Trong những tuần lễ sau Tết Mậu Thân tôi bắt đầu nhận thức được rằng "kịch trường của sự phi lư" không c̣n là một đề tài để vui đùa nữa, ngay cả đối với các quan sát viên có đầu óc châm biếm nhất. Tất nhiên là anh chàng Eberhard Budelwitz, cái thước đo cho sự phi lư chưa hề sai bao giờ của tôi đă cảm nhận điều này từ lâu rồi. Bằng một hành động kỳ quái trước khi bị triệu hồi về lại Đức để đi cai rượu, và từ đó bổ nhiệm qua thủ đô của một quốc gia Á Châu khác, anh đă biểu lộ sự nhận thức này không phải bằng cách múa lưỡi trước khi tŕnh bày ư kiến như trong quá khứ nữa. Anh không đặt những câu hỏi ngớ ngẩn tại các buổi họp "điên rồ vào lúc 5 giờ," chẳng hạn như các thắc mắc về tầu ngầm cho các nhà sư Phật giáo như là một phương tiện để ngăn ngừa lính TQLC đái bậy vào chùa nữa. Không, lần này Budelwitz đă thể hiện quan điểm của ḿnh bằng hành động tuyệt vọng trong một cơn điên cuồng say xỉn.
Chuyện xẩy ra trong khách sạn Continental chỉ vài ngày trước khi tôi đi về Hồng Kông, nếu tôi nhớ không lầm. Văn pḥng tạp chí Time-Life tổ chức một buổi tiệc chia tay náo nhiệt cho phóng viên James Wilde, một tay mặt đỏ gay, nóng tính người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan đă được lên bảng phong thần của những cách ngôn về chiến tranh Việt Nam bằng một câu nhận xét lạnh người: "Tử khí đă quyện vào da thịt tôi, phải mất hàng năm trời mới gột sạch nổi."
Jim được chuyển đi Canada và chúng tôi chọc phá anh bằng những câu hỏi về nhiệm sở mới của anh. "Làm sao bạn có thể giữ huyết áp ở mức cao được trong các ngày Chủ nhật khô khan tại Ottawa?" Có người hỏi anh ta như vậy. Rồi đột nhiên anh biến đâu mất. Sau một vài chầu rượu chúng tôi bắt đầu lo lắng nên tổ chức đi t́m anh, dĩ nhiên là bắt đầu trong pḥng ngủ. Cửa pḥng khép hờ. Ghé mắt vào trong, chúng tôi thấy một băi chiến trường. Tủ quần áo mở toang và đồ đạc vương văi mọi nơi. Một trong những cánh cửa sổ lớn kiểu Pháp đă bị rứt ra khỏi khung và bị đập vỡ trên sàn. Có những dấu chân đẫm máu khắp chỗ dẫn đến cửa sổ.
James Wilde đang nằm run rẩy trên giường với tấm chăn trùm kín tận đầu.
"Đi đi, đi đi!" Anh ta khóc.
"Jim, chúng tôi đây mà, bạn của anh đây! Chuyện ǵ xẩy ra vậy?" Chúng tôi nói.
"Ồ, các bạn đó hả? Cảm ơn Chúa!" Anh nói, "Tôi mới vào pḥng tắm lên giường nằm nghỉ ngơi một chút rồi ngủ thiếp đi. Cửa pḥng mở ra và cái thằng Đức cởi truồng vào làm tôi sợ văi cả đái ..."
"Thằng Đức trần truồng nào, Jim?" Tôi hỏi, "Tao đứng ngay đây mà, và tao có mặc quần áo đàng hoàng mà."
"Không, đồ ngu, tao có nói mày đâu! Tao nói cái thằng Đức cứ hay hỏi những câu say khướt về tầu ngầm cho sư Phật giáo và những chuyện tại Follies. Tóm lại, hắn đi thẳng vào tủ quần áo của tao, lôi tất cả đồ ra, mặc cái áo khoác vào, đến gỡ cửa sổ ra đập xuống đất, dẫm một cách khùng điên lên những mảnh kính vỡ rồi đâm đầu nhẩy ra ngoài cửa sổ. Thật là kinh quá, kinh khủng quá!"
"Hắn bây giờ đâu rồi?" William Touhy của tờ Los Angeles Times hỏi.
"Tôi không biết, có lẽ nó chết trên vỉa hè rồi. Tôi nghe một tiếng bụp."
Chúng tôi ra ngoài cửa sổ nh́n xuống cái tán lớn che thêm bóng mát cho khách của mái hiên Continental bên dưới. Nằm trên cái tán đó là đồng nghiệp Eberhard Budelwitz của chúng tôi đang ngủ say, trên người chỉ bận cái áo khoác của Jim Wilde. Tay và chân của anh ta dính đầy máu nhưng ngoài ra th́ anh không sao cả. Chúng tôi khiêng anh vào trong nhà, mặc cho anh đồ lót của Jim và mang vào pḥng anh mà vẫn không làm anh thức dậy. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Budelwitz. Tôi vẫn luôn trân trọng anh v́ những câu hỏi sắc bén dù có phần kỳ quặc và đặc biệt là cho thành tích cuối cùng của anh tại Sài G̣n mà suy nghĩ cho cùng không làm cho chúng tôi ngạc nhiên chút nào. Sự thôi thúc ném ḿnh ra khỏi cửa sổ như là một dấu chấm than đằng sau sự nghiệp kư giả của anh tại Việt Nam đă gây được tiếng vang lớn đối với một số đồng nghiệp của anh.
Không phải bất cứ ai trong chúng tôi mang ư tưởng tự vẫn trong đầu; trường hợp tôi chắc chắn là không rồi, c̣n tôi không tin là Budelwitz cũng nghĩ như vậy. Cho dù trong trong t́nh trạng say xỉn anh cũng đủ thông minh để biết một cú nhẩy qua cửa sổ xuống cái tán không thể gây chết người được. Nhưng bằng một cách lập dị riêng, anh đă nói lên một điều mạnh mẽ: Những ǵ chúng tôi vừa trải qua trong dịp Tết Mậu Thân là kịch trường của sự phi lư đă lên đến mức độ lố bịch nhất. Biến cố này đă thuyết phục tôi là câu định lư La-tinh "in vino veritas" (Sự thật nằm trong chén rượu) có thể áp dụng cho các ly rượu pha "Screwdriver," ít nhất là trong trường hợp của Budelwitz.
Sáu tuần trong nhà ở Hồng Kông sau kỳ thử thách Tết Mậu Thân không giúp ǵ mấy cho ḷng mong muốn của tôi được tỉnh táo trở lại. Hai diễn biến chính trị song song với nhau đă khiến cho một số phóng viên đóng tại Hồng Kông tự nhủ ai thực sự đang bị hoảng loạn đây: chúng tôi hay là cái thế giới mà chúng tôi có nhiệm vụ phải tường thuật? Trong cái xứ Cộng Sản Trung Quốc bên cạnh, Cuộc Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Đại đă đạt đến cực điểm. Chúng tôi nhận được các báo cáo sông Châu Giang bị tắc nghẽn bởi xác của các cán bộ Cộng sản bị đập đầu chết bởi các Vệ binh Cách mạng c̣n trẻ măng. Một số được t́m thấy trong vùng biển Hồng Kông với tay bị trói quặt ra sau lưng bằng dây kẽm và túi th́ nhét Hồng Bảo Thư của Mao Trạch Đông.
Tuy nhiên, dưới một khía cạnh địa lư chính trị, các tin tức về một sự chia rẽ Liên Sô - Trung Cộng và sự kiện Bắc Kinh đă từ chối không cho vũ khí Liên Sô cung cấp cho Bắc Việt được vận chuyển bằng đường xe lửa xuyên qua lănh thổ Trung Quốc lại càng quan trọng hơn nữa. Điều này đáng lẽ phải được tiếp nhận như là tin tốt đối với Hoa Kỳ nhưng hầu như không được chú trọng trong giới truyền thông Mỹ. Tiếp sau đó lại c̣n có một mẩu tin động trời hơn nữa.
Gillian và tôi đi dự một buổi tiệc nhỏ tại tư gia của tay trưởng trạm một cơ quan t́nh báo Tây Âu. Khách danh dự là một Đại tá Hoa Kỳ thông thạo sáu thổ ngữ Trung Hoa và có bằng Tiến sĩ về Hán học. Chúng tôi biết anh là sĩ quan t́nh báo quân đội Mỹ phụ trách phân tích các chương tŕnh phát sóng trong phạm vi tỉnh và thông tin liên lạc nội bộ trong Cộng Ḥa Nhân Dân (Trung Quốc). Chỗ làm việc của anh, cái trạm nghe lén khổng lồ của Mỹ chỉ cách chỗ ở của chúng tôi vài phút đồng hồ.
"Nói cho tôi biết đi, thưa quư vị," anh đột nhiên hỏi hai kư giả có mặt, "quư vị thỉnh thoảng có thấy khó khăn như tôi khi muốn gây sự chú ư của các xếp biên tập viên khi nắm trong tay một số tin tức sốt dẻo hay không?"
"Tôi th́ chẳng bao giờ!" Tôi trả lời.
"Tôi không," anh đồng nghiệp Mỹ nói, "Nhưng tại sao anh lại hỏi?"
"Bạn thấy đấy, hiếm khi những ǵ tôi gởi về Washington đến tay Tổng thống trong bất kỳ h́nh thức thích hợp nào, bất kể tin tức đó có thể quan trọng hay không."
"Chẳng hạn như?" Tôi hỏi.
"Ví dụ như tôi đă báo với cấp trên rằng có bằng chứng càng lúc càng nhiều là một cuộc xung đột vũ trang sẽ nổ ra giữa người Hoa và người Nga. Mấy đứa nào đó ở Ngũ Giác Đài làm nhẹ nó đi trước khi chuyển đến tay xếp t́nh báo quân đội. Hắn làm loăng thêm trước khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mc Namara nhận được cái tin đó. Mc Namara lại 'tưới nước' nó thêm trước khi đưa qua Bạch Cung."
"Như vậy th́ Lyndon Johnson c̣n đọc được cái ǵ?" anh đồng nghiệp Mỹ hỏi.
"Một ḍng chữ vô nghĩa nói rằng theo Trạm Hồng Kông, người Nga và người Hoa không hài ḷng với nhau - hay đại loại một cái ǵ vớ vẩn như vậy."
"Tại sao anh lại nói cho chúng tôi biết chuyện này?" Tôi muốn biết thêm.
"Bởi v́ tôi tin rằng Tổng thống Hoa Kỳ cần phải được chuẩn bị cho các cuộc đụng độ quân sự giữa hai cường quốc Cộng sản thế giới đó. Ông ta sẽ biết khi đọc câu chuyện này trên báo chí. Quư vị viết về sự kiện đó đi nhưng làm ơn viết nhằm loan báo chung và đừng tiết lộ nguồn."
Đêm hôm đó chúng tôi báo cáo cái mẩu tin và sáng hôm sau cả thế giới, chắc kể cả LBJ đều biết cuộc xung đột Trung Cộng - Liên Sô thật sự nghiêm trọng như thế nào. T́nh trạng nguy hiểm này c̣n mất một thời gian nữa để đạt đến cực điểm, nhưng một năm sau cuộc tṛ chuyện trong bữa ăn tối đó của chúng tôi, các lực lượng Trung Cộng và Liên Sô quả nhiên có đụng độ nhau tại sông Ussuri.
Lái về từ buổi tiệc của các tay gián điệp, tôi làm vui Gillian với mẩu chuyện Eberhard Budelwitz tự phóng ḿnh qua cửa sổ như một màn tŕnh diễn tối hậu của kịch trường của sự phi lư. Nàng cười ngặt nghẽo.
"Em hiểu ư anh rồi," nàng nói, "Những ǵ chúng ta vừa nghe là một màn nữa thuộc kịch trường của sự phi lư."
"Đúng vậy, kịch trường của sự phi lư ở mức độ cao nhất."
"Thật đáng sợ," nàng nói, "Đủ để muốn ném ḿnh ra khỏi cửa sổ."
"Làm ơn theo nghĩa bóng thôi nhé!"
Sau đó, vào ngày 27 tháng 2 năm 1968 cái tin lớn bùng nổ: Phát ngôn viên Bản Tin Buổi Chiều của Đài Truyền H́nh CBS, Walter Cronkite, trở về nhà từ sau một chuyến đi thăm chớp nhoáng tại Việt Nam sau cuộc Công Kích Tết Mậu Thân đă tuyên bố một cách ồn ào trước một cử tọa khoảng 20 triệu khán thính giả là không thể thắng cuộc chiến Việt Nam được. Điều này chối bỏ tất cả những ǵ các phóng viên chiến trường, bao gồm cả Peter Braestrup và tôi đă trải qua trong ngày Tết. Chúng tôi đă biết những ǵ mà bây giờ các sử gia đang tuyên bố: Người Mỹ, VNCH và các đồng minh đă đánh bại Cộng sản về mặt quân sự.
Tuy nhiên ư kiến của Walter Cronkite đă chối bỏ thực tế, chuyển một chiến thắng quân sự thành một thất bại về chính trị.
"Tôi mất Cronkite, tức đă mất thành phần trung lưu người Mỹ rồi," Lyndon B. Johnson nói, và một tháng sau ông tuyên bố tạm ngưng dội bom Bắc Việt, cũng như quyết định sẽ không tái tranh cử nữa. Với điều này, kịch trường của sự phi lư đă đạt đến cực độ.
Chuyện xẩy ra là cùng ngày Johnson ra bản tuyên bố, tức ngày 31 tháng 3 năm 1968, Gillian và tôi đang cùng đi Sài G̣n. Đây là lần đầu tiên nàng đến Việt Nam. Hầu hết các phóng viên chiến trường giữ gia đ́nh của họ tại Hồng Kông, Singapore hay Bangkok, không chỉ v́ sự an ninh của họ mà c̣n v́ một lư do nghe ra chuyên nghiệp nữa: kư giả chiến trường phải có khả năng ra ngoài mặt trận với tính cách ứng chiến đột xuất mà không cần phải bàn căi lâu lắc vào đêm hôm trước với các bà vợ trong bữa ăn tối.
Gillian chưa bao giờ tin vào cái lập luận này một cách quá đáng và càng lại không tin nữa khi chúng tôi đáp xuống Sài G̣n. Trên chuyến bay của hăng Cathay Pacific tôi đă cảnh cáo nàng là nhân viên Di trú VNCH có thể rất khó chịu như thế nào. Nhưng khi nàng tŕnh thông hành Anh ra th́ khuôn mặt của viên chức đó lại sáng lên.
"Ồ, thưa bà Siemon-Netto, xin chào mừng bà đến đất nước chúng tôi!" Anh ta nói bằng tiếng Pháp, "Dĩ nhiên tôi quen với ông nhà rồi nhưng bây giờ thật là một vinh dự được biết bà."
"Thật là một người dễ mến," Gillian nói, vừa nguưt tôi.
"Anh đă bay đến đây cả vạn lần rồi mà hắn có bao giờ nói một tiếng chào hỏi ǵ anh đâu," Tôi làu nhàu. "Hăy cứ đợi đến lúc gặp nhân viên quan thuế đi. Họ sẽ gây khó khăn cho em ngay mà."
Rốt cuộc th́ anh ta không gây khó khăn cho nàng chút nào mà ngược lại c̣n đón tiếp Gillian cũng nồng nhiệt y như anh nhân viên nhập cảnh vậy. Anh ta c̣n không buồn ngó vào hành lư của chúng tôi mà vẫy tay cho đi. Gillian lại càng ngó tôi một cách buồn cười nữa.
"Thường ra th́ mấy người này khám xét từng cái quần lót của anh," tôi lầm bầm. "Nhưng hăy đợi đến khi chúng ḿnh phải vật lộn để có xe về khách sạn Continental đi. Xe tắc-xi không được phép lái thẳng vào ga hàng không nữa."
Ngay lúc đó th́ có một anh trẻ tuổi, có lẽ là một Trung úy Không quân làm thêm công việc tài xế ngoài giờ, mời đưa chúng tôi về khách sạn trên chiếc xe Buick có gắn máy lạnh của anh. Đến lúc này th́ Gillian nh́n tôi chằm chằm với sự biểu hiện đă mất niềm tin ở tôi một cách sâu xa.
Ông Lợi, quản gia chính của khách sạn Continental đón tiếp chúng tôi với một nụ cười rạng rỡ và đích thân đưa chúng tôi đến căn suite 214, trong đó có sẵn 25 bông hồng đỏ chờ đón Gillian với sự ưu ái của chủ nhân. Những bông hoa tuyệt đẹp này đă làm tăng thêm sự nghi ngờ của Gillian.
"Tại sao anh lại giữ không cho em đến cái chốn tuyệt vời này lâu quá vậy?" Nàng yêu cầu muốn biết.
Buổi tối hôm đó tại quán Royal, me-sừ Ottavi trải thảm đỏ ra: a-ti-sô, súp hành, pa-tê gan ngỗng, và vịt nấu cam kèm theo một chai Château Cheval-Blanc, loại rượu vang đỏ ngon nhất từ vùng Saint Émilion. Món bánh soufflé tẩm rượu Grand-Marnier lừng danh của Ottavi tiếp theo, chung với một chai sâm banh Dom Pérignon. Cái tay chủ này giấu đâu những kho tàng này hàng mấy năm trời nay vậy?
Trên đường trở về Continental, Gillian nhận xét một cách thẳng thừng, "Th́ ra anh mang các cô t́nh nhân của anh ra đây!"
"Nh́n này, em yêu, em có thể nghĩ ngợi cách nào cũng được, nhưng có một điều hết sức quan trọng em phải nghe anh," tôi nói khi chúng tôi bước vào pḥng. Tôi chỉ tay vào các cánh cửa sổ kính kiểu Pháp mà tôi đă dán băng keo trong một lần ở trước đó nhằm pḥng ngừa miểng kính vỡ trong trường bị Việt Cộng pháo kích.
"Khi nào tối nay em nghe thấy tiếng lụp bụp," tôi tiếp tục, "em phải theo anh ngay lập tức vào trong pḥng tắm và ở đó cho đến khi cuộc tấn công chấm dứt. Pḥng tắm là chỗ an toàn nhất trong căn suite này v́ không có cửa sổ và nhờ đó tránh được miểng kính vỡ một cách tốt nhất."
Không màng trả lời tôi, Gillian cuộn ḿnh trên cái giường mà tôi đă có lần kể cho nàng là Graham Greene có lẽ đă từng nằm trên đó.
Hai tiếng đồng hồ sau, Việt Cộng rót một loạt hỏa tiễn từ những dàn phóng thủ công bằng tre qua sông Sài G̣n vào trong thành phố, giết hàng trăm người kể cả 19 phụ nữ và trẻ em đang trú ẩn trong một ngôi nhà thờ Công giáo. Chúng tôi ngồi suốt cả đêm c̣n lại trong pḥng tắm. Đối với Gillian đây là bài học sơ đẳng về chiến tranh Việt Nam: mặc dù đầy vẻ quyến rũ, Sài G̣n vẫn thật sự là một nơi rất nguy hiểm.
Quan trọng hơn nữa, đây là một thông điệp không thể nhầm lẫn được từ bọn Cộng sản đối với phần c̣n lại của thế giới, đặc biệt cho những người mê sảng mơ rằng ḥa b́nh đă gần kề sau khi Hoa Kỳ ngưng ném bom và cũng trong cái ngày mà Johnson tuyên bố không ra tái tranh cử nữa. Không cần phải là thành viên của hội Mensa quốc tế để nắm bắt ư nghĩa của cuộc tấn công này: với sự giúp đỡ của Cronkite và những tay truyền thông tương tự, một chiến thắng quân sự đă biến thành một sự thất bại về chính trị cho Hoa Kỳ và VNCH. Hơn 100.000 lính Cộng sản đă bỏ mạng trong kỳ Tổng công kích Tết Mậu Thân nhưng Việt Cộng đă –theo quan điểm của họ – sử dụng một cách hiệu quả nhất cái phản ứng vô lư của Hoa Kỳ đối với cuộc tắm máu kinh hoàng này, cái phản ứng xác nhận cho niềm tin của Vơ Nguyên Giáp là các chế độ dân chủ không được trang bị về mặt tâm lư để theo đuổi một cuộc chiến tranh lâu dài. Bằng thái độ ngạo mạn, thách thức và tàn nhẫn của bọn độc tài toàn trị, Cộng sản đă lấy lại thế chủ động bằng cách tàn sát và khủng bố thêm nhiều người dân thường nữa.
Lần này thời gian nghỉ của chúng tôi ở Sài G̣n khá ngắn v́ chúng tôi được cấp giấy nhập cảnh đến Cam-Pu-Chia. một điều hiếm khi xẩy ra. Hoàng thân Norodom Sihanouk, người đứng đầu của chính phủ Cam-Pu-Chia ít khi nào cho phép các kư giả Tây Âu được vào vương quốc của ông mà phần cực Đông được Việt Cộng sử dụng như là một khu vực bàn đạp và tiếp vận cho cuộc chiến chống lại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên trước khi lên máy bay đi Phnom Penh, tôi đến thăm xă giao Wilhelm Kopf, Đại sứ Tây Đức tại Sài G̣n.
Thật bất ngờ, Hasso Rüdt von Collenberg bước vào, xin lỗi v́ làm gián đoạn cuộc nói chuyện của chúng tôi. Khuôn mặt vị Nam tước trẻ tuổi trông tái hơn b́nh thường. Nam tước th́ thầm điều ǵ đó nghe giống như mật mă. Mặt của Kopf dài ra trông thấy. Theo linh tính, tôi mạo hiểm đoán:
"Họ đă t́m ra thi thể của các Bác sĩ Đức tại Huế rồi phải không?" Tôi nói.
Với vẻ bối rối, Hasso von Collenberg nh́n tôi trả lời, "Đúng vậy, nhưng chưa chính thức. Chúng tôi phải báo cho Bonn trước."
"Tôi hiểu. Cho tôi biết không chính thức vậy: chuyện ǵ đă xẩy ra?"
"Người ta đă t́m thấy thi thể của Giáo sư và bà Krainick, của Bác sĩ Discher và Bác sĩ Alteköster trong một cái mồ tập thể khoảng 20 dặm về hướng Tây của Huế. Họ đă bị bịt mắt và tay bị trói quặt ra sau bằng dây kẽm. Họ đă bị buộc phải quỳ gối trước khi bị bắn vào sau gáy rồi bị đẩy xuống mương."
Khi ông Đại sứ và tôi chăm chú nghe anh kể, chúng tôi không thể nào biết rằng lời diễn tả đó lại đúng là số phận của von Collenberg một vài tuần lễ sau, khi bọn Việt Cộng sát hại anh trên một con đường nhỏ vùng Chợ Lớn, trong khu phố Tầu của Sài G̣n không xa ṭa Đại sứ bao nhiêu.
Viên ngoại giao trẻ kể cho chúng tôi là Viện trưởng Viện Đại Học Huế đă nhận diện được thi hài của các đồng nghiệp người Đức và t́nh trạng của họ cho phép một kết luận sơ khởi quan trọng: Họ phải c̣n sống ít nhất sáu tuần lễ sau khi bị bắt cóc. Với cơ cấu chỉ huy sắt máu của Hà Nội, vụ hành quyết bốn người Tây Đức này không thể là một sự nhầm lẫn trong lúc cuộc chiến hỗn loạn được; họ không phải là nạn nhân vô t́nh của chiến tranh. Bất chấp những lời cầu xin từ khắp nơi trên thế giới, Hà Nội đă không hề hành động điều ǵ để cứu những người vô tội này mặc dù họ có thừa thời gian để làm chuyện đó. Do đó, chúng ta có thể giả định rằng những vụ hành quyết như thế này và hàng ngàn những người vô tội khác có chủ đích và từ đó, được xếp hạng là những hành vi tội ác chiến tranh gây ra bởi một chế độ hay có sự đồng lơa của chế độ đó.
Một năm sau tại hội nghị ḥa b́nh Paris, nơi cuối cùng đă dẫn tới sự triệt thoái của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, tôi chạm trán với một phóng viên Giải Phóng, cơ quan thông tấn của Việt Cộng. Anh ta nói với tôi là anh có tường thuật cuộc công kích Tết Mậu Thân tại Huế. So sánh các ghi chép với nhau, chúng tôi nhận thấy là có một lúc chúng tôi chỉ cách nhau không đầy 100 thước. Tôi rất muốn hỏi anh ta: "Tại sao các anh lại tàn sát hàng ngàn phụ nữ và trẻ em? Tại sao họ lại giết hại các bạn người Đức của tôi mà 'tội ác' của họ chỉ là chữa trị cho người dân Việt Nam, bất kể chính kiến của họ?" Buồn thay tôi đă không làm điều đó. Thật là vô ích hỏi anh ta những câu hỏi như vậy v́ anh ta không bao giờ đi một ḿnh. Luôn luôn có những tay công an quanh quẩn trong tầm tai nghe. Vả lại bọn Việt Cộng đă cho các kư giả Tây Âu trong những buổi tiếp tân tại các tiệm ăn sang trọng ở Paris cái luận điệu vô lư của họ về những ǵ đă xẩy ra tại Huế rồi. Họ nói đó là tội ác của CIA.
Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn không rơ nguồn gốc của cái sự láo khoét phi lư đó. Có phải đó là sản phẩm từ bộ óc ngu xuẩn của một số đảng viên cực đoan ở Hà Nội? Hay lại là phát minh của một Bác sĩ Tây Đức khác, tay bác sĩ tâm thần Erich Wulff điên rồ? Hắn đă đóng một vai tṛ khó chịu trong thời gian dạy học tại Huế. Vào năm 1963 hắn đă xách động chống lại chính phủ Ngô Đ́nh Diệm và Hoa Kỳ, cũng như lén lút chuyển thuốc men và dụng cụ y khoa cho Việt Cộng. Sau này khi bị buộc phải rời xứ, hắn đă ra làm chứng trước ṭa án quốc tế Bertrand Russell về tội phạm chiến tranh tại Việt Nam. Khi tôi gặp hắn vào năm 1965, hắn đă tố cáo ông hàng xóm của hắn là Horst-Günter Krainick đă nuôi dưỡng một sự kỳ thị chủng tộc đối với người Việt. Hắn c̣n bày tỏ sự phẫn nộ đối với bà vợ của Krainick hằng ngày đi bơi tại Câu Lạc Bộ Thể Thao và làm thân với người Mỹ. Bản thân tôi cũng như bất cứ những người quen nào của gia đ́nh Krainick đều không thấy điều ǵ khác lạ ngoài t́nh thương tuyệt vời dành cho cái dân tộc mà họ đến để giúp đỡ.
Năm 1968 Wulff viết dưới bút hiệu Georg W. Alsheimer một lập luận kinh tởm dưới tiêu đề Vietnamesische Wanderjahre - Những Năm Tháng Chu Du tại Việt Nam (Frankfurt: Suhrkamp, 1968). Trong cuốn sách này, hắn cho là một nhân viên t́nh báo hàng đầu của CIA với cái tên Bob Kelly đă kể cho hắn nghe về chương tŕnh khủng bố của CIA gọi là Những Chiến Thuật Đen. Theo Wulff, chương tŕnh này gồm những thanh niên mặc quần áo như Việt Cộng đi sát hại người già, phụ nữ và trẻ em để kích động ḷng hận thù đối với Cộng sản.
Lời giải thích của Bắc Việt và Việt Cộng về cuộc tàn sát tại Huế phù hợp với luận điệu của Wulff. Nói một cách công bằng cho hầu hết các phóng viên Tây Âu, họ thấy chuyện này không có sức thuyết phục. Trong khi đó, Erich Wulff đưa ra một lư luận điên khùng khác trong những buổi hội họp của cánh tả tại Tây Đức: hắn cho là Bác sĩ Discher, Bác sĩ Alteköster và hai vợ chồng Krainick có thể đă bị giết bởi chính các sinh viên của họ để trả thù bị điểm kém, hoặc bởi chính các đồng nghiệp Việt Nam v́ ḷng ganh ghét.
Một lần nữa, tôi lại đi quá xa câu chuyện của tôi rồi. Vào thời điểm chuyện này tôi đang ở trong văn pḥng Đại sứ tại Sài G̣n. Nét mặt biểu hiện đầy nỗi buồn của Hasso von Collenberg không lời nào tả xiết. Tôi c̣n nhớ đă suy nghĩ trong đầu: "Thật là một tâm hồn cao quư! Thật là một người đàng hoàng và dũng cảm! Từ lúc khởi đầu cuộc công kích Tết Mậu Thân, anh đă lái xe khắp Sài G̣n ngày đêm để bảo đảm cho các công dân Đức được an toàn. Anh không bao giờ về nhà mà ngủ trên một chiếc chiếu trong văn pḥng. Anh đă cầu nguyện bọn Cộng sản sẽ tha cho những người bạn ở Huế, đó là tất cả những ǵ anh có thể làm được, và nay th́ họ đă chết cả rồi. Chính phủ chúng ta phải tự hào về anh!" Trái lại đằng khác. Tất cả những ǵ c̣n lại để tưởng nhớ anh chỉ là một câu chú thích ngắn gọn trên tờ báo cáo của Văn pḥng Ngoại Giao Đức. Bộ trưởng Ngoại Giao Tây Đức thời bấy giờ là Willy Brandt, thuộc đảng dân chủ xă hội mà chính sách ưu tiên cao nhất của ông là nhằm xoa dịu, hoặc làm tan băng đá trong quan hệ với khối Sô Viết. Người ta chỉ có thể phỏng đoán là ông nghĩ rằng sẽ khó khăn cho mục tiêu này nếu làm lớn chuyện vụ sát hại một trong những phái viên của ông.
Với những linh cảm đen tối, tôi và Gillian đáp máy bay đi Nông Pênh, bắt tay vào một cuộc hành tŕnh trở về quá khứ, hay có vẻ như vậy. Thủ đô của Cam-Pu-Chia lúc đó vẫn c̣n giống phong cách Sài G̣n vào những thời kỳ b́nh yên hơn: rất Pháp nhưng cũng rất đặc biệt, kỳ diệu, quyến rũ và thanh b́nh. Những bà vợ, các cô con gái của các cố vấn quân sự và dân sự Pháp uyển chuyển đầy trong hồ bơi của khách sạn Le Royal trong những bộ áo tắm hai mảnh. Tuy nhiên trên thực tế họ chỉ là những màn trang trí có tính chất tŕnh diễn. Sự thật chỉ có một người quan trọng hơn cả tại Cam-Pu-Chia: Hoàng thân Sihanouk, người đă từng là vua của xứ sở này và sẽ lại lên làm vua một lần nữa về sau đó. Tuy nhiên trong thời gian chúng tôi đến thăm, ông ta chỉ vui vẻ đóng một loạt những vai tṛ khác nhau: đứng đầu chính phủ, làm nhà sản xuất và ngôi sao tài tử cho vô số các bộ phim, làm b́nh luận viên trưởng các đài radio và truyền h́nh, làm biên đạo chính của vũ đoàn Ba-lê Hoàng gia, làm chủ bút một tờ tạp chí trí thức, làm nhạc sĩ thổi kèn saxo chính và nhạc trưởng soạn những khúc nhạc ḥa tấu tương tự như các giai điệu lăng mạn của Charlie Chaplin. Ông ta cũng đồng thời là người "phối ngẫu trưởng" hết sức phục tùng Công chúa Monique, một người tuyệt vời nhưng có tinh thần kỷ luật nghiêm khắc. Công chúa là con gái của một thợ nề người Ư và một phụ nữ khôn ngoan người Việt Nam. Khi Monique mới 15 tuổi và được Sihanouk để mắt đến trong một cuộc thi sắc đẹp, bà ta đă lén đưa con gái vào cửa hậu Hoàng cung. Từ đó Monique không bao giờ lẻn ra ngoài trở lại. Sihanouk, lúc đó là vua, đă yêu và cưới nàng gần như ngay lập tức. Họ chung sống với nhau cho đến khi Sihanouk qua đời lúc 89 tuổi vào năm 2012.
H́nh thức trung lập của Sihanouk cũng khá tức cười. Có những đại lộ được đặt tên Mao Trạch Đông, John F. Kennedy và Charles de Gaulle xen kẽ nhau khắp Nông Pênh. Thật là tức cười khi thấy Sihanouk đối xử với các nhà ngoại giao của cả hai phía chia cắt Đông và Tây với sự bất kính như nhau. Trong buổi lễ khánh thành một khách sạn mới tại Sihanoukville ông ta nhẩy xuống hồ bơi, nước mầu nâu có vẻ không được sạch bởi toán nhân viên phụ trách đă quên không thay nước mới. "Này thưa ngài!" Sihanouk gọi viên Đại sứ Trung Cộng đang đứng thơ thẩn bên bờ hồ bơi, "Nếu Mao Chủ tịch của ngài có thể bơi được trên ḍng sông Giang Tử lạnh lẽo th́ chắc ngài cũng có thể tham gia cùng tôi tắm một cái ở nơi thơm tho đây đi." Ngay lập tức, viên Đại sứ cởi bộ áo khoác theo kiểu Mao Trạch Đông ra nhảy xuống trong khi Sihanouk cười vui vẻ xoay qua nói với tay Đại sứ Liên Sô với cái giọng the thé, "Và ngài nữa, ngài nên bảo chính phủ của ngài phá đổ cái bức tường Bá Linh đi thôi!" Măi đến hai thập niên sau một vị Tổng thống Hoa Kỳ, Ronald Reagan, mới nói được cái câu như vậy với thủ lĩnh Sô Viết là Mikhail Gorbachev.
Cùng với đồng nghiệp Ronald Ross của tờ Minneapolis Tribune với bà vợ Marilyn, Gillian và tôi cùng thuê một chiếc xe Peugeot station wagon có tài xế lái đi thăm những đền đài tại Angkor. Trong suốt cuộc hành tŕnh qua một vùng đồng quê kỳ diệu và thanh b́nh chúng tôi tự hỏi không biết bao lâu nữa đất nước Cam-Pu-Chia có thể tránh được số phận nghiệt ngă của xứ láng giềng Việt Nam. Sihanouk đă từng có những sự linh cảm đen tối. Ông đă báo động với chúng tôi: "Bọn Khmer Đỏ muốn sát hại tất cả những vị phật nho nhỏ của tôi," ám chỉ dân chúng của ông ta. Lúc đó Khmer Đỏ chỉ có vào khoảng 300 người. Thủ lĩnh của họ là một người nguyên là thầy giáo tên là Saloth Sar, c̣n gọi là Pol Pot mà trong những năm là sinh viên tại Paris đă từng là thành viên của nhóm Jean Paul Sartre. Bẩy năm sau chuyến đi thăm của chúng tôi đến Cam-Pu-chia, Pol Pot đă gia nhập vào hàng ngũ những tên diệt chủng tồi tệ nhất của thế kỷ 20 cùng với Hitler, Staline và Mao Trạch Đông bằng cách giết hết một phần ba đồng hương của hắn, vào khoảng gần hai triệu người.
Sau khi chúng tôi trở lại Nông Pênh, Sihanouk mời một nhóm khách gồm các phóng viên ngoại quốc dự một chuyến đi thăm khu vực Mỏ Vẹt bên cạnh biên giới Việt Nam. Mục đích nêu ra của chuyến đi là để cho chúng tôi thấy bằng chứng là có sự xâm nhập vũ trang của Quân lực VNCH và Hoa Kỳ vào trong lănh thổ trung lập của Cam-Pu-Chia. Tuy nhiên Sihanouk c̣n có một chủ đích kín đáo khác nữa. Vùng Mỏ Vẹt được biết đến như là một khu vực căn cứ và an dưỡng của Bắc Việt và Việt Cộng, đồng thời là điểm chót của đường ṃn Hồ Chí Minh. Lái xe về hướng Đông, vài người trong số chúng tôi c̣n thấy bằng cớ sự vi phạm tính trung lập của Cam-Pu-Chia bởi Hà Nội c̣n rơ ràng hơn: Trên phà xe qua các cửa thông của Sông Cửu Long chiếc xe Peugeot của chúng tôi bị mắc kẹt giữa những chiếc xe Land Rover mà nhóm quân nhân chất đầy trên đó có dấu hiệu lộ ra họ là Cộng sản Việt Nam. Họ đi những chiếc dép làm bằng vỏ xe hơi gọi là dép Hồ Chí Minh.
Khi đó chúng tôi biết rằng cái xứ hạnh phúc Cam-Pu-Chia chỉ đơn thuần là một thiên đường được tạm tha. Chúng tôi rất thích tính cách hài hước, vẻ đẹp, nhục cảm, đồ ăn ngon của nó và người cai trị với phong thái riêng mà các nhà truyền thông Anglo-Saxon sáo rỗng lại thích gán cho nhăn hiệu là lanh lợi. Không ai vui thích với tất cả những điều này hơn một tay phóng viên tự do trẻ tuổi, rất vui vẻ tên là Sean Flynn. Anh là con trai của Errol Flynn. Hai năm sau, anh là một trong những người Tây phương đầu tiên mà thiên đường tạm tha này với họ đă biến thành địa ngục. Bọn Khmer Đỏ bắt anh, cầm giữ và có lẽ tra tấn anh trong ṿng 12 tháng trời. Sau đó th́ họ giết anh.
Sau chuyến đi của chúng tôi tại Mỏ Vẹt, Gillian và tôi trở lại Royal, tại đó có một bức điện tín đang nằm chờ chúng tôi. Egon Vacek, biên tập viên ngoại quốc của tạp chí Stern mời chúng tôi gặp ông tại khách sạn Siam International tại Bangkok và nơi đó tôi đă làm một chuyện sai lầm nhất trong sự nghiệp của tôi. Vacek hứa với tôi một khoản lương rất hậu hĩ và một vị trí đầy quyến rũ của một phóng viên đại diện cho Stern tại vùng Bắc Mỹ có trụ sở tại New York và Washington. Tôi đă nhận lời, có nghĩa là phải từ giă tổng công ty Axel Springer sau khi hợp đồng hết hạn vào mùa thu năm sau.
Ngày nay tôi nhận ra đó là một hành động lố bịch của bản thân tôi trong kịch trường của sự phi lư. Springer đă từng là một người chủ tuyệt vời và công ty đó đă cố gắng thuyết phục tôi ở lại. Herbert Kremp, người chủ bút uyên bác của Die Welt, tờ nhật báo hàng đầu của Springer hứa cho tôi một vị trí rất uy tín là phóng viên tại Tokyo, nơi mà tôi sẽ có cơ hội được trở lại Đông Dương thường xuyên hơn. Tôi không dám nhận nhiệm vụ đầy thử thách này mà không có một kiến thức toàn diện về tiếng Nhật Bản.
Stern có vẻ hấp dẫn vào thời điểm đó v́ là một tạp chí và tôi sẽ có cơ hội tốt để viết các câu chuyện lớn nhiều mầu sắc hơn so với các tờ nhật báo. Tôi cũng thích Egon Vacek, ông xếp tương lai của tôi, một cựu phóng viên ngoại quốc dầy dạn kinh nghiệm và một người có khuynh hướng ôn ḥa về chính trị trong thời điểm mà Stern càng lúc càng nghiêng về cánh tả. Khi ông qua đời vài năm sau đó v́ bệnh ung thư, tôi không c̣n người đồng minh trong cái cơ cấu quyền lực ngày càng chuyển qua phía tả của tờ tuần báo lớn nhất Tây Âu. Không cần phải nói nhiều hơn về cái sai lầm này mà kết quả là một giai đoạn khó chịu nhất trong cuộc đời của tôi.
Tuy nhiên mối t́nh của tôi đối với Việt Nam chưa chấm dứt tại đó và vào lúc đó. Trong khi đang hoàn thành nốt năm cuối hợp đồng với Springer, cảm giác của tôi về một sự linh cảm đen tối tăng cao. Lúc trở lại Sài G̣n sau chuyến đi Cam-Pu-Chia và Thái Lan, anh bạn Lành của tôi, người cựu nhạc sĩ kèn trombone biết nói tiếng Đức trong đoàn Lê Dương Pháp cũ ghé thăm tôi tại Continental.
"Tôi đang học tiếng Nga đây," Lành tuyên bố.
"Tại sao không học tiếng Tầu?" Tôi hỏi anh ta.
"Bởi v́ người Nga sẽ sớm hiện diện tại đây mà không phải là người Tầu. Anh sẽ thấy! Một tay người Nga sẽ ở tại căn suite này của anh, hay có thể là một tay Đông Đức không chừng!"
"Mong Chúa không cho điều này xẩy ra!"
"Vâng," Lành nói, "Mong Chúa thay!"
Qua bẩy năm, sau chiến thắng của Cộng sản, người Nga và Đông Âu quả nhiên đóng đô tại Continental, nhưng lúc đó Lành đă di tản qua Paris rồi.
Một cảnh tượng trưng cho những tháng cuối cùng bi thương của tôi làm phóng viên cho Springer tại Việt Nam vẫn c̣n ăn sâu trong đầu tôi. Tôi đi cùng với Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ trên một chuyến bay Boeing 707 của Air France từ Paris về Sài G̣n. Kỳ hướng dẫn phái đoàn VNCH tại các cuộc đàm phán ḥa b́nh ở Paris, nơi vợ ông, bà Tuyết Mai đă mê hoặc mọi người với sắc đẹp và chiếc áo lông chồn đi mượn của bà. Nhưng trên đường về tất cả những sự hào nhoáng đó có vẻ đă phai nhạt đi. Tôi cảm thấy Kỳ đă mất đi cái tính nhiệt t́nh cố hữu của ông. Chúng tôi nói chuyện hàng giờ đồng hồ về đủ mọi thứ, nhưng hầu như tất cả các điều ông nói như chỉ là một nỗ lực vô ích để tự trấn an lấy ḿnh. Ông biết là người Mỹ đă quyết định rời bỏ Việt Nam. Chỉ c̣n câu hỏi thật sự được giải quyết tại các cuộc đàm phán ḥa b́nh là bằng cách nào và khi nào?
Trong lúc nói chuyện ông Kỳ luôn nh́n ra cửa buồng lái.
"Tại sao ông cứ mải chăm chú vào buồng lái vậy?" Tôi hỏi ông.
"Bởi v́ tất cả những ǵ tôi thật sự khát khao là được làm phi công trở lại," ông nhẹ nhàng đáp và tôi nhận thấy một vẻ chán chường trong giọng nói ông. "Anh đến nói chuyện với Tuyết Mai một chút đi," ông đột ngột nói, quay sang một bên và nhắm mắt lại. Rốt cuộc th́ ông ta đă không bao giờ là một phi công trở lại. Công việc thấp kém của quản gia một tiệm bán rượu tại Huntington Beach, California là tất cả những ǵ số mệnh đă dành sẵn cho ông.
Khoảng khắc ngắn ngủi trong chuyến bay Air France đưa chúng tôi tới Sài G̣n đă cho tôi được biết nhiều về câu chuyện thực sự sau hậu trường của những cuộc ḥa đàm ở Paris hơn bất cứ những ǵ tôi đă nghe được trong nhiều tuần làm nhiệm vụ tường thuật ở đó. Dường như nó biểu tượng cho số phận toàn miền Nam Việt Nam.
Tôi nhận nhiệm sở mới làm phóng viên cho Stern vùng Bắc Mỹ vào ngày 1 tháng 9 năm 1969. Ngay hôm sau th́ Hồ Chí Minh qua đời. Bản cáo phó cho Hồ là bài báo Stern đầu tiên của tôi và trong lúc viết nó, tâm trí tôi trở về nỗi kinh hoàng tại Huế v́ tôi phải diễn tả cái ư nghĩa quan trọng của ngôi trường Quốc Học nơi Hồ Chí Minh đă từng học lúc c̣n nhỏ. Điều này làm sống lại trong kư ức h́nh ảnh hàng ngàn người đói lạnh tôi đă gặp trong sân ngôi trường đó, họ bị đuổi ra khỏi nhà bởi cuộc công kích Tết Mậu Thân của Hồ Chí Minh. Trong cáo phó tôi cũng nêu ra một điểm mô tả Hồ Chí Minh là "con người từ vùng đất của cái th́a gỗ" v́ Hồ xuất thân từ tỉnh Nghệ An của miền Trung. Dân vùng này quá nghèo và keo kiệt nên khi đi đâu, họ thường mang theo một cái th́a gỗ để chấm vào nước mắm được cho không, tức một loại nước chấm làm bằng cá đă dậy mùi của chủ quán, để tăng thêm chất đạm cho món ăn duy nhất họ có thể mua trong quán ăn: một chén cơm trắng.
Cuộc chia tay dài lâu của tôi với Việt Nam kéo dài trong suốt ba năm rưỡi tôi làm việc cho Stern ở Bắc Mỹ. Cho dù có muốn đi chăng nữa, tôi cũng không thể nào ngớt bận tâm đến Việt Nam được. Không một ngày trôi qua mà không có tin nổi bật về Việt Nam. Những vụ tuần hành v́ ḥa b́nh bất tận, rồi vụ bốn người biểu t́nh bị bắn chết tại Đại Học Kent State tại Ohio và vụ án giết người của Trung úy William Calley tôi đă tường thuật tại Ford Benning, Georgia. Là một Trung đội trưởng, Calley đă đóng một vai tṛ then chốt trong vụ thảm sát bởi lính Mỹ vào khoảng từ 347 đến 504 thường dân tại Mỹ Lai, một làng tại miền Nam Việt Nam. Khi tham dự phiên ṭa quân sự xử Calley tôi không thể không nhớ đến tay quay phim truyền h́nh Mỹ đă từ chối quay cảnh mồ chôn tập thể tại Huế, cho rằng, "tôi đến đây không phải để truyền bá tuyên truyền chống cộng."
Dĩ nhiên tôi rất hài ḷng khi Calley nhận án chung thân nhưng đồng thời cũng rất khó chịu v́ Calley là sĩ quan Hoa Kỳ duy nhất bị xử án v́ tội ác chiến tranh. Tôi hoàn toàn sững sờ khi Tổng thống Richard M. Nixon ra lệnh ân xá cho Calley. Tuy nhiên sự kiện tội ác của Calley đă khỏa lấp hành vi diệt chủng của Cộng sản đối với công chúng Mỹ khiến tôi rất bối rối. Sự khác biệt giữa hai chuyện này đă bị đánh rơi trong cách lập luận mê sảng đă trở thành một sắc thái không thể chịu đựng nổi trong một nền văn hóa bị truyền thông áp đảo: Tội ác của Calley rơ ràng là sự vi phạm chính sách đă được xác nhận của chính phủ Hoa Kỳ cùng các tiêu chuẩn về chiến tranh đă được quốc tế chấp nhận. Trong khi đó, các tội ác của Bắc Việt và Việt Cộng đă được thi hành như một phần không thể thiếu trong chính sách của nhà nước bao gồm cả chiến lược quân sự dựa trên khủng bố. Đối với tôi, đây là một sơ xuất nghề nghiệp lớn của các phương tiện truyền thông đă không nêu lên thật rơ ràng điểm mấu chốt này đối với công chúng.
Mùa xuân 1972 tôi trở lại Việt Nam một lần cuối cùng. Hơn bao giờ hết tôi mong muốn nh́n lại Huế một lần nữa, cái thành phố mà bẩy năm trước tôi đă trải qua một đêm huyền diệu trên một chiếc đ̣, lắng nghe giọng ca của một cô bé xinh đẹp với mái tóc dài đen tuyền. Tôi c̣n nhớ cái giọng ám ảnh gợi cảm của cô và giai điệu kỳ lạ của cây đàn Đáy h́nh thang, một nhạc cụ có ba giây mà cô gẩy trong lúc đ̣ chúng tôi trôi trên ḍng sông Hương. Tôi tương tư một cách gần như là bất thường cái thành phố tử đạo tôi đă rời bỏ trên một chiếc tầu đổ bộ bọc sắt sau nhiều tiếng đồng hồ tham dự chiến đấu trong từng căn nhà trong đợt công kích Tết Mậu Thân. Tôi cứ nhớ măi ba bộ đồ trận tôi đă mặc cái này chồng lên cái kia, mọi thứ toát ra bụi bặm và tử khí. Ngoài ra tôi cũng cảm thấy bị thôi thúc một cách bệnh hoạn và u sầu là phải đi lại những bước chân dọc theo đại lộ Lê Lợi và được nh́n lại lần cuối cái cư xá đại học mà các vị bác sĩ Đức bị sát hại đă từng cư ngụ ở đó.
Lần này tôi đi cùng nhiếp ảnh viên Perry Kretz của Stern, một tay Mỹ gốc Đức sừng sỏ, biết hai thứ tiếng theo một kiểu riêng biệt: tiếng Anh theo giọng dân New York pha với tiếng Kölsch, một thổ ngữ tức cười của vùng Cologne. Thật là hay có anh là bạn đồng hành v́ anh đă từng tham gia chiến trận nhiều rồi, khởi đầu với cuộc chiến Triều Tiên mà anh đă chiến đấu như một chiến sĩ trong quân đội Hoa Kỳ. Perry có thể tin tưởng được là sẽ không bị hoảng sợ dễ dàng.
Chúng tôi biết là nhiệm vụ phía trước rất khó khăn. Cộng sản mới phát động công kích mùa xuân, một chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay. Mục tiêu của nó không hẳn để chiếm đất mà chủ đích là dùng để mặc cả trong các cuộc đàm phán ḥa b́nh Paris. Một lực lượng xâm lăng khổng lồ đổ vào miền Nam Việt Nam từ Cam-Pu-Chia, Lào và đặc biệt trắng trợn vượt qua cái vùng gọi là phi quân sự chia đôi miền Bắc và miền Nam. Một phần lực lượng này, sau này tôi biết ra, gồm 25.000 quân tinh nhuệ mới trở về sau khi được huấn luyện tại Liên Sô và các quốc gia khối Hiệp ước Warsaw, trong đó có Đông Đức.
Quân Bắc Việt đă chiếm Quảng Trị mà vào năm 1965, trong một chuyến thăm Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế đáng nhớ tôi đă từng làm thông ngôn cho một Thiếu tá Ba Lan khi ông ta cần điều trị vết thương đầu do chơi bóng chuyền. Tuy nhiên cuộc tấn công của Cộng quân vào Huế đă bị chận đứng, không phải do ngựi Mỹ lúc đó đă triệt thoái gần hết ra khỏi Việt Nam, chỉ c̣n lại 69.000 người, mà nhờ các lực lượng ưu tú nhất của Quân Lực VNCH: Nhẩy Dù, TQLC Việt Nam, Sư đoàn 1 và Biệt Động Quân. Họ được chỉ huy một cách xuất sắc bất chấp sự bịa đặt loan truyền bởi một số kư giả Mỹ cho là quân đội VNCH không biết chiến đấu.
Thực tế th́ họ có kỷ luật và chuyên nghiệp hơn đối phương phía Bắc. "Bọn Bắc Việt mang qua 100 chiến xa do Liên Sô sản xuất vượt qua vùng phi quân sự nhưng lại không biết sử dụng chúng," một cố vấn Mỹ kể với chúng tôi trên chuyến bay từ Sài G̣n ra Huế, "Họ phải bỏ lại hàng đống các chiến cụ này. Anh mà lái lên quốc lộ 1 th́ sẽ thấy các bộ phận thiết bị đầy rẫy với chiến xa của Liên Sô bị bỏ lại."
Perry và tôi thuê một anh tài xế với dáng vẻ và thái độ đặc biệt của giới trí thức thuộc tầng lớp thượng lưu cổ kính của Huế. Anh là một thanh niên điềm đạm và nghiêm trang, bị cận thị với cặp mắt kiếng dầy cộm và nói tiếng Pháp rất giỏi. Tên anh là Hiền. Anh làm chủ một chiếc xe jeep c̣n tốt được trang bị bao cát để chống miểng trong trường hợp chúng tôi cán phải ḿn dưới đất.
Đầu tiên chúng tôi lái lên Kỳ Đài, nơi mà tôi không thể vào được trong dịp Tết 1968 v́ c̣n nằm trong tay Cộng quân. Tuy nhiên trong lúc này tôi gặp các chiến sĩ VNCH vẻ mệt mỏi đang nghỉ ngơi trên những chiếc vơng mắc ngang các khẩu thần công có niên đại từ đầu thế kỷ 19. Những khẩu súng này là biểu tượng của niềm hy vọng và tự hào cho họ, đặc biệt trong thời điểm mà các đơn vị ưu tú VNCH - mà không phải là Hoa Kỳ đang sửa soạn triệt thoái - đă chận đứng một cuộc xâm lăng toàn bộ mới của quân Cộng sản. Những khẩu đại bác nhắc nhở họ là đất nước đă từng bị chia ĺa trong 200 năm. Chính một vị vương miền Nam, Nguyễn Ánh, đă kết thúc sự chia cắt bằng cách đánh bại triều đại Tây Sơn vào các năm 1801/1802 với sự trợ giúp của 300 lính đánh thuê người Pháp.
Sau đó Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế với danh xưng Gia Long. Vua Gia Long đă tịch thu các mảnh đồng chiến cụ của quân Tây Sơn bại trận và ra lệnh đem nấu chảy đúc thành chín khẩu thần công. Năm khẩu được đặt tên theo ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, c̣n lại bốn khẩu th́ đặt tên theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Những khí cụ này chưa bao giờ được khai hỏa trong chiến trận mà chỉ được sử dụng trong các dịp lễ lạc.
"Chi tiết lịch sử này rất sâu đậm trong tâm trí chúng tôi," Chuẩn tướng Bùi Thế Lân nói. Ông là tư lệnh TQLC VNCH và Bộ chỉ huy đặt trong Thành Nội Huế. Tôi quen với tướng Lân từ nhiều năm qua. Dưới mắt nhiều viên chức Hoa Kỳ, các tùy viên quân sự ngoại quốc tại Sài G̣n và các phóng viên th́ người lính sinh trưởng tại Hà Nội này thuộc vào hạng chỉ huy có khả năng và dữ dằn nhất trong cuộc xung đột này.
"Nếu Huế rơi th́ cuộc chơi của chúng tôi sẽ chấm dứt," Lân tiếp tục. "Đó là lư do tại sao chính phủ chúng tôi đă điều động các đơn vị tinh nhuệ nhất ra phía Bắc và phía Tây nơi đây. Nếu ngày nào Việt Nam được thống nhất th́ Huế phải thành thủ đô trở lại. Bọn Bắc Việt biết điều này nên cuộc công kích hiện giờ cũng hoàn toàn nhằm vào điều đó." Ngày hôm sau, một tù binh Bắc Việt xác nhận với tôi chuyện này.
"Mục tiêu của chiến dịch này là ǵ, theo cấp chỉ huy của anh?" Tôi hỏi anh ta.
"Chiếm Huế và thiết lập một chính quyền cách mạng trong Thành Nội ngay lập tức," anh trả lời.
Chúng tôi phỏng vấn anh ta tại một vị trí tiền phương khoảng 20 dặm về hướng Bắc của Huế. Anh ngồi xổm dưới đất, bị trói và bịt mắt trong khi một Đại úy TQLC VNCH quạt đuổi ruồi khỏi mặt anh, một trung sĩ gắn trên môi anh một điếu thuốc đă châm sẵn và một hạ sĩ khác cho anh uống nước. Perry và tôi rất cảm động trước nghĩa cử đối với kẻ địch vào một thời điểm mà miền Nam c̣n đang phải chiến đấu cho sự sống c̣n của ḿnh.
Anh lính mới chỉ 17 tuổi, xuất thân từ Nam Định, một thành phố cách Hà Nội 50 dặm về hướng Nam. Sau ba tháng huấn luyện căn bản anh được điều vào Trung đoàn 66 Bắc Việt đến Quảng Trị và lần xung trận đầu tiên cũng là lần cuối cùng của anh. "Ba phần tư người trong Tiểu đoàn tôi đă tử trận và tôi bị thương trên đầu," anh nói với tôi, "sau đó th́ tôi bị bắt."
Perry Kretz
Lính Thủy Quân Lục Chiến VNCH nghỉ ngơi bên những khẩu đại bác
đúc từ đầu thế kỷ 19 trong Kỳ Đài Huế
Perry Kretz
Không đội trời chung với Việt Cộng: Tuổi trẻ Huế xung phong
chống cộng
Perry Kretz
Thủy Quân Lục Chiến VNCH săn sóc tù binh Cộng sản Bắc Việt
Perry Kretz
Perry Kretz, Tướng TQLC Bùi Thế Lân và tác giả tại Huế
Chúng tôi lái lên hướng Bắc theo Quốc lộ 1 được người Pháp đặt tên là "Con lộ không niềm vui," do đă có quá nhiều lính tráng và dân thường đă bỏ mạng nơi này trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Chúng tôi biết là không thể đi xa được bởi v́ hầu hết các đơn vị tiên phong của Bắc Việt chỉ cách Huế 20 dặm. Mục đích của chuyến đi này là thử xem t́nh trạng của con đường này trong bối cảnh lịch sử của nó, so sánh với những ǵ tôi đă đọc trong các cuốn sách của Bernard Fall. Tôi cũng tự hỏi không biết những đứa trẻ chăn trâu mà tôi đă kể khá nhiều trong một chương trước có c̣n đây hay không. Té ra là chúng biến mất đâu cả rồi và điều này là một dấu hiệu đáng ngại. Quốc lộ 1 đă trở thành một con đường đáng sợ. Chiếc xe của chúng tôi là chiếc duy nhất trên con lộ đột nhiên trở thành chiến tuyến giữa vị trí quân Bắc Việt hướng Tây và các lực lượng VNCH hướng Đông. Đạn súng cối và pháo binh bay qua đầu từng đợt bất thường.
Perry ngồi trên ghế hành khách bên cạnh Hiền trong khi tôi th́ ngồi đằng sau ngó chăm chú qua vai Hiền vào mặt đồng hồ tốc độ, càng lúc càng lo lắng. Mũi kim đồng hồ ít khi nào vượt qua mức 30 cây số một giờ. Dán sát mũi vào mặt trong kính chắn gió, anh chàng Hiền cận thị lái chậm răi một cách nguy hiểm vô cùng trên đoạn đường gian nguy này.
"Lái nhanh lên đi, Hiền," tôi khẩn khoản nói với anh, "Chúng ta bị bắn sẻ mất. Chỉ có tốc độ mới thoát thôi."
"Tôi phải xem xét mặt đường kẻo có ḿn, thưa ông," Hiền nói, "Nhưng mắt tôi không tốt lắm để có thể nh́n thấy chúng."
"Vậy th́ để tôi lái đi, mắt tôi c̣n tinh," tôi nói.
"Không được thưa ông. Chiếc xe này chỉ được bảo hiểm dưới tên tôi thôi," anh trả lời một cách không thành thật lắm làm Perry nổi điên lên.
"Ya hoid him, ya schmuck..., lái nhanh lên!" Perry tru lên bằng một giọng có thể được kính nể tại New York nhưng hoàn toàn không phải là cách lư tưởng để thuyết phục một nhà trí thức người Huế.
Đến đây th́ Hiền giận lắm rồi. Anh đạp mạnh thắng. Chiếc xe jeep đậu lại ở một chỗ tệ hại nhất có thể bị mắc kẹt trong một cuộc đụng độ: tại một nơi trống trải trên một con lộ thoáng ra mọi hướng, trong khi đạn pháo binh hai bên bay vun vút qua đầu.
Hiền và Perry căi nhau càng lúc càng hăng bằng bốn thứ tiếng. Tiếng Hiền the thé pha lẫn tiếng Việt và tiếng Pháp trong khi Perry ḥ hét phần giống như dân New York, phần như dân sinh trưởng vùng Rhineland của anh. Kịch trường của sự phi lư đă đạt đến một mức độ mà có lẽ thần chết đă trở thành một khả năng có thể xảy ra. Tôi giựt lấy ch́a khoá xe của Hiền và nói, "Tôi muốn sống sót qua trận này và tôi chạy đi núp đây. Nếu quư vị b́nh tĩnh lại trước khi mất mạng th́ theo tôi vào cái mương kia." Tiếp theo tôi nhảy ra khỏi đằng sau xe và chạy lúp xúp khoảng 500 thước đến khi t́m được một một cái hốc bên cạnh đường đủ sâu để núp vào như một cái hố cá nhân.
Hiền và Perry c̣n tiếp tục căi nhau một chập nữa nhưng không lâu lắm. Họ chạy theo tôi vào cái hố cho tới khi cuộc đụng độ lắng dịu dần. Thật là kỳ diệu, chiếc xe của Hiền không hề hấn ǵ.
"Tôi sẽ lái đây," tôi nói và ṿng xe lại. Tôi nhấn ga và lái quanh co về lại hướng Huế, vừa cố gắng tránh bị bắn tỉa vừa lái ṿng qua những khoảng mặt đường bị vá trông có vẻ như có dấu bị đặt ḿn.
Trên đường về gần thành phố chúng tôi chỉ đi ngang duy nhất một chiếc xe dân sự khác. Đó là một chiếc xe buưt Lambretta ba bánh, hay xe Lam. Người tài xế có vẻ không màng ǵ đến chuyện bị bắn sẻ hay đạn súng cối ǵ cả. Đột nhiên anh ta ngừng lại, chúng tôi cũng vậy, khá ngạc nhiên về đồ chở trên xe và người hành khách. Chúng tôi thấy hai cỗ quan tài nhỏ và một người đàn bà có bộ răng nhuộm đen. Bà ta vật vă gào thét, "Ôi các con tôi, ôi các con ơi, tại sao con lại bỏ mẹ ra đi?"
"Chuyện ǵ vậy?" Tôi hỏi người tài xế xe Lam. Hiền dịch lại.
"Mấy đứa nhỏ bị chết đêm qua v́ Bắc Việt pháo kích làm ngôi làng chúng tôi đằng kia bị phá hủy hoàn toàn," người tài xế trả lời, chỉ tay về hướng một cụm những túp lều đổ nát vài trăm thước về phía Nam dọc theo Quốc lộ 1. Tám người lính VNCH xuất hiện từ những hầm cá nhân cạnh bên đường tiến đến khiêng hai cỗ quan tài. Họ chôn chúng bên bờ một khúc ruộng, dặn ḍ người mẹ đừng đến quá gần. "Cẩn thận có ḿn đấy!" Họ cảnh cáo.
Từ một khoảng cách ngắn, người phụ nữ ném một nắm kẹo vào ngôi mộ trước khi các binh sĩ lấp nó lại.
Chúng tôi tiếp tục cuộc hành tŕnh. Đến vùng ngoại ô Huế chúng tôi đi ngang khoảng một chục thiếu niên có vũ trang ngồi xổm trên một bức tường. Trông họ c̣n quá trẻ để vào lính.
"Họ là ai vậy?" Tôi hỏi Hiền.
"Nhân dân tự vệ," anh nói. "Tất cả họ đều t́nh nguyện chiến đấu chống Cộng sản."
"Cái này mới à," tôi thăm ḍ, "Đặc biệt ở Huế mọi người có vẻ không muốn dính dáng đến chiến tranh."
“Không đâu,” Hiền giải thích. "Chúng tôi khi trước thường ghét người ngoại quốc, đầu tiên là người Pháp rồi sau đó là người Mỹ. Nhưng từ sau Tết Mậu Thân chúng tôi thù Cộng sản, tất cả mọi người từ học sinh cho đến Hoàng Thái Hậu."
"Cái ǵ? Vẫn c̣n Thái Hậu à?"
"Dĩ nhiên rồi, bà là mẹ của Hoàng đế Bảo Đại. Tên bà là Hoàng Thị Cúc," anh trả lời, "Chúng tôi gọi bà là Đức Từ Cung, có nghĩa là một vị cung phi từ bi đức độ nhất."
"Đức," tôi thốt lên. "Biệt danh tôi cũng là Đức và có nghĩa là người Đức nữa. Như vậy chúng tôi cũng có điểm giống nhau đây."
Ít nhất một lần anh chàng Hiền đạo mạo cũng tự cho phép ḿnh nở một nụ cười và đùa một chút:
"Ngoại trừ một điều, bà ta là Đức... Hoàng Tộc."
"Như vậy th́ bà ta không phải đi theo con trai lưu vong qua miền Nam nước Pháp à?"
"Không, bà sống ngay đây trong một căn biệt thự trên đại lộ Lê Lợi."
"Anh có quen với bà không, có thể sắp xếp cho tôi phỏng vấn được không?" Tôi hỏi.
"Đúng, tôi có quen với bà. Nhưng không, bà sẽ không cho anh phỏng vấn. Thái Hậu không cho kư giả phỏng vấn, chỉ cho tiếp kiến thôi. Tuy nhiên tôi nghĩ có thể thu xếp được cho anh."
Hai ngày sau, Hiền đưa chúng tôi đến chỗ cư ngụ của Thái Hậu. Điều đầu tiên tôi nhận ra là hàng chữ nguệch ngoạc trên bờ tường vườn bà. "Cắt đầu," có nghĩa là cắt cổ họng. Nhưng chữ tiếp theo "Mỹ," có nghĩa là người Mỹ, đă bị sơn trắng đi, rơ ràng là một nhận định chính trị.
Một người cận thần thật gầy mặc bộ áo dài đă sờn nát hướng dẫn chúng tôi cung cách hành xử trước mặt Hoàng gia. Chúng tôi phải cung kính chắp tay trước mặt. Chúng tôi không được chạm vào người Bà và không được lên tiếng trước. Bà có đặc quyền được mở đầu câu chuyện.
Chúng tôi được dẫn vào pḥng khách và Đức Từ Cung, một người phụ nữ bé nhỏ 83 tuổi mặc chiếc áo dài màu vàng, màu dành riêng cho vua chúa, ngồi trên một chiếc ngai vàng cầu kỳ đằng trước một bàn thờ cũng cầu kỳ không kém trên đó có h́nh phu quân của bà, Hoàng đế Khải Định và h́nh của người con xa xôi Bảo Đại. Bà luôn miệng hút thuốc lá Bastos là một loại thuốc lá đen rất nặng.
Perry Kretz
Triều kiến Đức Từ Cung Hoàng Thái Hậu
Nước trà ướp hoa nhài được dâng lên trong những chiếc tách sứ tráng men có viền vàng. Đức Từ Cung nói nhỏ nhẹ bằng tiếng Việt và người cận thần dịch lại. Bà nói rơ Bà chỉ là người giữ chỗ cho con trai là người cai trị chính danh của Việt Nam. Bà sẽ không bao giờ tự nguyện rời bỏ Huế trừ phi bọn Cộng sản tiến chiếm và bắt Bà. Tuy nhiên Bà đă không chịu rời nhà trong suốt ba tuần lễ khủng bố của bọn chúng trong đợt Tết Mậu Thân 1968.
"Tôi không thể ĺa bỏ thần dân," Bà nhấn mạnh. "Dân chúng Huế vẫn c̣n ủng hộ triều đ́nh. Họ đến diện kiến tôi cả ngày, người giàu cũng như kẻ nghèo, quư tộc và thường dân, cao hay thấp. Tổng thống Thiệu và Phó Tổng thống Kỳ mới đây c̣n phái các vị phu nhân đến viếng thăm tôi để bày tỏ sự kính trọng và Đại tá Tôn Thất Khiêm, Tỉnh trưởng Thừa Thiên vẫn thường xuyên thỉnh ư kiến tôi."
Nghe Bà kể chuyện là một kinh nghiệm u sầu, giống như lần gặp Hoàng thân Norodom Sihanouk vào năm 1968. Có phải đây là một màn kịch trường của sự phi lư nữa chăng? Tôi không nghĩ như vậy. So sánh với những ǵ tôi đă trải qua tại Huế, điều này đánh động tôi một thoáng nh́n về một cuộc sống b́nh thường có văn hoá đáng lẽ cái xứ sở này phải có và ḷng tôi trĩu buồn khi nghe kể là để kinh tài cho phong trào phục hoàng, Bà đă phải bán đi những chiếc b́nh sứ trong các ngôi đền tổ tiên hoàng gia.
C̣n một chuyện nữa tôi phải làm trước khi vĩnh viễn rời Huế: là một người say mê về xe lửa, tôi muốn đi thăm một lần chót cái ga tầu hỏa cũ kỹ của Huế. Tất nhiên du lịch bằng xe lửa tại Việt Nam đă bị gián đoạn từ lâu rồi, nhưng tôi vẫn luôn bị xúc động bởi cái phong cách mà người Việt Nam ǵn giữ, ít nhất về bề ngoài của một sự liên tục, với các thời khóa biểu và lịch tŕnh giá cả được cập nhật hóa hết sức tỉ mỉ.
"Chúng ta có mặt ở đó tám giờ vào buổi sáng đi," Hiền đề nghị.
Chúng tôi đến sớm hơn một chút, tản bộ trên nền sân ga. Chúng tôi nhận thấy một tấm bảng mờ cho biết là Sài G̣n cách 1.041 cây số và Hà Nội 688 cây số. Một đầu xe lửa diesel đang nổ máy đậu tại đó. Cái đầu máy này cùng với một toa hành lư tạo thành Chuyến Tầu Tốc Hành Xuyên Đông Dương đă từng lừng danh một thời.
Ông trưởng ga xuất hiện, mở ra một lá cờ đỏ, vẫy lên và huưt một hồi c̣i. Chiếc đầu máy hụ c̣i và đúng tám giờ sáng chuyến tầu hỏa rời khỏi trạm ga. Năm phút sau, nó trở lại, chỉ di chuyển một ṿng vỏn vẹn không hơn một cây số. Kỹ sư tầu, một người trạc 50 tuổi có tên là Dương tắt máy. Trưởng ga cuộn cờ đỏ lại và một ngày làm việc của họ chấm dứt. Một lần nữa họ đă chứng tỏ là Chuyến Tầu Tốc Hành Xuyên Đông Dương vẫn c̣n hoạt động.
Lạ lùng thay, hoạt cảnh này không có ǵ là phi lư đối với tôi mà nói lên niềm đức hạnh hay "Đức" trong tiếng Việt tức một lời chứng thực cho niềm hy vọng khi đối mặt với tai họa. Khi chúng tôi rời ga xe lửa, hai chục người phu xe đang chờ bên ngoài với những chiếc xích-lô xếp hàng thật ngay ngắn.
"Tại sao lại ở đây?" Perry Kretz hỏi anh xích-lô trưởng toán.
"Không ở đây th́ chúng tôi ở đâu bây giờ?" Anh hỏi ngược lại.
Vào lúc đó và tại nơi đó, tôi chợt hiểu là có sự hợp lư trong cái kịch trường của sự phi lư.
Perry Kretz
Tài xế xích lô xếp hàng đợi khách vô h́nh trước cổng ga xe lửa
tầu đă ngừng chạy tại Huế