T̀M NIỀM VUI VÀ HY VỌNG TRONG ĐAU KHỔ

(04-1975 -- 09-1979)

 

Đă đi ở tù, lại là tù khổ sai của chế độ cộng sản mà nói đến niềm vui và hy vọng trong cái thế giới ngục tù đó th́ quả là một sự mỉa mai chua chát chẳng khác chi nói sống trong địa ngục lại vui hơn ở thiên đường. Nhưng tôi phải sống. Muốn sống, phải t́m ra chút ánh sáng le lói trong đêm đen để nuôi dưỡng cái mầm lạc quan đang thoi thóp. Bởi thế, giữa những lời than khổ ải của anh em, tôi thường đùa tôi đă t́m được nhiều niềm vui. Anh em hỏi: vui sao? Vui cái ǵ?

 

*Vui v́ được sống sót sau năm tù cải tạo đầu tiên và được gặp lại gia đ́nh sau một năm vắng bặt tin tức.

 

Vào khoảng giữa tháng 04 năm 1975, chúng tôi là những người tù đầu tiên được gọi đi xây dựng trại Kim Sơn của tỉnh Nghĩa B́nh ( bấy giờ, cộng sản ghép hai tỉnh của Quảng Nghĩa và B́nh Định làm một tỉnh, lấy tên Nghĩa B́nh).

 

Bổn phận và trách nhiệm của bọn tù chúng tôi được giao phó là biến cải một căn cứ quân sự của người Mỹ trong chiến tranh đă bị bỏ phế trong nhiều năm qua ở vùng đồi núi An-Lăo, thành một trại cải tạo, có đủ nhà cửa và phương tiện để giam giữ tù nhân.

 

Dân B́nh Định và Quảng Ngăi đều phải giật ḿnh kinh sợ khi nghe nhắc đến địa danh An Lăo, v́ đó là một vùng rừng hoang nước độc trong dăy Trường Sơn. Người đến th́ có mà người sống sót toàn mạng trở về th́ không có được bao nhiêu. Ngoài công việc chặt cây và cắt lá về làm nhà để có chỗ tạm trú ban đầu trong những ngày đầu tiên, chúng tôi c̣n phải khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi thêm gia cầm gia súc để có cái ăn cho chúng tôi và luôn cả bộ đội. Đă thế, c̣n phải đi thu nhặt các bom đạn c̣n bỏ sót lại sau chiến tranh trong căn cứ quân sự Mỹ nầy với phương tiện rất là thô sơ là dùng cây, dùng gậy ḍ dẫm thay v́ có được máy rà t́m, một việc làm ai cũng biết là có thể từ chết tới bị thương, rất là nguy hiểm, nhưng làm sao tránh? Thôi th́ trời kêu ai nấy dạ.

 

Một số anh em không may đă bỏ mạng v́ chất nổ,v́ ḿn; người may mắn bị thương nặng chết liền tại chỗ, không bị đau đớn hành hạ; c̣n các nạn nhân khác kém may mắn hơn th́ bị mất chân mất tay, phải chịu đau đớn một thời gian, rồi sau đó v́ không thuốc men, không phương tiện giải phẫu và làm sạch vết thương, kết cục cũng phải ra đi trong sự hành hạ thể xác.

Làm việc lao lực, lương thực không có để bồi dưỡng, thời tiết thay đổi bất thường, ngày nóng đêm lạnh, tối ngủ không có chăn mùng, làm mồi cho muỗi sốt rét. Khi đau ốm không được nghỉ ngơi và không có thuốc men để chữa trị. Chúng tôi trở thành những môi trường tốt cho các bệnh truyền nhiễm của miền nhiệt đới. Những bệnh thông thường mà tất cả chúng tôi bị mắc phải là sốt rét ngă nước, nhiễm trùng đường ruột, sưng phổi và lao phổi.

 

Thêm vào đó, thần kinh và tinh thần của chúng tôi lúc nào cũng bị căng thẳng và giao động, v́ bị điều tra và chất vấn về lư lịch. Cuối tuần và mỗi buổi chiều sau khi ăn tối, chúng tôi bị bắt buộc phải ngồi tự kiểm thảo, tự khai lư lịch của ḿnh về những lổi lầm (?), tội ác (?) đă gây ra trong thời gian phục vụ cho "Mỹ Ngụy". Bề ngoài, cán bộ luôn mồm nói: bác, đảng, cách mạng, nhà nước lúc nào cũng rộng lượng và khoan hồng đối với tù binh địch. Cán bộ và nhân dân lúc nào cũng nghiêm chỉnh, chấp hành luật lệ của nhà nước, là không được hành hạ hay tra tấn tù binh trong lúc thẩm vấn.

 

Nói th́ vậy, nhưng trong thực tế lại khác hẳn. Chúng tôi bị đánh đập dă man,tàn nhẫn, trong lúc cán bộ thông qua tờ lư lịch, với lư do chúng tôi không thật ḷng khai báo đúng sự thật. Một số người cùng đội nhóm đă bị mất tích một cách khó hiểu ngay sau khi bị thẩm vấn. Có hỏi th́ cán bộ trả lời cho qua chuyện là, những người nầy hoặc được cấp tốc gửi đến các trại khác để tiếp tục điều tra, hay đă được trả tự do, đă trở về với gia đ́nh nguyên quán. Sự thật quá hiển nhiên và quá đau đớn mà ai cũng biết, nhưng không dám nghĩ đến hay trả lời, ấy là họ đă bị thủ tiêu.

Điều may mắn cho tôi là lúc c̣n ở trại tạm giam Qui Nhơn, trước khi được chuyển lên đây, một người bạn tốt đă giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong thời gian bị tẩy năo nầy, bằng cách dặn tôi soạn sẵn một bản lư lịch đơn giản, với những sự kiện rơ ràng và hợp lư. Lại phải thuộc ḷng bản lư lịch soạn sẵn nầy, ngay cả một dấu chấm hay một dấu phết cũng phải không quên, v́ chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong lúc viết lư lịch sẽ đem đến những sự nhức đầu, phiền năo, có hại cho bản thân.

 

Thêm vào đó, anh đă căn dặn tôi, trong hoàn cảnh nầy sống chết đều có mạng. Để tránh những cực h́nh đau đớn về thể xác và tinh thần, lúc nào cũng phải b́nh tỉnh, bất chấp những lời đe dọa hay đường mật khen ngợi của cán bộ thẩm vấn. Anh nói những lời anh căn dặn tôi là rút tỉa từ những kinh nghiệm xương máu của bạn bè và cha mẹ anh đă trải qua, đă chỉ dạy cho anh sau những ngày được thử lửa trong cuộc cách mạng tháng tám, trong khi lưu lạc ở các vùng bị Việt cộng kiểm soát. Bản lư lịch mà tôi soạn sẵn, thật ra chẳng có ǵ là bí mật và khúc mắc. Chép đi, chép lại có đến gần trăm bản nộp lên cơ quan, bản nào cũng giống hệt như nhau, không một chút thay đổi. V́ sự sống c̣n, trong thời gian bị điều tra, thẩm vấn, mặc dù bị tra tấn, đánh đập tàn nhẫn, nhưng nhờ ở bản tánh kiên cường, mà tôi đă may mắn bước qua được giai đoạn tẩy năo một cách an toàn hơn bao nhiêu người khác trong cùng hoàn cảnh.

 

Trong hoàn cảnh làm việc nhưng không được nghỉ ngơi và không được bồi dưỡng, thêm vào bệnh tật và sự mệt mỏi về tinh thần lẫn thể xác, lại không quen việc th́ làm sao năng suất lao động của chúng tôi cao cho được? Giao việc nào, chúng tôi cũng được cán bộ ra chỉ tiêu và năng suất phải đạt. Kế hoạch đặt ra trên giấy tờ th́ dễ, nhưng khi thực hành th́ lại là chuyện khác.

 

Chúng tôi bị cưỡng bức lao động, làm những công việc không được huấn luyện trước, không phù hợp với ngành nghề và sức khỏe của ḿnh, dĩ nhiên là ai cũng biết làm sao chúng tôi có thể đạt được năng suất cao. Tôi c̣n nhớ một lần cán bộ quản giáo chỉ mặt tôi phê b́nh trước mặt các anh em trong đội là, tôi đă được Mỹ ngụy đầu độc, quen cách sống ăn trên ngồi trước, sống và hưởng thụ trên xương máu của đồng bào, là bác sĩ ngụy chỉ biết cày trên đường nhựa nên lao động không ra ǵ cả. Tôi nghe mà không hiểu họ muốn nói và ám chỉ tôi về cái ǵ. Tôi trong lúc đó như là một sinh vật không hồn, có đầu óc nhưng không được suy nghĩ tính toán, có mắt như mù, có tai như điếc, có miệng như câm, chỉ biết làm theo mệnh lệnh với sự đe dọa và khủng bố của đối phương về cả hai phương diện tinh thần và thể xác.

 

Thời gian qua nhanh, quay đi nh́n lại đă gần nửa năm ở nơi rừng sâu nước độc nầy, nhân ngày lễ "sinh nhật bác hồ" mới được sự khoan hồng của đảng và nhà nước cho chúng tôi, những người may mắn c̣n sống sót, lần đầu tiên được phép viết thơ về thăm gia đ́nh, báo tin là chúng tôi đă được sự chăm sóc tận t́nh của cách mạng và nhân dân, được sự khoan hồng của bác và đảng, cho phép được gặp mặt gia đ́nh trong ngày lễ lớn.

 

Quả thật đấy là một tin vui lớn cho các gia đ́nh có con em đi học tập cải tạo, v́ hơn nửa năm qua đă vắng bặt tin tức, không biết sống chết ra sao. Nhận được thơ của tôi, biết tôi c̣n sống, cả nhà mừng hết sức. Ba tôi đă mất gần hai tuần lễ để hoàn tất các thủ tục giấy tờ xin phép để di chuyển và thăm nuôi. Từ chỗ địa phương ông bà sinh sống đi đến thị xă Qui Nhơn đă là vất vả, sau đó lại phải có mặt ở chỗ hẹn đúng ngày và giờ để được bộ đội hướng dẫn đi đến chỗ trại giam. Sau một ngày cùng các bạn đi thăm nuôi băng rừng, vượt suối không nghỉ ngơi, ba tôi đă đến được cổng trại giam vào lúc chiều tối. Ông và đoàn người thăm nuôi được cho tạm trú ở "nhà khách" một đêm rồi hôm sau mới được thăm.

 

Gọi là “nhà khách" cho xôm chứ thực ra là một ngôi nhà tranh vách lá nằm giữa rừng sâu trơ trọi, không nước nôi đèn đóm ǵ cả, nói chi đến mùng màn giường chiếu! V́ không biết hoàn cảnh ở đây để chuẩn bị trước nên ba tôi và phần lớn các người đi thăm nuôi hôm đó không mang theo quần áo đủ ấm về đêm và đồ ăn thức uống dọc đường nên phải qua một đêm vừa mệt mỏi, lạnh lẽo vừa đói khát, chưa kể bị muỗi rừng đốt.

 

Hôm sau, trước khi được phép gặp người thân, chúng tôi ai cũng phải học tập kỹ càng những điều lệ và tiêu chuẩn của người cải tạo trong lúc được thăm nuôi. Để có bộ mặt tốt đẹp, chúng tôi được lệnh tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo lành lặn. Quan trọng nhất là khi gặp gia đ́nh, tuyệt đối không để lộ những buồn tủi trên nét mặt, làm cho người thân phải đau khổ và thương xót. Thời gian quy định cho gặp gia đ́nh là một tiếng đồng hồ; ba tôi đă quá xúc động, không cầm được nước mắt khi nhận diện ra tôi. Tôi cũng không hiểu h́nh ảnh của tôi trong giờ phút gặp gỡ nầy dưới mắt ba tôi như thế nào?

 

Theo lời ba tôi kể lại sau nầy, nếu có ai đă xem qua bộ phim Chúng tôi muốn sống trên màn ảnh lớn của đạo diễn Vĩnh Noăn, th́ tôi đă giống như một trong những người tử tội trong phim bị cộng sản đấu tố trước ṭa án nhân dân, phải chịu các tra tấn cực h́nh trước khi chết. Từ h́nh ảnh của một thanh niên mạnh khỏe, nhanh nhẹn, bặt thiệp và tự tin, chưa nói đă cười trước đây, nay đă được thay thế bằng h́nh ảnh của một người tiều tụy, lù khù, già trước tuổi v́ bệnh hoạn và thiếu ăn, với đôi mắt không có thần, láo liên như con ma đói giữa rừng sâu.

 

V́ được học tập trước khi thăm nuôi và v́ sự an toàn cho chính bản thân ḿnh, tôi đă thận trọng khi trả lời các câu hỏi của cha tôi về cuộc sống và sức khỏe của ḿnh. Tôi cũng hỏi thăm về sức khỏe của cha mẹ và gia đ́nh sau ngày "giải phóng", vui mừng v́ gia đ́nh đều được b́nh an. Thời gian gặp gỡ qua nhanh, đă đến lúc phải chia tay v́ đến giờ bộ đội phải đưa những người đi thăm nuôi xuống núi. Trước khi chia tay, ba tôi đă cởi chiếc áo lạnh khoác bên ngoài của ông đưa lại cho tôi với hy vọng chiếc áo nầy sẽ sưởi ấm người tôi trong những đêm lạnh giữa rừng sâu.

 

Tôi rất vui mừng v́ được gặp lại người thân và biết được tin tức của gia đ́nh. Nhưng tôi cũng thất vọng v́ trước đó, tôi hy vọng gia đ́nh sẽ gửi cho tôi một chút lương thực để tạm dùng trong lúc thiếu thốn và một ít thuốc men để tôi dùng chữa bệnh. Về sau, tôi mới hiểu sự thật, v́ ba tôi cũng như những người đi thăm nuôi khác, đă được thông báo là chúng tôi đi học tập cải tạo giống như đi quân trường, được ăn uống và chăm sóc đàng hoàng, sức khỏe bảo đảm, không thiếu thứ ǵ. Chúng tôi được học tập và được huấn luyện để trở thành con người mới của xă hội; sau khi học tập và cải tạo tốt, sẽ được trở về với gia đ́nh để cùng chung tay với đồng bào địa phương góp phần xây dựng lại quê hương đất nước.

 

Phần Ba tôi, có dịp tận mắt thấy được sự thật, một sự lừa dối vô liêm sỉ của chính quyền Việt cộng đối với gia đ́nh của những người trước làm việc cho chế độ cũ và việc đối xử tàn nhẫn vô nhân đạo của chính quyền Hà Nội đối với tù binh. Sau khi đi thăm nuôi tôi trở về nhà, ông bị bệnh nặng và từ đó cho đến ngày tôi được phóng thích, ông không bao giờ thăm lại núi rừng An Lăo, ông không chịu nổi khi thấy cảnh đoạn trường.

 

* Cái vui thứ hai: giúp đỡ và chia xẻ với các bạn đồng cảnh ngộ trong lúc cùng cực khó khăn.

 

Trong năm đầu tiên đi tù cải tạo, giữa chốn rừng sâu nước độc, tôi cũng như tất cả các bạn bè khác trong nhóm, bị xử dụng dưới mọi h́nh thức của người nô lệ phục vụ cho người chiến thắng. Người chiến thắng là những chủ nhân ông có toàn quyền quyết định sự sống chết của những người làm thân trâu ngựa phục vụ cho ḿnh.

 

Chúng tôi bị coi rẻ hơn cả những gia súc trong nông trại, v́ gia súc c̣n đem lại sự giàu có tiền bạc cho họ. Chúng tôi là những kư sinh vật, bị kết tội lúc nào cũng t́m cách phá hoại và ăn cắp tài sản của chính quyền nhân dân. Từ cách xưng hô, chúng tôi lúc nào cũng phải giữ đúng nguyên tắc của người dưới phục vụ cho kẻ trên; nói chuyện đều phải thưa, tŕnh, hết thưa ông bộ đội đến thưa bà bộ đội, rồi thưa cán bộ, v.v. Gặp ông bà bộ đội phải cúi đầu, bỏ nón và nh́n xuống đất. Những ǵ ông bà bộ đội nói hay phát biểu đều được coi là đúng và hợp lư, chúng tôi có bổn phận phải nghiêm chỉnh chấp hành.

 

Nh́n lại, chúng tôi cũng là một con người và sức người th́ có giới hạn; thêm vào đó, làm việc quá sức lại không được nghỉ ngơi, ăn uống th́ thiếu thốn, bị bệnh tật không có thuốc men chữa trị, nên trong một thời gian năng suất làm việc của các đội toán đều bị giảm. Dù cho bộ đội đánh đập tàn nhẫn, hành hạ hay chửi mắng, cũng không thể làm tăng năng suất của các anh em chúng tôi.

 

Trong ṿng nửa năm, hơn phân nửa các anh em trong cùng nhóm tiên phong đi khai phá vùng đất hoang, đă bị mất mạng v́ bom đạn trong lúc khai khẩn và thu dọn vùng đất nầy; thêm vào đó là ra đi v́ bệnh tật và suy dinh dưỡng, hoặc bị gọi đi thẩm vấn, làm việc và không trở về.

C̣n lại những người sống sót, chúng chia ra làm hai nhóm, đại đa số được chuyển đi trại Gia Kom, một số được giữ lại trại để giúp đỡ cho bộ đội, cán bộ điều hành các cơ sở canh nông và chăn nuôi vừa mới được thành lập. Tôi là một trong những người được giữ ở lại trại.

 

Sau một năm bị cưỡng bức lao động, phải trả bằng máu và nước mắt, trại Kim Sơn đă được thành h́nh như hoạch định. Từ một chỗ là rừng hoang cô quạnh nay nhà cửa của cán bộ và trại giam đă được cất lên san sát. Trước là nhà tranh vách lá, sau được thay thế bằng những doanh trại khang trang. Mỗi nhà giam có thể chứa trên 50 người, nhà bếp tập thể được xây dựng có thể cung cấp bữa ăn hằng ngày cho hơn 1,000 tù nhân. Nước uống lúc trước phải đi lấy từ suối hay ở hồ trong thung lũng, nay được cung cấp từ giếng lên. Đồng ruộng trồng lúa, khoai, bắp và các nông sản khác ngày một mở rộng và xanh tươi trù phú. Mùa nào th́ có đặc sản đó, các kho tích lũy và dự trữ lương thực lúc nào cũng đầy ắp, đêm tối trên cơ quan đă có điện mỗi đêm thắp sáng vài giờ.

 

Trại Kim Sơn (Nghĩa B́nh) trước được dự định là trại giam giữ các tù binh chiến tranh, nay trở thành trại giam giữ luôn cả tù nhân phạm pháp h́nh sự và dân sự. Thành phần cán bộ quản giáo điều hành trong trại đă được thay đổi. Phần lớn bộ đội du kích trước đây được thay thế bằng công an. Thành phần công an trẻ mới đến trại đa số là các học sinh đă tốt nghiệp trung học dưới chế độ cũ, đầu óc của họ cũng được cởi mở hơn, oán thù về giai cấp cũng không sâu đậm như những người du kích bộ đội thời xa xưa, cách đối xử của họ đối với phạm nhân cũng ít tàn nhẫn và gay gắt hơn. Nhưng dù sao đi nữa họ vẫn là những chủ nhân ông và chúng tôi vẫn là những người nô lệ phải phục vụ cho họ, chẳng qua là rượu cũ mà b́nh mới thôi.

 

Tiêu chuẩn thức ăn cung cấp cho phạm nhân vẫn không có ǵ thay đổi, ngày ăn 3 bữa. Sáng ăn khoai, trưa được một chén cơm trộn với khoai lang và khoai ḿ, tối một chén cơm với củ ḿ. Thức ăn căn bản vẫn là rau cải trồng trọt trong trại nấu với xác mắm mà trong "thời kỳ Mỹ ngụy" người ta dùng để làm phân bón cho rau cải hay nuôi gia súc. Cán bộ ngoài miệng th́ nói lương thực và khẩu phần của các phạm nhân sẽ dần dần được cải thiện, nhưng v́ đất nước vừa mới giải phóng, nhà nước c̣n nghèo, nhân dân c̣n đói khổ, nên buộc ḷng phải thắt lưng buộc bụng trong một thời gian.

 

Thuốc men chỉ để dùng cho cán bộ và gia súc.

 

Sức khỏe các phạm nhân cũng đă được nhà nước chú ư đến, bệnh nhân trong trại được y tá của trại chăm sóc, thuốc men th́ có nhà nước cung cấp. Mỗi tuần tôi đều xuống trại 1 Kim Sơn lănh thuốc về để chữa trị cho bệnh nhân của trại và cán bộ. Ngoài những thứ thuốc thông thường như : nhức đầu, đau bụng, chống ói mữa, sốt rét, tôi c̣n nhận thêm một số thuốc trụ sinh và nước biển để truyền dịch. Nhưng những thuốc quư giá nầy chỉ được phép dùng cho cán bộ và bộ đội, và các gia súc trong trại khi bị đau ốm.

 

Phần lớn các phạm nhân trong trại khi bị bệnh, sẽ được chữa trị bằng thuốc nam với những dược thảo mà tôi hằng ngày đi hái từ các cây cỏ ở trong rừng hay trồng trong vườn thuốc nam của trại. Những thuốc dùng để chữa trị các bệnh cho phạm nhân, phần lớn là do gia đ́nh của họ thăm nuôi gởi vào. Những người trong trại có thân nhân hay gia đ́nh thăm nuôi, người nào cũng có một số thuốc men cất sẵn, như là của riêng để dùng khi cần thiết. Mỗi khi có bệnh nhân trong trại cần cấp cứu, v́ không có sẵn thuốc, tôi phải mượn thuốc dự trữ của các anh em để dùng, sau đó nhắn tin cho gia đ́nh của người bệnh mua thuốc gửi trả lại sau. Trong trường hợp những người v́ hoàn cảnh không có thân nhân hay gia đ́nh ở gần, nhất là những bệnh nhân ở trại nữ hay các em bé mồ côi, th́ những loại thuốc mà tôi mượn của các anh em dùng tạm trong khi cấp cứu sẽ được tôi trả lại y số bằng cách nhờ cô bạn gái của tôi dùng tiền cha mẹ tôi cho mua thuốc gửi vào bù lại trong dịp thăm nuôi. Do chưa hề làm sưt mẻ thuốc riêng của một ai mà tôi giữ được uy tín với anh em đồng tù cũng như với trại. Cũng nhờ các anh em trong trại tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nên thuốc men dùng để chữa trị cho các anh em trong lúc cấp cứu tương đối khả quan.

 

Những bệnh nhân nặng cần phải giải phẫu, tôi được phép tŕnh lên cơ quan xin gửi họ đến các bệnh viện để chữa trị. Trên giấy tờ là cơ quan chấp thuận cho chuyển bệnh nhân, nhưng phần lớn những bệnh nhân nầy qua đời trước khi được chuyển đến bệnh viện v́ giấy tờ quá rườm rà và mất nhiều thời gian chờ đợi.

 

Mỗi ngày, buổi sáng trước khi đi lao động, các đội toán báo cáo lên cán bộ quản giáo số người bị bệnh không thể đi lao động trong ngày. Bổn phận của tôi phải khám những người nầy và báo cáo lại cơ quan về bệnh trạng của họ, có ư kiến về những người nầy có đáng được phép nghỉ lao động trong ngày hay không. Thường các anh em trong các đội toán rất tự trọng, nhường nhịn chia sẻ lẫn nhau nên việc báo cáo bệnh của các anh em hằng ngày tương đối hợp lư, làm cho công việc của tôi dễ dàng hơn. Nhưng đôi khi gặp thời tiết xấu hay ngày mưa, cần nhiều nhân công thu hoạch mà số người khai bệnh hơi nhiều, dù muốn hay không muốn, tôi vẫn phải làm theo bổn phận và trách nhiệm của tôi. Cán bộ quản giáo nhiều lúc chửi mắng rằng tôi đă bảo vệ và bao che cho các anh em, và đe dọa sẽ trả tôi về lại toán đi lao động. Nhưng dù có mắng chửi hay đe dọa đi chăng nữa, việc tôi phải làm là tôi làm. Tôi đă cố gắng làm tṛn bổn phận và trách nhiệm của một người thầy thuốc lo lắng cho bệnh nhân, một trách nhiệm mà các anh em tin tưởng và giao phó.

 

Về khẩu phần lương thực của người bệnh, bệnh nhân hay người thường, đều như nhau, không có ǵ thay đổi. Tôi là người có trách nhiệm chữa trị cho các bệnh nhân, ngoài công việc chăm sóc thuốc men, tôi như một người thân của họ trong gia đ́nh, khi đau ốm, tôi phải lo lắng, chế biến các thức ăn cho hợp với khẩu vị của người bệnh nhân. Trong doanh trại, tôi tương đối có nhiều tự do hơn các anh em khác, là tôi được phép ra vào trại mà không cần có bộ đội mang súng theo dẫn giải.

 

Tôi học cách đánh bẫy những con thú rừng nhỏ ở ven rừng để kiếm thịt, mùa nắng các sông hồ khô cạn, tôi tát nước bắt cá, bắt cua. Tôi theo các anh em đốn củi vào rừng t́m kiếm mật ong, đi xuống ḷ đường xin mật mía, trồng thêm rau trong vườn thuốc nam để có thêm rau cải bồi dưỡng cho bệnh nhân. Nhiều lúc tôi phải hy sinh luôn cả phần cơm của ḿnh cho bệnh nhân. Tôi đă làm việc nhiều lúc quên bản thân ḿnh để phục vụ và chia sẻ với các đồng bạn xấu số với t́nh thương, nghĩa vụ và trách nhiệm.

 

* Niềm vui thứ ba: giúp đỡ người dân tộc thoát khỏi dịch bệnh hiểm nghèo

 

Trại Kim Sơn nằm dưới thung lũng, bao quanh là đồi núi trùng điệp của dăy Trường sơn. Người dân tộc mà chúng ta thường kêu là người Mọi, sống thành những bộ lạc rải rác xung quanh trại. Những bộ lạc người dân tộc nầy ngày xưa là những thành phần chủ chốt ủng hộ quân du kích chống "Mỹ Ngụy". Những bộ lạc nầy giữ một vai tṛ quan trọng chủ chốt cho nền an ninh của trại. Nh́n lại trong thời gian 4 năm 8 tháng ở trại cải tạo, đă có biết bao nhiêu lần các anh em muốn t́m cách trốn trại t́m tự do. Những người trốn trại nầy không có ai được may mắn sống thoát, phần lớn họ chết v́ cung bẫy thú rừng của người dân tộc đặt, c̣n những người sống sót khác th́ bị lạc trong rừng hoang một thời gian, sau cùng cũng bị những thổ dân nầy bắt giữ và giao trả lại cho chính quyền địa phương.

 

Một bộ lạc người dân tộc sống gần trại giam khoảng vài cây số theo đường chim bay. Theo phong tục cổ truyền của họ, khi trong gia đ́nh có người qua đời, gia đ́nh thân nhân sẽ giết trâu ḅ làm lễ cúng bái mời bà con đến chia buồn theo tiếng chiêng, tiếng cồng, sau cùng xác chết sẽ được hỏa thiêu. Tôi nhớ lúc đó vào khoảng mùa hè năm 1978, trời đang nắng hạn, thường trong bộ lạc mỗi lần có đám ma, ở trong trại chúng tôi nghe tiếng chiêng và tiếng cồng vang dội từ rừng núi xa xa trong một vài ngày rồi chấm dứt, nhưng lần nầy, tiếng chiêng và tiếng cồng tiếp tục kéo dài liên tục trên hai tuần lễ.

 

Lúc đầu tôi cũng không để ư đến, nhưng rồi nghe tiếng chiêng, tiếng cồng ngày nầy qua ngày khác làm cho tôi lo lắng và thắc mắc, chắc đă có chuyện ǵ không may xảy ra đối với họ. Tôi đem chuyện nầy nói với cán bộ quản giáo, họ cười nhạo tôi là giàu trí tưởng tượng. Theo họ nghĩ, có lẽ người chết là người giàu có, hay làm chức vụ lớn trong bộ lạc nên họ kéo dài lễ cử hành đám ma vậy thôi. Lời giải thích đó không giải tỏa được nghi vấn và sự ṭ ṃ của tôi, tôi nghĩ rằng chắc có một chuyện ǵ chẳng lành đă xảy ra cho bộ lạc.

 

Nhân dịp đi hái thuốc nam, tôi nghĩ để tôi ghé thăm xem có chuyện ǵ xảy ra. Tôi biết nếu chuyện nầy đến tai cán bộ, tôi sẽ bị xem như vi phạm nội quy của trại, v́ chúng tôi là phạm nhân không được lai văng đến vùng dân, "không được quan hệ với dân". Nhưng rồi v́ tính ṭ ṃ nên tôi quyết định mạo hiểm. Trên đường đi đến làng dân tộc, thường thường ruộng vườn của họ lúc nào cũng có người làm việc đi lại, tôi lấy làm lạ v́ hôm nay tất cả đều vắng tanh. Càng đến gần làng, tôi đă ngửi được mùi hôi thúi giống như mùi tử thi mà tôi đă hứng chịu cách đây vài năm, lúc c̣n ở quân y viện khi ra phía sau nhà xác.

 

Bước chân vào đến làng, người bệnh nằm ngổn ngang, những người nầy bị tiêu chảy và mất nước, ruồi nhặng như đàn ong, bu trên những xác chết và người bệnh, luôn cả gia súc bị xẻ thit để cúng kiến. Nh́n thoáng qua là tôi biết ngay dân làng đang bị bệnh dịch tả hoành hành, một chứng bệnh truyền nhiễm có thể tiêu diệt cả làng trong một thời gian ngắn. Một điều may mắn cho trại cải tạo của chúng tôi là lúc nầy đang hạn, không có mưa. Nếu không, th́ cả trại chúng tôi đă bị bệnh truyền nhiễm v́ bị nhiễm độc ở đầu nguồn nước.

 

Tôi vội vă chạy về báo cáo lên cơ quan, bệnh dịch tả đang hoành hành ở làng dân tộc. Chính quyền địa phương và ban quản đốc của trại đă cấp tốc lên tiếp cứu và chận đứng được bệnh dịch, dân làng được cách ly và di dời đến một chỗ khác an toàn hơn, c̣n làng cũ bị đốt cháy để giết vi trùng dịch tả. Tôi đă làm được một điều tốt, cơ quan không xử phạt tôi v́ tội vi phạm nội quy. Chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không kịp chận đứng căn bệnh, chúng tôi những người phạm nhân của trại Kim Sơn chắc cũng mắc thêm một căn bệnh hiễm nghèo có thể lấy đi sinh mạng của nhiều người.

 

* Niềm vui thứ tư: chờ đợi những ngày lễ lớn.

 

Nói ra th́ khôi hài nhưng thực tế th́ đến ngày lễ lớn, trại có cho chúng tôi dễ thở hơn một chút.

 

Vào năm đầu tiên ở trại cải tạo, chúng tôi được đặc ân của "bác và đảng", cho nghỉ lao động trong hai ngày lễ lớn là "ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước" (30/4) và ngày lễ "sinh nhật bác" (19/5). Năm sau 1976, có thêm một ngày nữa là lễ lao động (01/5). Đến năm 1977, chúng tôi được thêm ngày lễ Tết âm lịch.

 

Theo thông lệ hằng năm đến những ngày lễ lớn, trại sẽ phóng thích một số tù nhân về với gia đ́nh. Những người nầy được xem như đă "học tập tốt và lao động tốt, không vi phạm nội quy của trại", đă thành thật khai báo những lỗi lầm tội ác đă mắc phải trong nhiều năm qua khi làm việc trong chế độ cũ. Ngoài những người “học tập tốt” ra, có một số những người bị bệnh kinh niên không lao động được trong trại cũng được trả về với gia đ́nh...chờ chết. Tiêu chuẩn cứu xét các tù nhân được phóng thích rất là mơ hồ, không ai hiểu nổi, nhưng nó cũng đem lại những niềm hy vọng cho tất cả phạm nhân trong trại. Chúng tôi luôn luôn được các cán bộ quản giáo cho ăn bánh vẽ rằng: hăy học tập tốt, lao động tốt rồi cũng có ngày được về đoàn tụ với gia đ́nh.

 

Nhưng với thời gian, niềm hy vọng được tự do cũng dần dần đi vào mây khói. Phần lớn chúng tôi đành chấp nhận chọn trại cải tạo như một quê hương thứ hai, sống làm nô lệ, chết làm ma cô hồn.

 

Thích nhất là ngày lễ lớn cũng được chọn làm ngày thăm nuôi, ngày cho phép phạm nhân gặp gỡ người thân trong gia đ́nh, là ngày nắng hạn gặp mưa rào, phạm được gia đ́nh tiếp tế lương thực và thuốc men. Tuần lễ trước ngày thăm nuôi, buổi chiều sau khi đi lao động về hầu hết các phạm nhân ngồi suy tư, mắt đăm chiêu nh́n về hướng nhà thăm nuôi. Nh́n cột khói bốc lên từ nhà thăm nuôi nằm sau rặng cây, ai cũng mơ tưởng đến người thân của ḿnh sẽ có mặt trong ngày trọng đại.

 

Thỉnh thoảng có người may mắn được đồng bạn đến báo tin có thấy người thân của họ trên đường đến trại trong lúc lao động, niềm vui tiếng cười làm khuấy động bầu không khí buồn thảm hằng ngày của trại. Lương thực tiếp tế cho phạm nhân trong lúc thăm nuôi có giới hạn. Phần lớn là các thức ăn nhẹ và khô, có thể để dành được lâu như bánh tráng, ḿ gói, thịt chà bông, muối mè, đường sữa bột, giấy vấn thuốc lá. Tiền bạc, theo điều lệ nội quy của trại là không được nhận, nhưng rồi người thăm nuôi đă nghĩ cách gửi tiền cho bạn bè, các anh ở các toán tự giác (đi lao động không có công an mang súng dẫn giải) như toán cày ruộng, toán chăn nuôi, đội làm gạch, sau đó sẽ đưa lại cho những người trong trại sau, người trong trại dùng số tiền nầy để mua các sản phẩm của người dân tộc như chuối, đu đủ, để bồi dưỡng sức khỏe nếu có cơ hội.

 

Thường trong những ngày lễ lớn, toàn trại và cán bộ bộ đội được nghỉ ngơi, nhưng đối với tôi là ngày tôi phải làm việc nhiều hơn. Ngoài công việc hằng ngày chăm sóc sức khỏe và vệ sinh của trại, tôi thường được cán bộ đề cử đi cùng với những người bệnh ra nhà khách thăm nuôi. Trước là giúp đỡ các anh em bệnh nhân trong vấn đề di chuyển, thông báo cho người nhà của các bệnh nhân về bệnh t́nh của họ cùng những thuốc men mà họ cần dùng để chữa trị, sau cùng là giúp các người bệnh mang các quà cáp của họ về trại. Thường sau khi thăm nuôi, các anh em trong trại cho tôi một vài món quà nhỏ để cám ơn. Tôi thu góp các món quà lại và chờ đến cuối ngày mang sang trại nữ, xin phép bà cán bộ của trại, biếu lại cho các em bé mồ côi để chia xẻ với các em bé xấu số và đáng thương nầy.

 

Để tưởng thưởng các trại viên và cán bộ công nhân viên trong các ngày lễ lớn, khẩu phần cơm của mọi người trong trại được tăng gấp đôi, thêm vào đó mỗi người c̣n nhận được một ít thịt của cơ quan cho để bồi dưỡng, mỗi người được một lạng, một miếng thịt lớn khoảng ba ngón tay. Nước canh dùng trong trại, trong bữa cơm chiều cũng khác hẳn, thay v́ được nêm bằng xác mắm, nay được nấu bằng xương và da ḅ hay heo.

 

Sau buổi cơm chiều, chúng tôi c̣n được xem văn nghệ do chính đoàn văn công của trại, cây nhà lá vườn tŕnh diễn, những nghệ sĩ của đoàn đă được phép của cơ quan để nghỉ lao động cả tháng ở nhà tập tuồng. Tuồng tích th́ lấy từ tuồng Tàu diễn tấu theo kiểu hát bội B́nh Định. Tôi nhớ trong các nghệ sĩ của trại có anh Ngọc đóng vai giả gái, điệu bộ diễn xuất không thua ǵ các cô đào hát nổi danh trong các đoàn hát bội cải lương ngày xưa. Áo quần y phục của các nghệ sĩ là do các phạm nhân may. Dưới ánh đèn sân khấu, cùng với tiếng trống và tiếng đờn, các nghệ sĩ trong đoàn văn công của trại đă đem hết sức ḿnh ra diễn xuất làm cho đêm văn nghệ thêm phần hào hứng. Tiếng cười cùng với sự tán thưởng của các cán bộ và khán giả đă phá tan sự yên tĩnh của trại trong đêm. Cuộc vui qua nhanh, ngày mai anh em phạm nhân lại phải trở lại một cuộc đời làm nô lệ trong cảnh địa ngục trần gian.

 

* Niềm vui thứ năm: vườn thuốc Nam và khu rau cải thiện.

 

Ngoài công việc chăm lo sức khỏe và giữ ǵn vệ sinh các doanh trại, tôi c̣n phải đối mặt với những sinh hoạt khác. Cán bộ cơ quan và gia đ́nh khi đau ốm đă có bà y sĩ và y tá của cơ quan chăm sóc. Nhưng trong các trường hợp khẩn cấp đêm khuya, tôi thường được gọi lên cơ quan để hỏi thăm ư kiến về bệnh trạng và cách điều trị. Lúc đầu tôi c̣n sợ sệt và e ngại, nhưng suy nghĩ lại, cán bộ bộ đội cũng là người, họ làm việc v́ bổn phận, nhưng khi đau ốm, họ cũng là bệnh nhân và quan hệ của người thầy thuốc đối với bệnh nhân thời nào cũng vậy thôi. Khi bệnh nằm xuống, họ là bệnh nhân, họ cũng cần sự giúp đỡ và sự chăm sóc của người thầy thuốc, tôi đă cố gắng quên đi những hận thù cá nhân để làm việc tốt và phục vụ tốt cho bệnh nhân.

Theo thời gian tôi đă thu phục được cảm t́nh của hầu hết các cán bộ nhân viên của trại, nhưng dù sao đi nữa giữa tôi với họ vẫn có một hố sâu ngăn cách, v́ một bên là chủ c̣n một bên là tớ.

Một trách nhiệm nặng nề khác mà tôi hằng ngày phải đối phó là chăm lo sức khỏe cho đàn gia súc của trại, được xem như là những sinh vật quư báu đem lại tiền bạc và sự giàu có cho trại. Khi các gia súc bị bệnh, tôi có lệnh bằng mọi cách phải chữa trị nhanh chóng. Một điều khó khăn cho tôi là gia súc đau ốm, không biết nói hay diễn tả các triệu chứng bệnh và hơn nữa tôi học nghề thuốc để chữa trị cho người chứ không phải cho súc vật. Lúc đầu tôi gặp nhiều khó khăn và bị nhiều áp lực của cán bộ quản giáo v́ kỹ thuật ngành nghề không vững, nhưng rồi tôi học hỏi những bệnh tật của gia súc qua những người chăn nuôi chăm sóc chúng, học kỹ thuật chăm sóc gia súc khi chúng bị ốm đau qua những kinh nghiệm của các bậc lăo thành trong trại và áp dụng cách điều trị của người qua cho gia súc.

 

Điều làm tôi lo ngại nhất là khi các người trong toán chăn nuôi báo rằng, gia súc đang gặp trở ngại trong lúc sanh đẻ. Thường khi tôi đến nơi th́ bào thai đă chết trong bụng mẹ, tôi phải t́m cách để lấy bào thai ra an toàn, mà không làm nguy hiểm đến gia súc hay người cứu chữa. Nhưng rồi qua bao nhiêu trở ngại và khó khăn, nghề dạy nghề, tôi dần dần đă có nhiều kinh nghiệm và tay nghề ngày một vững vàng hơn nên được sự tín nhiệm của cán bộ cơ quan và các anh em trong toán chăn nuôi về vấn đề chữa trị cho gia cầm gia súc.

 

Ngoài công việc hằng ngày chăm sóc y tế và sinh hoạt vệ sinh của trại giam, trong thời gian rảnh rổi tôi trồng và coi sóc vườn thuốc nam trước cổng trại.

 

Từ lúc thiếu thời tôi đă yêu thiên nhiên và thích cây cảnh. Hồi đó, đă có lần tôi mơ ước sau nầy sẽ làm người lính kiểm lâm bảo vệ rừng núi; tôi đă bỏ nhiều thời gian đến vườn bách thảo của Đà Lạt ngoài giờ học, theo các chuyên viên trồng trọt học hỏi thêm về cây cỏ. Khi vào trường đại học y khoa trong hai năm đầu của chương tŕnh thực tập về y dược học, tôi cũng thường lui tới Thảo cầm viên Sài G̣n để t́m hiểu. Do đó những kiến thức về các loại cây cỏ và dược thảo tôi biết được cũng khá nhiều.

 

Tôi nhớ vào khoảng 1976, sau khi hoàn thành kế hoạch thiết lập trại giam Kim Sơn, thay v́ theo các anh em cùng toán đi Gia Kom, tôi được giữ lại và chuyển lên trại 2, cách trại 1 (Tổng trại) khoảng gần một cây số với nhiệm vụ chăm sóc y tế và vệ sinh. Trại nầy đang được xây cất và mở mang thêm, trên đường vào trại, trước cơ quan có một mảnh đất bỏ hoang. Cán bộ quản giáo một hôm gọi tôi lên và đưa ư kiến là muốn thành lập một vườn thuốc nam của trại trên miếng đất nầy. Nói th́ nghe dễ nhưng bắt tay vào làm th́ khó v́ không có đồ nghề, một ḿnh tôi làm sao đảm trách được công việc vừa nặng nhọc và phức tạp nầy. Tôi xin cán bộ quản giáo cho người phụ với tôi để khai khẩn miếng đất hoang nầy, lời yêu cầu của tôi dĩ nhiên bị từ chối. Tôi phải sang toán cầy ruộng nhờ các anh em trong toán dạy tôi cách dùng trâu ḅ để cày đất, trong ṿng hai tuần tập luyện tôi đă có thể điều khiển con ḅ giúp tôi thực hành kế hoạch như ư muốn. Sau cùng cán bộ quản giáo đồng ư cho tôi mượn đồ đạc và dụng cụ cùng với con ḅ mỗi buổi chiều để làm việc. Tôi và con ḅ làm việc với nhau rất là ưng ư. Nhờ có sự giúp sức của con ḅ nên công việc thành lập vườn thuốc nam cho trại giam tiến triển mau chóng và tốt đẹp, con ḅ đă góp một phần công lớn trong việc xới đất và thu dọn các cây cỏ.

 

Vào một buổi chiều tốt trời, ban lănh đạo trại giam cùng với một số cán bộ bộ đội ra tham quan vườn thuốc nam. Không hiểu làm sao mà con ḅ đang giúp tôi làm việc bỗng nhiên hoảng sợ, có lẽ v́ thấy đông người, nên trở chứng không nghe theo mệnh lệnh của tôi và phóng chạy. Tôi cũng hoảng sợ, vội vă chạy theo nó để kiềm chế lại, nhưng súc vật mạnh hơn người nên nó đă kéo tôi cùng với cái cầy đi theo luôn. Sau cùng tôi và con ḅ cùng rớt xuống một cái hố. Cũng may là khi rớt xuống hố con ḅ đă không đè lên người hoặc đạp vào người của tôi; bộ đội chạy đến tiếp cứu, cuối cùng cũng kéo được tôi và con ḅ đáng thương ra khỏi hố sâu. Con ḅ bị găy hai chân trước không đi lại được, tôi th́ ḿnh mẫy bị thương đầy máu. Một điều may mắn trong tai nạn nầy là tôi không bị găy tay hay găy chân và cũng không bị nội thương.

 

Tôi nghĩ qua vụ tai nạn nầy, tôi sẽ bị kết tội phá hoại tài sản của nhà nước, và bị gửi trả về toán để đi lao động bên ngoài như cũ. Nhưng sau đó chừng một tuần, không thấy ai đả động ǵ cả, tôi đoán có lẽ ông quản trưởng có mặt ở đấy là người chứng kiến tai nạn nên làm ngơ v́ biết đó không phải là lỗi của tôi, do đó tôi chỉ bị viết bản kiểm điểm và không bị trừng phạt ǵ cả, c̣n người bạn của tôi là con ḅ sau tai nạn không thể đi lại được nên cán bộ trại giam quyết định cho xẽ thịt. Các anh em trong trại nh́n tôi thầm th́, đúng là nhờ có giải phóng mới có bác sĩ đi cày, và cũng nhờ có bác sĩ đi cày nên chúng ta mới có thịt ḅ để bồi dưỡng.

 

Đổ nhiều xương máu và công sức lao động cuối cùng vườn thuốc nam cũng phát triển tốt đẹp. Nhờ những kiến thức mà tôi đă biết cùng với sự học hỏi thêm về cách trồng trọt các dược thảo của anh em trong trại, những cây dược thảo thông dụng hằng ngày dùng cho trại được trồng và chăm sóc tốt trong vườn thuốc nam. Số lượng thu hoạch các dược phẩm ngày một nhiều hơn, đă tiết kiệm cho tôi rất nhiều thời gian mà trước đây tôi phải bỏ ra để đi t́m và thu hái ở ven rừng hay trên trên mảnh đất hoang.

 

Ngoài các cây dược thảo, tôi cũng dành riêng một miếng đất nhỏ trồng thêm rau cải để cải thiện, giúp tôi và các bệnh nhân đang nằm tại trạm xá có thêm chút ít lương thực bù vào chỗ thiếu thốn hàng ngày. Và cũng chính ở vườn thuốc nam nầy, tôi và cô trung úy bộ đội đă có cơ hội gặp gỡ và tṛ chuyện với nhau, sau cùng đă đưa đến một t́nh yêu mù quáng.

 

* Chú chó nhỏ: t́nh bạn ngắn ngủi.

 

Kể từ ngày tôi giúp làng dân tộc thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, mối liên lạc và t́nh cảm của tôi với những người dân tộc nầy mỗi ngày một thêm khắn khít.

 

Để đáp lại công ơn đă giúp bộ lạc thoát khỏi căn bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo, họ đă đến gặp cơ quan quản lư của trại và đề nghị tặng tôi một món quà nhỏ. Tặng vật là một con chó cỏ nhỏ, cở trung b́nh, lông màu xám với sọc đen ở mặt và đuôi. Lời đề nghị nầy đă làm cho cơ quan trại lâm vào hoàn cảnh khó xử bởi từ chối th́ không được, v́ làng dân tộc này từ ngày thành lập trại giam đến nay, đă giữ một vai tṛ quan trọng và chủ chốt trong vấn đề an ninh của trại, là ṿng đai an ninh đầy tin cậy của trại. Nếu cho phép tôi được nhận tặng phẩm th́ trái với nội quy của trại đề ra, ấy là cấm các phạm nhân nuôi giữ gia súc gia cầm. Nhưng sau cùng, cán bộ cơ quan phải nhường bước, chấp nhận với một lời một lời cam kết, rằng nếu con chó làm phiền nhiễu đến những người trong trại hay bộ đội, nó sẽ bị trừng phạt bằng cách bắn chết ngay tại chỗ.

 

Từ ông quản trại đến người tộc trưởng bộ lạc đều lấy làm ngạc nhiên khi thấy con chó ngay từ phút đầu gặp mặt đă nhảy xổ vào ḷng tôi mừng rỡ và liếm mặt như đă quen tôi nhiều năm rồi. Con chó nhỏ đă trở thành một người bạn thân thiết của tôi, một người bạn mà tôi có thể tâm sự hay nói lên những điều ẩn khuất trong ḷng mà không sợ bị phản bội hay tiết lộ trong hoàn cảnh tù tội nầy. Con chó - người bạn thân của tôi - không biết tại sao lại ghét cán bộ và bộ đội ra mặt, thấy cán bộ hay bộ đội là lẩn tránh, nhưng với phạm nhân trong trại th́ lúc nào nó cũng niềm nỡ vẫy đuôi chào như người thân.

 

Trong trại, con chó suốt cả ngày chỉ lẩn quẩn trong trạm xá chỗ tôi ở, không làm phiền mọi người trong trại, không sủa hay gây tiếng động mạnh, ngay cả khi ban đêm bộ đội đi canh gác chọc phá nó. Buổi sáng khi nghe tiếng kẻng tập hợp điểm danh, nó cũng ra nằm trước trạm xá như một người tù nhân trong trại chờ điểm danh. Ngược lại khi theo tôi ra ngoài trại trong lúc đi thăm bệnh ở các toán tự giác, hay đi t́m thuốc nam th́ cách cư xử và hoạt động của người bạn nhỏ đă hoàn toàn khác hẳn; con chó chạy nhảy lanh lẹ, rất thông minh và hiểu được những ǵ tôi muốn làm, giúp tôi săn đuổi các thú rừng để kiếm thịt.

 

Từ ngày có con chó nhỏ, tôi coi như người bạn thân tín, người bạn nhỏ nầy đă làm cho tinh thần tôi mỗi ngày một thêm vững vàng, sảng khoái và có nhiều tự tin hơn. Niềm vui cũng qua nhanh, một hôm trong lúc con chó giúp tôi săn đuổi một con vịt trời ở dưới ruộng, một người cán bộ đi ngang qua trông thấy, liền kết tội tôi và người bạn nhỏ trong lúc đuổi bắt thú rừng đă phá hoại tài sản của trại, và ra lệnh tôi phải giết chết ngay con chó trong ngày.

Hoảng sợ và lo cho sinh mạng của bạn, tôi bất chấp nội quy của trại, vội vă cùng bạn đi gắp về hướng làng dân tộc với hy vọng con chó sẽ được dân làng cứu thoát. Nhưng không kịp, bạn tôi đă bị bộ đội bắn chết trên đường đi.

 

Theo lệnh của bộ đội, tôi bắt buộc phải mang xác con chó về cơ quan để làm thức ăn tối cho cán bộ bộ trại giam. Tôi vừa đau buồn vừa tức giận v́ mất đi một người bạn nhỏ đă gần gũi, hiểu và thương tôi như người thân ruột thịt. Nhưng bên ngoài v́ sự an toàn của bản thân, tôi không dám để lộ sự oán hờn đó cho họ biết.

 

Đến tối lúc đóng cửa trại, một người bộ đội thương hại tôi đă bí mật cất giấu cho tôi một chén canh nhỏ, trong đó có một phần thể xác của bạn tôi. Nh́n chén canh tôi đă không cầm được hai ḍng nước mắt đă bị khô cạn gần trên ba năm nay kể từ ngày đi cải tạo. Giận dữ tôi muốn đổ bỏ chén canh đó, nhưng nh́n người bạn đồng tù đang nằm điều trị ở trạm xá, đang cần thức ăn bổ dưỡng, tôi đành phải nhịn nước mắt đem chén canh nầy trao cho người bạn kém may mắn đang nằm trên giường bệnh để bồi dưỡng. Bên kia thế giới chắc bạn tôi cũng đồng ư với tôi về sự quyết định nầy. Tôi cầu nguyện cho bạn tôi, một sinh vật nhỏ bé tầm thường, được an nghĩ bên kia thế giới, nơi mà tôi tin tưởng chỉ có t́nh thương và không có hận thù.

 

Những mẫu chuyện vui buồn cách đây đă trên 30 năm trong trại tù cải tạo đă đi sâu vào trong kư ức của tôi, nhiều lúc trong giấc mơ, tôi có cảm tưởng như vừa mới xảy ra gần đây. Một điều làm tôi được an ủi là trong lúc ở vào hoàn cảnh hoạn nạn khốn cùng, tôi đă cố gắng tận dụng tất cả những khả năng của ḿnh để tùy cơ ứng biến, chia xẻ phục vụ cho các người cùng cảnh ngộ. Tôi không lợi dụng đến những ưu đăi của cán bộ dành cho để rồi trên đội dưới đạp để bảo vệ quyền lợi riêng tư của ḿnh.

 

Nh́n những nụ cười với ánh mắt của các em bé bên trại nữ khi nhận được những phần quà nhỏ bé mà các anh em nhận được trong ngày thăm nuôi chia sẻ qua tôi, nh́n các em nhỏ đă mở mắt chào đời trong trại cải tạo không có ngày mai và không có tương lai, sinh ra và lớn lên trong sự chăm sóc hằng ngày của tôi, nh́n các anh em b́nh phục sau cơn bạo bệnh rời khỏi trạm xá, dù có bị hy sinh hay cực khổ mấy đi chăng nữa, đó cũng là những niềm an ủi và là những động lực thúc đẩy tôi phải làm việc và phục vụ. Và cũng chính trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nầy th́ mới biết được ai là người tốt, ai là người xấu, Ai là người trung và ai là kẻ gian nịnh?