́nh phẩm. "Thật là không thể tưởng tượng nổi là một chủ quán, một tay buôn thuốc phiện đă giải nghệ và một viên sĩ quan Pháp tuốt bên Lào lại biết trước chuyện ǵ sẽ xảy ra. Quân đội VNCH cũng đă biết trước luôn. Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng QLVNCH đă được thông báo. Ba ngày trước ông đă ra lệnh cho các tư lệnh quân đoàn phải đặt quân đội trong t́nh trạng báo động. Tuy nhiên, dường như phát ngôn viên quân đội Mỹ chẳng biết ǵ về các ư định của Việt Cộng cả."
"Anh nói đúng về trường hợp Tướng Cao," viên sĩ quan Đức nói, "Ông ta đă ra lệnh này sau khi QLVNCH bắt được 11 tên Việt Cộng tại Qui Nhơn mang theo băng nhựa thâu sẵn thông điệp để phát thanh cho dân chúng nghe trong những thành phố được 'giải phóng' như Sài G̣n, Đà Nẵng và Huế, dự tính là ngày hôm nay đấy."
"Hai hôm trước đây, tôi tham dự một buổi họp mặt tất niên bên cạnh hồ bơi cùng với 200 chuyên viên t́nh báo MACV," tay phóng viên người Anh tiếp lời, dùng chữ viết tắt của Bộ Chỉ Huy Hỗ Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam). "Chẳng ai ở đó tỏ vẻ có ư niệm ǵ là Cộng sản sắp tấn công cả."
Bây giờ trời đă rạng đông. Từng chút một, chúng tôi nghe các chi tiết đáng kinh ngạc được tiết lộ ra từ trận giao tranh trong ṭa nhà, đặc biệt tại căn biệt thự của George Jacobson, phụ tá đặc biệt của Đại sứ Ellsworth Bunker. Thấy một tay súng Cộng sản chui được vào nhà, ông chạy vội ra cửa sổ pḥng ngủ hét một lính Mỹ bên dưới, "Ném cho tôi một khẩu súng."
Có súng rồi, Jacobson đối đầu với tay Việt Cộng, chĩa súng vào hắn. Một cuộc cận chiến sống chết giữa hai người diễn ra kịch liệt kế đó. Sau cùng Jacobson lừa thế bắn được kẻ lạ mặt. Một phóng viên Mỹ đến báo với chúng tôi là tướng William Westmoreland, Tổng tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, sắp xuất hiện tại ṭa Đại sứ nhưng tôi không thể chờ được v́ phải về nộp câu chuyện. Trên đường về lại Continental, tôi thấy vẫn c̣n những vụ chiến đấu lẻ tẻ trong từng căn nhà hai bên vỉa đường đầy các xác chết làm tôi phải chạy thục mạng. Có tên bắn lén xuất hiện ở một chỗ nổ một vài phát súng rồi biến mất để xuất hiện qua một chỗ khác nhằm tạo cảm giác chúng có mặt mọi nơi và không lường trước được. Trong câu chuyện ngày 31 tháng Giêng năm 1968, tôi viết, "Những vụ bắn sẻ chỉ xảy ra trong ṿng vài thước cách khách sạn của tôi."
Pḥng sảnh thanh lịch của khách sạn Continental trông giống như một trại tỵ nạn. Lũ lượt, từng đoàn người ngoại quốc cư trú trong các quận huyện Sài G̣n bị Việt Cộng tấn công đang t́m nơi trú ẩn. Vài người lớn giọng đ̣i xin thực phẩm v́ không c̣n ǵ để ăn trong cái thủ đô mà các tiệm bánh, hàng quán đều đóng cửa, nhưng ông Lợi, quản gia của Continental thông báo là khách sạn chỉ vừa đủ lương thực để cung cấp cho khách đang trú ngụ mà thôi.
Trong hoàn cảnh hỗn loạn này th́ Nam tước trẻ tuổi Hasso Rüdt von Collenberg nổi lên như là một khuôn mẫu cho sự điềm tĩnh. Vị đệ nhất thư kư tại ṭa Đại sứ Đức với khuôn mặt trắng nhợt và trẻ trung này là một người vô cùng dũng cảm. Giới kư giả thích anh ta ở cái tính khôi hài ư nhị và đầu óc phân tích sâu sắc. Khi chúng tôi chạm trán nhau trong pḥng sảnh Continental th́ anh ta đă thức trắng đêm lái chiếc Volkswagen trắng ṿng quanh để chở các công dân Đức đến những nơi an toàn.
Ngay lúc này th́ anh đang lo chỗ ở tạm thời cho Arno Knöchel, cô vợ người Việt Nam của ông và cả 10 đứa con của họ. Knöchel, cựu trung sĩ trong đoàn Lê Dương là người quản gia của ṭa Đại sứ Tây Đức và gia đ́nh ông ở ngay trong sân của ṭa Đại sứ, một nơi không an toàn chút nào v́ vị trí của nơi này ngay ngoài ŕa của Chợ Lớn, khu phố Tàu trong vùng giao tranh tại Sài G̣n. Von Collenberg đă phải thực hiện ba chuyến, vừa núp VC bắn sẻ mới chuyển hết 12 người gia đ́nh Knöchel vào trong trung tâm thành phố.
"Bọn Việt Cộng đă bắt cóc các bác sĩ của ta ở Huế rồi," von Collenberg nói lúc anh ta đi ra khỏi pḥng sảnh đông đúc của khách sạn Continental, "Chúng tôi không biết ǵ hơn nữa. Anh có định ra đó không?"
"Ngay khi nào tôi có thể bắt được một chuyến bay quân sự ra Đà Nẵng, có thể là ngày mai đấy," Tôi đáp, "Từ đó tôi sẽ tháp tùng một đoàn xe quân sự ra Huế."
"Chúc bạn may mắn! Tôi nghe là Huế đă rơi vào tay Cộng quân rồi," von Collenberg bảo tôi.
"Tôi sẽ cố gắng bám theo một đơn vị Hoa Kỳ hay VNCH mở đường tái chiếm thành phố Huế."
"Cẩn thận nhé - và nhớ báo cho tôi biết tin tức," anh khẩn khoản.
"Tôi sẽ cố gắng hết sức. Tôi biết họ là bạn của anh mà," tôi hứa.
"Đúng vậy, tôi vẫn thường xuyên ở với họ mỗi khi thăm xứ Huế. Họ là những người rất đàng hoàng và có học thức. Họ đă từ bỏ quá nhiều ở Đức để đến giúp người Việt Nam. Trên thực tế, đáng lẽ họ đă phải hồi hương nhưng đă gia hạn thời gian phục vụ tại đây. Họ bảo tôi là đă trót thương đất nước và dân tộc Việt Nam nên không muốn bỏ rơi người ta. Bây giờ th́ ḿnh không biết họ ở đâu và c̣n sống hay không nữa."
"Tôi hứa sẽ liên lạc với anh ngay sau khi có thể được khi nào đến Huế. Kiếm bạn ở đâu đây?"
"Tại ṭa Đại sứ, ban đêm cũng được trong thời gian khủng hoảng này. Tôi đă đặt một cái giường tạm trong văn pḥng tôi."
Tôi chạy lên pḥng đi tắm và băng bó lại cái chân bị thương trước khi viết lại câu chuyện. Ngay lúc đó, tay bạn cùng toán Friedhelm “Freddy” Kemna bước vào pḥng từ Trung tâm Báo chí kể lại cho tôi toàn bộ t́nh h́nh chung: khoảng 80.000 Việt Cộng và bộ đội Bắc Việt đă tấn công 100 tỉnh thành tại miền Nam Việt Nam. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă tuyên bố thiết quân luật.
Freddy trải một tấm bản đồ Sài G̣n lên trên giường tôi, lấy cây bút đánh dấu màu xanh khoanh ṿng những địa điểm nóng xấu nhất và nói: "Có giao tranh nặng vùng trường đua ngựa và Tân Sơn Nhất; nhưng tôi nghĩ giờ này phi trường chắc được giải tỏa rồi. Việt Cộng tấn công bộ tư lệnh lục quân và hải quân gần Tân Sơn Nhất, và Dinh Tổng Thống nhưng vẫn chưa chọc thủng pḥng tuyến. Tin mừng là quân miền Nam đă thiết lập sự pḥng ngự hữu hiệu và chiến đấu giỏi. Đài phát thanh quốc gia vẫn c̣n trong tay Việt Cộng nhưng quân đội VNCH đă khôn ngoan cắt đứt các đường giây đến trạm phát thanh nên bọn Việt Cộng không thể dùng đài phát thanh để tuyên truyền được. Quận 5 - Chợ Lớn - là mặt trận tồi tệ nhất. Nơi đó là một mớ hỗn độn..."
"Trời đất ơi!" Tôi thốt lên.
"Sao vậy?"
"Quận 5! Đó là chỗ Josephine đang ở!"
"Cô ta vẫn c̣n trong tâm trí của bạn à, đúng không?" Freddy nói, "Tôi tưởng cô đă lấy một ông thương gia bán ngũ cốc người Hoa có cái biệt thự thật lớn rồi?"
"Đúng vậy, nhưng tôi không nghĩ là cô ta đang ở trong cái biệt thự đó. Có lẽ cô đang ở với mẹ tại căn nhà nhỏ trong Quận 5 vào dịp Tết, và điều này làm tôi lo lắng."
"Thôi ăn cái ǵ đi và bắt đầu viết là vừa," Freddy đề nghị. "Bạn có đồ ăn ǵ trong pḥng không?"
"Tôi có mang vài hộp bánh ḿ pumpernickel Đức từ Hồng Kông về và luôn luôn chứa một ít khẩu phần C. Trong đó có phô-mai đóng hộp đấy. Bọn ḿnh ăn bánh ḿ phô-mai đi."
Chúng tôi ăn tạm. Sau đó tôi ngồi đánh máy c̣n Freddy th́ đứng bên trái bổ túc những chi tiết anh ta mới hay từ Trung tâm Báo chí. Đồng tác giả với nhau, chúng tôi đă viết bài phóng sự về Tết Mậu Thân trên trang b́a và các mẩu tin phụ khác cho tờ Die Welt. Sau đó tôi đă viết thêm cho những tờ báo khác mà tôi phụ trách.
Cứ mỗi lần tôi xong hai hay ba trang đánh máy th́ Freddy chộp lấy và chạy vội qua bên kia đường đến Trung tâm Báo chí mới được lắp đặt hai đường dây telex đến Manila -Hai đường cho 600 phóng viên chính thức! Tại đó có ba cô nhân viên telex đều xinh đẹp, vui vẻ, và cả ba đều trở thành bạn của tôi sau khi tôi biếu các cô vài xấp lụa Hồng Kông để may áo dài mới.
"Bạn thật là tài với mấy cô ấy," Freddy nói, miệng cười rạng rỡ lúc quay về. "Có cả hai hàng dài kư giả chờ đợi để đưa tin nhưng các cô đă lén nhận bản thảo của tụi ḿnh mà không để ai biết cả. Thật là hay khi có được những người bạn trong những vị trí khiêm nhường."
"Freddy, bạn chịu khó ở lại giữa chùa nha, thỉnh thoảng chạy qua bên Trung tâm Báo chí để cập nhật chuyện tụi ḿnh nhé, được không? Tôi phải chạy ra ngoài xem một chút."
"Bằng cách nào đây?" Friedhelm Kemna kêu lên, "Bạn không c̣n xe hơi nữa. Ngoài đường không có tắc-xi, xích-lô, chẳng có ǵ hết!"
"Có cách mà," tôi trả lời. "Để tôi nói chuyện với anh quản gia, anh ta cũng là bạn tôi đấy."
Tôi khá mắc cở khi thú nhận là tôi không c̣n nhớ tên cái anh quản gia đó nữa nếu quả t́nh có biết tên anh ta. Giống như rất nhiều những người như vậy làm việc trong những khách sạn khéo điều hành, anh ta là một người chững chạc với một cá tính phi thường.
"Anh có cách nào kiếm cho tôi một cái xe không?" Tôi hỏi anh ta.
"Có và không," anh đáp lời.
"Ư anh là thế nào?"
"Tôi nói không v́ không có xe dân sự nào ngoài đường hôm nay cả. Nhưng tôi nói có v́ anh có thể lấy chiếc Honda của tôi."
"Nhưng tôi chưa bao giờ lái xe gắn máy bao giờ cả!"
"Anh biết lái xe đạp, đúng không? Tôi sẽ chỉ anh cách rồ ga và đạp thắng. Anh chỉ cần biết những điều đó."
Anh ta dẫn tôi vào sân trong, lấy chiếc Honda ra, nổ máy xe, chỉ tôi cách sang số và sau đó nh́n tôi lái đi chập chờn về phía trước như một con cào cào mỗi lần tôi nhả giây số ra. Anh không bao giờ hỏi tôi tiền thuê hay đ̣i tôi phải đặt cọc cho chiếc xe quư giá của anh. Vài tháng sau, tôi hỏi anh, "Bộ anh không sợ là tôi không mang về lại chiếc Honda nguyên vẹn cho anh hay sao?"
"Tôi nghĩ là có 50-50 phần trăm xác xuất," anh trả lời, "Nhưng lúc đó anh cần phương tiện di chuyển và tôi không biết có cần cái xe gắn máy đó nữa hay không trong hoàn cảnh những chuyện đang xảy ra ngày Tết. V́ vậy tôi cho là vụ để anh mượn cái xe Honda là chuyện đáng làm."
Thật là điều lạ lùng các nhân chứng thường nhớ lại những biến cố lớn của thế giới một cách khác nhau, hay nói đúng hơn, những mặt nào của các biến cố đó đă lưu lại trong tâm trí họ một cách mạnh mẽ nhất. Về phần tôi, tôi bị xúc động sâu xa đối với những hành động nhân ái căn bản nhất, ḷng độ lượng và sự dũng cảm tôi đă chứng kiến được trong cái ngày đầu đó của Tết Mậu Thân 1968. Hasso Rüdt von Collenberg và anh quản gia là hai ví dụ đầu tiên đáng ghi nhớ nhưng c̣n nhiều hơn nữa. Ngày hôm nay tôi tin tưởng là tôi đă mang ơn cứu mạng từ những người dân thường Việt Nam đă không quản gian nguy để bảo vệ tôi.
Con đường đến nhà Josephine rất quen thuộc nhưng lần này nó trở thành một đoạn đường ngoằn nghèo vô định chung quanh những thây ma Việt Cộng và các khoảng giao tranh trong từng căn nhà một. Trong lúc tôi đang lái chậm chạp, núp theo vách tường qua một con đường im vắng một cách rùng rợn th́ một người đàn ông đứng tuổi nhảy chồm ra từ một cánh cửa nhà, đẩy tôi bật ra khỏi chiếc Honda và giữ tôi nằm im dưới đất. Ông ra lệnh một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết bằng tiếng Pháp, "Nằm im đừng nhúc nhích!"
Ông ta ḅ tới chiếc xe gắn máy mà bánh xe c̣n đang quay tít trên không, tắt máy xe, ḅ lại phía tôi th́ thầm, "Việt Cộng," tay chỉ về các cánh cửa sổ của các căn nhà nằm sâu hơn trong xóm. Sau đó ông kéo tôi vào trong nhà, bỏ mặc cái Honda ngoài đó. Hai mươi phút sau, ông ta ra ngoài lần nữa, trở lại báo, "Việt Cộng đi rồi. Ông đi được rồi. Nhưng t́m đường khác mà đi. Con đường này nguy hiểm lắm."
Lạ lùng thay là chiếc Honda gần như không hề hấn ǵ. Trong lúc lái ḷng ṿng, tôi được báo động ba lần nữa, hai lần bởi những người phụ nữ Việt Nam và một lần bởi con nít hét lên, "Việt Cộng, Việt Cộng," rơ ràng là thách thức mục tiêu Việt Cộng xác nhận Tổng công kích Tết Mậu Thân là phát động một cuộc nổi dậy quần chúng chống lại "Mỹ Ngụy," ngôn từ mà bọn Cộng sản đă sử dụng. Qua những ǵ mà tôi đă chứng kiến, cuộc tấn công đă mang lại kết quả ngược lại. Như sau đó cả thế giới đều biết không một ai trên toàn cơi miền Nam Việt Nam đă nghe theo lệnh của Cộng sản.
Josephine đứng ngoài cổng căn nhà nhỏ của mẹ nàng, bồng một đứa bé trên tay, c̣n hai đứa con trai từ người chồng trước th́ bám vào quần ngủ.
"Em biết là anh sẽ đến," nàng nói.
"Sao em biết?"
"Em tự nhiên biết, không giải thích được."
"Em có sao không?"
"Vâng, bây giờ th́ em yên tâm rồi. Em thấy bọn Việt Cộng ngoài cửa nhưng họ không vào nhà. Cảm ơn Chúa điện thoại vẫn xài được. Chồng em đă gọi báo sáng sớm nay. Anh ấy sẽ đến ngay để đón mẹ con em di tản đến chỗ an toàn."
"Chồng em sẽ mang em ra ngoại quốc phải không Josephine?"
"Vâng em nghĩ vậy, có lẽ đi Singapore. Chồng em người Hoa và quen biết nhiều ở Singapore."
Nàng quay vào nhà một lát trao đứa bé cho mẹ trông và trở ra để chào tạm biệt tôi.
"Như biển cả, như bầu trời... (Comme la mer, comme le ciel...) nàng nói bằng tiếng Pháp một cách nhẹ nhàng, giống như nàng đă nói ba năm trước đây khi chúng tôi tắm biển chung tại Băi Trước Vũng Tàu.
Sau đó th́ nàng trở vào nhà. Từ đó tôi không bao giờ gặp lại nàng nữa.
Lái ḷng ṿng về lại Continental, tôi ghé qua Trung tâm Báo chí để ghi tên vào danh sách hành khách cho một chuyến bay Không Lực Hoa Kỳ vào sáng hôm sau.
"Làm sao tôi đến phi trường Tân Sơn Nhất được?" Tôi hỏi viên trung sĩ tiếp vận.
"Chúng tôi sẽ đón ông tại khách sạn vào lúc 3 giờ sáng mai," anh ta trả lời.
Trong pḥng khách sạn Continental tôi viết vội một câu chuyện ngắn trước khi đi ra ngoài ăn tối với Freddy. Chúng tôi lang thang qua những con đường vắng lặng đến tiệm Royal và không ngạc nhiên chút nào khi thấy nó vẫn c̣n mở cửa; không có điều ǵ có thể ngăn ông già Ottavi dọn một bữa ăn ra bàn được.
"Tất cả những ǵ tôi có thể cung cấp cho quư vị là a-ti-sô tươi từ Đà Lạt, bánh ḿ cũ và món bánh Soufflé au Grand Marnier đặc biệt của tôi," ông ta tuyên bố.
"A-ti-sô tươi từ Đà lạt! Ông kiếm a-ti-sô ở đâu ra vậy?" Freddy hỏi, "Đà lạt rơi vào tay Việt Cộng rồi phải không?"
Ottavi mỉm cười một cách bí hiểm và nói, "Vâng, chúng tôi có cách của chúng tôi."
A-ti-sô là món rau ưa thích của tôi trong những ngày ở Việt Nam, thích nhiều đến nỗi bạn bè người Anh gọi tôi là "A-ti-sô Charlie từ Hamburg."
Ngấu nghiến mỗi đứa sáu cái a-ti-sô, Freddy và tôi thoả thuận là hắn sẽ thủ trại tại Sài G̣n trong khi tôi sẽ bay lên mạn trên tới Đà Nẵng và Huế. Sau này chúng tôi sẽ đổi ngược lại vai tṛ để cho hắn đi xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Trên thực tế th́ tôi phải chờ đợi mấy ngày trời trước khi bắt đầu một cuộc phiêu du mà sau này đă trở thành cuộc hành tŕnh đau thương nhất trong cuộc đời nghề nghiệp của tôi.