Bài này viết để kỷ niệm lễ Phật Đản 2557 Phật lịch (2013).

Phải  đến hai thế kỷ sau khi Đức Phật thành đạo người ta mới thấy xuất hiện những hình tượng Phật có nhân dạng. Trước đó người ta chỉ dùng  những biểu tượng ám chỉ sự hiện diện của Đức Phật như Cây hay Lá Bồ Đề, Bánh Xe Luân Hồi, con Nai hay chữ Vạn.

Những đầu tượng Phật đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 2 Sau Công Nguyên (SCN) tại Bắc Ấn, sau đó theo sự bành trướng của Phật giáo lan qua  Hồi quốc, Afghanistan, Trung Hoa,Tây Tạng,  Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cao Mên, Nam Dương, Cao ly và Nhật Bản.

 

 

         

Mathura, Uttar Pradesh, Ấn Độ.

Sa thạch đỏ. Thế kỷ thứ 5 SCN.

 

  

 

Mathura, Ân Độ.

Thế kỷ thứ 3 SCN.

 

 

Gandhara, Bắc Ấn.

Thế kỷ thứ 2 SCN.

Đầu búi tó Ushnisha.

 

 

 Sarnath,Uttar Pradesh, Ấn Độ.

Thế kỷ thứ 6 SCN.Sa thạch.

Viện Bảo Tàng Sarnath.

  

 

 

 Taxila, Hồi quốc.

Thế kỷ thứ 2. Đất nung.

Viện Bảo Tàng Quốc gia Karachi.

 

 

 

 

 Ushkur, Kashmir, Hồi quốc.

Thế kỷ 7-8 SCN. Đất nung.

 

 

 

 

 Tapa Kalan, Hadda, Afghanistan. Thế kỷ thứ 4 SCN. Chất hồ.

Kabul Museum.

 

 

 

 

Hadda, Afghanistan.

Thế kỷ thứ 3. Gỗ tạc.

Bảo Tàng Guimet, Ba Lê.

 

 

 

Tây Tạng.

Thế kỷ thứ 14. Đồng đúc.

 

 

 

Tây Tạng.

Thế kỷ thứ 10. Gỗ mạ vàng.

 

 

 

Tây Tạng.

Thế kỷ thứ 10 SCN.

 

 

 

 

Miến Điện.

 Thế kỷ thứ 18 SCN.

 

 

 

 

 

Trường phái Dvaravati.

Thế kỷ thứ 8 SCN.

Bangkok, Thái Lan.

 

 

 

 

Thái Lan.

 Thế kỷ thứ 8 SCN.

 

 

 

 

Chieng Sen, Thái lan.

Thế kỷ 13-14 SCN.

 

 

 

 

 

Trường phái U THON.

Suphanburi, Thái Lan.

Thế kỷ 13-14 SCN.

 

 

 

Việt Nam

Thế kỷ thứ 7-8 SCN.

Sa thạch.

 

 

 

 

 

Làng Đông-dương, Quảng Nam, Việt Nam.

Thế kỷ thứ 9 SCN. Sa thạch.

Thời kỳ đó, nơi này thuộc vương quốc Chàm.

 

 

 

 

 

Việt Nam.

Thế kỷ 7-8 SCN. Sa thạch.

 

 

 

 

 

 

Lào quốc.  Thế kỷ 17.

 

 

 

 

 

 

 

Luang Prabang, Lào quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Vạn Tượng, Lào quốc.

 

 

 

 

 

 Cao Mên.

Thế kỷ thứ 11 SCN.

Philadelphia Museum of Arts.

 

 

 

 

 

 

Pranam, Angkor Thom, Cao Mên.

Thế kỷ thứ 12-13 SCN. Sa thạch.

Viện Vảo Tàng Phnom Penh.

 

 

 

Borobundur, Nam Dương.

Đá núi lửa.

 

 

 

 

 

 

Nam Dương.

Thế kỷ thứ 8 SCN .

Sackler Gallery, Smithsonian Institute

Washington DC

 

 

 

 

 

 

Triều Tiên.

Thế kỷ thứ 8-9 SCN. Sắt nung.

Detroit Institute of Asia, USA.

 

 

 

 

 

Triều Tiên.

Thời đại Silla, thế kỷ thứ 7-10 SCN.

 

 

 

 

 

 

Hàm Đan, Trung Hoa.

Đầu tượng Phật cổ 1500 năm.

Đầu tượng Phật Trung Hoa rất hiếm.

 

 

 

 

 

 

 

Nhật Bản.

Gỗ mạ vàng.

30

 

 

Nara, Nhật Bản

Thế kỷ thứ 6-7 SCN. Tuợng đồng mạ vàng.

 

 

 

 

 

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một khái niệm riêng biệt về hình dung của Đức Phật.

Tuy nhiên, mọi hình tượng đều chia sẻ một số đặc tính chung. Tượng nào cũng biểu lộ lòng từ bi hỉ xả cũng như tinh thần nhân từ bao dung đô lượng của Phật đạo.

Mong rằng nhân loại khi nhìn ngắm chân dung của Đức Phật sẽ thấm nhuần được những đức tính cao đẹp mà Ngài truyền bá.

 

TÔN KÀN

                                            Mùa Phật Đản 2557 PL (2013)