Câu ca dao nói lên những đặc sản trứ danh của những làng quanh Kinh Kỳ một thời đã qua. Ngày nay còn những thứ gì?

 

VẢI  QUANG

 

Vải hay lệ chi (litchi chinensis) là trái cây du nhập từ Trung quốc.

 

           

CÂY VẢI TỔ  Ở THANH HÀ                                                  VẢI THIỀU                          

 

Vải nổi tiếng ngon ngọt nhất hột nhỏ cùi dầy là vải thiều trồng ở Thanh Hà Hải Dương và Lục Ngạn Bắc Giang.

 

               

 

 Tương truyền ông HOÀNG VĂN CƠM ở Thúy Lâm Thanh Hà Hải Dương đi dự tiệc do người Trung Hoa khoản đãi. Món tráng miệng là trái vải tươi. Ông lấy ba hột đem về nhà trồng. Hột nở thành cây, cây sinh hoa ra quả,dân chúng vùng Hải Dương và Bắc Giang xin giống đem về trồng, hai tỉnh này hiện nay là trung tâm kỹ nghệ trồng vải thiều. Nực cười là Việt nam hiện tại xuất cảng vải sang trung Quốc!

 Cây vải Tổ ở Thanh Hà nay đã 150 tuổi.

 

HÚNG  LÁNG

Còn gọi là húng lũi, rau thơm, tên khoa học là mentha aquatica.

Từ nhiều thế kỷ cho tới nay, húng này được trồng tại phường Láng làng Thượng quận Đống Đa dùng để ăn kèm với các món như bún riêu, phở nước, phở xào, bún chả... Trồng ở Láng thì thơm dịu, nhưng đem trồng chỗ khác thì mùi thơm kém hẳn đi.

 

                           

 

 

 

 

 

 

 

 

Kể từ năm 2008, phường Láng không còn trồng húng nữa vì môi sinh bị Hà Nội xâm chiếm làm đường xây nhà.

 

NEM  BÁNG

Người Bắc gọi chả giò là nem. Nhưng nem đây là nem chua.

Làng Báng là làng Ước Lễ, Thanh Oai  Hà Nội. (thời xưa là Hà Đông).

 

 

Làng này lúc trước cũng còn nổi tiếng về giò chả. Nem chua có phần ngon hơn nem làng Vẽ (Đông Ngạc).

Thế nhưng nay vào làng vắng tiếng chày giã thịt, làng buồn tẻ vắng hoe, hình như chẳng có mấy ai làm giò chả nem chua nữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯƠNG  BẦN

Tương thường là món nước chấm của nhà chùa. Người trần tục dùng để chấm rau muống luộc, bánh đúc hay trộn gừng  chấm với bê thui.

Anh đi anh nhớ quê nhà                                                     

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Làng Bần là làng Yên Nhân cách tỉnh Hưng Yên 36km về phía Bắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ nghệ sản xuất tương Bần hiện nay vẫn được tiếp tục.

Tương có chứa nấm Aspergillus có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

 

NƯỚC  MẮM  VẠN  VÂN

Đây là nước mắm nổi tiếng Việt Nam thời Pháp thuộc do doanh thương ĐOÀN ĐỨC BAN hay Lý Ban (thân phụ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ) sáng lập. Dưới danh hiệu VẠN VÂN, đây là cơ sở kỹ nghệ sản xuất nước mắm lớn nhất Đông Dương trong những thập niên 40-50.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thương Đoàn đức Ban.

Đến năm 1959, cơ sở Vạn Vân bị xung công trở thành xí nghiệp quốc doanh.

 

CÁ  RÔ  ĐẦM  SÉT

Có 3 loại cá rô: cá rô đồng (Anabas Testudeneus),cá rô phi (Tilapia) và cá rô tổng Trường ( Trường Yên Hoa Lư Ninh Bình).

 

                          

 

 

 

 

 

 

 

 

Cá  rô  đồng                                           Cá  rô  PhI       Vựa chứa cá rô

 

 

Tổng TRƯỜNG 

Dập dìu cánh hạc chơi vơi

Tiễn thuyền vua Lý đang dời Kinh đô

Khi đi nhớ cậu cùng cô

Khi về lại nhớ cá rô tổng Trường!

Đầm Sét thời xưa ở trước cửa chùa Sét hay Đại Bi, thuộc làng Thịnh Liệt Thanh trì Hà Nội. (coi bản đồ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cá rô ở đây nổi tiếng thịt béo và thơm vì ăn lúa của các cánh đồng vây quanh, cá này nấu canh rau cải đắng với gừng hay om mặn hay chiên ròn thi tuyệt vời.

                          

Cá rô rau cải nấu gừng                    

Ăn còn để lại, xin đừng bỏ đi.

 

Ngày nay đầm Sét cùng cá rô đầm Sét không còn nữa.

 

                

 

 

SÂM  CẦM  HỒ  TÂY

Sâm  cầm là tên của một loại gà nước, danh pháp khoa học là Fulica atra thuộc họ Ralidae.Tên Anh là coot, tên Pháp là Foulque.

 

 

 

 

 

 

 

 

Sâm cầm to hơn con le le và nhỏ hơn con vịt trời, cân nặng chừng 4 hay 500 g. Gọi là sâm cầm vì truyền thuyết cho là chúng ăn nhân sâm nên thịt rất bổ.

Mùa Đông, chúng trốn lạnh phương Bắc,di chuyển về phương Nam. Bay qua Việt Nam, chúng thường tụ tập tại Hồ Tây để nghỉ chân.Thời Tự Đức, mỗi năm phải cống hiến nhà Vua 10 cặp sâm cầm.Thịt sâm cầm mầu đỏ tươi, dân Hà Thành chế biến ra nhiều món ăn cầu kỳ. Người ta còn đem hầm với các vị thuốc Bắc để chữa thiếu máu vì bệnh tật hay thiếu dinh dưỡng. Chân sâm cầm dùng để ngâm rượu chữa bệnh (?).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong thời chiến, ít thấy sâm cầm bay về (thơ TCS).

Mới đây, người ta báo cáo rằng thỉnh thoảng cũng có năm thấy bóng dáng bầy sâm cầm ở Hồ Tây.

 

                              

 

 

 Như ta thấy, trải qua nhiều thế kỷ, những đặc sản quanh Hà Thành cái còn cái mất. Âu cũng là theo trào lưu tiến hóa bình thường của sự vật, mặc dù còn chịu đựng sự tàn phá của nhiều cuộc chiến.

Cầu mong rằng những thế hệ mai sau biết tôn trọng môi sinh hơn. Cầu mong rằng con cháu không vì miếng lợi nhất thời mà từ bỏ hay phá hủy những di sản văn hoá mà cha ông đã dày công xây đắp, di sản trong đó có miếng ăn thức uống mà tiền nhân đã đầu tư nhiều vốn liếng tinh thần để gây dựng và phát huy qua  nhiều gian nan thử thách.

 

Tôn Kàn (2013)