Kính gửi:

                                                                                                       Bác sĩ Nguyễn duy Cung

 

         (Trước hết, tôi xin gửi đến bác sĩ lời cảm ơn chân thành và sâu xa nhất, về những t́nh cảm đặc biệt mà bác sĩ đă dành riêng cho tôi qua tập hồi kư này.)

     Thú thật, tôi không dấu được sự cảm động!  Cảm động!  Kể từ khi bác sĩ Cổn trao cho tôi cuốn hồi kư “Đời y sĩ trong cuộc chiến tương tàn” của bác sĩ Nguyễn duy Cung, cùng ḍng chữ thật trang trọng, mà tác giả đă đề tặng cho tôi ở trong đó.  Tôi ngạc nhiên, quay sang hỏi:

 

“Tác giả là ai vậy, hở anh!

 

    Anh nhỏ nhẹ, chậm răi:      

           

“Chắc anh quên rồi th́ phải!  Anh cố nhớ lại đi!  Cách đây vào khoảng gần hai tháng, tại hội trường của nhật báo Viễn Đông.  Hôm đó, nhóm anh em chúng tôi, có tổ chức buổi ra mắt, để giới thiệu về tác phẩm “Chiến Tranh Đông Dương lần thứ 3”của nhà văn Hoàng Dung.  Trong khi chờ đợi, tôi có nói với anh, về vị đàn anh trong giới Quân Y của chúng tôi.  Ông là biểu tượng cho mẫu người hiền lành, khả kính.  Một bác sĩ đầy nhiệt huyết.  Một thầy thuốc tiêu biểu cho đức tính quên ḿnh, cứu người.  Vị bác sĩ mà lúc nào cũng đặt ḿnh vào khuôn khổ của bốn chữ bổn phận trách nhiệm.  Đối với ông, nhiệm vụ là trên hết!  V́ thế, ông không hổ thẹn với câu châm ngôn “lương y như từ mẫu.” Vị đàn anh mà tôi vừa đề cập đến, không ai khác hơn, chính là tác giả của tập hồi kư này.  Ngay buổi chiều hôm ấy, mặc dù đă lớn tuổi!  Đi, đứng lại khó khăn, nhưng cả hai ông bà đều có mặt, tham dự trong suốt từ đầu cho đến cuối.  Bà cứ khen:  Các anh tổ chức sao mà khéo quá!  Đông, mà lại c̣n ngăn nắp, thứ tự, đâu vào đấy hẳn ḥi!  Nhất là vào thời buổi này, t́nh trạng suy thoái càng ngày càng trở nên u ám, chẳng riêng ǵ Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, mà ngay đến Hoa Kỳ cũng phải trực diện, đối mặt với bài toán nan giải, hóc búa về kinh tế!  Ấy thế, mà các anh c̣n tổ chức được như vậy, th́ quả thật, đâu có phải, ai ai cũng có thể làm được!  

 

Điều mà tôi muốn nói, chính là sự giao tế rộng răi của tất cả mọi người nằm trong ban tổ chức.  Uy tín, cùng tài ngoại giao khéo léo, nên mới gặt hái được cái kết quả mỹ măn, rực rỡ như ngày hôm nay.  Tiện đây, tôi cũng chẳng nói dấu ǵ anh!  Trong suốt thời gian vừa qua, nhà tôi cứ cặm cụi, chăm bón, tô điểm cho một đứa con riêng của ông!  Đứa con riêng ấy, chính là tập hồi kư mà ông đă ấp ủ, thai nghén từ lâu!  Nó chẳng khác nào như chiếc máy computer, mà ông muốn gửi gấm ở trong đó, từng giai đoạn, từng mấu chốt, cho đến mọi biến chuyển nóng bỏng, sôi sục của lịch sử, mà ông đă miệt mài, rong ruổi ở trên đấy, trong suốt cả chiều dài quanh co, mịt mù ở quá khứ.  Biết bao nhiêu là thăng trầm!  Bao nhiêu cuộc bể dâu!  Bao nhiêu nỗi xót xa, ngậm ngùi, cay đắng, đều được ông tô đậm, gói ghém, đóng khung, sắp xếp theo thứ tự của không gian lẫn thời gian.  Tính cho đến ngày hôm nay, th́ mọi công việc lặt vặt, in, ấn, kể như đă hoàn tất, xong xuôi đâu vào đấy!  Tiếp đến, là giai đoạn kết cuộc.  Giai đoạn chuẩn bị cho ra mắt.  Giai đoạn này, có thể nói là giai đoạn gay go và phức tạp nhất.  Ông nhà tôi dự trù, sẽ tŕnh làng vào buổi sáng đẹp trời rất gần đây thôi!  Chắc chắn, nó sẽ rơi vào thứ bảy hoặc chủ nhật!  Chỉ có thứ bảy hoặc chủ nhật, th́ mới tiện lợi cho tất cà mọi người sống trên đất Mỹ này. 

 

Ông nhà tôi muốn tổ chức buổi ra mắt vào tháng chín tới đây.  Ông ấy cứ bảo:  Tháng chín là tháng đẹp nhất.  Tháng mà ai nấy cũng đều cảm thấy xôn xao trước ngưỡng cửa mùa Thu.  Cho dù có tổ chức vào bất cứ tháng nào đi chăng nữa, th́ cũng đều phải nhờ đến sự trợ giúp, tiếp tay của mấy anh!  Nếu không có mấy anh nhúng tay vào, th́ mọi việc, khó mà có thể trôi chảy, thành tựu được!  Đấy!  Anh cũng thấy!  Ông nhà tôi nay cũng lớn tuổi lắm rồi!  Sức, th́ kể như đă cạn!  Đi, đứng, xoay sở đâu có c̣n dễ dàng như ngày xưa!  Đúng là tuổi già có khác!  V́ thế, chúng tôi chỉ biết trông cậy, nhờ vả vào nơi anh!  Tôi mong anh nhận lời cho nhà tôi vui!  Có anh đứng ra tổ chức, th́ c̣n ǵ cho bằng!   Ông nhà tôi quí anh lắm và vẫn thường hay nhắc đến anh luôn!  Tôi cứ lo canh cánh, là không biết anh có nhận lời, hay là không!  Ngộ nhỡ, mà anh không nhận lời, th́ vợ chồng tôi chẳng biết tính sao!  Trước khi lại đây, ông c̣n dặn đi, dặn lại, nhớ là đừng quên nói với anh về chuyện này!”

 

“Dĩ nhiên là tôi phải nhận lời cho phải đạo!  Không có lư nào mà tôi từ chối được!   Dẫu sao th́ ông cùng là đàn anh của tôi!  Tôi có nói với bà:  Chị nói như thế, th́ làm sao mà tôi từ chối cho đành!  Chuyện đó th́ chị cứ yên tâm!  Chị đừng có lo lắng, suy nghĩ ǵ cả!”

 

“ Cách đây hai hôm, tôi có lại thăm ông.  Ông kéo tôi lại gần, kề tai tôi nói nhỏ:

 

“Hôm nay, sách đă in xong!  Tiện đây, tôi gửi anh vài cuốn, để anh tặng riêng cho bạn bè và thân hữu.”

 

“Tôi có nói với ông, sơ qua về anh!  Ông vui vẻ, liền lấy bút ra, nắn nót, đề tặng cho anh anh cuốn sách này.”

 

    Lắng đọng trong giây lát.  Dăm phút sau, tôi mới khe khẽ lên tiếng:

 

“Anh cho tôi gửi lời hỏi thăm sức khỏe ông bà và thành thật cảm ơn ông rất nhiều.”

 

    Bác sĩ Cổn là chỗ quen biết với tôi.  Nói tới ông, th́ người ta phai liên tưởng ngay đến hai chữ Hoàng Hạc, đến ban nhạc Starband.  Bởi v́ điều dễ hiểu, ông là người cha đẻ, là linh hồn của môn thể dục khí công mang tên Hoàng Hạc, mà cũng là con chim đầu đàn của ban nhạc nói trên.  Ông không những là bác sĩ, mà c̣n là nhạc sĩ, là vơ sư, là chưởng môn kế thừa của môn phái Thiếu Lâm Thất Sơn.  Ông là người đa tài, là hiện tượng hiếm có mà lần đầu tiên tôi mới hân hạnh được gặp!  Ông chẳng phải là một nhân vật tiếng tăm, nằm trong guồng máy lănh đạo của cộng đồng, nhưng hầu hết, bất cứ đoàn thể nào, cũng đều biết đến tên ông, qua những công việc bất vụ lợi, mà ông đă làm kể từ trước tới nay.

 

    Ngày nào mà ông chẳng có mặt ở cà phê Factory!  Ông đến để chuyện văn!  Để thăm bạn bè!  Để thưởng thức ly cà phê đầu ngày c̣n nóng hổi, bôc khói.  Ông là người từng trải!  Người có máu nghệ sĩ!  Óc khôi hài và lúc nào cũng tỏ ra ḥa đồng, cởi mở, vui vẻ với tất cả mọi người ở chung quanh.  Ông thường hay nói đùa với bạn bè:

 

“Factory là pḥng mạch thường trực của ông!  V́ thế, ngày nào ông cũng có mặt ở tại nơi đây, để chẩn bệnh, để theo dơi, đồng thời áp dụng bất cứ phương pháp nào hữu hiệu nhất để chữa trị cho các bệnh nhân!  Những bệnh nhân đang bước vào thời kỳ khủng hoảng, rối loạn về tâm lư.  Chứng bệnh trầm kha, ngặt nghèo của thời đại.  Theo ông, căn bệnh oái oăm đó, khó có thể, một sớm, một chiều mà có thể trị dứt được!  Nó đ̣i hỏi ở người bệnh, phải có quyết tâm, tính nhẫn nại, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lư, để bước vào cuộc chữa trị lâu dài.” 

 

    Kể từ khi biết ông, chủ nhật nào tôi cũng ra đấy!  Ra đấy để tán gẫu!  Để chuyện tṛ!  Để xoa dịu được phần nào nỗi căng thẳng, dằn vặt trong cuộc sống.  Kể từ đó, Factory trở thành tọa độ quen thuộc đối với tôi. Tọa độ ấy nằm ngay trên trục tung độ của Brookhurst và hoành độ của Mc Fadden.

 

    Có nhiều người cho rằng:  Factory là tiệm cà phê khá đông khách ở quận Cam. Nhận xét ấy rất đúng!  Tiệm cà phê qui tụ nhiều thành phần ở trong đó!  Già, cũng có!  Trẻ, cũng có!  Nhưng!  Phần lớn, là nhân viên, quân, cán, chính của chế độ VNCH trước đây!  Họ đến để tâm sự!  Để hàn huyên!  Để điểm danh lại hàng ngũ bạn bè, ai c̣n, ai mất!  Qua khói thuốc, họ mơ màng nh́n về quê hương ngh́n trùng, diệu vợi, với nỗi xót xa, dằn vặt, tê tái ở trong ḷng.  Ôn lại mọi kỷ niệm, về một thời tuổi trẻ vẫy vùng ở quá khứ!  Về thân phận!  Về chiến tranh!  Về những mất mát, ra đi trong cuộc chiến tàn bạo, khốc liệt vừa qua.  Nỗi chua chát, tủi nhục về thân phận của người lính bại trận!  Về người tù th́ đúng hơn!  Người tù không bản án!  Người tù khổ sai chung thân, với nỗi ray rứt, chán trường, dày ṿ, chồng chất, thái nghén lên cuộc sống.

     Sách dày bốn trăm trang!  B́a láng!  Lần đầu tiên xuất bản ở hải ngoại.  In tại nhà in 5 Star Printing, nằm ngay trên đường Trask, thuộc thành phố Garden Grove.  Cuốn sách được chia ra thành nhiều chương khác nhau.  Mỗi chương là một giai đoạn, một vị trí, cùng đơn vị mà tác giả đă đi qua ở dĩ văng.  Với lối tŕnh bầy giản dị, xúc tích và trang nhă.  Số h́nh ảnh về gia đ́nh, cùng nhiều họa phẩm độc đáo, đặc biệt về sơn dầu, đă tạo nên những đường nét bay bướm, linh động, phong phú cho cuốn sách này. 

 

Tôi dán cặp mắt vào tấm h́nh nhỏ nhắn, xinh xắn ở trước mặt.  Tấm h́nh gợi cho tôi liên tưởng đến chuỗi ngày tháng nhọc nhằn, gian truân, lặn lội của đời lính nay đây, mai đó!  Tấm h́nh đang diễn ra cuộc hành quân tảo thanh, truy kích địch, với sự phối hợp chặt chẽ của hai lực lượng Bộ Binh và Thiết Giáp, cùng sự yểm trợ hỏa lực dồi dào từ trên không.  Tấm h́nh ấy đă phản ảnh trung thực, rơ nét về cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu trên quê hương Việt Nam trước kia!  Nó lột tả hết được đầy đủ mọi ư nghĩa cốt tủy, sâu sắc, mà tác giả muốn gửi gấm trong thiên hồi kư này.  Mở đầu, là lời giới thiệu của vị Y Sĩ Nhảy Dù Vĩnh Chánh.  Bằng những từ ngữ thật trang trọng, thật bóng bẩy, ông viết:

 

 “Chức năng và dấn thân của người Y Sĩ trong cuộc chiến tương tàn là những thiên hùng ca gắn kết với lịch sử ly loạn của miền Nam Việt Nam.” (trang…1)

 

    Qua đức tính trong sạch, quả cảm, cần mẫn của tác giả, đă nêu lên tấm gương sáng, để từ đó, người y sĩ trẻ tuổi, thuộc thế hệ sau ông, đă tỏ ra ngưỡng mộ và hănh diện về người đàn anh đi trước, qua mấy ḍng nhận định, tóm lược dưới đây:

 

“Là một Y Sĩ Tiền Tuyến thế hệ trẻ, tôi t́m thấy giá trị tinh thần đáng đề cao của bậc đàn anh, bác sĩ Nguyễn Duy Cung, đă phản ảnh đầy đủ tấm gương Y Đạo của một Quân Y Sĩ.  Với những ghi nhận quí giá nêu trên, tôi xin chia xẻ và chân trọng giới thiệu đến độc giả thiên hồi kư ĐỜI Y SĨ TRONG CUỘC CHIẾN TƯƠNG TÀN.”  (trang…1)

 

    Ngay trong phần lời tựa, bằng những từ ngữ nhẹ nhàng, b́nh dị, tác giả đă đưa người đọc trôi dạt về quê hương Đồng Tháp của ông!  Quê hương chằng chịt của sông ng̣i!  Của những cánh đồng lúa bạt ngàn, chạy dài thẳng tắp.  Của vùng đất ph́ nhiêu, c̣ bay thẳng cánh!  Vùng đất được mệnh danh là vựa lúa, là tim mạch, là yết hầu của miền Nam.  Ông sinh ra và cất tiếng khóc đầu tiên chào đời ngay tại vùng đất ấy.  Ông sống với chuỗi ngày tháng êm ả của tuổi thơ, dưới mái trường tiểu học Montaigne tại Sa Đéc.  Chuỗi ngày tháng đẹp đẽ và thơ mộng dưới ánh nắng chan ḥa, ấm áp của thuở thanh b́nh.

 

    Năm 1945, qua những biến chuyển trọng đại của lịch sử đất nước.  Quân đội Pháp bám  gót theo bước chân Đồng Minh, vào Việt Nam để giải giới quân Nhật.  Trong thời kỳ này, đảng CS c̣n đang hoạt động, ẩn ḿnh trong bóng tối.   Dưới danh nghĩa Việt Minh, họ hô hào đồng bào, hăy đồng loạt, nhất tề đứng lên, để hưởng ứng, phát động cho phong trào: Toàn dân kháng chiến chống Pháp.  Đứng trước t́nh h́nh an ninh mỗi ngày cứ xấu đi tại quê nhà, gia đ́nh ông quyết định tản cư lên Sài G̣n để sinh sống.  Thời gian này, ông nộp đơn thi tuyển vào trường Trung Học Petrus Kư.  Qua những năm tháng cặm cụi với đèn sách, ông trúng tuyển kỳ thi tú tài I Pháp.  Sau đó, ông tiếp tục xin vào trường Chasseloup Laubat.  V́ hoàn cảnh eo hẹp, ông quyết định ghi danh học thêm về hàng hải.  Năm 1952, ông tốt nghiệp với ba văn bằng, Tú Tài II Pháp, bằng Sĩ Quan Cận Dương và Viễn Dương Thuyền Trưởng của Việt Nam Hàng Hải lúc bấy giờ.  Từ đó, ông nghỉ học, bắt tay đi vào công việc lái tàu, nay đây, mai đó, vui vầy với sông nước và biển cả.

 

    Năm 1955, ông giă từ biển cả, quyết định trở lại bảng đen cùng lớp học.  Ông ghi danh vào Đại Học Khoa Học SàiG̣n.  Tốt nghiệp với văn bằng Lư Hóa Sinh PCB.  Ông tiếp tục ghi danh vào Đại Học Y Khoa Sài G̣n.  Tốt nghiệp với văn bằng Y Khoa Bác Sĩ Quốc Gia.  Với luận án Tiến sĩ Contribution à I Etude du Cencer Ano Rectal au Sud VN, ông được Hội Đồng Y Khoa xếp vào hạng Tối Ưu và được đề nghị một giải thưởng về luận án vào năm 1964.

 

    Sáu năm sau, kể từ khi hiệp định Genève được kư kết vào năm 1954.  Ánh nắng ḥa b́nh từ từ bị đẩy lui vào bóng tối cô tịch.  Nhân dân miền Nam đang chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của miền Bắc.  Cuộc chiến tranh c̣n được dán cho một cái nhăn hiệu sắc bén hơn, đó là cuộc chiến tranh ư thức hệ.  V́ nhu cầu chiến trường đ̣i hỏi, khóa 7 QY hiện dịch, được lệnh khẩn cấp tŕnh diện Nha QY để bổ sung cho các đơn vị chiến đấu ngoài tiền tuyến.  Tác giả được lệnh thuyên chuyển về SĐ 22 BB, hiện đang đồn trú tại thành phố KonTum.  Một tỉnh lỵ đèo heo, hút gió, nằm cheo leo trên miền rừng núi Cao Nguyên Trung Phần.  Với tấm phù hiệu “Hắc Tam Sơn Bạch Nhị Hà,” sư đoàn được đặt dưới quyền chỉ huy của Tr/Tá Nguyễn Bảo Trị.  Một vị sĩ quan cao cấp đầy bản lănh, giàu kinh nghiệm, chẳng những về tham mưu, mà c̣n dày dạn cả về mặt chiến trường.  Ông được chỉ định về phục vụ tại ĐĐ 22 QY.  Đây là đơn vị đầu tiên của đời ông trong quân ngũ.  Đơn vị đă mở ra cho ông một cuộc hành tŕnh mới.  Cuộc hành tŕnh đi vào với khói lửa chiến tranh, với trận địa, với mọi trọng trách nặng nề, đầy gian nan, thử thách, đang chờ đón ông ở trước mặt.

 

    Trận chiến đầu tiên đến với ông vào năm 1960.  Năm khởi đầu cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính miền Nam.  Theo tin t́nh báo cho biết, th́ địch quân đang khai triển kế hoạch, để chuẩn bị tấn công tỉnh lỵ KonTum, vào đúng ngay dịp lễ Quốc Khánh (26/10).  Mục đích, là muốn san bằng cái bản doanh của BTL/SĐ 22 BB đang hiện diện ở nơi đây, đồng thời địch muốn gây tiếng vang lớn ở trong nước nói riêng, cũng như, cho toàn thể thế giới biết đến nói chung!  Biết trước được ư định táo bạo, thâm độc đó, BTL/SĐ22BB ráo riết, ra sức, gia tăng những biện pháp pḥng thủ, đồng thời áp dụng mọi kế hoạch thích nghi để chuẩn bị đối phó.  Nhận thấy âm mưu bị bại lộ, địch liền chuyển hướng, chĩa mũi dùi, tiến thẳng vào số tiền đồn dọc theo biên giới.  Với lối đánh ồ ạt, phủ đầu, địch mở những cuộc tấn kích chớp nhoáng vào các đồn bót Mang Khieng, Mang Buk, Toumerong, Dakha, Dkrotah.  Trong trận đánh này, tác giả được chỉ định chức vụ, Xử Lư Thường Vụ ĐĐ 22 QY, tạm thời thay thế cho Y Sĩ ĐĐT, hiện đang bận rộn với công tác tại Quân Đoàn II ở Pleiku.

 

    Công việc cấp thiết, là phải chuẩn bị thuốc men.  Xe cứu thương, đồng thời tuyển chọn binh sĩ để tham dự cuộc hành quân giải tỏa.  Băng qua cầu Dakbla, đoàn xe di chuyển qua DakTo, Daksut, Dakbet rồi đến bờ sông Dak Poko.  Bên kia, ngọn đồi Dakrotah đứng sừng sững, uy nghi, chẳng khác nào như con quái vật.  Ngọn đồi đang bị địch chiếm giữ.  Ngọn đồi mà trên đó, hiện giờ, có biết bao nhiêu họng súng đen ng̣m đang chuẩn bị để chờ lệnh khai hỏa.   Có tiếng súng chạm địch vang lên ở trên đó.  Tiếng lựu đạn chát chúa nổ tung.  Tiếng liên thanh nổ rền ṛn ră ḥa trộn với tiếng la thất thanh của mấy người lính bị trúng đạn.  Ông đă đến với họ!  Săn sóc cho họ!  Băng bó từng vết thương hiểm nghèo, rướm máu!  Tận tụy, dốc hết mọi khả năng về chuyên môn, để cứu chữa cho họ!  Chúng ta hăy nghe tác giả bộc lộ tâm t́nh của chính ông qua đoạn văn sau đây:

 

“V́ bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng, cứu nhân của người thày thuốc, mỗi ngày nên cố gắng làm những điều tốt nhất cho đời, và b́nh thản chấp nhận những ǵ không may xảy đến cho ḿnh mà không thở than hay luyến tiếc.”   (trang…20)                     

 

Giữa không khí âm u, tĩnh lặng của núi rừng, ông suy nghiệm về hai chữ chiến tranh.  Chiến tranh là ǵ!  Là hành động chém giết giữa người với người, bắt nguồn từ những mâu thuẫn, những hận thù, nằm giữa hai phe phái, hoặc hai chế độ khác nhau.  Chiến tranh chỉ gây ra biết bao nhiêu cảnh đổ nát, tương tàn!  Chỉ đem lại những hậu quả tai hại, tang thương cho đất nước.  Nghĩ đến đấy, tự nhiên tác giả cảm thấy bồi hồi, rồi tự hỏi với chính ḿnh:

 

“Bao giờ mới chấm dứt chiến tranh!  Bao giờ người dân hiền lành không c̣n chịu cảnh bom đạn điêu tàn đang xảy ra từng ngày trên quê hương ḿnh!  Bao giờ những người lính được giă từ vũ khí để trở về sống b́nh yên bên mái ấm gia đ́nh mà lâu nay họ thiếu thốn.”  ( trang…21)

 

    Đối với đời sống quân ngũ, tác giả đă nhận chân ra được cái ư nghĩa cao quí của hai chữ “đồng đội.” Hai chữ ấy đă nói lên lên thứ t́nh cảm thiêng liêng và sâu đậm nhất, quyện xoắn lại với nhau, giữa những người lính đang miệt mài, xông pha, chiến đấu ngoài tiền tuyến.                        

                                                                                                         

   Trận đánh thứ hai diễn ra tại làng Dakha, nằm sát nách với quận lỵ Dakto. Trong giai đoạn này, ông đang phục vụ tại Tr/Đ 40 BB với chức vụ y sĩ trưởng của trung đoàn này.  Trên bản đồ quân sự, người ta chỉ thấy, toàn là những ṿng cao độ chằng chịt, cùng màu xanh của lá cây, xen lẫn với màu đỏ thẫm in hằn ở trên đó.  Tại đấy, đang xảy ra trận đụng độ đẫm máu, giữa lực lượng chính quy BV với Tiểu Đoàn 3 thuộc Tr/Đ 40.  Trong khi tiểu đoàn đang di chuyển từ độ cao xuống triền dốc, th́ đột nhiên, đơn vị này bị phục kích từ hai phía, khiến cho ta bị tổn thất nặng nề (45 binh sĩ bị tử thương và 50 người khác bị thương).  Nghe tin sét đánh ngang tai, tác giả bất chấp mọi nguy hiểm, ông cùng với hai nhân viên lành nghề, tức tốc lên đường, đem theo đầy đủ thuốc men cùng dụng cụ cấp cứu cần thiết.  Vừa vượt qua Tân Cảnh, ông liền gặp ngay đoàn xe của TL/SĐ!  Tr/Tá Trị tỏ vẻ ái ngại, trước t́nh h́nh đang c̣n sôi động, diễn ra quyết liệt ở trên đấy.  Hơn nữa, trời bắt đầu nhá nhem tối, nên ông đề nghị, tác giả hăy quay lại, chờ hộ tống rồi hăy đi!  Nhưng ông đă khẳng khái tŕnh bầy:

 

“Nếu ra được mặt trận sớm, may mắn c̣n có thể giúp những thương binh bị kích xúc, tránh được trường hợp phải cưa tay, cưa chân v́ biến chứng trầm trọng do mất máu quá lâu hay bị nhiễm trùng, tôi xin được đi tiếp tục.”    (trang…39)

 

    Đứng trước t́nh h́nh chiến sự càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.  V́ thế, đơn vị thường xuyên mở những cuộc hành quân tảo thanh, t́m và tiêu diệt địch.  Qua các trận đụng độ với địch quân, thượng cấp đă nh́n thấy ở nơi ông, đức tính quả cảm, cùng t́nh thương lênh láng mà ông đă trải ra cho các thương bệnh binh ngoài tiền tuyến.  Nhờ đó, ông được đặc cách, thăng cấp y sĩ đại úy sớm hơn, so với những đồng nghiệp cùng trang lứa với ông.  Sau đó, ông được đề cử giữ chức vụ ĐĐT/ ĐĐ 22 QY.

 

    Trong khi sư đoàn đang phát động cuộc hành quân b́nh định lănh thổ, đột nhiên tác giả được lệnh khẩn cấp, về tŕnh diện TYV Cộng Ḥa, để chuẩn bị lên đường theo học khóa Gây Mê Hồi Sức tại bệnh viện Letterman (Hoa Kỳ). Theo tác giả, th́ đây là dấu ngoặc trọng đại nhất, đă mở ra trong cuộc đời y sĩ của ông.

 

    Giă từ KonTum trên chuyến bay quân sự vào buổi sáng mù sương.  Qua cửa kính, ông cố t́m trong lớp sương mù dày đặc ấy, một vài h́nh ảnh thân quen, cùng vô số kỷ niệm vui buồn mà ông đă để lại ở tại nơi đây.

    Đặt chân xuống phi trường Travis AFB trên chuyến bay quân sự của Không Lực Hoa Kỳ.  Letterman hiện ra, nằm gọn trong khu quân sự Presideo.  Đây là TYV có tầm vóc, với nhiệm vụ tiếp nhận thương bệnh binh từ chiến trường Thái B́nh Dương và Đông Nam Á Châu.  Tổng Y Viện này được mang tên của vị b/s Jonathan Letterman.  Ông là Th/Tá QY trong Quân Đội Hoa Kỳ.  Là b/s chuyên khoa về giải phẫu, ông từng tham gia trong trận nội chiến 1862.  Ông qua đời vào năm 1872, hưởng dương 48 tuổi.

 

    Ngày nào, tác giả cũng phải đến khu Gây Mê để tham dự lớp học.  Khu này nằm ngay trong diện tích của TYV Letterman, do vị Y Sĩ Đ/Tá QY chỉ huy.  Dưới quyền ông, c̣n có 3 y sĩ phụ tá, cùng số sĩ quan nữ quân nhân.

 

    Suốt thời gian theo học ở nơi đây, tác giả được b/s Mitchell gốc người miền Nam tận t́nh giúp đỡ và hướng dẫn cặn kẽ.  Chẳng những thế, ông c̣n tặng riêng cho tác giả, hầu hết số sách vở mà ông đă dùng trước đây.  Có lẽ, nhờ vào nguồn tài liệu phong phú kể trên, sau khi hoàn tất luận án tiến sĩ (ngày 24/12/1964), dày hơn 300 trang và được viết bằng Pháp ngữ.  Ông được HĐYK Sài G̣n xếp vào hạng “Tối Ưu” đồng thời đề nghị, cấp cho ông giải thưởng về luận án xuất sắc này.

 

     Măn khóa học, ông giă từ nước Mỹ trong nỗi bùi ngùi, luyến tiếc.  Tác giả thầm cảm ơn người thày khả kính Mitchell, cùng rất nhiều người bạn khác, đă dành cho ông những t́nh cảm sâu đậm, trong suốt thời gian ông lưu lại ở tại nơi này.

 

    Đặt chân xuống Sài G̣n vào buổi trưa đầy nắng gắt.  Không khí Sải G̣n vẫn ồn ào, náo nhiệt như ngày nào.  Ông được Nha Quân Y cấp sự vụ lệnh thuyên chuyển về TYV Duy Tân tại Đà Nẵng, phụ trách đặc biệt về Gây Mê.  Ở đây, tác giả gặp toàn những khuôn mặt khả ái.  Những đồng nghiệp thân quen và nhiệt t́nh.  Trong kư ức, ông vẫn c̣n nhớ vanh vách từ trên xuống dưới:  Th/Tá Nguyễn văn Thọ (Y Sĩ Trưởng). Tr/Úy Trương minh Tiến (Trưởng Khoa Ngoại). Tr/Úy Trần phước Thọ.  Tr/Úy Tăng triệt Phú.  Tr/Úy Âu nhật Chương.  Tr/Úy Tôn thất Cần, trưởng khoa sản.

 

    V́ nhu cầu công vụ, giữa năm 1964, b/s Trương minh Tiến được lệnh thuyên chuyển về Sai G̣n, thể theo lời yêu cầu của Thủ Tướng Trần văn Hương.  Tác giả được bỏ nhiệm vào chức vụ Trưởng Khoa Ngoại Chẩn, thay thế cho b/s Tiến.  Thời gian này, thỉnh thoảng, tác giả được mời ra bệnh viện dân y, phụ giúp với b/s Đinh văn Tùng trong những ca mổ thịt dư cho các trẻ em ở trong vùng.

 

    Có điểm cảm động và nổi bật nhất, thể hiện trong cuốn sách này, là tác giả vẫn c̣n nhớ đến những quân y sĩ đă ngă xuống, ra đi trong cuộc chiến tranh vừa qua.

 

    B/sĩ Đoàn mạnh Hoạch (Liên Đoàn Cơ Giới nặng). B/sĩ Đỗ Vinh (Y Sĩ Trưởng TĐ5ND).  B/sĩ Lê hữu Sanh (Y Sĩ Trưởng TĐ 5 TQLC). 

 

    Giữa lúc mọi việc đang diễn ra một cách trôi chảy và tốt đẹp, th́ đột nhiên, có cuộc viếng thăm của phái đoàn Đ/Tá Vương quang Trường, Tổng Trưởng Y Tế kiêm Giám Đốc Nha QY thời bấy giờ!  Trước khi lên đường về Sai G̣n, Đ/Tá Giám Đốc liền bổ nhiệm tác giả vào chức vụ Y Sĩ Trưởng QYV Nguyễn tri Phương, tọa lạc ngay trong thành Mang Cá, thuộc Thành Nội Huế.  Tác giả chưa kịp lên đường ra Huế, th́ đột ngột có tin, b/sĩ TNT thuộc ĐĐ Lựa Thương, đă được Tr/Tướng NCT (TL/QĐI & V/I/CT) thăng cấp th/tá giả định, đồng thời chỉ định đương sự vào chức vụ Y Sĩ Trưởng tại bệnh viện này.  Sự bổ nhiệm nói trên, hoàn toàn trái ngược, không đúng với nguyên tắc căn bản về hành chánh của các đơn vị chuyên môn.  Nghe đâu, có nhiều nguồn tin cho rằng, đây là sự trả đũa của ông tướng tư lệnh, đối với Đ/Tá Trường về câu chuyện ân oán trước kia.  Đứng trước sự việc trớ trêu, trái nghịch đó, Nha QY đành phải đ́nh chỉ lệnh bổ nhiệm, và sau đó, tác giả được lệnh cấp tốc lên đường đi Phan Thiết, để thành lập QYV Đoàn mạnh Hoạch.   Nhiệm vụ này hết sức là gay go và khó khăn.  Với 12 dăy nhà tôn, dự trù cho 400 giường bệnh.  T́nh trạng quân số th́ thiếu thốn.  Dụng cụ y khoa lại nghèo nàn.  Hơn nữa, t́nh h́nh an ninh, không lấy ǵ gọi là sáng sủa, khả quan cho lắm.  Nhưng!  Với ư chí cương quyết!  Với tinh thần trách nhiệm, đă giúp ông vượt qua mọi gian nan, thử thách, đồng thời đưa bệnh viện bước vào giai đoạn hoạt động hữu hiệu, ngang hàng với những Quân Y Viện khác.

 

    Năm 1966, qua sự đề bạt của B/sĩ Cao xuân An, tác giả nạp đơn ứng cử vào Quốc Hội Lập Hiến của nền Đệ II CH.  Mục đích, là để tiếp tay với các đồng viện có khả năng, có tâm huyết, để soạn thảo ra bản Hiến Pháp chung, đáp ứng đúng với những nguyện vọng thiết tha của toàn dân.  Cho đến ngày hôm nay, mặc dù sống trên xứ người, nhưng tác giả vẫn giữ nguyên được cái mối giao hảo thân thiết như ngày nào!  Như G/s Nguyễn văn Sâm.  G/s Ngô thanh Tùng, T/p Phạm đ́nh Hưng, B/s Vũ Ban.

 

    Mậu Thân năm 1968.  Mùa Xuân của tang tóc, của khói lửa ngợp trời.  Của giải khăn sô cho Huế.  Cho Sài G̣n, cùng biết bao nhiêu thành phố khác tại miền Nam.  Phát súng lệnh được bắn ra, địch ào ạt tấn công vào hầu hết các tỉnh, nằm trong thể lănh thổ của miền Nam.  Nhưng cuối cùng, địch đă chuốc lấy sự thảm bại chua cay trong cuộc tổng công kích này, trước ư chí sắt đá cùng tinh thần chiến đấu quả cảm của QLVNCH.  Trong giai đoạn nói trên, tác giả vừa mới chấm dứt nhiệm kỳ tại Quốc Hội Lập Hiến.   Để đáp ứng lời kêu gọi của Tổng/Tr Y Tế Trần Lữ Y, ông chạy thẳng vào bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp tay với các đồng nghiệp, trong công cuộc giải phẫu và săn sóc cho đồng bào.

 

    Sau biến cố Mậu Thân, tác giả được bổ nhiệm vào chức vụ Trưởng Ty Y Tế  kiêm Giám Đốc Bệnh Viện Phước Long.  Đây là một tỉnh lỵ khỉ ho, c̣ gáy, nằm cách xa với Sài G̣n vào khoảng 120 km.  Ở đấy, c̣n có cái tên gọi là vùng Tây Bá Lợi Á.  Là nơi mà t́nh h́nh an ninh không lấy ǵ gọi là khả quan cho lắm.  Thỉnh thoảng, địch vẫn thường hay pháo kích bừa băi vào tỉnh lỵ.  Công việc đầu tiên đến với ông, là phải chỉnh trang lại bệnh viện.  Thiết lập hệ thống pḥng thủ và chống pháo kích.  Ngoài ra, tác giả c̣n mở các đợt công tác Dân Sự Vụ, xuống tận hai chi khu Bù Đăng, Bù Đốp, phối hợp với những nhân viên y tế, để săn sóc, khám bệnh và phát thuốc cho đồng bào ở nơi đó.

 

    Với tiêu chuẩn, trên 5 năm kinh nghiệm về giải phẫu tổng quát.  Cộng thêm với tấm bằng Gây Mê Hồi Sức tại Hoa Kỳ, tác giả được Hội Đồng Y Khoa Bộ Y Tế quyết định, cho theo học khóa Giải Phẫu Lồng Ngực tại Nhật Bản, qua sự tài trợ của chương tŕnh Colombo lúc bấy giờ.

 

    Tháng 11/ 1969, ông lên đường đi Tokyo.  Nghỉ lại 3 đêm, ông đáp chuyến xe lửa tốc hành đến Kyosi Machi, cách Tokyo vào khoảng 60 cây số về hướng Nam.  Đây là quận lỵ nhỏ bé, mà cũng là nơi đặt Trung Tâm Giải Phẫu Lồng Ngực nổi tiếng Kekken lâu đời nhất của Nhật Bản.  Khóa học gồm có 5 người trong vùng Đông Nam Á (Đài Loan, Nam Dương, Phi Luật Tân, Thái Lan và Việt Nam), dưới sự hướng dẫn của b/s Shiozawa, cùng 2 cộng sự viên trẻ tuổi khác, b/s Anno, b/s Arai.  Theo chương tŕnh, học viên c̣n được hướng dẫn đi viếng thăm vài nơi khác, để trau dồi về kiến thức, đồng thời học hỏi thêm về những kinh nghiệm bổ ích cho chính bản thân ḿnh sau này.  Có điểm nổi bật hơn hết, là tinh thần làm việc tập thể của người Nhật đối với quốc gia của họ!  Họ cho đó là nghĩa vụ cao cả, đối với người công dân, trong việc canh tân và phát triển đất nước.

 

    Măn khóa học, về nước, tác giả được Trường ĐHYK Sài G̣n đề bạt, làm giảng sư cho Khoa Giải Phẫu Lồng Ngực.  Song song với công việc tại giảng đường, Bộ Y Tế c̣n đề cử ông vào vai tṛ Tổng Quản Đốc Trung Tâm Thực Tập Y Khoa Gia Định, ngang hàng với chức vụ thứ trưởng do Thủ Tướng bổ nhiệm.

 

    Kể từ đầu năm 1974, t́nh h́nh chiến sự trở nên sội động, khốc liệt trên toàn thể lănh thổ ở miền Nam.  Hai sư đoàn thiện chiến nhất, đều bị cầm chân tại mặt trận Quảng Trị.  Có lẽ, Hà Nội nh́n thấu được thái độ dửng dưng của Hoa Kỳ, đối với chính phủ miền Nam lúc bấy giờ!  Qua sự đánh giá của giới quân sự Bắc Việt, th́ Phước Long là cứ điểm tối quan trọng, là mục tiêu có tầm vóc về chiến lược.  Chiếm được Phước Long, Hà Nội có thể đâm sâu mũi dùi xuống yết hầu của miền Nam.  V́ thế, Bắc Việt tung thêm hai công trường 3 và 7, ồ ạt tấn công vào chi khu Bù Đăng, Bù Đốp, Bunard, đồng thời không chế luôn cả sân bay Phước B́nh.  Ngày 22/12/74, địch quân phối hợp với chiến xa T54 tiến chiếm núi Bà Rá, chế ngự luôn vùng sông Bé, để từ đó, làm bàn đạp chọc thẳng mũi dùi vào ṭa tỉnh Phước Long.

 

    Ngày 24/1/75, LĐ 81 BKND được trực thăng vận từ Suối Máu xuống phía đông núi Bù Nho.  Từ đó, mở đội h́nh di chuyển ngược theo quốc lộ 14, vượt qua cầu Daklung, dựa theo sườn đồi, tiến thẳng vào tỉnh lỵ Phước Long.  Trận chiến diễn ra thật ác liệt giữa LĐ 81 BKND và lực lượng chính qui Bắc Việt.  Nếu đem so sánh về lực lượng đôi bên, th́ địch trội hơn ta gấp 5 lần.  Trong khi đó, về phía ta, mọi phương tiện yểm trợ, từ không quân cho đến pháo binh, cũng đều bị cắt xén, nhỏ giọt và hạn chế tối đa.  Chính v́ thế, Phước Long đành phải ngậm ngùi rơi vào tay địch, đánh dấu con cờ Domino đầu tiên bị triệt hạ không thương tiếc trên vùng đất bi thảm này.

 

    Chiều 28/4/75, Đ/T Dương văn Minh nhậm chức Tổng Thống tại pḥng khánh tiết dinh Độc Lập vào lúc 6 giờ kém 5 phút.  Thủ đô Sài G̣n vang dội trong cơn sấm sét giận dữ, cùng trận mưa ồ ạt trút xuống, như báo hiệu điềm chẳng lành đến với quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.  Qua tin tức chiến sự hằng ngày, người ta chỉ thấy toàn một màu đen tối nằm ĺ lợm ở phía trước.  Tin về núi Bà Đen bị chế ngự bởi hai sư đoàn của Cộng Quân.  Tin về SĐ 25 BB của Ch/T Lư ṭng Bá bị cô lập ở Củ Chi.  Bốn sư đoàn chính qui Bắc Việt bị thiệt hại nặng nề tại mặt trận Long Khánh, sau khi chỉnh đốn lại hàng ngũ, lập tức phối hợp với 2 sư đoàn khác từ miền Trung chuyển vào, đang khai triển đội h́nh để tiến thẳng vào thủ đô.  Sài G̣n bừng lên trong cơn sốt sợ hăi.  Không khí thủ đô trở nên hỗn loạn trước những tệ trạng cướp bóc và hôi của.  Nhiều loạt đạn liên thanh nổ ṛn, dài dằng dặc, pha lẫn với những tiếng đại bác ầm ́, vọng lại từ hướng cầu xa lộ.  

 

    Ngày 29/4/75, Đài Phát Thanh Sài G̣n (44 Phan đ́nh Phùng) phát đi lời của Thủ Tướng Vũ văn Mẫu ra lệnh cho:

 

“Toàn thể quân nhân Hoa Kỳ thuộc cơ quan Dao phải rời khỏi Sai G̣n trong ṿng 24 tiếng đồng hồ.” (trang…169)

 

    Trên hệ thống VOA và BBC chẳng đêm nào mà không loan tin về di tản.  Từng đoàn tàu lớn, nhỏ, lũ lượt, túa ra, nhắm thẳng về hướng Đệ Thất Hạm Đội đang thả neo ở ngoài khơi.  Đoàn tàu chiến của Hải Quân VNCH gồm 37 chiếc theo đội ngũ chỉnh tề, trực chỉ Subic Bay, dưới sự chỉ huy của Phó Đề Đốc Chung tấn Cang. 

 

    30/4/75, ngày dài nhất trong cuộc đời y sĩ của tác giả, mà cũng là ngày dài nhất của tất cả quân, cán, chính ở miền Nam.  Ngay sau khi cuốn băng nhựa của T/T Dương văn Minh được phát đi vào lúc 10 giờ 20 phút sáng.  Vị Tổng Thống thứ tư, mà cũng là vị lănh đạo cuối cùng của VNCH.  Vị Tổng Thống chỉ có 49 tiếng đồng hồ, để bàn giao cho phía bên kia: 

 

“Tôi tin tưởng mănh liệt vào sự ḥa giải giữa người Việt với nhau.  Để tránh đổ máu không cần thiết, tôi yêu cần binh sĩ VNCH hăy chấm dứt hận thù.  Hăy b́nh tĩnh ở nguyên vị trí của ḿnh.  Đừng nổ súng để bảo toàn sinh mạng của đồng bào.  Tôi cũng kêu gọi anh em binh sĩ của chính quyền Cách Mạng Lâm Thời đừng nổ súng.  Chúng tôi đang ở đây chờ quí vị đại diện để bàn giao việc trao quyền lănh đạo cho chính phủ dân sự và quân đội mà không gây ra một cuộc tắm máu vô nghĩa cho dân chúng.”  (175,176)                                                                                                                                            

    Không khí thủ đô gần như bị nghẹt thở, trước những đơn vị bộ đội ngổ ngáo, lầm ĺ tiến vào để tiếp quản thành phố!  Cánh cổng sắt của dinh Độc Lập đột nhiên bị kéo  xuống, bởi chiếc chiến xa T54 mang biển số 843.   Chiếc xe do tài xế Lữ văn Hảo điều khiển.  Trưởng xa Bùi văn Thân cùng hai xạ thủ Lữ bá Minh và Nguyễn văn Kỳ ngồi vắt vẻo trên pháo tháp.  Chiếc chiến xa ngừng lại ngay giữa sân.  Gă trưởng xa hung hăng nhảy xuống, thoăn thoắt tiến lên bậc thềm, rồi xông thẳng vào đại sảnh, quát lớn:

 

“Dương văn Minh đâu rồi!”

 

    T/T Dương văn Minh bước ra trước nội các của ông, giọng trở nên lúng túng:

 

“Xin ông hăy b́nh tĩnh, chúng tôi hàng rồi!”

 

    Khi lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được kéo lên, ngạo nghễ, tung bay, phất phới trên bao lơn dinh độc lập, th́ cũng chính là lúc, đánh dấu sự xụp đổ hoàn toàn của chế độ Cộng Ḥa tại miền Nam!  Thế là hết!  Miền Nam bị bức tử!  Miền Nam bị xóa xổ, nhạt nḥa theo mây khói!  Có tiếng súng khô khan, lạc lơng, nổi lên tại ngă tư nào đó! Nhân dân miền Nam đang đứng trước giờ phút nghẹt thở, bi thảm và chua cay nhất của lịch sử đất nước.  Lịch sử đă sang trang, đổi màu!  Cho đến giờ phút này, tác giả vẫn không quên được câu chuyện xảy ra vào giữa lúc tranh tối, tranh sáng tại bệnh viện Nguyễn văn Học.  Câu chuyện liên quan đến lá cờ của VNCH trước đây.  Giữa lúc ông cùng vài nhân viên đang bận rộn, chúi đầu vào công cuộc giải phẫu, th́ đột nhiên anh y tá  Huỳnh văn Tỵ quay sang, nói nhỏ với ông: “Bác sĩ nh́n ra mà xem!” Ông ngước mắt nh́n ra ngoài!   Hai cánh cửa pḥng mổ đă mở toang!  Từ bên ngoài, hai gă đàn ông có vũ trang đang hầm hầm tiến vào.  Tác giả liền dơ tay, nhờ anh Tỵ chận lại, và lịch sự nói với họ, làm ơn đứng đợi ông ở bên ngoài.  Lư do, ông đang dở tay, và pḥng mổ cần phải có vệ sinh tối đa, để tránh mọi trường hợp nhiễm trùng cho bệnh nhân.  Sau khi ca mổ chấm dứt, họ dẫn ông lên văn pḥng Tổng Quản Đốc, giữa hai họng súng đen ng̣m gh́m sẵn ở trên tay.  Vừa đặt chân vào văn pḥng, tác giả đă chạm ngay tia mắt cú vọ của gă cán bộ đang đứng ở trong đấy.  Gă quắc mắt, dơ tay chỉ vào lá cờ ở gần đấy, rồi gắt lên:

 

“Đến giờ phút này mà anh c̣n giữ lá cờ ở đây sao!”

 

    Nói xong, gă giận dữ, rút phắt khẩu P38 từ trong bao, dí sát vào lưng ông, rồi dẫn thẳng lên hội trường.  Không khí lúc ấy thật im lặng lạ thường.  Thứ im lặng ghê sợ, như đang chuẩn bị, để hành quyết tên tử tội tại pháp trường cát nào đó!  Đảo mắt nh́n sang hai bên, ngoài số cán bộ cùng đám du kích có vũ trang, ông nhận thấy, tất cả nhân viên đều có mặt đầy đủ!  Họ ngước lên nh́n ông với nỗi lo lắng, buồn khôn tả.  Tác giả cố mở to đôi mắt, như thầm nói với họ, một lời cảm ơn chân thành, về những t́nh cảm đăc biệt, mà họ đă dành riêng cho ông từ trước đến nay.  Bất chợt, như có bàn tay ai đụng nhẹ vào sau lưng!  Ông giật ḿnh quay lại!  Th́ ra, là tên du kích c̣n rất trẻ!  Hắn có vẻ ngập ngừng, rồi trao cho ông chiếc micro đang cầm sẵn ở trên tay.  Ông đỡ lấy, hiểu ư, và biết, ḿnh sẽ phải nói ǵ bây giờ!  Lưỡng lự trong giây lát, ông ngẩng lên chậm răi:

 

“Đối với nhân viên có mặt ngày hôm nay ở trong hội trường, trước đây, nghe tin CS sắp chiếm Sài G̣n, đă t́m cách bỏ nước ra đi.  Nhưng trước hơn 550 thường dân bị thương do pháo kích, đa số là phụ nữ và trẻ em, tôi đă yêu cầu họ v́ ḷng nhân đạo, ở lại để giúp tôi săn sóc người bệnh.  Tôi có hứa với họ là một khi CS vô tới đây, tôi xin một ḿnh hoàn toàn lănh trách nhiệm.  Hôm nay đang đứng trước mặt nhân viên, tôi long trọng lập lại lời hứa này.  Nếu quí vị xem những người c̣n lại là có tội, th́ tôi xin một ḿnh nhận lănh bất cứ h́nh phạt nào.  Nếu cần đem một người nào ra xử bắn th́ tôi xin đại diện để nhận lănh h́nh phạt đó.”  (trang…177 và 178)

 

    Tuy nhỏ nhẹ, nhưng không kém phần khẳng khái, cứng rắn. Tác giả đă chứng tỏ cho kẻ thù nh́n thấy ở nơi ông, cả một tinh thần trách nhiệm, cùng bản tính can cường của vị chỉ huy đối với thuộc cấp.  Ḷng nhân đạo bao la của người thầy thuốc, đối với đồng bào ruột thịt trong cơn nguy khốn này.  Chính v́ thế, mà ông ở lại!  Ông sẵn sàng chấp nhận!  Chấp nhận tất cả mọi h́nh phạt do thuộc cấp gây nên!  Cho dù có phải đổi lấy cái chết đi chăng nữa!  Ông đúng là tấm gương sáng!  Tấm gương ấy, làm sao mà kẻ thù không khỏi e dè, kiêng nể, để rồi đi đến thán phục!

 

    Sau khi nhuộm đỏ hết miền Nam, CS chia ra thành từng bước.  Công việc trước mắt, là ổn định lại t́nh h́nh an ninh do quân đội kiểm soát.  Tiếp đến, họ kêu gọi toàn thể quân, cán, chính phải ra tŕnh diện tại các địa điểm gần nhất, để được hưởng chánh sách khoan hồng của nhà nước. 

 

“Các anh c̣n phải học tập cải tạo mới được!  Cải là ǵ!  Cải, có nghĩa là cải cách!  Mà tạo, có nghĩa là tái tạo!  Cải tạo, có nghĩa là cải cách và tái tạo lại con người.  Sở dĩ, các anh phải học tập cải tạo, là v́, tất cả mọi người trong các anh, đều có tội với tổ quốc và nhân dân!  Nhưng!  Cũng chỉ v́ ḷng nhân đạo!  Cũng chỉ v́ chung một ṇi giống, nên đảng mới đề ra chánh sách khoan hồng, để áp dụng cho những người lầm đường, lạc lối, mà biết quay về với tổ quốc và nhân dân!  Các anh phải thành thật khai báo, phải soi rọi lại bản thân, nh́n nhận lại tội lỗi của ḿnh trong quá khứ, để từ đó, quyết tâm, ra sức đấu tranh với bản thân, ngơ hầu trở thành người công dân tốt cho đất nước sau này.  Chánh sách khoan hồng, lúc nào cũng chủ trương giáo dục, uốn nắn cho các anh!  Lúc nào, đảng cũng giang rộng đôi ṿng tay, để đón nhận các anh quay về với cộng đồng chung của dân tộc.” 

 

 Họ nói hay quá!  Ai nấy đều náo nức, đổ xô đi tŕnh diện!  Tŕnh diện để đi học, để về sớm!  Từng đoàn xe bít bùng, lầm lũi, âm thầm đi trong đêm tối.  Trảng Lớn! Trại đầu tiên mà ông đặt chân tới!  Trại tù mang tên L915 nằm sát ngay ở b́a rừng.  Có tháp canh cùng hàng rào kẽm gai chằng chịt, bao bọc ở chung quanh.  Ở đây được chia ra thành từng lán, từng đội, từng tổ để lao động.  Học tập tốt!  Lao động tốt!  Là hai chiếc bánh vẽ to tướng để b́nh bầu xuất sắc.  Lao động là vinh quang!  Ngày nào cũng chuyền đất!  Ngày nào cũng đắp nền!  Ngày nào cũng vào rừng để chặt cây!  Để làm nhà!  Làm hội trường!   Bao nhiêu sức lực cùng mồ hôi nhễ nhại đổ ra ở trên đấy.  Thời gian cứ lạnh lùng trôi qua!  Mới đấy mà đă gần bốn tháng rồi c̣n ǵ nữa!  Nhân tiện, có chuyến viếng thăm của gă cán bộ chẳng từ xa đến!  Gă đảo cặp mắt, láo liên, nh́n chung quanh hội trường, rồi đột nhiên, hất hàm, quay sang hỏi:

 

“Các anh nghĩ bao giờ sẽ được thả về!”

 

    Nhiều anh thật thà trả lời “tối đa chỉ có 10 ngày,” chiếu theo Thông Cáo của Ủy Ban Quân Quản.  Tên cán bộ cười khẩy:

 

“Sao các anh ngây thơ thế!  Khi người ta nói một ngày là ḿnh phải nghĩ đến một năm, biết chưa!”  (trang…188)

 

    À!  Ra thế!  Đảng nói 10 ngày lại dăn ra thành 10 năm.  Đảng là sợi giây cao su không hơn không kém!  Đảng muốn nói xuôi, nói ngược, thế nào cũng được!  Th́ ra, CS là như thế!

 

    Xuân Lộc (Long Khánh).  Đây là trại thứ nh́ mà ông được đưa đến, mà cũng là doanh trại của BTL/SĐ18BB trước kia.  Sư Đoàn lẫy lừng đă anh dũng chận đứng được 4 công trường thiện chiến của CSBV.  Trận đánh đă tô điểm vết son chói lọi, cuối cùng vào quân sử VNCH, dưới sự chỉ huy tài t́nh, dũng cảm của Th/Tướng Lê minh Đảo.  Một vị tướng trẻ dày kinh nghiệm, hào hùng và thao lược. 

 

    Tác giả nguyên là một sĩ quan cấp tá nằm trong ngành Quân Y.  Hơn nữa, trại Xuân Lộc chỉ dành riêng cho sĩ quan cấp úy.  V́ thế, ông cùng hai b/s Lê thành Vĩnh và b/s Nguyễn minh Huy được chuyển thẳng về trại tù Suối Máu (Biên Ḥa).  Suối Máu.  Cái tên nghe sao mà rùng rợn, khiếp đảm!  Nguyên nhân, cũng chỉ v́, trước đây, thời VNCH có thiết lập trại tù kiên cố tại xă Tam Hiệp, để giam giữ tù binh CS.  Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng quân xử dụng lực lượng khá hùng hậu, tấn công ồ ạt vào trại giam này, với mục đích là giải thoát cho đồng đội, đồng thời, cũng muốn tạo ra một tiếng vang lớn cho cả nước.  Để giải tỏa áp lực địch, BTL/TQLC tại căn cứ Sóng Thần liền trực thăng vận một tiểu đoàn vào trận địa, đồng thời áp dụng chiến thuật tốc chiến, tốc thắng từ sau lưng đánh tới.  Bị tấn công bất ngờ, nên địch trở tay không kịp, và bị thảm bại nặng nề.  Máu nhuộm đỏ cả con suối trong vùng!  Kể từ đó, hai chữ Suối Máu được người dân địa phương đặt cho, rồi trở thành quen thuộc cho đến ngày hôm nay.  Cũng ở tại nơi đây (vào khoảng tháng 4/76) lần đầu tiên, tác giả được chứng kiến tận mắt, một ṭa án nhân dân được dựng nên, để xét xử tội vượt trại của anh Nguyễn văn Bé.  Cùng đi với anh, c̣n có anh Nguyễn văn Nam, nhưng anh này bị trúng đạn, rồi chết, cũng chỉ v́ bị hành hạ, bị đánh đập dă man, ngay sau khi anh bị bắt lại.

 

    Thậ ra, phiên ṭa chỉ là chiếu lệ, c̣n bản án th́ kể như đă có sẵn từ trước.  Phiên ṭa với sự tham dự đông đảo của số tù nhân đại diện được tuyển sẵn.  Chánh thẩm là tên cán bộ trưởng trại, mà cũng là chủ tọa cho phiên ṭa này.   Mở đầu, anh Bé cất giọng run run đọc bản tự kiểm do chính tay ḿnh viết ra.  Bản tự kiểm chẳng khác nào như bản cáo trạng, đă dẫn đến cái chết thê thảm cho anh!  Có lẽ, tên cán bộ quản giáo đă mớm cho anh những hứa hẹn hăo huyền nào đó th́ phải!  Sau khi nghe xong, tên trưởng trại liền quắc mắt, giận dữ, đập mạnh tay xuống mặt bàn, rồi đứng dậy hét lớn: “Tử h́nh.” Tức th́, hai tên vũ trang lực lưỡng đứng ở gần đấy, liền xông tới, xốc nách, lôi xềnh xệch chẳng khác nào như kéo một con vật.  Vài phút sau, mọi người đều nghe thấy loạt súng nổ lạnh gáy, vang lên từ hướng nghĩa trang.  Thế là hết!  Kết thúc một mạng người!

 

 “Huyệt đă đào sẵn cho anh trước khi ṭa xử! Đó là công lư của CS.”  (trang…226)

 

    Vào buổi sáng c̣n tinh sương, tác giả được lệnh chuyển trại.  Trên chiếc xe Molotova, vỏn vẹn chỉ có ba người.  Xe từ từ chuyển bánh, gợn lên biết bao nhiêu nỗi buồn phiền, lo lắng ở trong ông.  Ngừng lại tại căn cứ Sóng Thần.  Doanh trại của BT L/SĐ/TQLC ngày nào.  Cảnh vật trở nên hoang sơ tiêu điều.  Trong suốt thời gian lưu lại ở nơi đây, tác giả được Y Sĩ Trưởng của Trung Đoàn 875, đích thân xuống tận nơi, để khám bệnh cho ông.  Ngày nào, ông cũng phải nặn óc để làm bản tự kiểm cho cán bộ.  Ngày nào, gă cán bộ chính trị cũng khuyên ông, đừng có nên chỉ trích đế quốc Mỹ.  Gă thường nói với ông bằng giọng úp mở:

“Khi ra khỏi trại về nhà anh sẽ thấy đời sống có khác đi!”   (trang…231)

 

    Có lư nào, ḿnh sẽ rời khỏi nơi này, để về xum họp với gia đ́nh!  Tác giả vẫn thường hỏi thầm với chính ḿnh như vậy!

 

“Anh này được tạm hoăn v́ nhu cầu nhà thương cần bác sĩ giải phẫu về lồng ngực.  Anh mà mất đi th́ tôi không có người để thay thế.”  (trang…231)

 

    Đấy, chính là lời của gă giám đốc bệnh viện Nhân Dân (Nguyễn văn Học cũ) nói với tên Thủ Trưởng Đoàn 875 về ông.  Chính gă đem chiếc xe Ford Falcon của bệnh viện để đón ông.  V́ thủ tục quá nh́ều, nên ông phải nán lại vài hôm, để chờ giấy giới thiệu của Thứ Trưởng Y Tế Dương quỳnh Hoa.  Đúng ngày 20/4/76, tác giả rời khỏi Căn Cứ Sóng Thần, trực chỉ về TTTTYK Gia Định.  Cho đến giờ phút này, ông vẫn c̣n nhớ, hôm ấy thật cảm động vô ngần.  Hầu hết nhân viền đều đổ xô ra đón ông.  Ông khom người, khập khiễng bước ra, trước những ánh mắt bùi ngùi, cảm động gần như muốn khóc.  Ông nhớ măi cái h́nh ảnh sâu đậm ấy, và cất giữ nó vào tận đáy sâu của kư ức, đồng thời ấp ủ, nâng niu nó như thứ kỷ vật ngà ngọc, vô giá, khó quên ở tại đời sống này.

 

    Lạc lơng giữa xă hội đầy tỵ hiềm, nghi kỵ và mâu thuẫn.  Xă hội bị quậy tơi lên, đục ngầu, giống như màu đất sét.  Xă hội bị băng hoại.  Xă hội, mà trong đấy mọi người đều ḍm ngó, soi mói, để ư lẫn nhau.  Xă hội, mà hai chữ t́nh người hầu như không c̣n hiện diện ở trong đấy.  Luân lư bị đảo lộn.  Chân dung Sài G̣n hầu như mất hẳn đi tính chất hồn nhiên, vô tư như trước đây.  Sài G̣n với luồng xe đạp cuồn cuộn của hôm nay.  Của những khuôn mặt đăm chiêu, hốc hác, gầy guộc, già nua đi trước tuổi.  Người ta quần quật, vật vă, bươn trải với cuộc sống, lo ngại về chén cơm độn hẩm hiu chiều nay.  Người ta ngán ngẫm về hai chữ ḥa b́nh!  Ḥa b́nh, có!  Nhưng! Tự do th́ không!  Ḥa b́nh trong lam lũ, cơ cực!  Ḥa b́nh trong chiếc bánh vẽ chói ngời, về tương lai sáng lạn đang chập chờn, di động ở phía trước.  Tương lai đó chẳng bao giờ có thực!  Nó chẳng khác nào như chiếc bong bóng, nổi phập phồng vào những ngày mưa dầm dề, dai dẳng!  Ngày nào cũng đi làm!  Ngày nào cũng phải làm không công cho bệnh viện!  Làm để trắc nghiệm, để thử thách!  Đời sống trở nên chật vật, khó khăn, cùng nỗi tủi nhục, dằn vặt, dằng co về tinh thần.  Cho dù có tủi nhục, có khó khăn đến thế nào đi chăng nữa!  Nhưng ông vẫn tâm niệm với chính ḿnh:  Phải nhẫn nhục mới được!  Lúc nào cũng phải Nhẫn!  Nhẫn để mà chờ cơ may đến!

 

    Nói tới vượt biên th́ phải nói tới b/s Mă Xái.  Nhờ có ông giới thiệu, nên tác giả mới có cơ may hội kiến với lăo chủ tàu!  Lăo tự giới thiệu, lăo tên là Lư Đông (người Hoa).  Được biết, tác giả có 2 văn bằng Cận Dương và Viễn Dương Thuyền Trưởng.  Lăo ngỏ ư, muốn thực hiện chuyến hải hành ra khơi để t́m tự do!  Vấn đề đặt ra, là phải t́m người có khả năng, có đầy đủ mọi kinh nghiệm để lèo lái con tàu trong cơn phong ba, băo táp. Tác giả cho biết, chúng ta thiếu thốn về tất cả mọi phương diện, từ dụng cụ để đo lường sức gió, sức nước.  Chúng ta chỉ dùng có mỗi phương pháp ước lượng hàng hải mà thôi.  Điểm quan trọng hơn hết, chúng ta cần phải có chiếc sa bàn để định hướng!  Như thế là tạm đủ!  C̣n ban đêm, chúng ta có thể nh́n sao để định phương hướng.  Chúng ta phải tính toán kỹ càng đâu vào đấy, để chuyến đi có thể hoàn thành một cách tốt đẹp và mỹ măn.

 

    Giă từ Sài G̣n vào buổi sáng c̣n hơi sương.  Trên chuyến xe mang số ẩn tế, dọc theo lộ tŕnh Cần Thơ, Thốt Nốt, Long Xuyên, rồi tiến thẳng xuống thị xă Rạch Giá.  Đây là thành phố của miền biển.  Thành phố, mà hầu hết đêm nào, cũng có chuyến ra khơi và không hẹn ngày trở lại!  Nh́n vào thực lực, hầu hết anh em quân y đều trở thành ban tham mưu đầu năo cho chuyến đi này!  Ngay từ buổi đầu tiên, anh em phải gấp rút, kín đáo, ngồi lại, bàn bạc với nhau:  Nghiên cứu về thời tiết, về gió mùa!  Kiểm soát lại máy móc, dầu mỡ, dụng cụ, nước uống cùng lương thực.  Phương hướng cùng nạn hải tặc có thể xảy ra, trên suốt cuộc hành tŕnh từ Rạch Giá ra đi!

 

    Giờ G:  (Giờ khởi hành).  Tối 15/4/79, hành khách lần lượt được gọi tên để xuống tàu.  Sau khi kiểm soát lại lần chót, chiếc KG 0783 bắt đầu chuyển động dời bến, dưới sự điều khiển của viên thuyền trưởng lạ mặt, có tướng mạo oai phong, lẫm liệt.  Tàu bị mắc cạn nửa chừng, khiến cho ai nấy đều hoang mang, giao động, và mất tin tưởng vào viên thuyền trưởng thiếu kinh nghiệm này.  Lập tức, ban tham mưu quyết định, yêu cầu tác giả đứng ra để lèo lái con tàu:

 

“Đây là quyền lợi sống c̣n của cả tập thể, của hàng trăm sanh mạng, xin anh đảm  đương trách nhiệm làm thuyền trưởng cho.”  (trang…277)

 

    Trải qua 24 tiếng đồng hồ, con tàu lại tiếp tục lên đường.  Ra khơi!  Biển chập chùng, mông mênh, cuốn theo biết bao nhiêu nỗi hồi hộp, lo lắng, về những gian nguy, hiểm nghèo đang chập chờn, chờ đón ở phía trước.

 

    Buổi sáng, tàu phát hiện có điểm khả nghi!  Ai nấy đều cảnh giác, bảo nhau, coi chừng có hải tặc!  Không khí chợt trở nên xôn xao và căng thẳng lạ thường!  Lệnh báo động được ban ra!  Bao nhiêu đàn ông, thanh niên đều ùn ùn kéo lên, xếp theo hàng ngũ chỉnh tề, với dao mác, gậy gộc, búa ŕu, xăng Molotov, đạn trái sáng…Tất cả đều sẵn sàng trong vị trí chiến đấu!  Tàu địch tiến lại gần.  Ta b́nh tĩnh, thủ thế!  Địch nhoài sang tấn công!  Ta đồng ḷng đánh trả!  Địch hung hăng, la hét!  Ta b́nh tĩnh, sáng suốt!  Đôi bên quần thảo, dằng co với nhau thật quyết liệt.  Cuối cùng, địch vẫn không tài nào chiếm được thế thượng phong!  Chính v́ thế, bọn chúng đành bỏ cuộc, đổi hướng, chạy bám theo con mồi KG3640 đang nhấp nhô, dật dờ ở phía trước. 

 

    Chuyện cướp vừa xong, th́ lại đến chiếc máy bơm bị hư!  Nước ồ ạt tràn vào, có nguy cơ đến chiếc máy Dynamo.  Nhanh trí, bs Mă Xái liền huy động lực lượng thanh niên, bắt tay ngay vào công việc tát nước.  May mắn thay, nhóm anh em kỹ thuật đă tận dụng hết khả năng để sửa chữa, và sau đó, chiếc máy lại tiếp tục bơm nước như thường lệ.  Con tàu vẫn lầm lũi lướt đi trong đêm tối!  Gió nhè nhẹ!  Biển êm!  Trên nền trời quang đăng, lác đác vài v́ sao lấp lánh.  9 giờ!  Lại có tàu lạ xuất hiện!  Ai nấy đều quả quyết, là cướp biển!  Một phiên họp bất thường được triệu tập liền sau đó!  Có tiếng ai la lớn:  Nên hàng hay nên chiến!  B/s Mă Xái cùng số đồng nghiệp dứt khoát khẳng định:  “Phải quyết tâm chiến đấu tới cùng!  Chúng ta phải t́m cái sống trong sự chết.” Tất cả đều đồng loạt hưởng ứng, bầy tỏ sự quyết tâm không hề lay chuyển. Trong bóng đêm, gương mặt họ đanh lại!  Đôi tay họ nắm chặt vả thế trân được trải ra.  Với thành phần xung kích, có thang cây, xăng Molotow, để chuẩn bị cho cuộc tấn công xáp lá cà.  Tàu địch lấy đà, đâm thẳng vào hông bên phải!  Đèn tàu bật sáng choang!  Xa xa, thấp thoáng vài vệt sáng đang lù lù kéo tới.  Địch quăng neo, bám vào thân tàu!  Ta b́nh tĩnh chặt đứt.  Địch chuyển hướng quăng dây vào phía sau!  Ta chặt đứt ném xuống biển!  Tàu bị va mạnh, khiến cho tàu địch mất thăng bằng, chao hẳn sang một bên.  Địch la hét, giận dữ!  Ta t́m cách trả miếng!  Địch thay đổi chiến thuật, lùi lại, rồi ḷn sang bên trái. Ta đổi hướng sang phải, liền gia tăng tốc độ!  Có tiếng la thất thanh của người nào đó, h́nh như bị tuột tay th́ phải!  Khí thế ở trên mui bắt đầu lên cao!  Nước biển lại tràn vào, anh em hợp nhau tát!  Chính giữa lúc hoang mang, nguy kịch ấy, mơ hồ, nghe như có tiếng động cơ của chiếc máy bay nào đó, vọng lại từ hướng tây, rồi cứ thế, cứ thế, tiến lại gần, và cuối cùng, th́ lượn qua, lượn lại, vần vũ ở trên đầu!  Phải chăng, đây là một phép lạ, một ân sủng đặc biệt, mà thượng đế đă dành riêng cho tất cả mọi người trong cơn nguy khốn này!  Ai nấy đều mừng rỡ, nh́n nhau, mà ḷng cảm thấy rưng rưng nước mắt!

 

    Con tàu lại tiếp tục cuộc hành tŕnh.  Hai trái sáng được bắn lên.  Lá cờ S.O.S. nền trắng với hai gạch đỏ chéo góc được căng ra ở đằng trước.  Nhưng tứ bề vẫn b́nh thản, chỉ nghe thấy tiếng sóng biển gào thét, cùng tiếng thở dài dồn nén ở tâm tư.  Đứng trước t́nh trạng bi đát đó, tác giả đưa ra đề nghị, nên t́m đường ủi vào đất liền.  Ai nấy đều tỏ vẻ đồng ư.  Con tàu liền chuyển hướng đâm thẳng vào Batu Rakit Terrengganu.  Ở đây, mọi người được đón tiếp niềm nở, và được giúp đỡ tận t́nh của đơn vị Task Force Mă Lai đang hiện diện ở trên đó.

 

    Hai tuần sau, tất cả thuyền nhân được xe nhà binh chở đến Marang, phía Bắc Terengganu.  Cuối tháng tư, được chia ra thành 7 nhóm.  Riêng tác giả cùng gia đ́nh bị lọt lại, được xếp vào danh sách của nhóm thứ 7.  Suốt cả ngày hôm ấy, từ nhóm số 1 cho đến nhóm thứ 6 lần lượt được xe buưt cảnh sát chở ra hải cảng Terengganu.  Sáng hôm sau, Tr/Úy Tăng (người Hoa) có ghé thăm, liền cho biết:

 

“Các anh may mắn lắm.  Chuyến tàu chở người qua đảo Bi Đông, dọc đường chẳng may đă ch́m.” (trang…295)

 

    Rời Marang vào buổi sáng15/5/79 trên chuyến tàu đánh cá cḥng chành, mỏng manh.  Chuyến tàu gồm 198 người thuộc toán số 7 (KG0783).  Vỏn vẹn chỉ có bằng đấy, so với con số 687 lúc ban đầu (14/4/79).  Trên những khuôn mặt hoảng hốt, lo lắng, người ta ngơ ngác hỏi nhau:  Ḿnh đi đâu bây giờ!  Có giọng khác lại xen vào:  Đi đâu th́ làm sao mà biết được!  Không khí chùng xuống bằng những tiếng thở dài lê thê, buồn năo nuột.  Thảm kịch về vụ đắm tàu vẫn c̣n đấy!  Người ta bị ám ảnh về những mất mát to lớn của 6 toán đi trước!  Người ta bị hoang mang, giao động từ đêm này sang đêm khác!  Tàu cặp bến!  Có tiếng la ó, gọi nhau, rộn ră ở trên bờ!  Th́ ra là Pulau Bidong!  Ḥn đảo của tị nạn!  Bằng đấy con mắt đều mở lớn và tỉnh táo trở lại!  Họ lục tục, dắt díu nhau lên bờ, mà ḷng cảm thấy xôn xao, trước những cái vẫy tay, những nụ cười thân quen của đồng bào ruột thịt đang trải ra, chào đón họ ở trước mặt.

 

    Pulau Bidong là trại tị nạn, dưới sự đùm bọc, che chở của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), cùng nhà cầm quyền Mă Lai.  Trại chính thức mở cửa từ ngày 8/8/78 để tiếp nhận những thuyền nhân VN ra đi, chạy trốn cái chế độ hà khắc của CS.  Trại được điều hành qua vị trại trường, là bs Nguyễn sơ Đông.  Trại có sức chứa vào khoảng 45,000 người và được chia ra thành 7 khu, tính theo mẫu tự từ A cho đến G.  Sau khi, bs Đông lên đường đi định cư, Lm. Triệu được bổ nhiệm vào chức vụ trại trưởng, và tác giả trở thành trại phó của Pulau Bidong. 

 

    28/10/79 Lm.Triệu lên đường đi định cư tại HK, tác giả được bầu vào chức vụ trại trưởng để thay thế.  Tác giả bắt tay ngay vào công việc, dẹp tan mọi tệ nạn băng đảng đang hoành hành ở trên đảo.  Khởi công, xây dựng bệnh viện có tên là Sick Bay.  Với sức chứa vào khoảng 60 người.  Có pḥng mổ, pḥng quang tuyến X, pḥng nha khoa, pḥng sanh, pḥng hồi sức.  Trại nha khoa, trại sản khoa, trại bệnh tổng quát…Công việc xây cất đều do thuyền nhân ở trên đảo thực hiện.  Phương tiện cùng vật liệu xây cất đều do bs Bernard Kouchner cùng Cao Ủy Tị Nạn cung cấp.  Thiết lập đài tưởng niệm thuyền nhân năm cánh buồm ngay trên đào Pulau Bidong.  Ngoài ra, đảo c̣n có Trung Tâm Sinh Ngữ cùng đồi tôn giáo, để mọi người có thể đến đó sinh hoạt về mặt tín ngưỡng.

 

    Bàn giao chức vụ trưởng trại cho ông Nguyễn văn Thành, nguyên là TTK phủ Phó Tổng Thống.  Tác giả bùi ngùi nh́n lại ḥn đảo Pulau Bidong lần chót.  Nơi ấy, đă để lại ở trong ông, cả dấu ấn đậm nét trong đời sống tha hương, hiện hữu này.  Chiếc tàu Black Gold từ từ rời bến, gợn lên ở trong ông nỗi buồn man mác, và cứ tuần tự xa dần, xa dần, rồi ch́m khuất vào chân mây.

 

    Đặt chân lên cảng Terenggnu, ông cùng gia đ́nh bước lên xe bus trực chỉ đến thủ đô Kuala Lumpur.  Tưởng chừng như nhiệm vụ đă xong!  Nào ngờ, ngay buổi sáng ngày hôm sau, Đ/Tá Martidale thuộc ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ đă đích thân đến gặp ông, ngỏ ư, muốn ông nán lại thêm thời gian ngắn, để chấn chỉnh lại trại chuyển tiếp Cherras.

 

    Cuối năm 1980, tác giả cùng gia đ́nh lên đường đi định cư tại Hoa Kỳ.  Qua sự bảo trợ của người em gái, gia đ́nh ông đến sinh sống tại Buren nằm trong tiểu bang Arkansas. V́ địa điểm khá xa thành phố!  Hơn nữa, lại không có trung tâm luyện thi ECFMG, FLEX!  V́ thế, ông cùng gia đ́nh đành phải di chuyển về Houston trên chuyến xe Van của người bạn tốt bụng Hoàng văn Lộc.  Hằng ngày, gia đ́nh ông sinh hoạt trong căn nhà khá rộng răi, tiện nghi, tọa lạc ngay trên đường Victoria, nằm trong khu South Bell.  Để phụ giúp thêm mức thu nhập cho gia đ́nh, tác giả phải đi làm công cho Utoten.  Ngoài ra, ông c̣n phải làm thêm nghề bán xăng, tại địa điểm khá xa với thành phố.  Trong dịp về Cali học thi, tác giả đột ngột bị chứng bệnh ruột dư cấp tính.  Rất may, có bs Nguyễn ngọc Kỳ giới thiệu cho ông vào nhà thương UCI để mổ khẩn cấp.

    Trong thời gian nằm bệnh viện, gs Warchnam có đến thăm và căn dặn, khi nào ra khỏi bệnh viện, nhớ đến gặp ông ở trường Loma Linda.  Giáo sư Warchnam là chỗ quen biết với tác giả từ trước năm 75, khi ông đương đảm trách chức vụ, trưởng phái đoàn giải phẫu tim của Hoa Kỳ tại Sài G̣n.  Ông cho biết, hiện nay ông đang làm việc tại Riverside (California).   Chần chờ măi, v́ lư do thi cử, nên tác giả không gặp được vị giáo sư kể trên!  Tác giả được hướng dẫn đến gặp gs Bruce Branson, chủ nhiệm khoa giải phẫu của đại học Loma Linda.  Trong suốt một tiếng đồng hồ, vị giáo sư này không hề đá động đến bất cứ câu hỏi nào liên quan vấn đề Y Khoa!  Ông chỉ bàn đến sự xụp đổ của miền Nam trước đây: “Anh đă hy sinh nhiều cho xứ sở của anh, bây giờ trường Loma Linda có bổn phận giúp đỡ lại anh.  Chừng nào anh muốn vô chương trinh giải phẫu của Trung Tâm Y Khoa Loma Linda.”   (trang…367)           

                                                                  

     Có một điều mà không ai có thể ngờ được!  Tác giả được trường Loma Linda gọi phỏng vấn, đồng thời chấp nhận cho ông, là bác sĩ thường trú ngoại khoa thật dễ dàng.  Miễn luôn bằng ECMFG, miễn năm Intership.  Chương tŕnh giải phẫu gồm 5 năm.  Cuối cùng, là phần giải phẫu trẻ em cùng lồng ngực. 

 

    Giáng sinh năm 1984, ông được ghi tên vào danh sách trực gác của khoa ngoại và được hưởng lương của bác sĩ thường trú ngoại khoa.  Tác giả tập trung vào việc học hành.  Ngày 6/3/85, ông cùng với bs Vũ quí Đài (nguyên khoa trưởng trường ĐHYK Sai G̣n) đi dự thi bằng hành nghề trong tiểu bang Cali tại San Francisco.  Tôt nghiệp bằng hành nghề tiểu bang cùng bằng giải phẫu của trường Loma Linda, tác giả gia nhập hội Thẩm Mỹ Hoa Kỳ (1986).  Sáu năm sau, ông trúng tuyển luôn bằng Giải Phẫu Thẩm Mỹ Quốc Tế.  Tác giả được chủ tịch hội Thẩm Mỹ Quốc Tế (gs Bolivar Escobido mời đi thuyết tŕnh về Giải Phẫu Thẩm Mỹ ở Mỹ Châu và Nam Mỹ.  Về Orange County, ông mở pḥng khám bệnh tư tại số 14441 # 2 đường Broohurst, Garden Grove được 10 năm.  Sau đó, dời về số 17672 đại lộ Beach blvd được 4 năm.  Cuối cùng, trở lại số 13071 đường Broohurst # 170 Garden Grove cho đến năm 2004.

 

    Trải qua cơn lốc xoáy hung hiểm trên thương trường!  Cơn lốc xoáy ấy, làm cho ông nhức đầu, hoa mắt, rồi cảm thấy đau nhói, quặn thắt ở trên ngực!  Rất may, có bác sĩ Loan thị Hồ Ngô giới thiệu kịp thời, cho ông vào điều trị tại bệnh viên Good Samari ở Los Angeles.  Bệnh tim mạch vừa dứt, th́ ngay năm sau, chứng suy thận lại dồn dập kéo đến!  Tuần nào ông cũng phải đi lọc máu, 3 lần cho một tuần!  Chính v́ thế, ông đành phải nghỉ việc!  Mọi công việc liên quan đến pḥng mạch, ông đều giao tât cả cho người bạn đời của ông, cùng cô con gái tốt nghiệp chuyên khoa về pḥng mổ, tiếp tục đảm trách, cộng thêm với sự hợp tác của bạn bè cùng số bác sĩ chuyên môn về thẩm mỹ.       

    Thoắt chốc, mà 39 năm trôi qua!  39 năm tính từ ngày 30 tháng 4 năm 75 làm tiêu mốc thời gian!  39 năm c̣n đọng lại ở trong ông được những ǵ!  Quá khứ và hôm nay!  Gia đ́nh cùng bạn bè!  39 năm, bước vào tuổi hoàng hôn, ông nắn nót, ghi lại từng ḍng chữ, đồng thời gói ghém, thu hẹp, đóng khung lại, vuông vức trong thiên hồi kư này.  Từ tuổi thơ cho tới ngày ông khôn lớn.  Quê hương!  Thời niên thiếu!  Cùng suốt cả chặng đường dài gió bụi mà ông đă miệt mài, dấn thân ở trên đấy!  Chặng đường của vinh, nhục!  Của tù đầy!  Của gian truân, khổ ải!  Cho dù có vinh nhục, có gian truân, có khổ ải đến mấy đi chăng nữa!   Nhưng tác giả vẫn cảm thấy hănh diện với chính bản thân ḿnh, với gia đ́nh, với bạn bè, về những ǵ mà ông đă đóng góp cho tha nhân, cho xă hội, cho quê hương trước đây!  Hằng đêm, ông vẫn trằn trọc, thao thức, rồi tự hỏi với chính minh:  Cho đến bao giờ, đất nước tôi mới thoát ra khỏi cảnh áp bức, bóc lột!  Cho đến bao giờ, dân tộc tôi mới được hưởng một nền ḥa b́nh, tự do, dân chủ thực sự!  Cho đến bao giờ, chế độ bạo quyền hiện nay mới xụp đổ, ra đi như các quốc gia ở Đông Âu, cho đàn chim ĺa xứ quay về tổ, để từ đó, xiết chặt thành ṿng tay lớn, hầu viết lên những trang sử hào hùng, chói lọi cho dân tộc tôi.  Một dân tộc kiên cường, bất khuất!  Một dân tộc đă đổ ra biết bao nhiêu là xương máu, tiếp nối từ đời này sang đời khác, để đấu tranh, tô bồi cho cái giải giang sơn gấm vóc h́nh chữ S ấy được trường tồn.   Cho đến bao giờ nữa!

    Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn đôi ḍng cảm nghĩ dưới đây của tác giả, được trích trong trang 374:

 

“Ngồi ôn lại suốt cuộc đời y sĩ ngày mới ra trường cho đến nay, trải qua những vinh quang và tủi nhục, tôi cảm thấy ḷng ḿnh yên ổn.  Tôi đă làm tṛn chức năng của một người thầy thuốc, hết ḷng lo nghĩ và chăm sóc tận t́nh cho quân nhân ngoài tiền tuyến, cũng như tận tụy với bệnh nhân nơi hậu cứ, trong các nhà thương…”         

    Sau chót, tôi thành thật gửi đến tác giả, lời cầu chúc an b́nh và hạnh phúc./.

 

                                                                                      TRANG LUÂN

                                                                                                                           Cali. 10/14