Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Cách sº døng penicillin, Amoxicillin, Ampicillin Ng¡n G†n
LISb5upESuynDRH8slSn_penicillin
01-05_Penicillin_1
filepicker_g80RIlFgQBixNamAR0Qr_procaine-penicillin-19169_1
Penicillin
Phåm Anh DÛng
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
1.Penicillin 

Penicillin vẫn thông dụng.   Penicillin vẫn là thuốc được chọn lựa để điều trị  viêm yết hầu (hay viêm cổ họng) vì nhiễm liên cầu khuẩn streptococus (Streptococcal pharyngitis) và bệnh giang mai (syphilis):

1.1  Viêm cổ họng nhiễm liên cầu khuẩn streptococcus:

Tôi làm ở khu vực Điều Trị Khẩn Cấp,  mỗi ngày khám khoảng năm bệnh nhân bị viêm cổ họng . Thường thì có một bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus vì có triệu chứng lâm sàng dương tính và/hay có kết quả thử nghiệm nhận dạng vi khuẩn cấp tốc dương tính. Thuốc tôi chọn là Penicillin VK (Phenoxymethylpenicillin ở dạng muối potassium ). (Ngày xưa làm bác sĩ nội trú trưởng thì hướng dẫn cho bác sĩ nội trú mới, còn ngày nay chỉ cho Physician Assistant và Nurse Practitioner
bắt họ phải dùng). Rất giản dị: Để chữa trị cho viêm cổ họng vì nhiễm liên cầu khuẩn streptococcus không có thuốc gì tốt hơn và rẻ chi phí hơn Penicillin VK.

Amoxicillin hay cephalosporin thì cũng được nhưng nó lại "giết" các vi khuẩn Gram âm trong ruột và làm bệnh nhân bị nguy cơ của C.diff (Clostridium difficile). Amoxicillin lại còn làm ban đỏ ngứa nếu viêm cổ họng streptococcus bị cùng lúc với Bệnh nhiễm hạch tuyến (Mononucleosis). Khoảng 15 % bệnh nhân bị bệnh nhiễm hạch tuyến cũng bị nhiễm liên cầu khuẩn ở cổ họng.

Macrolides chữa được streptococcal pharyngitis thì có Erythromycin (nay không ai dùng nữa vì nhiều hiệu ứng phụ trong đường tiêu hóa quá ), telithromycin (không ai dùng vì nguy cơ bị suy gan), azithromycin, clarithromycin.

Những thuốc này nguy hiểm hơn Penicillin vì có thể trong tâm điện đồ của bệnh nhân. thời gian giữa sự bắt đầu của sóng T và cuối cùng của sóng Q bị kéo dài hơn. Macrolides lại là trụ sinh - (bacteriostatic) thành không hay như Penicillin là kháng sinh (bactericidal).

Quinolones mạnh nhưng "giết" đủ thứ thành không nên dùng (C.diff risk).
Ngoài ra ciprofloxacin lại rất kém hiệu nghiệm cho liên cầu khuẩn streptococcus. Chưa kể đến những hiệu ứng phụ quỷ quái như rách gân, bệnh về võng mạc...

1.2  Bệnh Giang Mai

Tôi vẫn chữa bệnh giang mai bằng Penicillin. Bệnh giang mai ở USA thì ít thôi. Khoảng 1-2 lần trong một năm mới gặp và phải chữa thôi. Tin tôi đi, Penicillin vẫn còn là thuốc chọn lựa ưu tiên cho tất cả các thời kỳ bệnh (thứ nhất, thứ hai, tiềm ẩn, thứ ba và giang mai nhiễm vào não và cột xương sống). Không gì tốt hơn và rẻ tiền hơn.


2. Amoxicillin và Ampicillin

Những điều sau này học từ thầy Vũ Quý Đài hơn 40 năm trước và vẫn đúng:

Amoxicillin y hệt như Ampicillin thôi, khác nhau là Ampicillin căn bản phải dùng QID (4 lần 1 ngày) còn Amoxicillin chỉ TID (3 lần 1 ngày).

Ampicillin bị hiệu ứng phụ tiêu chảy nhiều hơn Amoxicillin.

Ampicillin có dạng thuốc chích IV( vào tĩnh mạch), Amoxicillin thì không có dạng thuốc loại này.

Bây giờ có ai dùng Amoxicillin nữa không?

Tôi vẫn dùng Amoxicillin cho trẻ con bị Viêm tai giữa (Otitis Media) như hướng dẫn 80mg/kg/day (recommendation from AA of Pediatrics). Amoxicillin cũng có hiệu quả trong bệnh viêm mũi nhẹ (mild sinusitis). Augmentin (Amoxicillin + Clavulate K) thì mạnh hơn (nhưng đắt tiền hơn và nhiều hiệu ứng phụ đường tiêu hóa hơn)

Thỉnh thoảng sau khi chữa nhiễm trùng đường tiểu (UTI), trong mẫu thử nước tiểu gởi phòng thí nghiệm cấy cũng còn thấy vi trùng và vi trùng đó (thường là E. Coli) thì nhạy cảm với Amoxicillin.

Đôi khi thử nghiệm nước tiểu này cho thấy dương tính đối với loại Beta Streptococcus hay thử nghiệm dịch trong âm hộ cho dương tính đối với Beta Streptococcus thì nên chữa ngay nhất là đối với những người đàn bà trẻ vì nguy cơ bị nhiễm trùng loại này trong lúc mang thai.

Phạm Anh Dũng, MD, ABFT
Santa Maria, CA, USA


Loading