Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

images2
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2013
Lê Văn Khoa QYHD 18


Tìm một con đường, tìm một lối đi... cho đất nước tiến bộ luôn luôn là khắc khoải của nhiều người.

Nhiều người đổ tội người Việt có nhiều tính xấu như chia rẽ, không còn đại đoàn kết Diên Hồng như thời cha ông Lý Trần xưa, thích làm lãnh tụ ăn trên ngồi trốc... vị kỷ, không biết hy sinh, chẳng hạn như Hồ Chí Minh có ý phải trăm năm trồng người, ươm mầm với tư duy Cộng sản, sắt tôi thế đấy, để đưa đất nước đến thế giới vô tưởng Đại đồng thì có khá gì đâu, đất nước đang đà tụt hậu?

Mà người mình có đủ tố chất xây dựng một đất nước Dân Chủ tiến bộ. Dù bé nhỏ, yếu sức hơn Mễ, Đen, Trắng, Rệp v.v... nhưng được cái thông minh, bằng chứng là các cuôc thi toán thế giới đa số được giải là người Việt. Toán học là căn bản của lý luận, của biết nghe lẽ phải, tổ chức phân minh. Vững Toán thì mới hiểu Lý, Hóa, nói chung là Khoa Học. Mà giỏi về Khoa Học thì dễ hòa nhập hay tạo lập môt xã hội văn minh, bằng chứng người Việt đã thành công, trở thành những kỹ sư, Y, Nha, Dược sĩ, thương gia, thợ giỏi trong mọi ngành nghề của xã hội Âu, Mỹ hoặc là tướng tá, chỉ huy cao cấp nay mai trong Quân đội tiên tiến kém gì Tàu, Nhật, Hàn, nếu so sánh dân Á vói nhau.

Con người giỏi giang là thế đấy, mà đất nước vẫn tụt hậu. Tại sao?

Việt Nam có lẽ cần một cuộc cách mạng Minh Trị của Nhật. Các nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Cường Để và cả Ngô Đình Diệm đã có ý này, nhưng vì Việt Nam dưới thời Pháp Thuộc, không thực hiện được. Hơn nữa người Nhật cũng không ưa ông Diệm, năm 1945, ông Matsushita, giám đốc hãng Đại Nam Kosi, trùm mật vụ của Nhật ở Việt Nam kể với Học giả Hoàng Văn Chí là ông Diệm xin chúng tôi cử làm Thủ Tướng, chúng tôi không dám nhận. (Duy Văn Sử Quan, HVC, trang 231).

Nước Nhật vào những năm 1863, 64, 65 điêu tàn, khốn khổ, dưới chế độ Mạc Phủ Takugawa Keiki. Dân chúng bị sưu cao, thuế nặng, lớ ngớ không tuân là một ánh gươm loang bỏ mẹ đời. Ngoài cửa biển, Phó đô đốc Perry chỉ huy bốn chiến hạm, hạ buồm xuống, chạy bằng hơi nước, xịt khói đen xì, thị uy chạy lòng vòng. Trên bãi, dân chúng và những kiếm sĩ Samurai, tóc gọt trắng nửa đầu, gươm tuốt trần, khuỳnh chân bước nhỏ, chạy tới lui, giật giọng, còn tâu đe, mũi gươm chỉ chỉ như muốn chém gió. Bốn con tầu đen chạy nhanh, vỡ sóng, không cần buồm, bỗng đùng, đùng, tiếng đại bác bắn chào làm đám kiếm sĩ nhảy nhổm, dân chúng ngã ngồi.

Dân Nhật thấy sức mạnh và văn minh của Tây Phương và lại chán ghét chế độ Mạc Phủ muốn canh tân. Năm 1868, một số lãnh chúa Daimyo và các nhà tư sản buôn bán giầu có, sửa đổi chính sách cai trị Tống Nho, phò Minh Trị Mutsushito mới 15 tuổi lên ngôi, đề cao Ngũ Thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) của Tiền Nho Khổng Mạnh, ép Takugawa Keiki từ chức, và bãi bỏ những hủ lậu,
gây bất công của Hậu Nho như bỏ phân chia giai cấp Sĩ, Nông, Công, Thương (làm giới kiếm sĩ mất lãnh địa, ban đầu được đền tiền tiêu sai dư dả, nhưng giảm dần, để rồi gây chiến tranh với quân đội Thiên Hoàng, thua trận, Takugawa mổ bụng, tự sát).

Chính quyền cách mạng Minh Trị theo Âu Tây lập Quốc Hội, đại diện chính là các nhà tư sản, kiếm sĩ cách mạng theo kiểu Quân chủ lập hiến, mướn hằng mấy trăm giáo viên Âu Tây dạy quân sự, súng ống, chiến thuật... dậy Khoa học, kỹ thuật ở các trường Đại học, bỏ đi những lớp về từ chương, trích cú của Nho học. Dân Nhật theo đạo Shinto, coi mình là con cháu của Thái Dương thần nữ, đề cao tự tôn dân tộc phải giỏi hơn Tây Di... đã làm đất nước tiến nhanh về kỹ
nghệ, thương thuyền trong 30 năm đã bằng của Âu Châu trong hơn 150 năm.

Làm sao đong được, đo được tình dân tộc. Tự ti, vọng ngoại làm dân tộc ươn hèn, bán nước cầu Vinh. Tự tôn vừa phải, biết mình, biết người thì nhân ái, công bằng. Tự tôn quá trớn dễ gây hiếu chiến, độc tài. Tiến bộ nhanh, tự tôn thái quá đã biến nước Nhật thành độc tài, quân phiệt giống Phát xít Đức xem mình thuộc dòng giống siêu đẳng. Năm 1874, vì vài ngư phủ Nhật bị giết hại, Nhật gây chiến với Đài Loan, chiếm luôn quần đảo Ryuku (có Okinawa). Năm 1894, vì tranh chấp Triều Tiên, chiến tranh với Trung Hoa gây thảm sát Nan Kinh và chiếm luôn Triều Tiên.

Năm 1905, Nhật đánh chìm Hạm Đội Nga ở eo biển Đối Mã. Cứ nhớ lại khuôn mặt say máu của Phi công Nhật trong phim "Tora, tora, tora" là thấy sự tàn ác của chiến tranh, nhưng Nhẩy Dù ta đây đếch sợ đâu (xin lỗi, hồi trẻ chỉ mong đi lính Nhẩy Dù). Thế chiến thứ hai, với sự thất trận, mong đã dậy Nhật một bài học, ôn hòa hơn.

Ngược với những cách mạng duy vật, duy tâm, Học giả Hoàng Văn Chí, trong quyển Duy Văn Sử Quan có nghĩ đến cách mạng duy văn cho một Việt Nam tiến bộ. Tiếc rằng ông mất sớm, chưa kịp hoàn tất công trình. Trên mạng có in, có lẽ chỉ là những chắp vá công trình biên khảo của ông.

Duy văn đây là duy văn hóa. Văn hóa cổ truyền phải nên giữ. Những đức tính tốt đẹp, mặc dù ngoại lai, đã nhập vào văn hóa, qua bao nhiêu công khó của tiền nhân, ta mới hấp thụ được, ta phải xem là văn hóa dân tộc mà gìn giữ lấy.

Những gì những gì của Khổng Mạnh và nhiều ai nữa, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín quá hay, nên ngẫm nghĩ mà chu toàn. Trí thì ta có đủ vì hiếu học, tín thì ta hơi thiếu vì hình như bán buôn không thật thà thì cho là khôn lỏi, phải sửa đi chứ.

Tinh thần bài ngoại là tinh thần hẹp hòi, thoái hóa. Nước ta đã có nền văn hóa lành mạnh thời Lý Trần vì không bài ngoại, đầu óc cởi mở với Tam giáo là Nho, Lão, Phật đồng nguyên.

Văn hóa cổ truyền là văn hóa là văn hóa qua bao thăng trầm của thời đại, vẫn được đại chúng chấp nhận, thí dụ chiếc áo dài có thể gọi là traditional.

Phải bảo tồn văn hóa thì dân tộc mới trường tồn được. Năm 1947, dân Do Thái từ bao phương trời trở về đất tổ, hồi phục quốc gia được là nhờ cùng văn hóa.

Năm 1945, Nhật bị bom nguyên tử, kinh tế kiệt quệ mà 20 năm sau phục hội là cũng nhờ văn hóa Shinto, tự thắng, nhưng có lẽ bớt tự tôn đi rồi, hay vẫn... vũng lầy của chúng ta...

Việt Nam muốn tiến bộ phải bảo tồn văn hóa lành mạnh thời Lý Trần, theo văn hóa dân chủ tây phương, bỏ cái văn hóa Mác xít đi. Phải học cái hay, đẹp của các dân tộc khác, nhưng quan trọng là đừng học cái dở của họ như chưa giầu mà đã học thói ăn chơi.

Văn hóa là có sự trao đổi qua lại, cứ nói Việt Nam có văn hóa Tầu, mà chắc gì Khổng, Mạnh, Tuân, Mặc Tử là từ Trung Hoa. Có thể các vị ấy từ nơi khác đến Trung Hoa, hay triết lý của mấy ông ảnh hưởng từ Ấn Độ, văn minh hơn trước cả hai ngàn năm. Thí dụ trường hợp Mặc Tử mà sinh quán cũng mù mờ như của Lão Tử. Mặc giáo luôn hỏi kháy Khổng Giảo như "tại sao con phải có hiếu với bố mẹ? có hiếu thì lợi gì, và bất hiếu có hại gì?" Theo Mặc Tử thì con người nên làm một việc nào, nếu việc ấy có lợi như thế nào. Mặc Tử hay nêu câu hỏi tại sao? thế nào? có lợi gì? y hệt chủ thuyết Utilitarianism thực lợi của John Steward Mill, triết gia Anh sau này thuộc Thế Kỷ 18. Mặc Tử chủ trương muốn phân biệt việc nào đúng sai, thì phải mang áp dụng thực tế mới biết được, giống pragmatism được việc của Williams James, triết gia Mỹ thế kỷ 19.

Mặc Tử đưa ra thuyết Kiêm Ái xem nước người như nước mình, xem bố mẹ người như bố mẹ mình. Người Việt có truyền thống ấy vì hay xưng hô với người ngoài bằng cách thưa Cô, Dì,Chú, Bác, Bố, Má... Lý thuyết còn dài lắm, nhưng điều muốn nói ở đây là Mặc tử là da đen, sang Trung Hoa truyền đạo, vì Mặc là đen, mà ở Á Châu chỉ có người Ấn da đen mà thôi.

Tìm một lối đi, cũng mệt.

Tìm M¶t Con ñÜ©ng Cho ñÃt Nܧc Ti‰n B¶
images
Loading