Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

 
Loading
Bàn Ng¡n G†n vŠ ChÙng "CÖn Tim CÃp" (Heart Attack)
heart-attack
Heart-Attack-Signs1
Chứng “Cơn tim cấp” - còn được gọi là “Heart Attack” (Anh ngữ), “Crise cardiaque” (Pháp ngữ) - đã được bàn nhiều trên sách báo, radio, TV, Internet, v.v…

Bài viết này chỉ tập trung vào những điếm cơ bản nhất về xác định thuật ngữ, chẩn-trị và phòng ngừa Chứng Cơn tim cấp. Một số thuật ngữ và chữ tắt sẽ được ghi chú trong dấu ngoặc. Người đọc muốn tìm thêm các chi tiết và số liệu có thể vào xem phần tham khảo vào cuối bài viết này. Mục tiêu của bài viết này chỉ nhầm cung cấp thông tin chung; các trường hợp cá biệt cần được chẩn-trị và tư vấn bởi các nhân viên ý tế hữu trách.

Định nghĩa Chứng Cơn tim cấp

Tên gọi tuy chưa đồng nhất nhưng Chứng Cơn tim cấp chủ yếu là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi một phần cơ tim bị tổn thương hoặc hấp hối vì không còn được cung cấp máu và dưỡng khí.

Chứng Cơn tim cấp xảy ra khi dòng máu chảy đến một phần của cơ tim bị nghẽn (thường là do một cục máu). Điều này xảy ra vì các động mạch vành cung cấp máu cho tim dần dần trở nên dày và cứng hơn do sự tích tụ của chất béo, cholesterol và các chất khác, gọi là mảng.

Tình trạng này không những có thể gây tử vong mà còn gây tổn thương về thể chất lẫn tâm thần cho bệnh nhân lẫn người nuôi bệnh (Carer).

Dấu hiệu và Triệu chứng của Chứng Cơn tim cấp

Một vài cơn đau tim xảy ra đột ngột và dữ dội, nhưng phần lớn bắt đầu một cách chậm chạp và kèm theo đau hay khó chịu nhẹ. Sau đây là một vài dấu hiệu có thể cho biết một cơn đau tim đang xảy ra.

Khi bị Chứng Cơn tim cấp, bệnh nhân có thể có những loại Dấu hiệu và Triệu chứng sau đây:

Áp lực khó chịu, đè nặng, căng đầy hay đau vùng giữa ngực. Áp lực hay cơn đau đó kéo dài trên vài phút hay hết đi và rồi trở lại.

Đau hay khó chịu một hay cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hay dạ dày.

Thở gấp kèm theo hoặc không kèm theo cảm giác khó chịu ở ngực.

Các dấu hiệu khác như đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn hay váng đầu.

Tuy nhiên, không phải mọi người bị cơn tim cấp đều có đau như vậy. Một số người bị cơn tim cấp nhưng chỉ cảm thấy khó chịu hoặc thấy nghẹn thắc ở ngực, ở tay trong, ở cổ, ở hàm hoặc khó thở. Những triệu chứng này có thể làm tưởng lầm không phải do cơn tim cấp.

Những điều cần làm ngay khi nghi ngờ bị Chứng Cơn tim cấp

Muốn giúp người bệnh được chẩn đoán xác định, điều trị kịp thời, và phòng ngừa dư chứng, sau đây là những điều cần làm ngay (ASAP):

Nếu quý vị hay một người nào đó đang ở cùng quý vị bị khó chịu nơi ngực, đặc biệt kèm theo một hay nhiều dấu hiệu khác nữa, xin đừng chờ quá năm phút rồi mới gọi để xin giúp đỡ. Quý vị hãy xem như đang bị Chứng cơn tim cấp, gọi ngay Xe Cứu thương, và chỉ cần nói “heart attack” hay đến một bệnh viện ngay lập tức.

Uống ngay một viên Aspirin 100mg - nếu không từng bị dị ứng với Aspirin

Nếu trước đây đã được Bác sĩ cho dùng các thuốc như Anginine (Glyceryl trinitrate) hoặc Nitrolingual Pumspray, quý vị hãy đem ra dùng ngay. Nếu triệu chứng không giảm, nên dùng tiếp thêm một liều thuốc đó mỗi 5 phút trong lúc chờ xe cứu thương.

Những điều không nên làm khi nghi ngờ bị Chứng Cơn tim cấp

Khi nghi ngờ bị Chứng Cơn tim cấp, có ít nhất là 5 điều cần tránh:

1/ Đừng xem như triệu chứng đang có là do một bệnh khác - như khó tiêu.

2/ Đừng phí thời gian gọi Bác sĩ gia đình hay Bác sĩ địa phương. Các vị này cũng chỉ sẽ khuyên gọi xe Cứu thương mà thôi.

3/ Đừng tự lái xe hoặc gọi Taxi hay nhờ người khác đưa mình đếnh Bệnh viện. Xe Cứu thương có đû phương tiện cấp cứu sẽ chuyển quý vị đến Bệnh Viện một cách an toàn hơn.

4/ Đừng chờ tới sáng hôm sau hoặc chờ kỳ hẹn đã có với Bác sĩ gia đình, Bác sĩ Chuyên khoa, hay với Bệnh viện.

5/ Đừng ngại, đừng ngượng rằng sau khi đến Bệnh viện, người ta chẩn đoán không phải cơn tim cấp. Nhân viên bệnh viện biết rất rõ tầm quan trọng của việc xác định hay phủ định một cơn tim cấp.

Những điều cần làm sau khi hồi phục từ Chứng Cơn tim cấp

Sau khi được chẩn đoán và điều trị, người bệnh cần nhớ những điều sau đây lúc về nhà:

-Bắt đầu thay đổi lối sống từ bây giờ để giảm thiểu nguy cơ quý vị có thể bị một cơn đau tim khác. Hãy ăn uống thật lành mạnh, hoạt động thể chất nhiều hơn và bỏ hút nếu quý vị hút thuốc lá.

-Nói chuyện với bác sĩ và các y tá của quý vị về cách làm sao để sống một cuộc sống càng bình thường càng tốt. Hãy hỏi xem khi nào thì quý vị có thể làm việc trở lại, lái xe, quan hệ tình dục và phải làm gì nếu quý vị bị khó chịu ở ngực.

-Tham gia một chương trình phục hồi bệnh tim trong mình ở.

Những điều cần làm để phòng ngừa Chứng Cơn tim cấp

Muốn tránh những biến chứng và dư chứng như tử vong và tàn phế, một số điểm cấn lưu ý là:

-Dùng thuốc đã được cấp - dùng đúng liều, đủ thuốc và dùng đều đặn. Ngoài ra còn cần thể dục đều, và theo những chương trình Giảm Căng (Stress) hay Phục hồi chức năng (Rehab) do chỉ định của Bác sĩ.

-Giảm ký - vì càng béo phì càng dễ bi cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và suy tim

-Kiêng mặn (không quá 2.5 gram mỗi ngày), kiêng mỡ, kiêng đường, bớt muối, chừa rượu và chừa thuốc lá.

Tóm lại, Chứng Cơn tim cấp (Heart Attack) cần được chẩn-trị sớm, phục hoạt và phòng ngừa đúng mức. Chỉ có làm như vậy mới giảm được những nguy cơ của biến chứng và dư chứng như tử vong và tàn phế.

Bs Nguyễn Nguyên

Trích từ:
Hội Thân Hữu Cao Niên Việt Nam NSW
https://wp.me/p2hnvm-d1

“Mách có chứng” (References):

1. What to do if you have chest pain or discomfort - Professor Con Aroney
Co-Charman, National Heart Foundation of Australia: Medicine Today, May 2007

2. https://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HeartAttack/Heart-Attack_UCM_001092_SubHomePage.jsp

heart-attack2