SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG HOA VÀ NHỮNG QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM        

 

      Theo truyền thuyết, lịch sử Trung Hoa bắt đầu từ khoảng bốn ngàn năm trước Tây lịch. Sau thời Bàn Cổ là những vua Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, rồi mới đến nhà Hạ, nhà Thương. Nhưng những giả thuyết về lịch sử vào thời thượng cổ này rất hoang đường, chẳng hạn theo đó vua Thần Nông làm vua một trăm bốn mươi năm, các vua Hoàng Đế, vua Nghiêu làm vua đúng một trăm năm. Những tài liệu về khảo cổ đào được ở Bắc Kinh cho thấy triều đại quan trọng đầu tiên được xác nhận là nhà Thương, kéo dài từ năm 1766 đến 1027 trước Tây lịch. Chu Văn Vương sau đó diệt được vua Trụ lập ra nhà Chu. Trong thời đại này, chế độ phong kiến được củng cố. Trung Hoa bị phân tán ra thành hơn bảy mươi nước nhỏ. Nhà Chu xưng vương, các nước lớn được phong tước bá, các nước nhỏ được phong hầu. Triều đại nhà Chu được chia làm hai thời kỳ: Tây Chu từ 1122 đến 771 trước Tây lịch, và Đông Chu từ 771 đến 249 trước Tây lịch. Đông Chu lại được chia làm hai giai đoạn, Xuân Thu và Chiến Quốc.

 

       Thời Chiến Quốc, tuy Trung Hoa vẫn c̣n bị phân tán và loạn lạc, nhưng đó cũng là thời kỳ mà xă hội Trung Hoa đă nảy sinh những nhà tư tưởng vĩ đại nhất, cùng thời với Socrate, Plato, Aristotle, ... ở Hy Lạp. Đó là Khổng Tử, Lăo Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Hàn Phi Tử... những nhà tư tưởng đă góp phần tạo dựng nên nền văn minh Trung Hoa. Sau thời Chiến Quốc, Tần Thuỷ Hoàng lần đầu tiên thống nhất được Trung Hoa. Đó cũng là thời kỳ mà ở phương nam, An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc, nền móng của Việt Nam. Lên làm vua không bao lâu, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư đem quân đánh chiếm đất đai của giống dân Bách Việt ở Quảng Đông và Quảng Tây. Muốn được yên, An Dương Vương xin thần phục nhà Tần. Tần Thuỷ Hoàng làm vua được khoảng bốn mươi năm th́ chết, Trung Hoa lâm vào cảnh nội chiến Hán Sở tranh hùng. Bốn năm sau, Lưu Bang diệt được Hạng Vơ, lập nên nhà Hán. Lúc đó, Triệu Đà đă chiếm được nước Âu Lạc, đổi tên nước là Nam Việt, tuy độc lập nhưng ngoài mặt vẫn thần phục nhà Hán. Nhà họ Triệu làm vua được gần một trăm năm. Đến năm 111 trước Tây lịch, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức đem quân sang đánh Việt Nam, quân nhà Triệu bị thua, và Việt Nam bắt đầu bị ch́m đắm trong gần một ngàn năm Bắc thuộc. Trong giai đoạn Bắc thuộc đó, Trung Hoa cũng trải qua nhiều triều đại. Hết Hán đến Tam Quốc, Tấn, Lương, Trần, Tuỳ, Đường, Ngũ Quư,... Trừ một số ít như Tích Quang, Nhâm Diên, đa số các quan lại và thái thú Trung Hoa đều tàn ác. Thời đại nào người Việt Nam cũng nổi lên chống ngoại xâm. Đầu tiên là hai bà Trưng, sau đó là bà Triệu, Lư Nam Đế, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, ... nhưng tất cả đều bị thất bại. Cho đến năm 939, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán, mở đầu một kỷ nguyên độc lập và tự chủ cho Việt Nam.

 

      Năm chục năm sau khi Việt Nam được độc lập, bên Trung Hoa, nhà Tống đă kế nghiệp nhà Đường, lại đem quân sang đánh Việt Nam, nhưng quân Tống bị Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn đánh bại. Ít năm sau, Tể tướng Vương An Thạch nhà Tống lại định đánh Việt Nam để lấy uy tín, nhưng vua nhà Lư đă cử Lư Thường Kiệt đem quân sang “tấn công tự vệ” trước, và chiếm được châu Khâm, châu Liêm trước khi rút quân về. Triều đại nhà Tống của Trung Hoa kéo dài được ba trăm năm th́ quân Kim từ quan ngoại kéo vào đánh chiếm bắc Trung Hoa. Nhà Tống rút về phía nam lập ra nhà Nam Tống được có năm chục năm th́ quân Mông Cổ vượt Vạn Lư Trường Thành kéo vào chiếm đóng toàn cơi Trung Nguyên. Lúc đó Thành Cát Tư Hăn đă chinh phục được Cao Ly cùng những tiểu quốc vùng Trung Á và đă hai lần kéo quân đánh phá các nước châu Âu. Nhưng khi Hốt Tất Liệt sai con là Thoát Hoan hai lần đem quân đánh Việt Nam, cả hai lần quân Nguyên đều bị đại bại.

 

      V́ quân Mông Cổ cai trị Trung Hoa quá hà khắc, năm 1368, Chu Nguyên Chương, một ông sư hồi tục, hưng binh khởi nghĩa, đánh đuổi được quân Mông Cổ lập ra nhà Minh. Minh triều cũng có một thời kỳ cực thịnh, có những đội thương thuyền đi tới tận duyên hải Phi Châu. Năm 1406, nhà Minh lấy cớ Hồ Quư Ly thoán đoạt ngôi vua đem quân sang đánh Việt Nam. Hồ Quư Ly bị giết, nhưng dân Việt Nam, dưới sự lănh đạo của Lê Lợi, nổi lên đánh đuổi được quân Minh và lập ra nhà Lê.  Năm 1644, triều đại nhà Minh suy tàn, trong nước Lư Tự Thành nổi lên làm loạn, chiếm được Bắc Kinh. Vua Sùng Trinh thắt cổ tự tử. Tướng pḥng thủ biên giới phía bắc là Ngô Tam Quế mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Măn Châu vào dẹp Lư Tự Thành và cai trị Trung Hoa.

 

       Trước dân số đông đảo của Trung Hoa, quân Măn Châu, khác với quân Mông Cổ, không dùng bạo lực để cai trị, mà trái lại dùng người Hoa, giữ nguyên hệ thống hành chính, duy tŕ nếp sống, tôn trọng Nho học. Họ mang quân chinh phục thêm Ngoại Mông, Thanh Hải, Tây Tạng. Lănh thổ Trung Hoa, hợp với đất Măn Châu, trở nên to rộng nhất trong lịch sử Trung Hoa (Ngoại Mông, sau này với sự giúp đỡ của Liên Xô được độc lập và trở thành Cộng Hoà Nhân Dân Mông Cổ).  Nhà Thanh, cũng như những triều đại trước, lại đem quân mưu toan xâm lăng Việt Nam. Nhưng quân Thanh vừa vào đến Thăng Long th́ đă bị vua Quang Trung đánh tan.

 

       Triều đại nhà Thanh, với những vị vua sáng suốt như Khang Hi, Càn Long, đă đem lại sự ổn định và thịnh vượng cho Trung Hoa trong một thời gian dài. Nhưng sự ổn định và thịnh vượng đó càng làm tăng thêm cái định kiến “Đại Hán”, “con trời”, và “trung tâm thế giới” của họ. V́ thế nên khi những thế lực châu Âu tràn vào áp chế Trung Hoa, họ đă quá vụng về và chậm chạp để thích ứng với những đổi thay. Cố gắng canh tân của vua Quang Tự chỉ kéo dài được đúng một trăm ngày. Sau đó Quang Tự bị Từ Hi quản thúc, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi phải trốn qua Nhật. Triều đại nhà Thanh chấm dứt năm 1912 khi Phổ Nghi thoái vị, nhường chức cho Viên Thế Khải.

 

       Cũng như ở Việt Nam, trong một thời gian dài sau đó, Trung Hoa bị ch́m đắm trong chiến tranh chống ngoại xâm rồi nội chiến, và rồi cuối cùng, phe cộng sản chiếm ưu thế.

 

       Nh́n lại lịch sử hơn ba ngàn năm của Trung Hoa, từ thượng cổ đến hiện đại, từ phong kiến đến cộng sản, ta thấy Trung Hoa có hai đặc điểm: ḷng tự cao và kiêu hănh của một quốc gia lớn, có một nền văn minh lâu đời, và mối lo sợ bị những dân tộc lân bang dù nhỏ yếu hơn xâm lăng. Hai đặc điểm đó, thoạt xem có vẻ mâu thuẫn, nhưng đă khiến cho khuynh hướng bành trướng của Trung Hoa lúc nào cũng tiềm tàng mạnh mẽ.

 

        Ḷng tự cao của Trung Hoa là một điều dễ hiểu. Trong khi ở châu Âu, từ buổi b́nh minh của lịch sử, các dân tộc Anh, Pháp, Ư, Đức, Nga... về dân số, văn hoá, kỹ thuật đều gần như tương đương. Trong một thời điểm nào đó, một trong những quốc gia đó có thể trở nên hùng mạnh hẳn lên, nhưng theo thời gian, họ đều coi nhau như những đối thủ b́nh đẳng. Ngược lại, tại Đông Á, trong suốt hơn hai mươi thế kỷ, Trung Hoa lúc nào cũng trội hơn bội phần về dân số, diện tích đất đai, văn hoá. Các dân tộc mà Trung Hoa biết đến như Việt Nam, Nhật Bản, Cao Ly, Lào, Thái, Mông Cổ,... đều là những dân tộc nhỏ yếu hơn. Với tŕnh độ khoa học và hiểu biết địa lư hồi đó, họ mặc nhiên coi ḿnh như trung tâm của vũ trụ, tự gọi tên nước là Trung Quốc, triều đ́nh gọi là thiên triều, vua là thiên tử, nhận mệnh trời không những để cai trị Trung Hoa mà c̣n để nhận sự thần phục của các nước lân bang. Tuy trong khoảng một trăm năm gần đây, Trung Hoa đă trải qua nhiều thăng trầm, có những lúc bị liệt cường châu Âu xâu xé thảm hại, và thế giới cũng đă trải qua nhiều biến chuyển chính trị quan trọng, nhưng Trung Hoa, với dân số đông đảo, đất đai to rộng, lịch sử một nền văn minh rực rỡ, có lẽ vẫn c̣n giữ nguyên quan niệm về vai tṛ đàn anh của ḿnh, ít ra là với những nước trong vùng.

 

       Như trên đă nói, tuy là một nước lớn, nhưng quốc gia nào cũng có những thời kỳ hưng thịnh hay suy tàn. Trung Hoa đă luôn lo sợ bị các nước lân bang nhỏ yếu hơn xâm lăng. Từ hơn hai ngàn năm trước, mối sợ hăi “rợ Hồ” phương bắc đă trở nên một mối ám ảnh, khiến Tần Thuỷ Hoàng phải xây Vạn Lư Trường Thành dài hơn ba ngh́n cây số để pḥng thủ, nhưng trường thành này cũng không ngăn cản nổi quân Kim, quân Mông Cổ, rồi quân Măn Thanh đă tràn vào cai trị Trung Hoa tổng cộng khoảng năm trăm năm, trước khi Trung Hoa bị các cường quốc châu Âu và Nhật Bản đến xâu xé thêm một trăm năm. Trung Hoa chỉ có thể cảm thấy yên tâm sau khi đă xâm chiếm, sát nhập hay bất buộc các nước lân bang thần phục. Do t́nh trạng bất an đó, Trung Hoa cứ măi măi muốn bành trướng lănh thổ. Từ Trung Nguyên, Trung Hoa đă sát nhập Thanh Hải, Tân Cương, Nội Mông, Liêu Đông, Hắc Long Giang, v.v... Diện tích lănh thổ Trung Hoa đă tăng gấp gần ba lần trong mười thế kỷ qua.

 

       Trong những năm gần đây, đảng Cộng Sản Trung Hoa, trên con đường thực hiện giấc mơ thế giới đại đồng, vẫn không quên vị trí thiên triều cũ. Từ năm 1939, khi viết cuốn “Cách Mạng Trung Hoa Và Đảng Cộng Sản Trung Hoa”, Mao Trạch Đông vẫn coi Việt Nam như một nước chư hầu và đă viết “Sau khi đánh bại Trung Hoa, các thế lực đế quốc xâm chiếm những nước chư hầu: Nhật chiếm Cao Ly, Đài Loan, Ryukyu, Rescadores và Porl Arthur, Anh chiếm Miến Điện, Boutan, Hồng Kông, Pháp chiếm An Nam...”. Năm 1953, họ tấn công và sát nhập Tây Tạng, trước kia là lănh thổ bảo hộ, vào Trung Hoa. Năm sau, họ in bản đồ quốc gia, trong đó lănh thổ Trung Hoa không những bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, mà c̣n lấn sang cả Ấn Độ và Liên Xô. Bản đồ năm 1973 của họ giành hết chủ quyền trên hầu hết các đảo trên biển Đông, cho nên ranh giới lănh hải của họ đă chạy dọc theo bờ biển Việt nam xuống tới gần Indonesia và chạy dọc ngược lên gần đảo Lu-xong của Phillipines. Năm 1965, trong một buổi họp của Bộ Chính Trị, Mao Trạch Đông đă tuyên bố: “Chúng ta phải lấy lại vùng Đông Nam Á, gồm Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Gió đông sẽ thổi bạt gió tây khi chúng ta thâu hồi được toàn vùng Đông Nam Á”.  Năm 1974, lợi dụng cuộc nội chiến ở Việt Nam, họ chiếm quần đảo Hoàng Sa. Mười năm sau, khi Việt Nam đang bị lẻ loi v́ đàn anh Liên Xô sụp đổ, họ  chiếm một phần của Trường Sa và hiện nay đang mưu chiếm toàn bộ những hải đảo trên biển Đông.

 

       Việt Nam, sau một ngàn năm Bắc thuộc đă chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Hoa từ chính trị, kinh tế đến văn hoá. Tuy nhiên, dân tộc Việt vẫn duy tŕ được một số đặc điểm riêng, trong đó có tinh thần độc lập. Ảnh hưởng của Nho giáo về trung quân ái quốc chỉ làm tinh thần yêu độc lập đó thêm mănh liệt. Đối với Trung Hoa, Việt Nam như một miếng mồi khó nuốt. Đối với Việt Nam, Trung Hoa là một đe dọa thực tế hay một mối đe dọa thường xuyên. Đó là một quốc gia đông dân, rộng lớn, dồi dào tài nguyên và luôn luôn có tham vọng đất đai. V́ thế, trong lịch sử từ ngàn xưa, Việt Nam một mặt lúc nào cũng sẵn sàng đấu tranh giữ độc lập, mặt khác luôn chịu nhún ḿnh về h́nh thức để tránh chiến tranh. Sau mỗi lần đánh bại quân xâm lăng Trung Hoa, Việt Nam đều trả tù binh, cử sứ giả qua cầu hoà và triều cống.

 

       Bắt đầu thi hành chính sách này là Thập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn người đầu tiên đánh bại quân Trung Hoa trong thời tự chủ, sau đó là Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, và được vua Lê Thái Tổ giải thích “nếu ḿnh muốn giết tù binh thoả cơn tức giận một lúc, mà chịu cái tiếng muôn đời giết kẻ hàng, th́ sao bằng để cho muôn vạn con người sống mà khỏi được mối lo chinh chiến đời sau”. Quan niệm này được thể hiện rơ hơn khi vua Quang Trung nói với Ngô Thời Nhiệm “nay nhà Thanh đă bị ta đánh một trận, tất lấy làm xấu hổ, chắc không chịu ở yên. Hai nước đánh nhau th́ chỉ khổ dân. Vậy nên dùng lời nói khéo, để khiến cho khỏi sự binh đao”. Tuy nhiên, trong khi kiên quyết chống lại mọi mưu toan thống trị của Trung Hoa, Việt Nam lại t́m cách áp chế các nước nhỏ láng giềng khác. Trong thời b́nh, các vua Việt Nam cũng cư xử như thiên tử, bắt các nước nhỏ phải quy thuận và triều cống. Trong thời chiến, các vua Việt Nam hưng binh chinh phạt, sát nhập đất đai. Cũng như Trung Hoa, các vị vua Việt Nam coi những vụ hưng binh chinh phạt đó như những hành động thay trời hành đạo, và việc đô hộ như một hành động khai hoá. Thái độ này được thế hiện trong bài ghi công vào bia đá của ông Nguyễn Trung Ngạn ca tụng việc vua Trần Minh Tông đi đánh Lào năm 1384: “... Nước Lào nhỏ bé kia dám ngạnh vương hoá, cuối mùa thu năm Ất Hợi, vua thân đem sáu quân đi tuần cơi tây, Thế Tử nước Chiêm Thành, Chân Lạp, Tiêm La và tù trưởng các đạo mán đều mang phương vật tranh nhau đến đón rước...”. Những chi tiết của bài ghi công đó có thể đă được phóng đại thêm, nhưng đă thể hiện thái độ của triều đ́nh Việt Nam đối với các dân tộc nhỏ lân bang.

 

       Quan hệ lâu đời như thế giữa Việt Nam và Trung Hoa tồn tại cho đến thế kỷ thứ mười chín, khi Việt Nam và Trung Hoa đều bị các cường quốc châu Âu ḍm ngó. Năm 1882, khi quân Pháp đem quân đi đánh Bắc Hà, vua Dực Tông vẫn thiển cận sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Tuy rằng lúc đó nước Trung Hoa đang bị Anh, Pháp, Đức, Nhật, v.v., ... áp chế thảm hại, triều nhà Thanh vẫn c̣n nuôi ư định xâm chiếm Việt Nam. Tổng Đốc Lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh dâng mật sớ về triều nói rằng “Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau, mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ các tỉnh thượng du”. Triều đ́nh nhà Thanh nghe lời sai quân sang giúp Việt Nam đánh nhau với Pháp. Quân hai nước đánh nhau được hai năm th́ hai bên kư hoà ước trong đó Trung Hoa chấp thuận rút quân và công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Hoà ước do Fournier và Lư Hồng Chương kư cũng phân định biên giới hai nước. Nhưng biên giới đó phần lớn chạy dọc theo những vùng rừng núi, được đánh dấu bởi những bia đá chôn cách nhau đôi khi đến năm mươi cây số, do đó rất mù mờ và rất dễ gây ra tranh chấp.

 

       Sau khi triều đ́nh nhà Thanh bị lật đổ, các phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng hay có liên hệ với các phong trào cách mạng Trung Hoa. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Hoa, ngoài Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học, các cán bộ đầu tiên của cộng sản Việt Nam cũng lợi dụng chủ trương thân Nga của Tôn Dật Tiên để dùng đất Trung Hoa làm địa bàn tổ chức và huấn luyện cán bộ. Những lớp học chính trị do Hồ Chí Minh tổ chức được các cán bộ cộng sản cao cấp Trung Hoa như Bành Bái, Lưu Thiếu Kỳ đến dạy. Một số cán bộ Việt Nam như Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, được gửi đi theo học trường vơ bị Hoàng Phố. Các đại hội thành lập đảng, đại hội đảng lần thứ nhất đều được triệu tập ở Trung Hoa. Trong những năm mà Quốc Dân Đảng Trung Hoa c̣n mạnh, cộng sản Việt Nam ở Trung Hoa phải giấu chân tướng, Nguyễn Tất Thành ở Liễu Châu giả dạng làm người quốc gia, cặm cụi ngồi dịch cuốn Tam Dân chủ nghĩa, đổi tên Hồ Chí Minh theo tên của cán bộ Quốc Dân Đảng Hầu Chí Minh, và hết sức lấy ḷng tướng Trương Phát Khuê, tư lệnh Đệ Tứ quân khu. Dưới quyền Trương Phát Khuê, có hai tướng Quốc Dân Đảng nhưng lại thân Cộng là Tiêu Văn và Ngô Trạch, nên các lănh tụ cộng sản Việt Nam được giúp đỡ và tự do hoạt động (Tiêu Văn năm 1949 ở lại lục địa đầu hàng, c̣n Ngô Trạch sau đó bị xử tử ở Đài Loan).  Năm 1942, Hồ Chí Minh rời Liễu Châu, ra khỏi vùng trách nhiệm của Trương Phát Khuê th́ bị bắt, Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đă gửi một điện văn rất khép nép cho Tôn Khoa, viện trưởng Viện Lập Pháp Trung Hoa như sau: “Đại biểu của chúng tôi là Hồ Chí Minh đi Trùng Khánh để dâng cờ tỏ ḷng kính trọng Tưởng ủy viên trưởng, khi đi qua Tịnh Tây th́ bị bắt, kính xin Ngài điện cho địa phương tha ngay”. Hồ Chí Minh bị giam gần hai năm. Người can thiệp với chính phủ Trùng Khánh để xin tha cho Hồ Chí Minh là Nghiêm Kế Tổ, một cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhân can thiệp xin tha cho Nguyễn Tường Tam, đă nhân tiện xin luôn cho Hồ Chí Minh, nhưng thiện ư của Nghiêm Kế Tổ cũng không ngăn cản được việc cộng sản Việt Nam t́m cách thanh toán hết những cán bộ Quốc Dân Đảng sau này.

 

        Một năm sau, sau khi Hồ Chí Minh thành lập chính phủ ở Hà Nội, quân Trung Hoa kéo vào giải giới quân đội Nhật ở Bắc Việt. Để lấy ḷng quân Trung Hoa, Hồ Chí Minh một mặt tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, thành lập chính phủ liên hiệp, bên trong hối lộ Lư Hán và Tiêu Văn để chèn ép các đảng phái quốc gia. Những năm về sau Trung Hoa ch́m trong nội chiến Quốc Cộng, cộng sản Việt Nam giành được chiêu bài kháng chiến, đă phải chiến đấu độc lập, v́ lúc đó Liên Xô đă đối xử với cộng sản Việt Nam một cách thờ ơ, coi như không có. Quan hệ giữa hai phong trào cộng sản Việt Nam và Trung Hoa lại bắt đầu gắn bó ngay sau khi cộng sản Trung Hoa chiếm được toàn lục địa Trung Hoa năm 1949. Việt Nam muốn được sự giúp đỡ của Trung Hoa, c̣n Trung Hoa cũng muốn có một vùng trái độn an toàn ở biên giới phía nam, đồng thời cũng muốn tiếp tục giữ vị thế thiên triều và đàn anh cũ, nên đă hết ḷng giúp đỡ cộng sản Việt Nam về mọi mặt. Chỉ hai tháng sau khi cộng sản Trung Hoa chiến thắng, Hồ Chí Minh đă cùng Trần Đăng Ninh đi Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông xin giúp đỡ. Hồ Chí Minh được Mao hứa sẽ giúp đỡ toàn lực về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao. 

 

        Người đứng ra công khai phản đối đường lối cầu viện Trung Hoa lại là tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh liên khu 4. Nguyễn Sơn, người được gọi là “lưỡng quốc tướng quân”, từng theo học trường Hoàng Phố và theo Mao chạy thoát tới Diên An. Năm 1945, Nguyễn Sơn bỏ cộng sản Trung Hoa về Việt Nam, được bổ nhiệm Tư lệnh Liên khu Tư, thay Lê Thiết Hùng. Có lẽ dựa vào tư thế quân hàm tướng Trung Hoa, ông là người duy nhất dám công khai bài bác Hồ Chí Minh, coi thường Vơ Nguyên Giáp. Ông ta phản đối việc xin viện trợ của cộng sản Trung Hoa có lẽ v́ ông biết rơ về tham vọng bá chủ của Trung Hoa. Nguyễn Sơn sau đó bị Hồ Chí Minh dèm pha và gửi trả về Trung Hoa rồi chỉ về lại Việt Nam khi sắp chết. (1)

 

 

                         

                 Nguyễn Sơn trong quân phục quân đội Trung Hoa

 

       Ngay từ khi nắm được chính quyền năm 1949, Trung Hoa đă tích cực giúp đỡ Việt Nam. Khi Hồ Chí Minh c̣n ở Trung Hoa, Trung Hoa công nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và can thiệp với Liên Xô để Hồ Chí Minh được mời sang Moscow, tháp tùng phái đoàn Trung Hoa.  Khi gặp được thần tượng Stalin, ngoài việc xin chữ kư,  Hồ Chí Minh c̣n muốn thế giới biết là ḿnh được Stalin đón như một nguyên thủ nên đă xin Stalin cho trở lên ngồi lại máy bay để khi xuống, quay phim cảnh Stalin ra đón để dùng làm tài liệu khoe khoang và tuyên truyền nhưng Stalin cười x̣a từ chối. Hơn nữa, với bản tính đa nghi, chữ kư của ông ta kư cho Hồ Chí Minh cũng bị ông ta sai mật vụ vào khách sạn lấy lại(2).  Lúc đó, Liên Xô không c̣n hy vọng đảng Cộng Sản Pháp sẽ thắng cử ở Pháp để lập chính quyền nên mới cùng các nước Đông Âu công nhận chính phủ của Hồ Chí Minh. Nhưng từ đó cho tới nhiều năm sau, Liên Xô vẫn không dành cho Việt Nam một sự giúp đỡ đáng kể nào.

 

       Sự giúp đỡ lớn lao của cộng sản Trung Hoa về tất cả mọi mặt trong những năm đầu tiên từ 1950, 1951... không những đă làm thay đổi cán cân quân sự của cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất mà c̣n gây nên một ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xă hội... của tất cả những người dân Việt Nam đang sống trong vùng Việt Minh kiểm soát, rồi từ đó lôi kéo đất nước vào một giai đoạn lịch sử sắt máu và đau thương triền miên. Có thể nói năm 1950 là năm đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong lịch sử Việt Nam, là năm cộng sản Việt Nam vứt bỏ mặt nạ Việt Minh, là năm về quân sự, đi từ giai đoạn bảo tồn lực lượng sang giai đoạn cầm cự, và về chính trị từ phản đế sang phản phong, tức là truy t́m kẻ thù ngay trong nhân dân và hàng ngũ của ḿnh. Sự chuyển biến đó đă in hằn ảnh hưởng của cộng sản Trung Hoa.

 

      Trước hết, về quân sự, sau khi được Trung Hoa hứa hẹn sẽ viện trợ dồi dào, Ngoại Thương Vụ nhỏ bé của Việt Minh trước kia chuyên môn mua súng đạn lậu được giải tán, thay vào đó là một Tổng cục Hậu Cần do Trần Đăng Ninh đứng đầu được thành lập để trực tiếp nhận và quản lư hàng viện trợ của Trung Hoa. Với sự giúp đỡ đó, quân đội kháng chiến đă trưởng thành và phát triển, từ một đội quân nhỏ bé chuyên đánh du kích thành một đạo quân hiện đại, bước sang giai đoạn cầm cự và vận động chiến. Đánh dấu cho giai đoạn trưởng thành này cũng như sự hợp tác chặt chẽ thân thiết giữa hai phong trào cộng sản về phương diện quân sự là chiến dịch biên giới Cao Bắc Lạng.

 

      Biên giới Việt Hoa là một biên giới dài khoảng một ngàn bốn trăm cây số, nhưng chỉ có vùng biên giới từ Cao Bằng tới Lạng Sơn là quan yếu nhất. Chạy dọc theo biên giới đó là quốc lộ số 4, đến đầu năm 1950 vẫn do quân đội Pháp trú đóng. Chiếm được quốc lộ 4 là có thể kiểm soát được Cao Bằng và Lạng Sơn, nối liền chiến khu Việt Bắc với hậu phương lớn Trung Hoa. Để sửa soạn cho chiến dịch, đại đoàn 308 của Vương Thừa Vũ(3) vượt biên giới sang Trung Hoa, để được trang bị, huấn luyện thêm về truyền tin, công binh, pháo binh... biến thành cấp sư đoàn.  Một trong ngũ hổ tướng của Trung Hoa là Trần Canh(4) được gửi sang ăn ở cùng nhà với Hồ Chí Minh bàn thảo kế hoạch. Công tác tiếp vận được giao cho Vi Quốc Thanh, một tướng Trung Hoa gốc người Nùng. Sau khi được huấn luyện và trang bị, sư đoàn 308 trở về nước, lần đầu tiên dùng vận động chiến phục kích đánh tan hai binh đoàn lê dương Charton và Lepage ở Đông Khê. Bị cô lập, quân Pháp phải rút khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn. Sau sư đoàn 308, các đại đoàn 304 (tư lệnh Văn Tiến Dũng), 312 (Lê Trọng Tấn), 316 (Lê Quảng Ba) cũng được giúp trang bị và tổ chức thành những sư đoàn chính quy. Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn được dời sang Vân Nam để các sĩ quan trung cấp Việt Nam được các cố vấn Trung Hoa huấn luyện về công binh, pháo binh, truyền tin... Họ được học về chiến thuật của Lâm Bưu như “nhất điểm lưỡng diện”, “tứ khoái nhất mạn”. Chiến lược ba giai đoạn (bảo tồn chủ lực, cầm cự, tổng phản công), lấy nông thôn bao vây thành thị của Mao Trạch Đông cũng được Việt Nam đề ra làm kim chỉ nam. Những sách của Mao Trạch Đông như Tŕ Cửu Chiến, Tân Dân Chủ Luận cũng được cộng sản Việt Nam dịch và học tập (5).

 

      Tuy nhiên sự giúp đỡ và ảnh hưởng của Trung Hoa trong thời gian đó không những chỉ quan trọng về phương diện quân sự, mà c̣n quan trọng trong sự thay đổi bản chất của đảng Cộng Sản Việt Nam, và của quân đội Việt Minh. Song song với sự cố vấn và viện trợ quân sự của Trần Canh và Vi Quốc Thanh(6), đoàn cố vấn chính trị của  La Quư Ba(4) đă nỗ lực chỉ đạo cho cộng sản Việt Nam tổ chức lại đảng, chính quyền và quân đội theo khuôn mẫu cộng sản Trung Hoa. Với hậu thuẫn Trung Hoa, Việt Nam không cần phải núp sau chiêu bài Việt Minh nữa, và bộ mặt thật cộng sản bắt đầu lộ diện. Tuy đại hội đảng vào tháng 3-1951 mới chỉ lấy tên đảng là đảng Lao Động Việt Nam, nhưng ngay trong điều lệ đảng đă ghi rơ: “Đảng Lao Động Việt Nam lấy học thuyết Mác, Ăng ghen, Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tế cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng...”. Ngoài việc học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, trong dịp đó, Việt Nam cũng xác nhận vai tṛ lănh đạo và đàn anh của Trung Hoa trong điện văn gửi cho đảng Cộng Sản Trung Hoa đăng trên báo Nhân Dân ngày 11-3-1951: “Đảng Lao Động Việt Nam nguyện noi gương anh dũng của đảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng lănh đạo nhân dân Trung Quốc và các dân tộc Á Đông trên con đường độc lập và tự chủ” (8)..

 

              

        Trường Chinh, Hồ Chí Minh, Trần Canh, La Quư Ba  (nguồn xcafevn.org)

 

      Dưới sự hướng dẫn của phái đoàn cố vấn La Quư Ba, Việt Nam đă biến đổi một phong trào mang nặng tính cách quốc gia, dân tộc thành một phong trào cộng sản. Sự chuyển biến đó là một quá tŕnh sắt máu. Đại đa số những người theo Việt Minh hồi đó phát sinh từ ḷng yêu nước, và bao gồm đủ mọi thành phần. Trong số này, những người xuất thân từ những gia đ́nh địa chủ hay đảng phái quốc gia bị thủ tiêu hay khai trừ ngay. Một số nhỏ, xuất thân công nhân hay nông dân, tương đối ít học, dễ bị uốn nắn khuyến dụ để trở nên cuồng tín. Đa số c̣n lại, theo cộng sản một cách lăng mạn, lư tưởng, chưa từng thể nghiệm thực tế sắt máu trong đấu tranh giai cấp đều phải tham dự những lớp “Chỉnh Đảng”... Điều này được xác nhận trong nghị quyết về Chỉnh Đảng như sau: “Hơn chín mươi phần trăm đảng viên thuộc thành phần gốc rễ nông dân và tiểu tư sản, tuy đă vào đảng, được đảng giáo dục một phần nào, và tự bản thân cũng có ít nhiều cố gắng, nhưng chưa gột sạch ư thức tiểu tư sản...”. Cũng trong nghị quyết này, vai tṛ lănh đạo của cộng sản Trung Hoa trong việc uốn nắn các đảng viên cộng sản Việt Nam lại được đề cao: “... cho nên xây dựng đảng cốt chính là một quá tŕnh giáo dục, đấu tranh và cải tạo tư tưởng. Đó là đường lối Mao Trạch Đông trong vấn đề xây dựng đảng”.

 

      Khi tham dự các lớp Chỉnh Đảng, học viên được thanh lọc, thường xuyên bị theo dơi, kiểm soát, phê b́nh và cuối cùng phải làm tờ phản tỉnh, tự tố cáo rồi nhận hết tội lỗi có thật hay tưởng tượng để chứng minh là ḿnh đă lột xác, đă đầu hàng giai cấp và thành khẩn chấp nhận sự lănh đạo tuyệt đối của đảng. Với biện pháp vừa đe doạ vừa khuyến dụ, trong một hoàn cảnh bị áp chế cả về thể xác lẫn tinh thần, đa số các cán bộ Việt Minh cuối cùng cũng bị khuất phục. Điển h́nh cho sự hữu hiệu của phương pháp này, là những lớp Chỉnh Đảng ở trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn ở Vân Nam, nơi đào tạo những cán bộ chỉ huy quân đội. Dù những cán bộ theo học đă được tuyển chọn kỹ lưỡng, chính uỷ của trường là Trần Tử B́nh cũng báo cáo về trung ương là có đến hơn bảy mươi phần trăm học viên đă nhận tội có hành động chống lại đảng và nhân dân, một số đă tự tử. Dù cuồng tín đến đâu Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam cũng biết điều đó quá đáng, và phải cử Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị là Nguyễn Chí Thanh sang Trung Hoa bắt Trần Tử B́nh sửa sai, viên cố vấn Trung Hoa của trường cũng bị gọi về Bắc Kinh.

 

       Sau các lớp Chỉnh Đảng, ngoài một số cán bộ bị thanh toán, tự tử hay trốn về thành, đa số c̣n lại đă phải nhắm mắt trở nên một công cụ ngoan ngoăn, tuân theo mọi chỉ thị của đảng một cách mù quáng, và quân đội Việt Minh, một quân đội được tạo dựng để giải phóng quốc gia, giờ đây đă trở nên một đội quân cộng sản, nhằm một mục tiêu xa hơn là giải phóng toàn thế giới. Trận chiến thắng mở đầu Cao Bắc Lạng năm 1950 không c̣n là chiến thắng của Việt Minh, mà theo Hồ Chí Minh, đó là “một chiến thắng của xă hội chủ nghĩa”.

 

       Song song với sự biến thể của quân đội, cộng sản Việt nam, dưới sự chỉ đạo của phái bộ La Quư Ba, đă hoàn toàn biến đổi nếp sống cổ truyền của nhân dân sống trong vùng Việt Minh kiểm soát. Việc thờ phụng tổ tiên bị đả phá, tôn giáo bị bài xích, gia đ́nh bị đảo lộn, người thân thuộc tố cáo lẫn nhau. Ai không tích cực học tập, không a dua với chính sách đều bị điều tra, theo dơi, bị xếp thành phần, hay bị giam giữ, hành hạ. Những người không cùng chính kiến bị coi là phản động và bị thủ tiêu. Để có được sự tuân phục tuyệt đối của cấp dưới, các lănh tụ được thần thánh hoá. Ngoài Hồ Chí Minh, “Đại nguyên soái Stalin”, Mao Trạch Đông cũng được tôn làm thánh sống, và để tuân hành theo tư tưởng chỉ đạo của Mao Trạch Đông, chính sách cải cách ruộng đất của Mao được thi hành năm 1953, với sự giúp đỡ của các cố vấn Trung Hoa. Chính sách này lại được phát động một cách quy mô hơn sau khi Việt Nam chiếm được chính quyền miền Bắc(9).. Trong đợt phát động này, hàng chục ngàn cán bộ và nông dân đă bị xử tử, đấu tố, hay cầm tù một cách oan uổng. Mầm mống bất măn của nhân dân lên cao đến nỗi Đảng phải đổ lỗi cho một số cán bộ lănh đạo như Trường Chinh, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Hồ Viết Thắng .. (10).

 

        Sau hiệp định Genève, chiếm được chính quyền ở miền Bắc, Việt Nam đă cố gắng có một mối giao hảo tốt đẹp với cả hai nước cộng sản đàn anh. Tuy nhiên trong nhiều năm sau đó, đa số những nguồn viện trợ kinh tế cũng như quân sự cho Việt Nam đều từ Trung Hoa. Trung Hoa đă giúp Việt Nam những công tŕnh xây cất, những nhà máy xay lúa, nhà máy điện, máy dệt, máy sản xuất đường, phân hoá học... Ngoài ra, toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của bộ đội Bắc Việt và Việt cộng từ 1950 đến 1964 đều do Trung Hoa cung cấp. Theo Hoàng Văn Hoan, tính đến năm 1978, tổng số hàng viện trợ của Trung Hoa cho Việt Nam kể cả quân sự lẫn kinh tế lên đến hai mươi tỷ mỹ kim, chiếm 41 % ngân sách ngoại viện của Trung Hoa.

 

       Ngoài viện trợ về tiền bạc, vật chất, trong chiến tranh Đông Dương thứ hai, từ 1965 đến 1970, Hồ Chí Minh đă yêu cầu quân Trung Hoa sang giúp Bắc Việt Nam xây dựng hệ thống cầu đường, sân bay, hệ thống pḥng không. Một số khác trực tiếp sử dụng đại bác và tên lửa. Có khoảng một ngàn lính Trung Hoa bị bắn chết ở Bắc Việt. Công ơn của Trung Hoa đối với Việt Nam đă được Hồ Chí Minh bày tỏ “Tinh thần quốc tế cao cả đó và t́nh thân ái của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam làm chúng ta rất cảm động và biết ơn”.

 

      T́nh hữu nghị “Việt-Trung-Xô đời đời bất diệt” không kéo dài được lâu. Sự rạn nứt giữa hai nước cộng sản đàn anh của Việt Nam bắt đầu ngay từ năm 1956, sau khi Kroushchev lên nắm quyền, tố cáo tội ác của Stalin và chủ trương hoà hoăn với phương Tây. Là một đảng cộng sản đàn em, đang phải nhờ vả vào sự viện trợ của cả hai nước, cộng sản Bắc Việt bất lực nh́n hai đàn anh tranh chấp. Trong những năm đó, về ư thức hệ, Việt Nam gần gũi hơn với Trung Hoa. Đă lỡ thần thánh hoá Stalin, họ không dễ dàng đạp đổ thần tượng của họ. Họ cũng đang mở cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam, nên không thể nào chấp nhận chủ trương chung sống hoà b́nh của Kroushchev. Hơn nữa, ảnh hưởng của Trung Hoa đă lan rộng trong mọi mặt từ h́nh thức tổ chức đến tư tưởng của Việt Nam, từ các chính sách đấu tố, trăm hoa đua nở, đến các bộ quần áo đại cán, các danh từ đồng chí, bí thư, uỷ viên... V́ thế, bài diễn văn của Kroushchev lên án Staline do phái đoàn Việt Nam đi họp mang về bị giấu kín, chỉ cho các ủy viên Bộ Chính Trị đọc. Các nhân vật có khuynh hướng thân Liên Xô như Hoàng Minh Chính(11)., Viện trưởng Viện Triết Học, Nguyễn Văn Vịnh, trung tướng, chủ tịch ủy ban thống nhất của quốc hội, Đỗ Đức Kiên, đại tá cục trưởng cục tác chiến, Nguyễn Minh Nghĩa, đại tá cục trường cục quân báo... cùng một số cán bộ chính trị và quân đội khác bị ghép tội, bỏ tù hay bị mất chức.

 

       Tuy theo đuổi một đường lối thiên về Trung Hoa, nhưng bề ngoài, Việt Nam không thể bỏ lơi Liên Xô, một siêu cường cộng sản đàn anh, một thánh địa. V́ thế mà Việt Nam đă luôn cố gắng đứng trung lập trong cuộc tranh chấp Nga Hoa. Lúc đó, nếu báo Nhân Dân có đăng bài về Cách Mạng Tháng Mười th́ bên cạnh đó, sẽ có một bài khác nói về cuộc Vạn Lư Trường Chinh với cùng một số chữ, và trong các cuộc tiếp tân, số quan khách của cả hai nước Nga Hoa được mời đều ngang nhau, cũng như số lượng rượu Vodka và Mao Tài đem ra chiêu đăi cũng ngang nhau(9). Đi dự đại hội các đảng cộng sản ở Moscow, khi phái đoàn Trung Hoa do Chu Ân Lai cầm đầu giận dữ bỏ về nước th́ Hồ Chí Minh cũng bỏ pḥng họp ra ngoài, nhưng không về mà chỉ ra đi dạo ở Moscow.

 

       Sau 1970, nhiều diễn biến đă xảy ra khiến cho Việt Nam ngày càng thiên về Liên Xô, và Liên Xô cũng chú ư nhiều hơn đến Việt Nam. Lúc đó, Hồ Chí Minh vừa mới chết, Lê Duẩn lên nắm quyền. Trong số những lănh tụ kỳ cựu của Việt Nam, Lê Duẩn là người ít chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Trước 1954, địa bàn hoạt động của Lê Duẩn luôn luôn là ở miền Nam, chưa từng phải lưu lạc sang Trung Hoa, hay tiếp xúc với các cố vấn Trung Hoa. Hơn nữa những đối thủ của Duẩn như Trường Chinh, Vơ Nguyên Giáp đều chịu ảnh hưởng của Trung Hoa nhiều hơn, nên Lê Duẩn mặc nhiên có khuynh hướng thân Nga. Đồng thời, t́nh h́nh biên giới Nga Hoa cũng như chủ thuyết Brezhnev biện minh cho sự xâm lăng các nước chư hầu cộng sản khiến cho Trung Hoa bắt đầu coi Liên Xô là kẻ thù số một, và xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. Ngoài ra, cuộc chiến ở miền Nam cũng như ở miền Bắc đang bước vào giai đoạn quyết liệt, Việt Nam cần có những vũ khí tối tân như Mig 21, xe tăng T54, T55..., tên lửa SAM mà chỉ Liên Xô mới có khả năng cung cấp. Cùng lúc đó, những diễn biến chính trị tại Trung Hoa xảy ra đă khiến Việt Nam bớt tin cậy vào Trung Hoa, nhất là thời gian mà Hồng vệ binh hoành hành. Họ đă không những chống lại phe ôn hoà mà c̣n chống lại sự giúp đỡ Việt Nam. Sau 1970, Trung Hoa chỉ c̣n giúp đỡ Việt Nam một cách thụ động. Xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, không c̣n lo ngại nhiều về sự đe doạ ở biên giới phía nam, Trung Hoa không muốn có một nước Việt Nam, dù cộng sản, được thống nhất. Chính Mao Trạch Đông đă khuyên Phạm Văn Đồng nên tiếp tục chiến tranh du kích, không nên tổng tấn công chiếm hết miền Nam, dù lúc đó Cộng quân đang thắng thế. Mao nói “Cái chổi của chúng tôi không quét tới Đài Loan th́ cái chổi của các đồng chí cũng không quét tới Sài G̣n”, và Mao Trạch Đông cũng không che giấu sự khinh miệt đối với các cấp lănh đạo Việt Nam. Ông ta gọi Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng là “bốn tên ăn mày, lúc nào cũng ch́a bát đ̣i cho thêm”. Tuy nhiên, để cho Việt Nam có thể “chiến đấu đến người Việt cuối cùng”, Trung Hoa vẫn tiếp tục giúp đỡ Hà Nội tiếp tục chiến tranh.

 

       Sau khi cộng quân chiến thắng và chiếm hết miền Nam, Việt Nam đă trở nên một thế lực đáng kể trong vùng. Nhưng thế lực đó chỉ mạnh về quân sự, và muốn sống c̣n, vẫn phải dựa dẫm vào viện trợ ngoại bang. V́ đầu óc kiêu căng, chật hẹp, các lănh tụ Việt Nam đă đánh giá quá cao khả năng của chính họ, coi nhẹ những tổn thất về sinh mạng và vật chất của nhân dân, tin tưởng mù quáng vào chủ nghĩa Mác và sự giúp đỡ của Liên Xô. Hơn nữa, để bảo vệ ưu quyền của đảng và đặc quyền đặc lợi của đảng viên, con đường đi tới thế giới đại đồng của họ đă luôn ngả nghiêng, khiến cho Trung Hoa lúc th́ giận dữ, lúc coi thường, lúc khinh miệt, lúc dụ dỗ, lúc đe dọa, Việt Nam đă không bao giờ có được sự quan hệ tương kính của lân bang hay đồng chí. Điều này đă gây nhiều tổn hại cho dân tộc Việt và mở đầu là chận chiến biên giới 1979.

 

Tài liệu tham khảo:

 

- Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.

- Việt Nam Máu Lửa của Nghiêm Kê Tổ.

- Death In The Rice Field, Peter Scholl Latour.

- Giọt Nước Trong Biển Cả của Hoàng Văn Hoan.

- Khroutschev Remembrance của Khroutschev

- China, A Country History của bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ.

- The Chinese Aggression, Nhà Xuất Bản Ngoại Văn, Hà nội

- Mặt Thật, Hoa Xuyên Tuyết của Thành Tín

- Red Star Over China, Edgar Snow, Grove Press Inc., New York.

- Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí. 

 

Chú Thích:

 

(1): Nguyễn Sơn, tên thật Vũ Nguyên Bác, cùng Vũ Ngọc Phan, Hoàng Văn Chí đều là con rể cụ Sở Cuồng Lê Dư. Tuy Nguyễn Sơn hiện nay lại được chính quyền xưng tụng, nhưng trong Nhật Kư Hoàng Tùng, (cựu bí thư trung ương đảng, trưởng ban tuyên huấn trung ương) có ghi lại « trước khi chết, Nguyễn Sơn có tâm sự với tôi rằng sai lầm th́ phê b́nh chứ sao lại đuổi đi.  Ông ta trách Bác. Lúc đó tôi hỏi anh Vơ Nguyên Giáp, anh ta hay hục hặc như thế để anh ta làm phó cho anh được không, Vơ Nguyên Giáp nói làm phó thế nào được, anh ta suốt ngày chửi tôi… ». Có lẽ v́ cụ Lê Dư tiết lộ việc Hồ Chí Minh là kẻ chủ mưu bán đứng cụ Phan Bội Châu, cuốn hồi kư của Vũ Ngọc Phan dày mấy trăm trang sách sau này dù ca tụng vợ hết lời nhưng không có chữ nào nhắc tới tên bố vợ, một nhà nho nổi tiếng.

 

(2): Trích trong cuốn Hồi Kư Kroushchev, Stalin đă cười và trả lời ư muốn được đóng phim cùng với ông Hồ một cách diễu cợt: “Chúng ta đă bỏ mất thời cơ ấy rồi, đồng chí đă đến một cách âm thầm (incognito) nên không thể công khai được nữa”.

 

(3): Vương Thừa Vũ: tên thật Nguyễn Văn Đồi, lớn lên ở Vân Nam, từng chỉ huy mặt trận Hà Nội 1945, tư lệnh sư đoàn đầu tiên 308, cuối cùng là tổng tham mưu phó quân đội. 

 

(4): Trần Canh  (Chen Geng): từng chỉ huy quân đoàn 3 Trung Hoa trong trận chiến Triều Tiên.

 

(5): Trường Chinh dịch cóp lại gần như toàn bộ cuốn Tŕ Cửu Chiến của Mao Trạch Đông nhưng lại tự kư tên ḿnh để in  cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Định Thắng Lợi”.  Ngoài ra, cuốn Đề Cương Văn Hóa Việt Nam, cuốn sách chỉ đạo đường lối văn nghệ của cộng sản Việt Nam cũng gần như nguyên văn tài liệu Trung Hoa.

 

(6): Vi Quốc Thanh : gốc người thiểu số, trưởng đoàn cố vấn quân sự của Trung Hoa sang Việt Nam năm 1950 -1954. Trần Canh có lẽ chỉ là cố vấn riêng cho Hồ Chí Minh trong mặt trận Cao Bắc Lạng.

 

(7): Là cố vấn chính trị, chính La Qúi Ba là người chỉ đạo phong trào Cải Cách Ruộng Đất ở Việt Nam, sau này là đại sứ đầu tiên của cộng sản Trung Hoa.

 

(8): Về việc học tập tư tưởng Mao Trạch Đông ghi trong điều lệ đảng năm 1951, tài liệu trong Việt Nam Máu Lửa của Nghiêm Kế Tổ xuất bản cuối thập niên 1950.

 

       Ba mươi năm sau, Nguyễn Văn Trấn (người mà có lời đồn là người t́nh cũ của bà Thuỵ Nga), cựu chính ủy quân khu IX, từng tham dự đại hội đảng lần thứ II năm 1951, trong trong cuốn Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội cho biết thêm:

 

      “Hôm đó là tổ trưởng, tôi có nhiệm vụ phản ảnh trực tiếp.  Một ḿnh bác Hồ, một ḿnh tôi.

      Tôi báo cáo t́nh h́nh, anh em trong tổ nói bộ hết chuyện rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo cho Đảng ta. Nhưng anh em giao là nói trong tổ cho nhau biết chớ không phát biểu ở hội trường …..Hồ Chí Minh nhắm hí mắt như Staline khi gặp vấn đề khó nghĩ, t́m chữ.

      Tôi thưa tiếp: Có đồng chí c̣n nói hay là ta viết: “tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh” có phải hay hơn không?

     Câu nói của tôi làm cho mắt ông già rạng lên theo lời đáp cấp kỳ “Không, tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin, tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thoả đáng từng vấn đề của ta… Chớ c̣n tư tưởng là quan niệm về vũ trụ về thế giới và về xă hội con người, th́ tôi chỉ là học tṛ của Mác, Ăng ghen, Lênin chớ làm ǵ tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác”.

       Tuy thế, hơn 10 năm sau, ông Hồ lại được đám đệ tử công nhận là có “tư tưởng” để ghi vào điều lệ đảng.

 

(9): Hồi kư của Hoàng Tùng về việc Hồ Chí Minh phải nghe lệnh của Mao và Stalin phát động Cải Cách Ruộng Đất: “Sau Đại hội (1951) ta không nói ǵ đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến lí thuyết ba giai đoạn, v́ thế nên mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất“. Có lẽ Hồ Chí Minh cũng không độc lập hơn Nguyễn Văn Thiệu bao nhiêu. Hồi kư Đoàn Duy Thành, Bí thư Thành uỷ  Hải Pḥng,  cũng ghi lại vụ xử bắn bà Cát Hanh Long, một địa chủ có công với Kháng Chiến.  Hồ Chí Minh muốn can thiệp v́ bà là đàn bà, nhưng La Quư Ba đă trả lời là “hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người”. Ông Hồ đành chịu. Sau 1986, báo Thương Mại có đăng lại chuyện này nhưng nửa chừng bị bắt ngưng lại.

 

(10): Trong những người này chỉ có Lê Văn Lương thẳng thắn nhận lỗi, c̣n Hồ Viết Thắng về sau vẫn được nâng đỡ v́ có con gái là Hồ Thị Nghĩa từng tằng tựu và có con với Lê Duẩn.

 

(11): Hoàng Minh Chính: đảng viên CS từ 1939, được đảng cử sang làm Tổng thư kư Đảng Dân Chủ rồi Viện trưởng Viện Triết học Mác Lênin. Năm 1967 bị khai trừ và bị giam tới 1973 trong vụ án xét lại. Ông mất năm 2008.

 

(12): Theo cựu Đại tá Bùi Tín trong Hoa Xuyên Tuyết.