Chương 9

 

1968: Khởi đầu của một đoạn kết

 

Tháng Giêng 1968 là tháng thứ 34 mà Hoa Kỳ đă tiến hành các trận địa chiến lớn tại Việt Nam. Dùng kinh nghiệm "đắc ư" của Thế Chiến Thứ Hai làm tiêu chuẩn th́ chẳng thấy có dấu hiệu ǵ đáng kể ngoại trừ một vài lời khẳng định của Tổng thống Johnson và các giới chức cao cấp quân sự Hoa Kỳ rằng đang có những tiến bộ để tiến dần đến chiến thắng.

 

Đến tháng thứ 34 kể từ khi nước Mỹ tham chiến vào Thế Chiến Thứ Hai th́ đă có một loạt chiến thắng và thành tựu liên tục mà dân chúng trong nước có thể theo dơi được diễn tiến trên những tấm bản đồ của National Geographic. Trên mặt trận Thái B́nh Dương, các chiến công đẫm máu của Hoa Kỳ tại các địa danh như Midway, Guadalcanal, Tarawa, Guam và Philippines cho thấy đế quốc Nhật Bản đang bị thu hẹp dần.

 

Đến tháng thứ 34 của sự can dự của Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Hai, trên địa bàn Âu Châu, Đức Quốc Xă đă bị đánh đuổi ra khỏi Bắc Phi và Phát Xít Ư đă bị loại ra khỏi cuộc chiến. Quân đội Đồng Minh đă vượt qua các đầu cầu trên băi biển D-Day, giải phóng được thủ đô Paris và tiến dần đến Berlin. Trong khi đó, quân Liên Sô đang tiến đều từ phía Đông. Stalin, Churchill và Roosevelt đă công khai bàn bạc về một thế giới hậu chiến rồi. Dân Mỹ lúc đó vẫn quyết tâm chịu đựng nhưng ít nhất họ cũng cảm thấy là chiến thắng đă thấp thoáng đâu đó nơi một chân trời đang mở ra.

 

Đến tháng thứ 34 của sự tham chiến của Hoa Kỳ vào Thế Chiến Thứ Hai th́ người Mỹ đă được uốn nắn đến nơi đến chốn và họ đồng t́nh tham gia vào nỗ lực chiến tranh chung. Với 12 triệu người, nam và nữ tại ngũ trong một dân số 140 triệu người th́ ít có gia đ́nh nào mà không có người con, người chồng, cháu hay bà con đang phục vụ trong quân ngũ. Nhu cầu về kinh tế để yểm trợ toàn bộ chiến tranh hầu như bảo đảm là mặc dù một gia đ́nh nào đó không có người thân hay bạn hữu mặc quân phục th́ họ cũng phải dính dáng bằng cách nào đó đến chiến tranh, hay có ảnh hưởng đáng kể qua chức vụ dân sự của họ.

 

Về mặt văn hóa th́ đến tháng thứ 34 của Thế Chiến Thứ Hai, người Mỹ đă quen dần với các tin tức hàng tuần liệt kê các thành tích của quân đội Đồng Minh gặt hái được trên địa bàn quốc tế. Họ cũng quen thuộc với lối diễn xuất của các tài tử anh hùng "lá cải," những người trên thực tế không hề thực sự tham gia chiến tranh nhưng biết diễn tả kẻ thù xảo quyệt trong các cuốn phim như Corregidor, Fighting Seabees, Air Force, Guadalcanal Diary, Wake Island, Behind the Rising Sun, Five Graves to Cairo, Destination Tokyo, and Foreign Correspondent. Có phim coi được nhưng cũng có phim chẳng hay ho ǵ lắm.

 

Vào tháng Giêng năm 1968, âm nhạc cũng không c̣n giống như trước nữa, có thể nói là tiến hóa lên hay thoái hóa xuống tùy theo sự nhận thức của mỗi người. "Rum & Coca Cola" nay trở thành "Purple Haze" và "Eight Miles High." Sự ngọt ngào và tính chân thật của những nhạc phẩm như "Don’t Sit Under the Apple Tree""The White Cliffs of Dover" đă biến thể thành sự phi lư và hỗn loạn trong "White Rabbit" và tiếp theo đó là những thể loại như "The Fish Cheer." Từ những giọng hát của Andrews Sisters và Dinah Shore, bước nhảy vọt qua dục tính sống sượng của Grace Lick, c̣n Janis Joplin không nói lên được sự toàn vẹn, ḷng quyết tâm hay niềm tin vào chiến thắng như người ta vẫn thường thấy nữa.

 

Ngay cả nếu dùng cuộc chiến Triều Tiên vừa qua để làm thước đo cho sự tiến bộ cũng không thấy điều ǵ khả quan hết. Ngoài sự kiện là cuộc chiến tại Việt Nam cho tới nay không làm thiệt mạng nhiều hơn so với chiến tranh Triều Tiên và không kéo theo sự tham dự trực tiếp của Liên Bang Sô Viết và Trung Cộng ít nhất là trên mặt chính thức th́ cho đến tháng thứ 34 của các cuộc giao tranh lớn tại bán đảo Triều Tiên, một ḥa ước đă gần được kư kết rồi.

 

Khởi đầu năm 1968 tại Hoa Kỳ, chính phủ vẫn chưa cần phát hành công khố phiếu, chưa cần phải tận dụng phế liệu kim loại, dân chúng chưa cần phải nhịn ăn thịt các ngày thứ Ba, cũng như chưa phải hạn chế xăng dầu và đường ăn. Người công nhân Hoa kỳ b́nh thường chưa phải sàn xuất bom đạn hay tàu chiến. Cũng không có hiện tượng phải "giữ mồm giữ miệng" và mẫu người "em gái hậu phương" cũng chưa cần phải xuất hiện để ủng hộ chiến tranh. So sánh với thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai mà mức chịu đựng và hy sinh chung đă khiến cho cứ 12 người dân Mỹ th́ một người phải mặc quân phục và có lẽ một nửa số này phải phục vụ đâu đó ở hải ngoại, th́ trong thời điểm chiến tranh Việt Nam đang xảy ra có lẽ chỉ có 1/100 phải phục vụ trong quân đội và 1/400 đồn trú tại Đông Nam Á. Vào cuối thập niên 60 nếu một gia đ́nh nào đó không có con em, chồng hay bạn hữu trực tiếp phục vụ tại Việt Nam, và nếu người đó không thật sự tham dự vào các trận chiến trong rừng rậm th́ sự liên quan của Hoa Kỳ là cả một sự bực ḿnh cho đến phiền nhiễu, một điều ǵ đó làm họ khó chịu cho tới khi bản tin buổi chiều trên đài truyền h́nh chấm dứt và chương tŕnh chuyển qua các phim tập như Batman, Dragnet, Laugh-In The Monkees.

 

Đánh dấu mốc thời gian

 

Đến lúc Gerry Turley, John Ripley, Chuck Goggin và hàng trăm ngàn chiến binh Hoa Kỳ khác đă hoàn tất chu kỳ nhiệm vụ thứ nhất của họ, thường cũng là lần cuối, và nhiệm kỳ của Thiếu úy George Philip, tốt nghiệp khóa 1967 trường huấn luyện Hải Quân Hoa Kỳ khởi đầu th́ Đại úy Lê Bá B́nh vẫn c̣n đang thi hành công vụ một cách vô hạn định.

 

Binh lính Hoa Kỳ trên khắp bốn Vùng Chiến Thuật thường sốt ruột đếm từng ngày thời gian c̣n lại của họ tại Việt Nam. Khi một người nào đó chỉ c̣n 90 ngày hay ít hơn th́ được gọi là "lùn xủn," hoặc "chú lùn hai số." Nếu chỉ c̣n ít hơn 10 ngày th́ thành “lùn tè” và được mệnh danh là "chú lùn một số." Tại Đại đội Lima, các trinh sát của Ripley có một truyền thống riêng và John Ripley phát cho mỗi người một bộ bài cào khi họ chỉ c̣n 52 ngày c̣n lại của nhiệm kỳ. Ngoại trừ con ách bích được dành cho ngày cuối cùng, mỗi ngày họ rút ra cầu âu một quân bài để đánh dấu mốc thời gian. May rủi trong ngày đến với anh ta tùy thuộc vào lá bài anh rút. Một cách nữa để biết thời gian là ngày Chủ nhật khi người thường vụ phân phát cho mọi người thuốc ngừa sốt rét để uống.

 

Đối với Lê Bá B́nh, các lính tráng của Đại đội Sói Biển, và cả binh chủng TQLC VNCH th́ không có chuyện mai hậu, không có bóng chày hay tóm lại chẳng cái ǵ để mà mong chờ. Trên thực tế th́ họ c̣n vợ con, cha mẹ, bạn gái hay gia đ́nh vẫn luôn chờ đó nhưng đó là chuyện b́nh thường và họ cũng không ở đâu xa xôi ǵ cho cam. Người Việt không có viễn ảnh nào to tát để mà suy tư. Trong khi các mưu toan về chiến lược và dàn xếp của Hoa Kỳ trải dài khắp địa cầu từ Á sang Âu và cả các đại dương nằm ở giữa, trong khi nước Mỹ nắm trong tay các ưu điểm về nhân sự và kỹ nghệ để yểm trợ trách nhiệm của họ khắp mọi nơi, th́ Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong số đó - tuy là trách nhiệm đẫm máu nhất vào lúc này - nhưng vẫn chỉ là một trong những quân cờ đô-mi-nô cần phải yểm trợ mà thôi. Đối với người Việt th́ chiến tranh chống Cộng sản là một cuộc chiến toàn diện. Vậy thôi, chẳng có ǵ để phải cân nhắc cả.

 

Giới quân sự Hoa Kỳ rất sáng suốt trong quyết định là khi một chiến binh bị thương ba lần trong một kỳ công vụ mà vẫn c̣n sống sót th́ tốt nhất là cho anh ta về nhà. Không nên để họ đánh đu với thần chết làm chi nữa và cũng chẳng nên đ̣i hỏi ǵ thêm ở một người đă cống hiến nhiều như vậy. Trong khi đó th́ đến tháng Giêng 1968, Đại úy Lê Bá B́nh đă bị thương năm lần từ lúc ra trường vào năm 1962. Nhưng đất nước anh không có cái xa hoa hay dư thừa nhân sự để cho anh giải ngũ được.

 

Cũng vào khoảng tháng Giêng năm 1968 th́ số người Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi liệu Hoa Kỳ có nên quyết tâm theo đuổi chính sách của ḿnh hay không tăng dần lên sau khi TT Kennedy hứa là sẽ "trả bằng bất cứ mọi giá và nhận lănh mọi trách nhiệm..." Họ cảm thấy những thành quả đạt được quá ít so với cái giá về nhân mạng và vật chất đă bỏ ra, thành thử lối suy nghĩ như vậy có vẻ không hợp lư. Đối với các thanh niên Mỹ trong lứa tuổi từ 18 đến 25 th́ viễn tượng đi chiến đấu và chết cho một cuộc chiến không phải của họ ngay từ khởi đầu đă không có sức hấp dẫn ǵ lắm.

 

Dư luận Hoa Kỳ có thể tha hồ tranh căi hoặc tỏ ư phản chiến với nhau một cách lịch sự hay bất lịch sự cũng chẳng sao cả. Hiểm họa trực tiếp của quân Bắc Việt hay Việt Cộng chẳng nghĩa lư ǵ đối với Hollywood, Berkeley, Madison hay Ann Arbor. Tuy nhiên đối với những người Việt Nam không muốn sống dưới ách Cộng sản th́ họ không có sự chọn lựa nào khác. Hiểm họa Cộng sản đối với họ rất cụ thể và ngay sát bên hông. Tất cả các biến cố ngoài nước Việt Nam chỉ làm họ bận tâm khi nào chúng có tác động đến khả năng và sự quyết tâm của Hoa Kỳ nhằm yểm trợ và tiếp viện cho họ để bảo vệ nền Tự do.

 

Bối cảnh dẫn đến Khe Sanh và Tết Mậu Thân 1968

 

Cho dù có mặt tại chỗ hay không, nhưng sau một thời gian, các phóng viên tường thuật về Việt Nam đă để lại cho độc giả và khán giả truyền h́nh cái cảm tưởng là suốt chiều dài đất nước Việt Nam chỗ nào cũng chằng chịt đường hầm và nơi trú ẩn an toàn của kẻ thù. Cán bộ Việt Cộng th́ ngụy trang khéo léo và kiểm soát hoàn toàn vùng rừng rậm để ŕnh rập tấn công vào các xóm làng và thành thị. Cảm giác chung của mọi người là không có ai và nơi nào được an toàn cả. Điều này không đúng sự thật.

 

Bỏ sự tuyên truyền của cộng sản báo chí Tây phương ­– thường là tàn nhẫn làm mất cảm t́nh – sang một bên, nền dân chủ non trẻ của nước Việt Nam Cộng Ḥa mới được thành lập c̣n đang phôi thai, vào năm 1966, đă cho thấy sự tiến bộ thực sự hứa hẹn. So với những nhân vật nắm quyền trước đây của thực dân sau Thế Chiến thứ II ở Âu châu và sự khó khăn vô vàn để giữ vững giềng mối qua những thay đổi trong chính phủ mà người Pháp đă trải qua, t́nh h́nh ở Việt Nam, nếu được xét theo một tiêu chuẩn tương tự, không đến nỗi nguy kịch khủng khiếp.


Tiếp theo sau chuyện loại bỏ Ngô Đ́nh Diệm năm 1963 rồi những cuộc đảo chánh chống đảo chánh liên tiếp nhau, sau khi Nguyễn Cao Kỳ trở thành thủ tướng, một sự ổn định ngoài mặt đă được thành lập, cho dù quốc gia đang c̣n trong t́nh trạng chiến tranh. Vào năm 1966, 85 phần trăm công dân đủ điều kiện để bỏ phiếu đă thực sự cố gắng đi bầu.

 

Tổng tuyển cử toàn quốc tại Việt Nam được tổ chức vào tháng Mười Một năm 1967 và sự trong sạch trong cuộc bầu cử nói chung là một phép lạ không nhỏ. Trong khi giới truyền thông Hoa Kỳ và Âu Châu vội vàng kêu lên là các ứng cử viên có khuynh hướng thiên cộng (với mục tiêu lật đổ các chính quyền không cộng sản bằng bạo lực) không được phép ra tranh cử, hàng chục phái đoàn tôn giáo và chính trị bàng quan được gởi đến với tính cách quan sát viên cũng không t́m ra một sự gian lận nào cả. Đúng là Nguyễn Văn Thiệu đă thắng như người ta dự kiến, nhưng sự kiện ông ta chỉ thắng với tỉ lệ 35% cử tri đi bầu đă vô hiệu hóa lời cáo buộc của Cộng sản là cuộc bầu cử đă có sự sắp xếp trước. Đối với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (Bắc Việt) th́ chẳng bao giờ có tự do phát biểu chính kiến như vậy cả.

 

Tại hậu phương Hoa Kỳ, có rất nhiều người vẫn c̣n trông mong vào sự thắng lợi và tin vào những lời của những kẻ lạc quan và bè phái muôn thuở về chính trị. Tướng Westmoreland, sĩ quan cao cấp nhất tại Việt Nam trong một buổi nói chuyện tại Washington DC cho Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia vào ngày 21 tháng 11 năm 1967, khi đả động đến Năm Mới sắp đến, đă tiếp tục đưa ra một sự nhận định khả quan được mọi người ghi nhận. Ông phát biểu: "Đoạn kết đă bắt đầu trông thấy được rồi." Ông cũng xác định thêm là trong ṿng non hai năm nữa th́ người Mỹ sẽ trao lại một phần lớn gánh nặng cho Quân lực VNCH.

 

Bài phát biểu của Tổng Thống Johnson trong dịp báo cáo t́nh h́nh quốc dân đầu tháng Giêng 1968 hết sức cương quyết và dứt khoát. Ngay lúc bắt đầu tŕnh bày về Việt Nam ông nhận định:

 

"Kể từ lần tôi báo cáo với quư vị vào tháng Giêng năm ngoái, ba cuộc bầu cử đă được tiến hành tại Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh và dưới mối đe dọa liên tục của bạo lực. Một Tổng Thống, một Phó Tổng Thống, Thượng Viện, Hạ Viện và các viên chức làng xă đă được tuyển chọn bằng một cuộc bầu cử toàn dân trong sạch. Kẻ thù đă bị đánh bại liên tiếp từ mặt trận này qua mặt trận khác. Số lượng người dân miền Nam Việt Nam được sinh sống trong sự bảo vệ của chính phủ đă tăng lên tính đến chiều nay, là hơn một triệu kể từ tháng Giêng năm ngoái.

 

Đây toàn là những dấu hiệu của sự tiến bộ. Nhưng: kẻ thù vẫn tiếp tục đổ người và của vượt qua biên giới đưa vào chiến trận mặc dù họ đă chịu sự tổn thất nặng nề. Họ vẫn c̣n tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng sẽ bẻ găy được ḷng quyết tâm của chúng ta. Tôi xin thưa là họ đă lầm. Hoa Kỳ sẽ luôn luôn kiên tŕ. Sự kiên nhẫn và cương quyết của chúng ta luôn phù hợp với sức mạnh sẵn có. Mọi cuộc xâm lăng sẽ không bao giờ thành công. Nhưng mục tiêu của chúng ta là ḥa b́nh – và ḥa b́nh càng sớm càng tốt..."

 

Tiếp theo, Tổng Thống Johnson phác họa một cách ngắn gọn mục tiêu của ông nhằm đạt một dạng ḥa b́nh nào đó với Cộng sản tại Hà Nội. Ngoài chuyện đó ra th́ phần lớn bài diễn văn của ông chú trọng vào các đường lối chính sách của chính quyền nhằm xóa bỏ nạn nghèo và kỳ thị chủng tộc trong nước.

 

Trong cùng thời điểm này th́ các kế hoạch gia quân sự Hoa Kỳ đang t́m cơ hội để áp sát và tiêu diệt các đại đơn vị của quân Bắc Việt. Khe Sanh là một ngôi làng hẻo lánh phía Bắc Vùng I Chiến Thuật trên quốc lộ 9 sát biên giới Lào. Địa danh này có vẻ phù hợp với người Mỹ để thiết lập một vùng ngăn chận đường ṃn Hồ Chí Minh và có thể làm bàn đạp tiến qua bên Lào hay cả Bắc Việt sau này nữa.

 

Mặc dầu có những bó buộc ngặt nghèo về tiếp vận nhưng lợi điểm đối với người Mỹ khi giao tranh xa các vùng đông dân cư là cơ hội sử dụng toàn bộ hỏa lực không quân mà không sợ giết lầm dân lành.

 

Trong nhiều năm liền đă xảy ra các cuộc tranh căi giữa các tướng lănh Lục quân và Hải quân làm cách nào tốt nhất để tiến hành cuộc chiến tại Việt Nam. Giới TQLC có vẻ chịu các giải pháp thu phục nhân ḥa bằng cách  kiểm soát các thành phố và làng mạc dọc theo ven biển và ngăn chận không cho Cộng sản ảnh hưởng đến dân chúng. Giải pháp này đă từng được họ sử dụng tại cuộc chiến Banana chống lại quân thổ phỉ và đă đạt được nhiều sự thành công. Trong khi đó th́ tướng Westmoreland và bộ tham mưu tướng lănh lục quân MACV chủ trương cố gắng đánh kẻ thù tại các nơi xa vùng đông dân cư để tận dụng ưu thế hỏa lực và khả năng tiếp viện nhanh chóng. V́ vậy vào cuối năm 1967, Sư đoàn 3 TQLC được phái đi đóng tại những vị trí hầu như là cố định nằm cận khu phi-quân-sự và sát cạnh Khe Sanh. Quyết định này phần lớn phát sinh từ viễn ảnh chiến lược của tướng Westmoreland.

 

1967 là năm mang lại sự thử thách và hy sinh lớn nhất từ trước đến nay cho các lực lượng bộ binh và không quân tại Việt Nam. Số lượng gần 10.000 người bị thiệt mạng trong 12 tháng đó nhiều hơn là tất cả các sự thiệt hại của các năm trước cộng lại. Tại phía cực Bắc của Vùng I Chiến Thuật ngay sát dưới khu phi-quân-sự, lực lượng TQLC phải chiến đấu một cách vất vả trong những điều kiện mà họ không thích chút nào.

 

Sở trường tiến hành các cuộc hành quân tấn công chớp nhoáng của TQLC đă bị cản trở bởi trách nhiệm phụ thuộc là thiết lập và bảo vệ nỗ lực xây dựng cái mà sau này bị nhạo báng là "tuyến McNamara," được đặt theo tên của Bộ trưởng Quốc pḥng Robert Strange McNamara. Khái niệm dựng một hàng rào hữu hiệu để ngăn chận các cuộc xâm lăng từ phía Bắc xuống đă được cứu xét khá kỹ lưỡng trong nhiều năm qua và có lúc ngay cả một số sĩ quan cao cấp TQLC cũng có vẻ đồng t́nh.

 

Được biết đến với cái tên "Dyemarker" (đánh dấu mực), trọng điểm của hệ thống "hàng rào điện tử McNamara" là một dải đất dọn sạch trắng rộng từ 600 đến 1.000 thước chạy dài từ Đông sang Tây ngang qua khu phi-quân-sự. Ḿn bẫy, sensor điện tử và dây kẽm gai được gài đặt để chống lại sự xâm nhập của địch quân hoặc lùa chúng vào những vị trí mà lực lượng đồng minh có thể tiêu diệt họ một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra hệ thống "Dyemarker" c̣n bao gồm các lô cốt bê tông rải rác để các đơn vị TQLC và VNCH có thể quan sát và pḥng thủ đường tuyến.

 

Các cấp chỉ huy của TQLC rất bực ḿnh khi bị giao trách nhiệm xây dựng tuyến pḥng thủ v́ họ cảm thấy sự vô ích của nỗ lực này. Nó giống như một sự lặp lại của tuyến pḥng thủ Maginot của Pháp đă từng thất bại thời Thế Chiến Thứ Hai. Nhu cầu để có đủ phương tiện tại chỗ nhằm dọn băi, gài ḿn và sensor điện tử, thiết lập các lô cốt bê tông... mà lại c̣n phải bảo vệ trong lúc đang xây dựng cái công tŕnh khổng lồ này đă làm suy giảm thêm nguồn lực của các đơn vị được giao chuyện này.

 

Ngay từ tháng 7/1967, Trung tướng Victor Krulak, nguyên tư lệnh TQLC tại chiến trường Thái B́nh Dương, cổ súy chiến lược không để kẻ thù nắm ḷng dân mà phải thu phục nhân tâm họ và tránh phải tiến hành một cuộc chiến pḥng vệ tại những nơi xa dân cư. Ông tŕnh bày phương cách tiến hành giao tranh tại khu phi-quân-sự và nhận định các mục tiêu của quân Bắc Việt nhằm: "... kéo chúng ta càng gần càng tốt đến hỏa lực và các lực lượng của chúng, d́m chúng ta trong những trận trọng pháo tầm gần, đẩy chúng ta vào những màn cận chiến với những cuộc giao tranh đẫm máu, cố ư đánh đổi tổn thất thật cao với một số ít binh sĩ của chúng ta và rút lui về các mật khu tại miền Bắc để tái trang bị lại."

 

Các TQLC và binh sĩ chiến đấu trực tiếp với địch quân cho đến nay rất khó chịu bởi những qui định về giao chiến hết sức kỳ cục và nghịch lư. Không những họ không được phép rượt đuổi các đơn vị địch quân đang tháo lui qua các mật khu Cam-bốt, Lào và Bắc Việt mà phong cách không đàng hoàng lương thiện trong khái niệm tôn trọng về các vụ ngưng bắn nhằm những ngày lễ cũng khôi hài không kém. Trong thời gian ngưng bắn trong mùa Giáng Sinh 1967 và Năm Mới vào tuần lễ sau đó, bọn Cộng sản đă liên tục vi phạm ngưng bắn. Thiếu tá Gary Todd, một sĩ quan t́nh báo của Sư đoàn 3 TQLC diễn tả một điều mà ai cũng biết rằng: "phát súng cuối cùng trước khi ngưng bắn giống như phát súng lệnh báo hiệu cuộc đua cho bọn Bắc Việt rùn người xuống và phóng thục mạng" xuống miền Nam để tiếp viện cho các lực lượng của họ.

 

Tướng Giáp và bộ sậu Bắc Việt được kể lại là họ trông chờ trận đánh sắp diễn ra và dường như không thể tránh khỏi tại Khe Sanh là một cơ hội để lập lại chiến thắng các lực lượng Pháp tại Điên Biên Phủ năm 1954. Họ quan niệm là nếu kéo được một số lượng đáng kể lực lượng Hoa Kỳ về đó, t́m cách cô lập và tiêu diệt đi th́ dư luận Mỹ cuối cùng sẽ chán nản về một cuộc chiến mà Cộng sản đă tỏ ra không bao giờ chịu đầu hàng dù phải trả bằng bất cứ giá nào.

 

Quân Bắc Việt đă huy động một số lượng đáng kể về nhân vật lực trong và chung quanh vùng Khe Sanh. Vào những tháng cuối năm 1967, những cuộc đụng độ lẻ tẻ nhưng mănh liệt trên các ngọn đồi chung quanh căn cứ Mỹ, mà chẳng bao lâu sau lan rộng ra hơn đă xác nhận các nguồn tin của t́nh báo Hoa Kỳ là có ít nhất ba sư đoàn với đầy đủ quân số của Bắc Việt đă có mặt và nóng ḷng gây chiến với TQLC Hoa Kỳ.

 

Từ ṭa Bạch Ốc, Tổng Thống Johnson đặc biệt chú ư đến trận đánh sắp diễn ra và số phận của trung đoàn TQLC đóng tại đó như một cái mồi để bẫy địch quân. Giới báo chí bắt đầu so sánh Khe Sanh với Điện Biên Phủ. Tổng Thống Johnson muốn chắc chắn là sẽ không mắc phải sai lầm đáng hổ thẹn của các tướng lănh Pháp khi họ không đếm xỉa ǵ đến khả năng xoay sở thần t́nh của địch quân và không màng đến các nguyên tắc căn bản nhất khi tiến hành chiến tranh. Điều đó đă làm thiệt mạng biết bao nhiêu là binh sĩ can trường.

 

Tại Điện Biên Phủ quân Pháp đóng trong những vị trí trong ḷng chảo và nhường các cao điểm lại cho Việt Minh, nghĩ rằng chúng không tài nào có thể đặt nổi trọng pháo tầm xa trên các ngọn núi lân cận. Về mặt tiếp vận, Điện Biên Phủ là một cơn ác mộng v́ quá xa các căn cứ bạn. Các chiến đấu cơ không có đủ thời gian để hoạt động một khi đă đến vị trí. Việt Minh đă khôn khéo đặt súng pḥng không rất hiệu quả làm các phóng pháo cơ không thể hạ cao độ để thả bom một cách chính xác hơn được. Những chiếc máy bay vận tải C-119 nặng nề dùng để thả đồ tiếp tế bị buộc phải thả từ độ cao và khi điều kiện gió bất lợi, các đạn dược, thực phẩm và thuốc men thường rơi vào khu vực kiểm soát của kẻ thù càng lúc càng lan rộng dần.

 

Các lực lượng Hoa Kỳ có nhiều lợi thế mà người Pháp không có. Khe Sanh nằm trên một vùng đất cao và TQLC kiểm soát hữu hiệu một số ngọn đồi chính yếu kề bên. Mặc dù bộ đội Bắc Việt vẫn có thể bố trí một loạt trọng pháo tầm xa tại các ngọn núi Ai-Lao ở phía Tây và có khả năng bắn phá gần như liên tục, và dù đă cắt đứt được quốc lộ 9 giữa Khe Sanh và Đông Hà, nhưng họ vẫn không thể ngăn chận được các đoàn công-voa tiếp tế và hỏa lực không quân Hoa Kỳ với một số lượng lớn trực thăng và máy bay cánh thẳng. Điều này đă khiến TQLC Hoa Kỳ có thể duy tŕ chiến đấu một cách vô thời hạn. Những khẩu đại pháo 175 ly tại căn cứ Carroll có đủ tầm xa và sức mạnh cần thiết để bảo vệ căn cứ Khe Sanh đối với các cuộc tấn công của quân Bắc Việt. Trong khi đó th́ các cuộc hành quân tại Vùng I Chiến Thuật và những nơi c̣n lại tại Việt Nam vẫn tiếp diễn không ngừng nghỉ.

 

Cầm Bành

 

Vào cuối năm 1967 Cầm Bành là một nhân viên 21 tuổi làm việc tại khu mua hàng của trung tâm trao đổi Hải Quân Hoa Kỳ, c̣n gọi là PX tại thành phố Sài G̣n gần Chợ Lớn. Đến thời điểm này, cuộc đời nàng và gia đ́nh phản ảnh các hỗn loạn và thay đổi của đất nước từ lúc Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt.

 

Sinh ra tại Hà Nội vào năm 1946, Cầm Bành là người con thứ hai, có một chị gái và đă theo mẹ, người chị và hai đứa em trai vào Sài G̣n trong năm 1952. Theo phong tục Việt Nam th́ không có ǵ lạ khi một người đàn ông lấy vợ hai và lập thêm mái ấm với người đàn bà đó. Điều này làm cho mẹ của Cầm Bành và những đứa con bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Mẹ của Cầm Bành cũng không có sự chọn lựa nào khác khi chồng quyết định như vậy. Bà lập tức mang theo bốn đứa con thơ xuôi vào Nam, hai năm trước cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đă kéo thêm một triệu người Bắc đi t́m tự do trốn sự đàn áp của Cộng sản. Mẹ của Cầm Bành đă may mắn t́m được một công việc thư kư trong bộ phận tương đương với ṭa Đô chánh Sài G̣n.

 

Khi người chị lập gia đ́nh và dọn đi nơi khác, Cầm Bành bỏ học vào năm 1962 để phụ mẹ kiếm tiền nuôi hai đứa em trai. Trước khi làm việc tại trung tâm trao đổi PX của Hải quân Hoa Kỳ, cô đă từng làm việc tại nhiều nơi khác rồi.

 

Sức tác động vào nền kinh tế Việt Nam do sự tiêu xài của các quân nhân Mỹ tại địa phương hết sức đáng kể. Quyền lợi của những người được làm việc cho người Mỹ do đó tăng nhanh một cách bất cân xứng so với công việc của họ. Sự kiện người Mỹ sẵn sàng trả tiền cao hơn trước cho tất cả các dịch vụ được hưởng đă có những hậu quả lâu dài tác hại đến vật giá và sự phân bổ các nguồn tài nguyên vốn đă hiếm hoi trong thời chiến.

 

Đối với Cầm Bành và gia đ́nh, công việc tại trung tâm PX đă khiến nàng trở thành người kiếm tiền trụ cột và đời sống cả nhà khá hẳn lên so với thời kỳ nàng chưa làm việc cho người Mỹ. Thu nhập từ công việc của Cầm Bành cộng với lương của mẹ nàng tại ṭa đô chánh đă bảo đảm cho hai đứa em trai được tiếp tục ăn học mà không bị trở ngại nào cả.

 

Cuộc sống của cô gái trẻ đẹp Cầm Bành vào cuối năm 1967 tương đối khả quan theo tiêu chuẩn của người Việt Nam và cũng không khác mấy so với các phụ nữ đồng trang lứa.

 

Mỗi buổi sáng trong những ngày làm việc, Cầm Bành gia nhập vào cái khối người đông đảo đang chuyển động mà đối với một người đứng ngoài th́ có vẻ như một đám đông biểu t́nh nhưng đối với các cư dân của thành phố Sài G̣n tự do và sinh động th́ đó chỉ là một ngày đi làm như thường lệ. Di chuyển bằng xe xích-lô từ nhà ở Phú Nhuận đến sở làm PX, nàng có dịp thưởng thức phong cảnh, hương vị và âm thanh của cái thành phố đă dung dưỡng nàng. Trên đoạn đường 10 cây số Cầm Bành có dịp chiêm ngưỡng sinh hoạt b́nh thường của dân chúng, nh́n các trẻ em mặc đồng phục đi đến trường học, đi qua các hàng quán và gánh hàng rong ngoài lề đường sẵn sàng bán hàng hóa cho tất cả khách qua đường bất kỳ lúc nào, và xem các cảnh sát viên điều hành lưu thông. Thỉnh thoảng có các quân nhân Mỹ và Việt Nam lái xe jeep ngoái cổ lại bàng hoàng ngắm Cầm Bành và các cô gái trẻ đẹp khác trong những chiếc áo dài thướt tha.

 

Sự ưu việt của nền văn hóa Việt Nam đă được khẳng định một cách tuyệt đối với sự phát minh của chiếc áo dài. Bộ trang phục này đă tạo cho người phụ nữ tất cả những ǵ mà các ngôn ngữ hay văn hóa khác không thể làm được.

 

Áo dài được thiết kế rất đơn giản nhưng hết sức gợi cảm và làm nổi bật tất cả các ưu điểm và nữ tính của người đàn bà. Khác hoàn toàn với khuynh hướng Tây phương thô kệch, hở hang và không để lại cảm xúc ǵ trong tâm trí, chiếc áo dài không phô trương điều ǵ nhưng làm cho người đàn ông nào thích thưởng lăm các đường nét hài ḥa về h́nh học sẽ phải thắc mắc và tưởng tượng về những ǵ ẩn núp bên dưới lớp vải. Thật là một điều lạ lùng là với quá nhiều các nét đẹp trên đường phố như vậy th́ các quân nhân và TQLC c̣n t́m nổi ở đâu sức lực hầu tập trung vào việc đánh nhau với kẻ thù?

 

Lưu thông tại Sài G̣n phần lớn gồm xe đạp và một số nhỏ xe gắn máy và xe hơi đang tăng nhanh dần lên. Thành phố Sài G̣n luôn luôn chuyển động. Dân chúng cần đủ loại hàng hóa để sinh sống và ăn uống. Các sản phẩm không sản xuất được trong phạm vi nội thành được chở đến hầu hết từng lượng nhỏ, thật nhỏ vừa sức chở của những chiếc xe đạp thồ, cho dù đó là gà lợn, chuối hay mít, các bao gạo hay các bó rau xanh. Chẳng có phương tiện ướp lạnh nào cả. Những ǵ bán trong ngày thứ Hai được sử dụng ngay trong ngày thứ Hai. Đến thứ Ba th́ quá tŕnh bắt đầu lại từ đầu. Chu tŕnh này diễn ra bất tận.

 

Sự hiện diện gần như thường trực của những người bán hủ tíu rong ngoài lề đường – một dạng cung cấp hàng ăn liền độc đáo và nguyên thủy – với những "quán ăn" tí hon lưu động có thể được thiết lập một cách chớp nhoáng để phục vụ cho bất cứ ai và bất kỳ chỗ nào. Họ gánh từ chỗ này đến chỗ kia hai cái vạc lớn đong đưa trên quang gánh hay khá hơn một chút là đẩy trên cái xe nhỏ để phục vụ cho dân thành thị đang tỉnh giấc. Sinh hoạt bề ngoài đối với người Mỹ có vẻ ồn ào và vô tổ chức nhưng sự đều đặn và kiên tŕ này là chuyện buôn bán thường lệ và là dấu hiệu cho thấy công dân của đất nước Việt Nam Cộng Ḥa c̣n non trẻ đang mơ ước một tương lai sáng sủa và ổn định hơn.

 

Mặc dù mẹ của Cầm Bành c̣n quan niệm phong kiến và nghiêm ngặt giống như xă hội Việt Nam thời đó đối với chuyện trai gái hẹn ḥ tán tỉnh nhưng hoàn cảnh nói chung khá an b́nh thành thử Cầm Bành vẫn được phép đi chơi khuya những lúc không có chuyện nhà phải làm. Nàng được phép đến các câu lạc bộ và pḥng trà cùng với bạn gái để vui đùa với cuộc sống Sài G̣n về đêm, được nhảy đầm và nghe nhạc.

 

Phim ảnh quốc nội không được sản xuất nhiều trong nước nhưng các phim ảnh ngoại quốc được lồng hay phụ đề tiếng Việt không hề thiếu. Cầm Bành rất thích các tài tử Sophia Loren và Gina Lollobrigida lúc nào cũng rực rỡ và tuyệt đẹp cho dù họ nói bằng ngôn ngữ ǵ đi nữa. Tuy nhiên thần tượng tuyệt đối của Cầm Bành vẫn là "thiên thần" của nàng, cái tên Cầm Bành đặt cho tài tử Elizabeth Taylor.

 

Sinh viên sĩ quan Nguyễn Lương

 

Nguyễn Lương bắt đầu lớp học để trở thành sĩ quan chuyên nghiệp khi anh gia nhập khóa 24 trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt vào mùa thu năm 1967. Được biết qua số thứ tự của khóa học, toán hơn 300 thanh niên đầy ḷng yêu nước của anh sẽ ra trường với cấp bậc Thiếu úy vào tháng 12 năm 1971 nếu mọi chuyện diễn tiến đúng như theo kế hoạch.

 

Khởi thủy, trường VBQGĐL được thành lập bởi người Pháp vào năm 1948 với cái tên là trường Vơ Bị Liên Quân tại Huế. Rập theo khuôn mẫu trường St. Cyr tại Pháp, và tương đương với trường West Point của Hoa Kỳ, trường VBQGĐL có nhiệm vụ đào tạo huấn luyện một tầng lớp cán bộ sĩ quan chuyên nghiệp đáng tin cậy. Trong những người nổi tiếng đă từng tốt nghiệp có Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thuộc khóa 1 đầu tiên.

 

Nằm trong thị trấn nghỉ mát Đà Lạt với khí hậu mát dịu vào khoảng 140 dặm về hướng Đông Bắc của Sài G̣n, trường VBQGĐL trong suốt quá tŕnh tồn tại có chương tŕnh phần lớn là hai năm. Với sự trợ giúp của người Pháp và người Mỹ, chương tŕnh đă được mở rộng thành ba và sau đó là bốn năm vào cuối thập niên 1950. Tuy nhiên đến thập niên 1960 do khó khăn của thời cuộc, cộng thêm nhu cầu gia tăng để chiến đấu chống hiểm họa Cộng sản và đ̣i hỏi của chiến trường cần liên tục các sĩ quan trẻ, chương tŕnh đă trở lại thành hai năm.

 

Cùng với sự dính líu của Hoa Kỳ ngày càng nhiều, trường VBQGĐL được khuyến khích áp dụng mô h́nh bốn năm của trường vơ bị West Point vào giữa thập niên 1960. Khóa 22 thực tế được chia ra làm hai lớp khác nhau: khóa 22A với chương tŕnh hai năm và khóa 22B bốn năm. Cả hai khóa 23 và 24 đều có chương tŕnh bốn năm. Từ đó kế hoạch sẽ theo phương cách đó vô hạn định.

 

Điều kiện gia nhập trường VBQGĐL, giống như West Point của Hoa Kỳ, rất khó khăn và có tính cách tranh đua cao. Từ một số lượng vài ngàn ứng viên đủ điều kiện đầy nhiệt t́nh chiến đấu cho Tổ Quốc, khóa 24 được gạn lọc c̣n khoảng 300 người với số điểm học vấn và thể lực cao nhất. V́ đất nước chưa được phát triển và đủ tài chánh để có thể thành lập học viện cho từng ngành như Không quân, Hải quân và TQLC, các sĩ quan trẻ mới tốt nghiệp được phân bổ với tỉ lệ nhiều hơn cho các binh chủng nào có nhu cầu cao.

 

Điều thông lệ là các sĩ quan tốt nghiệp với số điểm cao nhất đều thể hiện tinh thần dấn thân, vị quốc vong thân của trường trong mọi thời đại và t́nh nguyện vào các binh chủng Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến.

 

Nguyễn Lương sinh năm 1947 tại Biên Ḥa, một thành phố cách Sài G̣n 25 dặm về hướng Đông Bắc. Anh là con trai trưởng trong năm anh em trai và một gái. Cha anh đă từng làm sĩ quan hiến binh thời Pháp trước khi đất nước bị chia cắt vào năm 1954. Khi Việt Nam Cộng Ḥa được thành lập, cha của Lương được chuyển qua sở bưu điện và làm việc trong một bộ phận có tính cách đặc biệt và bí mật, chuyên kiểm duyệt các thư từ bằng mật mă giữa Cộng sản ở miền Bắc và cán bộ nằm vùng của họ trong Nam. Thường th́ các loại thư từ như vậy được gởi thông qua ngă Âu châu hay gởi cho các địa chỉ có vẻ vô hại nhằm tránh các cặp mắt săm soi của những nhân viên như cha của Lương.

 

Lớn lên, Lương thích chơi tây-ban-cầm, nhất là nhạc cổ điển tây phương. Giống như mọi thiếu niên khác, ảo tưởng và sự hấp dẫn của phim ảnh đă thu hút óc tưởng tượng của anh. Các loại phim hành động, phim cao bồi, phim giả tưởng đều làm anh thích thú. Những cuốn phim như "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của Jules Verne là loại phim mà anh luôn luôn nhớ lại với niềm thân thương.

 

Là đoàn viên của một toán hướng đạo sinh tại địa phương, anh và các bạn thường cắm trại tại các vùng vắng vẻ chung quanh Nha Trang, Thủ Đức và B́nh Dương. Cũng có lúc anh cắm trại ngay trong chùa Giác Lâm ở Sài G̣n. Rất nhiều lần các hướng đạo sinh trẻ được giao thực tế một số nhiệm vụ cứu trợ hay từ thiện, tùy theo nhu cầu của một đất nước c̣n nhiều khó khăn. Họ thường xuyên tổ chức cứu trợ nạn nhân bị hỏa hoạn, tham gia những dự án xây cất mới, phụ giúp sửa chữa đường xá, cầu cống bị chiến tranh tàn phá hay làm bất cứ chuyện ǵ để góp một bàn tay lúc cần thiết.

 

Mức học vấn của Lương trước khi gia nhập trường VBQGĐL bao gồm hai năm cao đẳng kỹ thuật, nếu tính chương tŕnh học tương đương bên Mỹ. Tại Việt Nam chương tŕnh tại các trường cao đẳng kỹ thuật đ̣i hỏi tŕnh độ cao về toán và khoa học. Điều này rất quan trọng v́ đă giúp cho Lương làm quen với chuơng tŕnh VBQGĐL rập khuôn theo trường West Point Hoa Kỳ cũng chú trọng về các môn học kỹ thuật.

 

Vào năm 1967 tại Mỹ, việc gia nhập quân đội – hay có vẻ như đang trong quân ngũ –  không làm cho các chàng trai trẻ tăng thêm bao nhiêu cơ hội làm quen với các phụ nữ trong tuổi cập kê. Tại Việt Nam, một quốc gia đang chiến đấu cho sự sống c̣n, th́ các sĩ quan tương lai được giới khác phái chú ư một cách thuận lợi hơn nhiều v́ họ được quan niệm là các anh hùng bảo vệ đất nước. Do đó các sinh viên sĩ quan trường VBQGĐL thường được coi là khá "đắt giá."

 

Những lúc không bận học hành hay thực hành ngoài băi tập th́ Lương giữ một mối liên lạc với một thiếu nữ trẻ cùng quê ở Biên Ḥa. Ngay từ đầu mối t́nh của hai người rất sâu đậm và nàng vẫn hạnh phúc và chung thủy chờ đợi chàng thi hành nghĩa vụ công dân trở về.

 

Thiếu úy George Philip III, TQLC Hoa Kỳ

 

Thiếu úy George Philip III, khóa 1967 trường Hải Quân Hoa Kỳ lo lắng sẽ để lỡ cơ hội được nh́n thẳng vào tận "mắt con voi" trước khi anh có thể đến Việt Nam để tham dự vinh quang của chiến thắng. Do đó anh tự ư cắt ngắn thời gian và chỉ sử dụng một nửa số ngày nghỉ phép sau khi tốt nghiệp để tŕnh diện tại Quantico nhằm tham dự khóa Huấn Luyện Căn Bản (The Basic School TBS) được mở ra sớm hơn. Anh ngạc nhiên và thích thú khi thấy có tám hay chín bạn bè đồng khóa cũng tŕnh diện sớm và nôn nóng để bắt đầu quá tŕnh thực tập.

 

George tŕnh diện TBS và Đại đội Alpha 1-68 (lớp đầu tiên sẽ tốt nghiệp trong năm 1968 vào khoảng trung tuần hay hạ tuần tháng 10) vào cuối tháng 6 năm 1967 với ư định sẽ tốt nghiệp khóa Sĩ quan bộ binh 0302-MOS. TQLC thực chất thuộc về bộ binh. Nếu bạn trong bộ binh mà không phải là TQLC th́ bạn phải phục vụ cho những người là TQLC. Đơn giản là như vậy, ít nhất là trong quan niệm của anh chàng Thiếu úy mới ra trường.

 

Con đường dẫn đến Annapolis, Quantico và Việt Nam đối với Thiếu úy George Philip khởi đầu hơi khác với đa số các bạn bè sĩ quan đồng khóa mới quen. Đối với hầu hết mọi người, con đường sĩ quan chuyên nghiệp và sự dấn thân vào cuộc đời lính chiến bắt đầu từ ngày họ bước vào trường học viện Hải Quân hay OCS. Hẳn nhiên là họ đă bị ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp bởi xă hội và lịch sử Mỹ, bởi các bậc phụ huynh, anh em, chú bác và bạn bè, những người đă từng phục vụ trong quân ngũ và có các chuyện thần kỳ kể lại cho họ nghe. Tính ưu việt của binh chủng TQLC, niềm tự hào và sự thỏa măn của những con người đó qua các kinh nghiệm trong quân ngũ của họ đă toát ra một vẻ khôn ngoan và sâu sắc một cách đặc biệt. Điều này đă thu hút những đứa trẻ nôn nóng muốn được trải qua các bài học đó. Sự hấp dẫn của các câu chuyện đă đánh động tính hiếu động và lăng mạn của giới trẻ lúc nào cũng muốn tham dự vào một công việc nào đó thật sự có ư nghĩa. Không có tiếng gọi nào có thể mang lại cho một thanh niên cơ hội đối diện với các thử thách lớn, sự hiểm nguy và khả năng thỏa măn về trí tuệ và bản thân cao hơn là đi lính TQLC.

 

Quá tŕnh cuộc đời binh nghiệp của George Philip đă bắt đầu từ trước khi anh có ư tưởng đó. Ḍng họ Taussig về phía mẫu thân từ thời Nội Chiến đă có một loạt các nhân vật hy sinh theo chiến hạm và đă từng phục vụ xuất sắc trong quân đội. Ngoài việc mất người chồng thứ nhất là cha của George – và điều này đă làm cho George trở thành người thừa kế nam duy nhất của cha anh – mẹ của George c̣n có một người em trai tốt nghiệp khóa 1941 trường Hải Quân Hoa Kỳ đă từng được tặng thưởng huân chương Navy Cross và bị cụt một chân lúc phục vụ trên chiến hạm USS Nevada với cấp bậc Hải quân Thiếu úy trong trận Pearl Harbor ngày 7 tháng 12 năm 1941.

 

Bất kỳ họ dọn di đâu theo công vụ của người chồng kế là sĩ quan TQLC, mẹ của George đều trưng trên bức tường lớn nhất trong nhà h́nh chân dung của ḍng họ Taussig, những khuôn mặt rắn rỏi, nghiêm nghị mà tên tuổi nhiều người được liệt kê trong các sách quân sử Hải quân, những chiến sĩ mà ḷng quả cảm và sự nghiệp trung thành đă giúp biến đổi Hải quân Hoa Kỳ từ một đơn vị tuần duyên yếu ớt trở thành một sức mạnh tuyệt đối trên toàn cầu.

 

Về phía phụ hệ, tinh thần phục vụ và ḷng hy sinh cho tổ quốc cũng không kém phần quan trọng. Bà nội của George, Alice Waldron Philip, mang trong người một phần tư ḍng máu bộ lạc da đỏ Sioux. Em trai của bà, John Waldron tốt nghiệp học viện Hải Quân Hoa Kỳ khóa 1924 là người đầu tiên trong ḍng họ bên nội theo đuổi sự nghiệp hải quân. Ông là phi công không đoàn trưởng không đoàn Torpedo Eight (VT-8) trên chiến hạm USS Hornet (CV-8). Vào đầu tháng 6, 1942 trong chiến dịch mở màn cho trận đánh Midway, Hải quânThiếu tá Waldron dẫn đầu 15 chiếc máy bay cũ kỹ TBD-1 Douglas Devastators bay vào một trận đánh cảm tử vô vọng nhằm tấn công các hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoàng gia Nhật. Hành động của đơn vị đầu tiên đă phát hiện và xung trận này vào ngày 4 tháng 6, 1942 đó đă đưa đến kết quả là toàn bộ không đoàn bị xóa sổ, tất cả các phi công đều hy sinh trừ một người là Hải quân Thiếu úy George Gay. Nhưng họ đă đạt mục tiêu là kéo được phần lớn các chiến đấu cơ Nhật xuống cao độ thấp và không c̣n khả năng bảo vệ hạm đội Nhật nữa. Nhờ vậy, một chốc sau các lực lượng không quân Hoa Kỳ đă đẩy lui thành công bước tiến của hải quân Nhật mà không gặp sức kháng cự nào, đó là nhờ những ǵ không đoàn Torpedo Eight đă làm trước đó. Chỉ một trận đánh đó, và các biến cố tiếp theo sau trong ṿng từ bốn đến tám phút đồng hồ đă khiến cục diện của chiến trường Thái B́nh Dương nghiêng hẳn về phía Hoa Kỳ. Qua chiến công chỉ huy quên ḿnh và anh dũng ngày hôm đó, John Waldron đă được truy tặng huân chương Navy Cross.

 

Ba năm sau, trong trận đánh Okinawa, ông cậu của George là Hải quân Trung tá George Philip, Jr., tốt nghiệp khóa 1935 học viện Hải Quân Hoa Kỳ, sau khi tham dự một loạt chiến dịch khốc liệt trong vùng đảo Solomons, Philippines và Iwo Jima, lúc ông đang chỉ huy chiến hạm USS Twiggs (DD-521) làm nhiệm vụ tuần tra th́ chiến hạm của ông bị các phi công Kamikaze Nhật tấn công. Nhiều người trên chiến hạm sống sót nhưng cũng có một số lớn bị thiệt mạng, trong đó Trung tá Philip là một trong 174 thủy thủ đoàn đă đền nợ nước. Giống như cậu là John Waldron, Trung tá Philip cũng được truy tặng huân chương Navy Cross.

 

Thế Chiến Thứ Hai đă gây ra hậu quả là có biết bao nhiêu là quả phụ và cô nhi bị mất cha. Margaret Taussig Philip mới chỉ 26 tuổi khi chồng chết. George Philip III, sau này tốt nghiệp khóa 1967 học viện Hải Quân Hoa Kỳ lúc đó mới chín tháng tuổi và chị của anh tên là Snow mới ba tuổi khi cha mất.

 

Lúc chiến hạm USS Riggs bị nạn th́ Wilbur Helmer, Thiếu tá pháo binh TQLC trẻ tuổi vừa trải qua các địa ngục Bougainville, Guam, Iwo Jima và đang chiến đấu chống quân Nhật trên đảo Okinawa. Mẹ của George và Thiếu tá Helmer gặp nhau sau chiến tranh và hai người thành hôn vào năm 1947. Vào những năm sau đó, họ có thêm được ba đứa con nữa.

 

Mặc dù mẹ đă tái giá với ông Helmer, sau này lên Đại tá, hai chị em George và Snow vẫn thường được nghỉ hè tại nhà bà nội ở South Dakota để làm quen với truyền thống của bên họ nội. Bà nội Philip cũng thường nhắc nhở họ về di sản dân tộc da đỏ Sioux của gia đ́nh. Bà vẫn dắt hai chị em đi chơi những vùng như Wounded Knee ngay từ lúc trước khi chuyện này trở thành thời thượng. Họ được giáo dục rơ ràng họ là hậu duệ của những người Mỹ đầu tiên trên đất nước Hoa Kỳ.

 

Sự kết hợp giữa hai ḍng họ Philip và Taussig đă mở đường cho George vào một gia đ́nh hỗn hợp quân sự - quư tộc tuy không thường gặp nhưng không phải là duy nhất trên đời. Họ thuộc ḍng dơi quư tộc không phải ở cái ư nghĩa thật giàu có về của cải mà v́ qua hàng bao nhiêu thế hệ, ḍng họ đó đă sản sinh ra các nhân tài để phụng sự và có khả năng đặc biệt lúc nào cũng vươn lên mức cao nhất trong binh nghiệp. Họ không cần thiết phải cầm đầu các công ty kỹ nghệ nhưng chắc chắn một điều là họ đă chỉ huy những chiến hạm và đưa các chiến sĩ vào sinh ra tử. Đó là truyền thống gia đ́nh mà George Philip đă được sinh ra từ đó.

 

Quyết định của George để trở thành một TQLC mà không phải là một thủy thủ cũng không gặp trở ngại ǵ mấy. Tuy dưới ảnh hưởng trực tiếp của cha là thuyền trưởng khu trục hạm nhưng không hề có một áp lực nào khiến anh phải gia nhập Hải quân. Cha kế của anh là TQLC cũng không hề đẩy anh đi theo con đường của ông. George Philip được sinh ra để trở thành TQLC, chỉ đơn giản có thế mà thôi.

 

Từ Trường Huấn Luyện Căn Bản đến trại Ft. Sill

 

Vào giữa năm 1967, chương tŕnh của trường Huấn Luyện Căn Bản TBS không hề sơ sài hay thừa thăi nhưng đă được gạn lọc xuống chỉ c̣n những khái niệm cần thiết nhất. Nhu cầu phải cung cấp các trung đội trưởng bộ binh cho chiến trường Việt Nam ngày càng tăng đă buộc các kế hoạch gia của Quantico cắt bỏ đi những phần trong chương tŕnh mà họ nghĩ là không trực tiếp có lợi cho khả năng chỉ huy của các sĩ quan chiến đấu. Thời gian thụ huấn tại TBS được giảm xuống chỉ c̣n năm tháng. Hai khóa cuối cùng của năm 1967, Đại đội N và O đă được nhập chung lại thành một và gần 80% sĩ quan tốt nghiệp được phái đi Việt Nam với tư cách sĩ quan bộ binh. Phần c̣n lại được điều động cho các ngành như pháo binh, thiết giáp, tiếp liệu, thông tin v.v...

 

Công việc huấn luyện các sĩ quan Thiếu úy được binh đoàn TQLC đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh. Các phương tiện nhằm trang bị kiến thức cho các sĩ quan trẻ sẽ tốt nghiệp Quantico để đi chiến đấu ngoài chiến trường rất đáng chú ư. Hầu hết sĩ quan huấn luyện viên đều là Đại úy, những người vừa trở về từ Việt Nam với kinh nghiệm trực tiếp đă từng thi hành tất cả những điều mà các sĩ quan học viên sẽ phải làm sau này. Bộ Tư Lệnh TQLC đặc biệt để ư đến khả năng của các sĩ quan mà họ bổ nhiệm làm huấn luyện viên v́ họ sẽ tác động mạnh đến phẩm chất của các sĩ quan sắp tốt nghiệp.

 

Các sĩ quan khoá sinh được huấn luyện năm ngày rưỡi mỗi tuần và không cần phải nhắc nhở họ về sự quan trọng của khóa học và nơi mà họ sắp đến sau này. Các bài giảng trong lớp học được tiếp nối sau đó với các buổi thực tập nặng ngoài băi tập và ứng dụng thực tế trong mọi đề tài, từ hỏa lực bộ binh và chiến thuật tiểu đội cho đến các cấp trung đội và đại đội. Trong phạm vi khuôn khổ đó, các sĩ quan phải trải qua một lượng lớn thời gian để tập di hành, đi tuần tra, tập các chiến thuật xung kích, pḥng thủ, phục kích, cách sử dụng một cách hiệu quả các hỏa lực yểm trợ, v.v... và v.v... Không có chuyện ǵ là không quan trọng cả. Nếu điều ǵ có vẻ hời hợt hay kỳ cục th́ sĩ quan đại úy huấn luyện viên sẽ có ngay một kinh nghiệm chiến đấu thật để giải thích tại sao đề tài đó là tối quan trọng. Những câu mào đầu như "Nghe đây các bạn, đây có thể là bài giảng quan trọng nhất mà các bạn sẽ được học," hay lời cảnh cáo "Chú ư đây, quư vị, điều này có thể sẽ cứu mạng sống của bạn và đồng đội bạn..." được nghe đi nghe lại hằng ngày.

 

Thiếu úy George Philip đă đến trường Huấn Luyện Căn Bản với ư định sẽ đi Việt Nam với tư cách là một sĩ quan bộ binh TQLC. Điều này có thể do người cha kế của anh là sĩ quan pháo binh TQLC đă tác động vào tiềm thức mà anh không biết. Mặc dù TQLC là một binh chủng bộ binh nhưng lại phải lệ thuộc vào các phương tiện khổng lồ để yểm trợ cho khả năng bộ binh của chính nó. TQLC cần phải có các sĩ quan khác trong các ngành chuyên biệt để hỗ trợ cho ḿnh. Các ngành này bao gồm pháo binh, thiết giáp, không quân, thông tin liên lạc và hằng hà sa số các nhu cầu trung gian khác. Các học viên sĩ quan tại Quantico đến giữa khóa học th́ sẽ được phân bổ – giống như hai khóa trước khóa Đại đội Alpha 1-68 – ra chiến trường với tư cách sĩ quan bộ binh hay lại sẽ tranh nhau để nộp đơn chọn các chỗ trống trong các ngành chuyên môn.

 

Trong các quán ba, quán rượu hay các lớp học, cho dù say mèm hay tỉnh táo, không ai có thể phủ nhận rằng TQLC Hoa Kỳ, thứ nhất và quan trọng hơn hết, là một tổ chức chú trọng vào nguồn gốc bộ binh của ḿnh. Trong lúc trà dư tửu hậu, bạn bè được quyền căi nhau ai là người có ảnh hưởng nhiều nhất, ai khôn khéo nhất hay ai "đẹp trai" nhất v.v... Các phi công thường trêu chọc bạn bè bộ binh rằng sở dĩ bộ áo bay của họ có nhiều túi là để chứa tiền phụ cấp bay được hưởng thêm. C̣n TQLC bộ binh th́ đáp lại là phi công chỉ là lính cậu v́ có khi nào ngủ bờ ngủ bụi hay ăn khẩu phần C-rations như các "chiến binh TQLC thứ thiệt" đâu? Giữa bộ binh và pháo binh cũng có các cuộc tranh căi đă có từ lâu rồi nhưng vẫn được các thế hệ sĩ quan trẻ duy tŕ là binh chủng nào có tác động đáng kể nhất về kết quả của một trận đánh? Sĩ quan pháo binh th́ mạnh dạn và trắng trợn cho rằng ngành chuyên môn của họ là "vua của chiến trường." Các sĩ quan bộ binh đă "rành sáu câu" th́ đáp lại câu nhận xét đó với câu "bạn có thể là vua chiến trường nhưng hoàng hậu (bộ binh) có quyền ra lệnh bạn thả 'tạc đạn' tại đâu." Và cuộc tranh căi cứ thế mà tiếp diễn. 

 

Có lẽ Thiếu úy George Philip quyết định nộp đơn vào ngành chuyên môn không phải sau khi đă suy nghĩ chín chắn. Chuyện là, dù biết rằng anh cũng sẽ phải phục vụ hoặc trong bộ binh, pháo binh hay thiết giáp, nhưng số phận anh đă được định đoạt sau một buổi thực tập ngoài băi tại Quantico. Hôm đó toàn Đại đội khóa sinh 1-68 tụ tập một cách ngơ ngác để chứng kiến một cuộc biểu diễn hỏa lực pháo binh. Viên Đại úy chịu trách nhiệm buổi thực tập đặc biệt đó là một sĩ quan pháo binh mới từ chiến trường Việt Nam về. Anh kêu mọi người chú ư đến một cụm đất đàng trước mặt cách đó khoảng vài trăm thước. Tay cầm một cái microphone, anh dùng điện đàm gọi pháo binh một cách hết sức chính xác và chuyên nghiệp, y như những điều các khóa sinh đă học được trong lớp giảng. Các khóa sinh chăm chú nh́n về hướng mục tiêu và căng tai ra chờ. Lệnh bắn được đưa ra và điện đàm trả lời "fire, over" tiếp theo là "fire, out" có nghĩa là sự hủy diệt sẽ xảy ra tức khắc.

 

Đối với hầu hết các khóa sinh, có lẽ đây là lần đầu tiên họ được quan sát một cuộc bắn pháo binh thực sự ngoài đời ở ngay sát một bên. Chấn động của những quả đạn như xé nát mặt đất ra. Tuy mọi người đứng ở tầm xa đủ cho sự an toàn nhưng cũng c̣n khá gần để cảm nhận được sức nổ. H́nh ảnh diễn ra chậm chạp như của một khúc phim chiếu chậm với đất cát bị nổ tung bắn lên trời và chung quanh, rồi tiếp theo là tiếng gầm đ́ đùng mà trên thực tế là một loạt nhanh các tiếng đùng, đùng, đùng v́ các trái đạn trọng pháo được bắn đi cách nhau vài phần ngàn giây một. Trong khi đó th́ mặt rung lên. Sự chấn động mạnh làm không khí bị chuyển động cảm giác sau cùng đập vào mặt các sĩ quan khóa sinh. Điều hiển nhiên đối với mọi người là trong trường hợp pháo kích như thế này th́ chẳng thà là kẻ "cho" tốt hơn là làm kẻ "nhận." George tự nhủ một cách hùng hồn, "Cái này đúng là của ḿnh rồi."

 

TQLC Hoa Kỳ c̣n phải phụ thuộc khá nhiều vào các đơn vị bạn để thực hiện công tác huấn luyện cho các sĩ quan trẻ đă chọn ngành chuyên môn. Các ngành như y khoa, nha khoa và công tác mục vụ đều phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của bộ  Hải Quân. Ngoài ra tất cả các phi công TQLC đều học chung với các phi công Hải Quân và tốt nghiệp cùng với họ tại Pensacola, Florida.

 

Mặc dù bộ tư lệnh TQLC đă quyết định đúng khi phụ trách hoàn toàn các mặt huấn luyện về bộ binh nhằm bảo đảm truyền thống và danh tiếng TQLC được thấm nhuyễn vào các sĩ quan khóa sinh, nhưng họ không có đủ nguồn lực và hạ tầng cơ sở để phát triển hoàn toàn về mặt sĩ quan thiết giáp và pháo binh. Do đó các sĩ quan khóa sinh chọn ngành thiết giáp sẽ được gửi đi học tại Ft. Knox ở Kentucky c̣n pháo binh th́ đi học tại Ft. Sill ở Oklahoma.

 

Dù với tư cách là "khách" nhưng trong tất cả các quân trường bạn, các sĩ quan khóa sinh TQLC luôn được nhắc nhở là trong mọi t́nh huống họ phải tuân thủ tinh thần kỷ luật cao, phải luôn luôn nhớ họ là ai và dứt khoát không được làm bất cứ điều ǵ có thể thương tổn đến danh tiếng của TQLC Hoa Kỳ, một danh tiếng không phải là tự nhiên mà có được.

 

Trong khi đó... tại mặt trận

 

Sau những kỳ ngưng bắn giả dối trong các ngày lễ và việc hành quân trở lại như thường lệ vào đầu tháng Giêng 1968 th́ đối với lính bộ binh và TQLC, cũng như đối với các phi hành đoàn bay yểm trợ, cuộc chiến "vũ như cẩn," chỉ là khác ngày mà thôi. Đối với những người trong nước có điều kiện tập trung vào các vấn đề khác hơn là chiến tranh th́ đội Green Bay Packers dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Vince Lombardi đă thắng giải vô địch NFL lần thứ ba và cúp Super Bowl lần thứ hai. Trong khi đó th́ Cộng sản lén lút điều động quân và trang thiết bị để sửa soạn hai cuộc âm mưu tấn công Khe Sanh và tổng tấn công quy mô lớn hơn vào dịp Tết Mậu Thân trên khắp lănh thổ Việt Nam. Các nhà phân tích t́nh báo của đồng minh đoán chắc có chuyện ǵ đó sắp xảy ra. Dù bắt được các dữ kiện trao đổi của kẻ thù và dù giải thích bằng cách nào đi chăng nữa nhưng có vẻ phe đồng minh không có kế hoạch đối phó hiệu quả với tầm mức của các nỗ lực bí mật của Hà Nội.

 

Bằng chứng về những dự đoán của t́nh báo về âm mưu của kẻ địch tại Khe Sanh đă thành h́nh nhanh chóng. Vào ngày 20 tháng Giêng 1968 những trận đánh khốc liệt giữa TQLC Hoa Kỳ và các đơn vị chính quy Bắc Việt cho thấy là trận chiến chờ đợi từ lâu đang bắt đầu diễn ra. Sự leo thang gần như là tức khắc với hai bên cùng đổ ra những phương tiện lớn để tiến hành một trận đánh quan trọng có mang thêm một sắc thái chính trị không kém trong đó. Trong những ngày tiếp theo th́ Khe Sanh được giới thông tin báo chí đặc biệt chú trọng đến.

 

Cuộc tranh đấu giành nhân tâm trong dư luận Mỹ qua truyền h́nh trong pḥng khách tại quốc nội không được khả quan lắm. Khi báo cáo về các trận giao tranh tại Khe Sanh, một số lớn phóng viên bay vào căn cứ quân sự chỉ đủ thời gian để quay cảnh các TQLC đang bị pháo kích và t́m chỗ ẩn núp rồi vội vă bay trở ra vùng an toàn để uống bia và viết tường thuật.

 

Các đoạn phim kinh hăi chiếu đi chiếu lại cho thấy pháo binh Bắc Việt bắn nổ kho đạn chính tại Khe Sanh đă tạo cho dư luận trong nước một h́nh ảnh về TQLC khác biệt với những ǵ họ thường biết. Nh́n cảnh các chiến binh TQLC oai hùng hứng chịu mưa pháo  đêm này qua đêm nọ đă để lại cho người dân trong nước một cảm giác sai lạc về trận chiến đang diễn ra như thế nào. Sự nhận thức sai lầm này lại c̣n bị làm trầm trọng thêm qua các cuộc tấn công ban đầu của cộng quân và các báo cáo về sự thành công của họ trong trận Tết Mậu Thân.

 

Ngày 23 tháng Giêng 1968, người Mỹ lại c̣n bị thức tỉnh là các lợi ích chiến lược của họ c̣n bị đụng chạm xa hơn phạm vi hạn hẹp của Đông Nam Châu Á nữa. Dù không khiêu khích ai, chiếc tầu t́nh báo USS Pueblo của Hoa Kỳ đă bị lực lượng Bắc Hàn bắt giữ. Sự kiện này rơ ràng là một hành động gây chiến đối với Hoa Kỳ. Toàn thế giới sửa soạn cho một cuộc trả đũa của Hoa Kỳ, có thể là một cuộc không kích hay xâm lăng toàn bộ nước Bắc Hàn*.

____________________________________________________________________

 

*Việc bắt giữ chiếc Pueblo đă mang lại cho Liên Bang Sô Viết một thành công rất lớn về mặt t́nh báo. John Walker, một tên phản bội tổ quốc trước đó đă trao lại cho kẻ thù các mật mă của Hoa Kỳ. Nay họ lại có thêm các trang thiết bị để đọc chúng nữa. Vào thời điểm đó th́ người Mỹ chưa biết được điều này.