NHỮNG KỶ NIỆM ĐAU BUỒN

trong trại tập trung “cải tạo.”

 

Đă kể chuyện vui ở phần trước, nay nói chuyện buồn. Buồn và lắm khi đau.

 

Cái tội chây lười lao động

 

Tôi bị kết tội và bị đối xử như một Việt gian bán nước cho đế quốc Mỹ và Pháp, trong những ngày tủi nhục và đau buồn ở quân y viện Qui Nhơn (13/03/1975).

 

Trong buổi lễ đầu hàng vô điều kiện với bộ đội miền Bắc, trước sân cờ của quân y viện, cờ vàng quốc gia 3 sọc đỏ bị kéo xuống và được thay thế bằng cờ đỏ sao vàng của miền Bắc và cờ giải phóng miền nam. Sau gần một tháng bị giam lỏng ở Qui Nhơn, tôi đă cùng một toán khoảng gần 200 anh em thuộc các binh chủng, được gửi đi tiên phong để xây dựng trại cải tạo Kim Sơn (Nghĩa B́nh) ở vùng đất An Lăo, cải biến một căn cứ quân sự Mỹ đă bị bỏ phế nhiều năm thành trại giam giữ tù binh chiến tranh.

 

Căn cứ nầy nằm trên một ngọn đồi, có sân bay rộng để trực thăng đáp xuống. Chung quanh ngọn đồi là thung lũng, trước đây có dân cư ở với ruộng vườn, nay được bao phủ bởi cây rừng và những vũng nước lớn là những hố bom của B52. Công việc khẩn cấp của chúng tôi khi vừa đặt chân đến nơi nầy là xây dựng tạm thời chỗ ăn ở cho chúng tôi và các du kích địa phương canh giữ, rồi lo khai khẩn đất hoang trồng trọt hoa màu để có lương thực.

 

Để có đất trồng trọt, trước tiên phải lo tháo gở bom ḿn đạn dược c̣n sót lại xung quanh căn cứ bằng những dụng cụ và phương tiện rất thô sơ, như dùng cây, gậy để ḍ đường. Trong những tháng đầu tiên, để có đủ lương thực , chúng tôi phải đi xa mang về bằng đôi chân và đôi vai. Chúng tôi được chia ra nhiều toán nhỏ, thay phiên nhau hằng ngày theo cán bộ xuống núi, đến các làng xă địa phương để cơng gạo, muối về cho phạm nhân và thức ăn cho cơ quan, mỗi người cơng khoảng 50 cân trên vai. Thời gian di chuyển đi về mất cả ngày đường nếu là trời tốt.

Làm lụng th́ cực nhọc, không được bồi dưỡng và nghỉ ngơi; đau ốm không có thuốc men; lại thích ứng không kịp với những sự thay đổi đột ngột của thời tiết vùng rừng sâu nước độc, ngày th́ nóng, đêm đến lạnh quá chừng. Tối ngủ không có chăn mền, chẳng bao lâu phần lớn các anh em trong toán đều ngă bệnh.

 

Những căn bệnh thông thường mà chúng tôi mắc phải là bệnh sốt rét, nhiễm trùng đường ruột, sưng cuống phổi và bị bệnh lao phổi. Tôi c̣n nhớ mỗi ngày tới cử sốt rét vào lúc giữa trưa, trong th́ lạnh, ngoài th́ nóng toát mồ hôi. Đang làm việc, lúc lên cử sốt rét, là thân thể tôi bị đau nhức, c̣n tay chân th́ ră rời, mất hết sức lực, tôi chỉ có biết đứng chống cuốc, run rẩy, chờ cho cơn sốt rét chấm dứt, mặc cho bộ đội quản giáo chửi mắng hay đánh đập. Mỗi cơn sốt rét kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ, tôi cũng may là không bị hôn mê như nhiều anh em khác. V́ khi bị hôn mê, thường thường người bệnh không bao giờ thức tỉnh.

 

Nói về sức mạnh thể chất tay chân của tôi, th́ làm sao so b́ được với các anh em khác; trước giờ, tôi chỉ biết sách vở, không quen lao động chân tay, nay phải làm những công việc không phải là ngành nghề của ḿnh, lại thêm bệnh tật, làm sao tôi có đủ sức để theo kịp với các anh em trong đội, trong toán được. Trong toán cũng có nhiều người thương hại muốn giúp đỡ, nhưng rồi phận ai nấy lo, tôi cũng không thể trách ai được. Khi nhập trại, chúng tôi đă được lệnh cấm, không được tṛ chuyện với những người trong toán, tiết lộ ngành nghề và quá khứ của ḿnh. Mọi người ở đây bắt buộc phải giữ kín tông tích của ḿnh trước khi làm lư lịch. V́ bản năng sinh tồn và tự trọng, tôi đă cố gắng làm hết sức ḿnh được đến đâu hay đến đó, với một thân thể tàn phế v́ bệnh tật, suy dinh dưỡng, và một đầu óc trống rỗng, không hy vọng.

 

Trời nóng và ẩm lại mưa nhiều, đất đai lại ph́ nhiêu. Những cây bắp mà chúng tôi đă gieo trồng ngày nào, giờ đă nẩy mầm lớn lên như thổi và bắt đầu ra hoa. Mỗi cây bắp có hai loại hoa, hoa đực nằm ở trên ngọn, hoa cái th́ nằm ở thân cây. Những cây bắp phát triển rất tốt, cây nào cũng cao hơn đầu người, lá bắp th́ to, có gai nhỏ li ti và bén như dao. Không hiểu ai đă có ư kiến ǵ, một hôm bộ đội tập hợp tất cả những người trong đội lại, chia những người lao động tốt qua một bên, những người yếu đuối đứng một bên. Dĩ nhiên tôi là người đầu tiên được xếp qua bên có thành tích lao động xấu. Có khoảng chục anh em thuộc loại này. Chúng tôi được lệnh cán bộ phải vào ruộng bắp, cắt bỏ các hoa đực trên ngọn bắp. Để tránh sự trốn thoát trong lúc lao động v́ không có bộ đội theo canh giữ, chúng tôi được chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 người bị xích lại với nhau.

 

Cây bắp nào cũng cao hơn chúng tôi, mỗi lần muốn cắt ngọn bắp, chúng tôi phải đứng với lên, thận trọng chặt ngọn bắp mà không làm cây bắp ngă. Lá bắp th́ sắc như dao, chẳng bao lâu áo quần chúng tôi đă bị cắt rách và toàn thân thể chúng tôi đă bị cứa thành trăm vết thương v́ lá bắp, thêm vào đó cơ thể mặt mũi và toàn thân của chúng tôi bị những gai nhỏ trên lá bắp đâm như lông nhím, sâu bọ, ruồi muỗi trong ruộng bắp như đàn ong theo tấn công chúng tôi. Đến trưa giờ giải lao, ra khỏi ruộng bắp, nh́n chúng tôi trông giống như những người bị bệnh cùi sống lang thang đầu đường xó chợ, với áo quần rách nát tả tơi, mặt mũi và cơ thể th́ đầy vết thương và sưng vù. Cán bộ đến kiểm điểm chửi chúng tôi là những người trí thức của thời ngụy mà lúc nầy vẫn c̣n có đầu óc giả dối, không thực ḷng hối cải với đảng và nhà nước, biết chuyện cây bắp bị chặt ngọn th́ làm sao có trái được mà cũng làm, tức là đă cố ư phá hoại của cải tài sản nhà nước. Quá đau khổ và tủi nhục, tôi lúc nầy chỉ biết cầu xin sự cứu giúp của ơn trên cho tôi được sớm giải thoát khỏi cảnh nô lệ ngục tù nầy.

 

Phạm nhân bất ngờ được gọi là bác sĩ

 

Trong một khoảng thời gian ngắn, chính quyền miền Bắc đă đánh đổ cả một chế độ chính quyền miền Nam và thống nhất đất nước. Đó là một sự khá bất ngờ đối với miền Bắc v́ họ không nghĩ việc ấy đến nhanh như thế. Để đối đầu với cả hàng trăm ngàn "ngụy quân ngụy quyền" bị bắt làm tù binh đó cũng là một chuyện không dễ. Nhà giam, cơ quan hành chánh và chính sách giam giữ các tù binh và hàng binh không kịp thời tổ chức và hoạch định. Phần lớn những người được đề cử tạm thời trông coi các tù binh là thành phần du kích địa phương.

 

Đại đa số những người nầy thuộc thành phần bần cố nông, thất học, đầu óc của họ bị đầu độc bởi sự nhồi nhét đấu tranh giai cấp giữa người giàu và người nghèo, rằng cách mạng sẽ đem lại sự b́nh đẳng giữa các tầng lớp giai cấp, tất cả cũa cải sẽ thuộc về nhân dân do nhà nước và nhân dân quản lư, xă hội sẽ không c̣n người giàu bóc lột người nghèo, và nhất là theo gương "bác hồ vĩ đại", suốt cả cuộc đời hy sinh v́ dân tộc và tổ quốc, hết đánh Tây đến chống Mỹ dành lại độc lập chủ quyền cho nhân dân và đất nước. Những người du kích địa phương nầy, trước "ngày giải phóng" đă phải trốn chui trốn nhủi trong rừng trong núi, để tránh những cuộc hành quân của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Nay là cơ hội lớn để họ được tră thù.

 

Không chính sách, không người kiềm chế và kiểm tra, tất cả những thù oán cá nhân trước đây, nay đă được đổ lên đầu tù binh. Hằng ngày chúng tôi đi lao động dưới sự dẫn giải của du kích có quản giáo đi kèm. Họ đối xử với tù nhân một cách dă man, nhất là những người vụng về yếu đuối như tôi. Tôi c̣n nhớ trong đám du kích dẫn giải chúng tôi, có một người phụ nữ trẻ có mái tóc dài đuôi ngựa. Người phụ nữ nầy nổi tiếng là có trái tim sắt v́ đă nghiêm khắc đối xử tàn nhẫn với tù binh không một chút nương tay.

 

Tôi là một trong những đối tượng làm tṛ chơi giải trí cho người phụ nữ nầy. Tôi đă bị đánh đập thẳng tay bằng báng súng AK trong lúc lao động v́ tội làm biếng, không thật ḷng phục vụ cho bác và đảng, làm trở ngại và giảm năng suất lao động của các người trong toán. Nhiều lúc thay v́ để tôi làm việc, chị ta bắt tôi đứng riêng ra một góc, thân thể trần truồng phơi nắng cho muỗi ṃng đốt, cắn. Nhiều lúc lại cắt giảm hay vứt bỏ phần ăn trưa của tôi, v́ theo sự suy diễn của chị ta, khẩu phần lương thực của trại cấp phát cho phạm nhân được đánh giá bằng năng suất lao động. Có làm mới có ăn như bác hồ đă dạy, không làm th́ không được ăn.

 

Qua một ngày lao động vất vả ngoài đồng, sau bữa ăn chiều, chúng tôi bị nhốt trong những căn nhà vừa tạm cất, bên ngoài có du kích canh gác cẩn mật. Buổi tối trong rừng sâu, ngoài tiếng gió thổi qua lá cây rừng, tất cả đều yên tĩnh. Thỉnh thoảng, chúng tôi nghe những tiếng khóc la vẳng lại từ xa của những người bị kêu đi thẩm vấn ban đêm; thường thường những người bị thẩm vấn ban đêm không bao giờ trở lại với đội, toán. Có hỏi th́ bộ đội giải thích, những người nầy có lẽ hoặc được gửi đi các trại khác để được tiếp tục điều tra hay được xét là vô tội nên nhà nước khoan hồng và trả họ về nguyên quán. Nhưng tất cả chúng tôi đều biết là họ đă đi đâu, v́ trong khi khai phá đất hoang để trồng trọt hay khi đi tắm rửa trong các vũng nước tạo nên bởi hố bom B52 chúng tôi đă t́nh cờ phát hiện những bao túi đựng thây người chết vẫn c̣n mặc áo quần phạm nhân.

 

Một buỗi tối gần nửa đêm, du kích đến trại mở khóa gọi tên tôi đi làm việc, được mọi người hiểu là bị đi thẩm vấn. Anh em trong toán nh́n tôi bằng con mắt lo ngại và thương hại, dường như có ư chào tạm biệt, v́ ai cũng biết một khi đi thẩm vấn là một chuyến đi không bao giờ trở lại. Khi nghe du kích gọi tên, tôi cũng nghĩ là đến lúc phải chia tay với các anh em. Tôi rời khỏi toán cũng như đă giúp họ trút bỏ một phần gánh nặng cho toàn đội mà trong đó các anh em đă phải gánh chịu trong bấy lâu nay v́ sức lao động yếu kém của tôi. Tôi nghĩ đó cũng là một điều may mắn cho tôi, v́ đă đến lúc tôi sẽ được từ bỏ cuộc sống cùng khổ, làm nô lệ người để sang một thế giới mới có lẽ không có hận thù.

 

Đi giữa 2 người du kích trong đêm tối của rừng già, đầu óc tôi lúc nầy bối rối và ngổn ngang, chân bước vật vờ như một cái xác không hồn. Lúc đầu, tôi không để ư là đang đi đâu và sẽ làm ǵ, nhưng cái lạnh núi rừng ban đêm làm tôi dần dần tỉnh trí, tôi thấy thay v́ dẫn lên cơ quan, nơi ban chấp pháp làm việc, họ đă dắt tôi đi về hướng nhà tạm trú của các cán bộ quản giáo.

 

Bỗng nghe tiếng than khóc kêu cứu của người phụ nữ, làm tôi tự hỏi không biết chuyện ǵ đây. Bà y tá của trại chạy ra đón tôi, lên tiếng nhờ "bác sĩ" giúp ư kiến về bệnh t́nh của một nhân viên.

 

Tôi giật ḿnh v́ lần đầu tiên vào trại tù cải tạo có người gọi tôi là bác sĩ và biết sử dụng tôi đúng với khả năng chuyên môn của ḿnh. Nh́n kỹ lại người phụ nữ đang lăn lộn trên chiếc chơng tre, th́ ra đó là bà du kích yêu dấu của tôi, hằng ngày đă xem tôi như món đồ chơi giải trí của bà, đang lâm bệnh. Tôi nghĩ chắc cũng là một tṛ chơi mới của bà và đám cán bộ, nhưng hôm nay bà đóng vai người bệnh để xem tôi diễn xuất như thế nào. Sợ đến xuất cả mồ hôi, không biết thật hay giả, và tôi cũng không biết phải đối phó xử sự ra làm sao. Bà y tá thấy tôi đứng chần ngần la hét tôi là đến giờ phút nầy vẫn c̣n giữ thái độ quan liêu của người thầy thuốc đối với bệnh nhân như thời ngụy xa xưa. Sao không thăm bệnh ngay cho người ta? Lây lại b́nh tĩnh và tự tin, tôi thận trọng bước vào trạm xá. Dưới ánh đèn băo, bà du kích đang nằm lăn lộn kêu cứu v́ đau bụng. Bà y tá nói có lẽ bà du kích bị trúng độc v́ đau bụng liên tục sau bữa ăn tối. Bà đă được chích thuốc giảm đau nhưng không hiệu nghiệm ǵ cả.

 

Tôi thận trọng đến bên bà du kích hỏi thăm bệnh sự, bắt mạch và khám nghiệm để chuẩn đoán bệnh t́nh. Th́nh ĺnh trong cơn đau, bà đă nắm chặt tay tôi và hét lớn tiếng, tôi giật ḿnh tự hỏi có lẽ tôi đă làm một điều ǵ thất lễ đối với bà chăng, nhưng lại nghe có tiếng nước chảy nhỏ giọt dưới chơng tre chỗ bà nằm. Nh́n kỹ thấy quần của bà bị ướt, tôi đặt tay trên bụng của bà và nhận biết được bà có thai và đang lúc chuyển bụng sắp sanh. Tôi vội vă nhờ bà y tá phụ giúp tôi để đỡ đẻ, mấy phút sau tôi đă giúp bà hạ sinh được một cháu bé. Đứa bé sinh ra bị ngộp thở. Tôi phải làm hô hấp nhân tạo, hút sạch các nước dơ trong miệng và khí quản của cháu. Một phút sau khi cấp cứu, đứa bé đă cất được tiếng khóc chào đời, đó là một hài nhi nặng khỏang chừng 1.5kg đến 1.8kg và là con trai, tôi thở phào, mừng rỡ. Nếu tôi không hành động kịp thời th́ đứa bé sẽ mất mạng và mạng sống của tôi cũng như sợi chỉ mành treo chuông. Tôi cắt rốn đứa bé và giữ ấm cháu bằng chiếc bao gối mà bà đang kê đầu, đồng thời tôi giúp bà cầm máu bằng cách xoa bóp bụng. Làm xong công việc th́ lúc đó trời cũng gần sáng, bà du kích đă qua cơn nguy hiểm và mẹ tṛn con vuông.

 

Lần đầu tiên tôi đă làm được một việc tốt, đúng ngành nghề chuyên môn của ḿnh sau một khoảng thời gian trên 3 tháng ở trại cải tạo. Bà ôm đứa bé vào ḷng nh́n tôi bằng đôi mắt biết ơn. Nh́n đứa bé và sản phụ mà tôi vừa chăm sóc, những hận thù của tôi bấy lâu nay hầu như tan biến, tôi đă phục vụ bệnh nhân với t́nh thương và trách nhiệm của người bác sĩ như lời thề Hippocrates.

 

Xong công việc, bộ đội dẫn tôi về lại nhà của toán th́ trời đă sáng, cả đội nh́n tôi với ánh mắt ngạc nhiên, v́ đó là một chuyện hy hữu, lần đầu tiên một người bị kêu đi thẩm vấn vào lúc nữa đêm được an toàn trở về. Cả đội, toán không ai hỏi tôi và tôi cũng không tiết lộ những chuyện mà tôi đă làm trong đêm qua, v́ chúng tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của trại. (Có miệng như câm, có tai như điếc, có mắt như mù và có đầu không được suy nghĩ). Trong hoàn cảnh khốn cùng nầy, muốn giữ cho bản thân an toàn là không giao thiệp thân mật và đừng tin ai cả, v́ ngày hôm nay là bạn, một phút sau v́ miếng cơm manh áo, hay v́ một chút quyền lợi nhỏ nhoi đă trở thành kẻ thù, có thể giết lẫn nhau một cách không thương tiếc. Đó là điều mà một người bạn tốt tôi gặp ở trại tạm giam đă ân cần dặn ḍ.

 

Tôi làm linh mục bất đắc dĩ

 

Tôi nhớ khoảng giữa năm 1977, có một toán đốn củi, trong khi làm việc, lợi dụng lúc bộ đội lơ là, họ đă đánh gục người bộ đội, cướp súng và cả toán trốn trại.

 

Sau vài ngày lạc lơng trong rừng sâu, vừa bị thương vừa đói khát, 3 người trong toán trốn trại được người dân tộc cứu và đưa về trại, những người khác trong toán th́ không có tin tức ǵ cả. Ba người nầy trên đường giải giao về trại có lẽ đă bị bộ đội đánh đập khá nặng. Người nào ḿnh mẩy cũng đầy máu và đi đứng không vững, cả 3 bị tống giam vào nhà kỹ luật, chờ ngày giải lên cơ quan để ra ṭa xét xử.

 

Nhà kỹ luật được cất phía sau trại giam, là một căn nhà nhỏ, bên ngoài cũng như các lán trại khác không có ǵ đặc biệt. Bên trong không có giường chiếu mà chỉ có một tấm phảng lớn bằng cây, để cho những người phạm kỹ luật nằm, và được trang bị những dụng cụ dùng để cùm kẹp chân và tay của phạm nhân. Người vô nhà kỹ luật bị bắt nằm bất động cả ngày đêm trên tấm phảng với tay chân bị xiềng. Mỗi ngày bộ đội vào mở xiềng cho họ được tự do khoảng một tiếng đồng hồ. Đó là thời gian người phạm kỹ luật được cho ăn uống, làm vệ sinh, và đó cũng là thời gian người y tá của trại, là tôi, phải vào giúp họ thay quần áo, lau chùi chỗ họ nằm, săn sóc các vết thương, phụ giúp họ ăn uống và đi lại. Thường thường khi vào nhà kỹ luật, v́ quá đau đớn trong lúc bị trừng phạt và biết trước tương lai sớm hay muộn ǵ cũng sẽ bị tử h́nh nên tùy theo cá tính mà các phạm nhân có phản ứng khác nhau. Có người oang oang chửi mắng cán bộ, bộ đội, cơ quan; có người kêu la khóc lóc thảm thiết. Tiếng than khóc và chửi mắng đó, theo gió lan ra làm khuấy động sự yên tĩnh của trại vào ban đêm, khiến ai nghe cũng phải rùng ḿnh mà lo sợ cho chính bản thân ḿnh.

 

Mặc dù được chùi rửa và dọn dẹp hằng ngày, nhưng thường nhà kỹ luật lúc nào cũng có mùi hôi thối, v́ các phạm nhân bị bắt nằm cả ngày đêm, tiểu tiện và phóng uế tại chỗ. Thêm vào đó muỗi ṃng lại nhiều, Bộ đội sau khi mở khóa cho các phạm nhân cũng phải tránh xa nhà kỹ luật v́ không chịu được mùi hôi thối. Tôi là người độc nhất trong trại, ngoài bộ đội ra, phải đến làm việc ở nhà kỹ luật trong khoảng thời gian họ được tự do. Ngoài công việc dọn dẹp, vệ sinh chỗ họ nằm, thay đổi áo quần sạch sẽ cho họ, tôi đă dùng nước muối đun sôi để nguội, chùi rửa các vết thương phần lớn đă bị nhiễm trùng. Những thức ăn của họ mà tôi lănh về từ nhà bếp đều được tôi chế biến lại, giúp họ dễ nuốt hơn. Ngoài ra tôi cũng giúp làm giảm đau nhức bằng cách xoa bóp chân tay cho họ, đă bị sưng vù v́ bị kềm giữ bất động trong thời gian dài.

 

Trong lúc chăm sóc, tôi được biết một trong những người trốn trại là cha xứ của một họ đạo ở Ban Mê Thuột, chăm lo các đồng bào dân tộc Ra-đê, bị bắt v́ nghi ngờ dính líu trong vụ FULRO nổi loạn. Cha cùng khoảng 100 người dân tộc Ra-đê đă được gữi đến trại Nghĩa B́nh cách đây khoảng gần một năm.

 

Trong 3 người trốn trại bị giam ở nhà kỹ luật, cha là người tỉnh táo, sáng suốt và có tinh thần cao nhất. Trong lúc chăm sóc các vết thương và giúp cha ăn uống, cha đă thố lộ cho tôi biết về những nhận xét của cha về tư cách và phẫm hạnh của tôi trong thời gian ở trại cải tạo mà cha đă mục kích qua công việc làm hằng ngày của tôi đối với anh em phạm nhân. Cha nói rằng đó là sự thật, nói lên từ đáy ḷng của cha, không phải tâng bốc hay lấy ḷng tôi, v́ tôi đă săn sóc cha và những người bất hạnh trong hoàn cảnh nầy với tất cả t́nh thương và rất chịu khó. V́ vậy, mặc dù tôi là người ngoại đạo, nhưng cha nghĩ tôi là người xứng đáng và có tư cách để giúp cha làm bổn phận giúp đỡ cho những người xấu số trước giờ phút lâm chung để cho linh hồn của họ được cứu rổi. Cha đă dúi cho tôi một mảnh giấy chỉ dạy các bí quyết làm phép, giúp cho những người xấu số trước khi qua đời và một cây thánh giá nhỏ.

 

Khoảng vài ngày sau khi về đến trại kỹ luật th́ cha qua đời v́ quá yếu sức. Trước khi cha chết, theo điều lệ của trại, bộ đội bắt tôi vào gặp cha (người bệnh) lần cuối để làm chứng và kư biên bản xác nhận về cái chết của phạm nhân. Cha bị bệnh xuất huyết đường ruột và mữa ra nhiều máu, lại không có thuốc men, thiếu bồi dưỡng, trong khi cơ thể lại quá đuối sức v́ ngục tù hành hạ nên trước sau ǵ cũng phải giă từ trần thế đọa đày này. Cha là người đầu tiên đă nhận những bí quyết làm phép do tôi thực hành trước khi qua đời, như đă được cha dặn ḍ giao phó. Hai người bạn đồng hành của cha cũng lần lượt nối gót theo cha trong một khoảng thời gian ngắn.

 

"Giờ này mà vẫn c̣n tin Chúa với Phật!"

 

Từ ngày được giao nhiệm vụ coi sóc vệ sinh của doanh trại, phục vụ sức khỏe cho bệnh nhân trong và ngoài trại, như trại nữ và các trại tự giác, như toán cầy ruộng, toán chăn nuôi, xưởng làm đường cát, làm gạch ngói,tôi c̣n đi hái thuốc nam, làm thuốc nam. Với nhiệm vụ mới này, tôi tương đối được tự do hơn các trại viên khác là được phép khi ra vào trại chỉ cần tŕnh báo cho bộ đội gác cổng, và khi đi lại làm việc không có bộ đội dẫn giải với súng kè bên lưng như thời gian đầu. Một bữa, sau khi đi thăm một người bệnh ở trại tự giác, trong lúc báo cáo với bộ đội gác cổng để vào trại, tôi bị bộ đội gác cổng xét áo quần và tay nải đựng thuốc men. Đó là một chuyện rất là khác thường, v́ đây là lần đầu tiên tôi bị bộ đội lục soát đồ đạc. Trong lúc khám xét, chẳng may cho tôi là họ đă phát hiện ra chiếc thánh giá nhỏ mà cha đă cho tôi trong tay nải đựng thuốc men.

 

Bộ đội dẫn tôi ra bót gác phía sau cổng trại, bắt tôi cởi áo và bỏ nón xuống, đứng thế nghiêm phơi nắng, v́ tôi đă vi phạm nội quy của trại, cấm không được tin tưởng vào thần, thánh, Chúa, Phật ǵ cả. Sống dưới chế độ mới ( là chế độ vô thần) th́ chỉ biết có bác với đảng mà thôi. Sau nửa ngày phơi nắng dưới nắng hè gay gắt, tôi bị đuối sức v́ mệt mơi và khát nước. Sau đó bộ đội gác cổng đem treo tôi trên cái cột cao của bót gác, sau khi đă trói buộc tay chân của tôi lại. Họ nguyền rũa tôi đến bây giờ mà vẫn c̣n tin tưởng vào Chúa với Phật, thử hỏi lúc nầy, Chúa Phật có phép mầu ǵ để cứu tôi hay không. Quá đau đớn, tôi đă ngất xỉu lúc nào không biết. Một người bộ đội tốt bụng đi ngang qua, thấy tôi bị trói trên cột và ngất xỉu, đă bí mật chạy về báo cho cán bộ quản giáo, và cán bộ nầy đă ra lệnh lập tức cởi trói cho tôi và đem tôi về lại trạm xá.

 

Bị trói lâu nên hai bàn tay và chân đều bị sưng vù và bầm tím, người tôi bị bỏng da v́ phơi nắng quá lâu. Nhưng có lẽ nhờ ơn trên cứu mạng, tôi đă hoàn toàn b́nh phục và đi đứng b́nh thường trong một thời gian ngắn và không bị đau nhức ǵ cả. Tôi cũng không phải bị trả lại toán ra làm lao động v́ vi phạm nội quy của trại.

 

Mối t́nh ngang trái

 

Từ ngày được cơ quan đề cử tôi làm y tá trại và trong coi vệ sinh cho trại, tôi không bị cưỡng bách lao động và bị ḱm kẹp nữa; tuy ăn uống không được đầy đủ, nhưng nhờ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, nên cơ thể tôi dần dần hồi phục. Tinh thần của tôi mỗi ngày một tỉnh táo hơn. Ngoài th́ giờ phục vụ và chăm sóc cho các người bệnh, tôi thường ra ngoài trại, đi dọc theo ven rừng t́m kiếm các thảo dược để làm thuốc nam. Đó là những khoảng thời gian mà tôi cảm thấy được thảnh thơi nhất, nhiều lúc quá cảm hứng, quên cả cảnh đang bị tù tội, tôi có cảm giác như những ngày nào đi dạo trên các đồi thông của thành phố Đà Lạt mộng mơ, vui hưởng cảnh đẹp của thiên nhiên.

 

Một ngày nọ, trong khi đang đi lang thang ven rừng, có một người nữ bộ đội với bộ thường phục đă chận tôi lại và kiểm tra lư lịch. Sau đó để tôi được tự do mà không bị làm khó dễ ǵ. Vài ngày sau tôi gặp lại người nữ bộ đội nầy trong lúc tôi đang chăm sóc vườn thuốc nam trước cơ quan. Trong lúc nói chuyện, theo nội qui trại, tôi phải gọi nữ bộ đội này bằng bà. Bà ta là sĩ quan trẻ, đă t́m tôi hỏi về các dược thảo trong vườn. Là người có học, bà ta có tầm hiểu biết rộng về các cây cỏ và bông hoa.

 

Lúc đầu tôi c̣n ngại ngùng, dè dặt trong lúc tiếp xúc v́ giữa người thiếu nữ bộ đội miền Bắc và tôi có một hố sâu ngăn cách, một bên là chủ, c̣n một bên là nô lệ. Nhưng dần dần, qua nhiều cơ hội gặp gỡ trong lúc tôi chăm sóc vườn thuốc nam hay lúc tôi đi t́m các dược thảo ở ven rừng, trong sự trao đổi kiến thức, giữa chúng tôi có nhiều chỗ thân t́nh và hợp ư.

 

Không nói ra, nhưng chúng tôi đă hiểu và rất thông cảm nhau, và một t́nh bạn đă dần dần nảy nở. Thỉnh thoảng buổi tối, người nữ bộ đội mà tôi gọi là bà, mượn cớ đi kiểm tra canh gác, đă ghé ngang qua trạm xá y tế, chỗ tôi tạm trú, để tṛ chuyện. Trong lúc nói chuyện, chúng tôi tuy là bạn nhưng biết giữ kẻ cho nhau, nàng đứng ở trước trạm xá, c̣n tôi th́ ở phía trong.Thỉnh thoảng nàng biếu tôi một chút quà nhỏ để bồi dưỡng như một trái chuối, trái bắp hay một chén đậu phụng luộc.

 

T́nh cảm giữa chúng tôi nảy nở ngày một sâu đậm. Trong những lúc tṛ chuyện, cô kể cho tôi nghe về gia đ́nh của cô. Theo lời kể, phần lớn đại gia đ́nh của cô đă di cư vào Nam sau hiệp định Geneve, 1954. Cha mẹ cô v́ hoàn cảnh nên bị kẹt ở lại miền Bắc, cô tốt nghiệp đại học ở Hà Nội. Năm 1972, lúc Mỹ ném bom Hà Nội, cô đă nghe theo lời tuyên truyền, gia nhập quân đội để "chống Mỹ cứu nước và giải phóng miền Nam". Đang trên đường vào Nam theo đường ṃn Hồ Chí Minh để chiến đấu, th́ điều may mắn cho cô là cuộc chiến đă chấm dứt. Cô và đơn vị của cô được biệt phái lên trại Kim Sơn, để huấn luyện và cũng cố an ninh cho trại.

 

Người thiếu nữ bộ đội nầy hoàn toàn khác hẳn với những người thiếu nữ bộ đội khác mà tôi có dịp gặp gỡ và tṛ chuyện lúc tôi c̣n ở quân y viện, dân y viện và trại tạm giam. Nàng có tầm thước trung b́nh, sắc đẹp cũng không lấy ǵ là sắc sảo như các cô bạn của tôi trước đây. Tính t́nh ngay thẳng, biết suy luận như một người có học. Đầu tóc và cách ăn mặc của cô cũng khác hẳn, không có tóc dài lê thê đuôi ngựa, như phần lớn các nữ cán bộ khác. Cách ăn nói và cách đối xử của cô đối với phạm nhân cũng đàng hoàng và có tư cách hơn. Đại đa số những cán bộ ăn nói rất là cộc cằn, khoác lác và khoe khoang, tự hào cho ḿnh là những người đă góp phần vào công cuộc chiến thắng, và họ đă đánh giá thấp,coi thường chúng tôi là những kẻ bị chiến bại. Khi gặp gỡ và tṛ chuyện, tuy rằng chúng tôi coi như là bạn, nhưng tôi lúc nào cũng phải chấp hành theo đúng nội quy của trại là thưa với tŕnh, v́ tôi là một phạm nhân. Cô nói chuyện với tôi bằng những lời lẽ nhẹ nhàng và khiêm tốn.

 

Lúc đầu tôi nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn nầy, có một người khác thấu hiểu và thông cảm được hoàn cảnh và tâm tư ḿnh, th́ đó cũng là một điều may mắn cho tôi. Nhưng dần dần t́nh cảm của người thiếu nữ bộ đội nầy đă đổi hướng. Cô bắt đầu hỏi tôi về chuyện t́nh cảm trong quá khứ, đến mối liên lạc và t́nh cảm giữa tôi và người nữ y sĩ ở dân y viện mà trong những ngày lễ lớn, đă đến thăm viếng và tiếp tế cho tôi. Thấy nàng đă bắt đầu đi quá xa về t́nh bạn, nghĩ đến thân phận của người đi tù cải tạo không tương lai, không có ngày mai, tôi bắt đầu run sợ. Nếu cơ quan lănh đạo biết được chuyện nầy, sẽ có nhiều ảnh hưởng xấu cho cuộc đời và tương lai của cả đôi bên.

 

Tôi đă cố t́nh khuyên can người cô, nên tiếp tục giữ t́nh bạn và không nên tiến xa hơn, v́ cả đôi bên đều bất lợi. Nhưng người thiếu nữ nầy, khi đă vướng vào ṿng yêu đương, đâu c̣n đầu óc sáng suốt để nghe lời khuyên ngăn can gián của tôi. Sau cùng, v́ nghĩ không sớm th́ muộn, cơ quan lănh đạo sẽ khám phá ra mối t́nh gay cấn này, lúc đó, người chịu thiệt tḥi trước nhất sẽ là tôi. Tôi sẽ bị truy tố v́ vi phạm nội quy của trại và chắc chắn cho dù có ai che chở cách mấy đi chăng nữa, tôi cũng sẽ bị kỹ luật, và sau đó sẽ bị trả về các đội toán làm lao động như năm gian khổ đầu tiên vào trại cải tạo, nói chi tới ngày được phóng thích, chắc c̣n xa lắm! C̣n cô em gái Bắc kỳ nho nhỏ của tôi cũng sẽ bị kỹ luật, và sau đó cả tương lai và cuộc đời tuổi trẻ của cô cũng sẽ bị đốt cháy tiêu tan v́ chuyện yêu đương mù quáng nầy.

 

Sau cùng tôi quyết định phải can đảm tŕnh bày nỗi khổ tâm này với một người cán bộ quản giáo có nhiều cảm t́nh với tôi, đă nhiều lần che chở cho tôi qua bao cơn sóng gió trong những ngày ở trại. Nhờ vậy, chuyện t́nh ngang trái giữa người phạm nhân và cô bộ đội đă chấm dứt. Cô được thuyên chuyển đến một nhiệm sở mới. Tôi hy vọng với thời gian trôi qua, cô sẽ quên đi người phạm nhân ở trại Nghĩa B́nh không có tương lai nầy, và hy vọng cô sẽ gặp được một người đồng giai cấp và có địa vị, sẽ thương yêu và mang đến cho cô nhiều niềm vui và hạnh phúc. C̣n tôi, một phạm nhân không một chút hy vọng về tương lai đă chấp nhận trại cải tạo như một nơi tạm trú không biết bao giờ th́ hết giao kèo!

 

Những phút hồi hộp của ngày về

 

Thời gian thấm thoắt trôi qua, mới đó mà tôi đă ở trại cải tạo này gần được 5 năm. Với thời gian, niềm hy vọng được trở về sống một cuộc đời tự do với gia đ́nh mỗi ngày một phai nhạt. Mỗi năm trong những ngày lễ lớn, cán bộ cơ quan trại giam đă không ngừng cổ vơ nâng cao tinh thần của chúng tôi, rằng đừng ngă ḷng, tiếp tục lao động tốt và học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy, không sớm th́ muộn cũng được về với gia đ́nh!

 

C̣n khoảng 2 tuần lễ nữa là đến ngày sinh nhật "bác". Theo truyền thống, cứ đến ngày lễ lớn, trại sẽ mở cổng cho một số anh em về với gia đ́nh. Bầu không khí trong trại nhộn nhịp hẳn lên v́ ai cũng hy vọng sẽ có tin vui đến với ḿnh. Không biết do từ nguồn tin nào x́ ra, anh em x́ xào rằng năm nay sẽ có khoảng gần 80 người được trả tự do vào dịp lễ "sinh nhật bác". Không ai biết tiêu chuẩn để phóng thích tù nhân như thế nào nên vẫn mơ hồ hy vọng để mà sống; những người được ra trại là kẻ may mắn trúng số.

 

Ngày vui đến gần, đúng là có khoảng gần 80 người được trả tự do, và dĩ nhiên tôi cũng là một trong số những người kém may mắn không trúng số. Tôi đă chấp nhận trại cải tạo là quê hương thứ hai của ḿnh, sống làm nô lệ, chết làm ma cô hồn, nên không lấy ǵ làm thất vọng.

 

Buổi chiều trước ngày lễ , sau bữa ăn tối, trước giờ đóng cửa trại, tôi được lệnh lên cơ quan tŕnh diện ngay. Tôi nghĩ chắc là có cán bộ công nhân viên nào hay một con trâu con ḅ nào ở toán chăn nuôi bị bệnh, nên cần tôi xem bệnh khẩn cấp. Điều ngạc nhiên, cán bộ cơ quan cho tôi biết là có điện khẩn từ tỉnh gọi về, và tôi được trả tự do vào dịp lễ này. Họ ra lệnh cho tôi chuẩn bị bàn giao công việc cho một người y tá mới, sẽ được chuyển từ tổng trại lên thay thế cho tôi vào ngày mai.

 

Quả là một sự bất ngờ vào phút chót, như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đă viết qua một bản nhạc thời vượt biển t́m tự do, "Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng":

 

Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng. Một ṿng tay vừa mới mở ra Cứu anh em những đời mạt vận Đường mơ đi càng bước càng xa

 

Chỉ c̣n một đêm nay nữa thôi, ngày mai tôi sẽ được trở về sống đời tự do với gia đ́nh. Thật hay mơ? Tôi sẽ được trở về với gia đ́nh sau gần 5 năm xa cách. Tôi phải làm ǵ đây trong ngày mai, ngay trước khi rời trại, nơi tôi đă có quá nhiều kỷ niệm, nhiều đau khổ, lắm lúc phải trả bằng máu và nước mắt. Ra trại tôi phải làm ǵ để thích nghi với một cuộc sống mới, có lẽ có nhiều thích thú hơn, và nhiều tự do hơn như khi c̣n trong trại.

 

Tôi dự tính sẽ đi thăm và tạ ơn những bạn bè đă giúp đỡ và thăm nuôi trong lúc tôi cực kỳ thiếu thốn. Về nghề nghiệp chuyên môn, sau năm năm ở trại cải tạo, tay nghề và kiến thức của tôi đă bị lụn bại, v́ không được thực dụng, và không có sách vở để trau dồi thêm kiến thức. Tôi nghĩ chắc tôi phải mất nhiều th́ giờ mới theo kịp bạn bè. Về sức khỏe, tôi cũng phải mất một thời gian để chữa trị và bồi dưỡng thêm. C̣n chuyện hôn nhân với người nữ y sĩ dân y viện Qui Nhơn đáng mến, mà tôi đă chịu ơn, v́ đă khích lệ và an ủi tinh thần tôi trong lúc tôi bị cùng cực... Cả trăm ngàn câu hỏi và dự tính mà không có câu trả lời ngổn ngang trong đầu khiến tôi trằn trọc suốt đêm không ngủ.

 

Rồi trời sáng. Buổi sáng, tôi đă gặp anh Ba, người y tá từ tổng trại được đề cử lên thay thế cho tôi, và sẽ đảm nhiệm những công việc mà tôi đă làm hằng ngày trong trại. Tôi cũng không quên trao cho anh cuốn sổ tay nhỏ, trong đó tôi ghi chép cẩn thận tên tuổi của những người bạn xấu số đă qua đời mà tôi biết trong thời gian ở trại, cùng tấm bản đồ nhỏ chỉ dẫn về nơi chôn cất các người bạn xấu số đó, để dễ dàng cho gia đ́nh của họ đến thăm viếng hay cải táng.

 

Cả ngày, tôi bận rộn tiếp các bạn tù thuộc các toán tự giác, những người bạn đồng hành cùng tôi đi tiên phong thành lập trại cải tạo, đến thăm và chia mừng. Một điều làm tôi rất ngạc nhiên, là ban lănh đạo làng dân tộc mà ngày nào tôi đă cúu sống họ thoát khỏi bệnh truyền nhiễm, không hiểu sao họ nghe được tin, cũng đă xuống cơ quan xin phép được vào chia mừng với tôi.

Buổi chiều trước giờ đóng cổng trại, tôi xin phép cơ quan trại nữ cho tôi vào gặp một lần cuối, các em bé mồ côi xấu số đang ở trong trại, các cháu nhỏ đă sanh đẻ và lớn lên trong trại do một tay tôi săn sóc, cháu lớn nhất đă biết đi, biết nhảy, cháu nhỏ nhất mới vài ba tháng. Tối đến, bộ đội và các cán bộ quản giáo, những người mà tôi quen biết, đă giúp đỡ họ trong lúc đau ốm, xuống trạm xá chia mừng và chúc tôi thành công trong cuộc sống bên ngoài.

 

Buổi sáng, trước khi rời khỏi trại, anh đại diện trại đến bắt tay và chia mừng với tôi, chúc tôi đi đường b́nh an. Anh đă chuyển lại lời thăm hỏi của các anh em trong trại v́ họ rất thương mến tôi, họ nói trại sẽ mất một người cha hiền đă hết ḷng lo lắng cho họ trong lúc đau ốm như người thân ruột thịt.

 

Trong buổi lễ phóng thích, cán bộ lần lượt đọc tên và mở c̣ng (tượng trưng) trả tự do cho những người may mắn. Tôi chờ đợi đến phút cuối, vẫn không có tên trong danh sách, ai cũng nghỉ chắc có sự sai lầm ǵ đây. Sau đó một người bộ đội gọi tôi lên cơ quan tŕnh diện. Tất cả mọi hy vọng và dự định về tương lai của tôi tưởng như đă sụp đổ trước mắt. Tôi nghĩ cuộc đời thật trớ trêu, đùa bỡn với tôi thái quá. Tôi nghĩ là ngày hôm qua, trong lúc tiếp các bạn bè, v́ quá hứng khởi nên có thể tôi đă vô t́nh phát biểu những lời vi phạm nội quy của trại hay chính sách đường lối ǵ đó...

 

Người bộ đội đưa tôi lên cơ quan, thấy vẻ lo lắng bất an của tôi cũng có lời an ủi tôi. Tôi nghĩ chắc là số mạng của tôi đă định sẵn như vậy rồi, thôi cũng đành phải cam chịu. Tôi và người bộ đội đều ngạc nhiên khi đến cơ quan, người ra đón chào tôi là ông quản trưởng trại và một số cán bộ quản giáo của trại. Ông quản trưởng trại và ban quản đốc có nhă ư mời tôi ở lại dùng bữa cơm trưa thanh đạm trước khi rời khỏi trại. Trong bữa cơm, ông quản đă cám ơn tôi trong suốt thời gian qua đă cố gắng chăm lo công việc y tế của trại, giữ ǵn tốt sức khỏe của bệnh nhân và các công nhân viên của trại.

 

Trước khi ra trại, ông đại diện cho cơ quan chúc tôi thành công trong cuộc sống mới, phục vụ cho đồng bào và xă hội, đang cần bàn tay và kiến thức của mọi người để xây dựng một xă hội mới tốt đẹp, và một đất nước giàu mạnh hơn. Một điều quan trọng mà ông quản và hầu hết các cán bộ quản giáo nhấn mạnh, kể từ giờ phút nầy, tôi không c̣n là phạm nhân mà là một người đă được trả tự do, và v́ t́nh cảm, họ đă ân cần nhắc nhở cho tôi biết,thời gian vừa mới ra trại, là khoảng thời gian khó khăn và đầy thử thách nhất, v́ người mới được trả tự do phải thích nghi và ḥa đồng với cộng đồng xă hội bên ngoài.

 

Để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân và gia đ́nh, tôi cần phải thận trọng trong công việc, cách giao tế và tiếp xúc hằng ngày. Họ nhắc đi và nhắc lại nhiều lần, chỉ cần có một lỗi lầm nhỏ thôi, tôi sẽ bị trở lại trại cải tạo, v́ tôi có tên trong sổ đen của những người Việt gian bán nước. Trước khi chia tay, tôi được cấp một bộ đồ mới sạch sẽ và nhận một số tiền nhỏ để làm lộ phí dùng khi di chuyển.

 

Đầu óc tôi lúc nầy lại càng bị giao động hơn v́ những lời căn dặn, đó không phải là sự hăm dọa, mà là những sự thật mà tôi phải đối đầu trong tương lai, và sự thật lúc nào cũng làm mất ḷng người. Những người cán bộ quản giáo trong cương vị và chức vụ là những chủ nhân ông, nhưng trong ḷng của họ lúc nào cũng quư mến tôi v́ tư cách và tinh thần phục vụ. Do đó cũng v́ lo lắng cho sự an toàn của tôi, nên họ đă nhắc khéo cho tôi biết rằng thực tế không bao giờ dễ dàng như mơ tưởng. Ngồi suy nghĩ lại, chính những lời ân cần nhắc nhở đó, đă giúp tôi chuẩn bị được tinh thần để kịp thời ứng phó trong những ngày sắp tới đầy chông gai.