Đột quỵ hay Tai Biến Mạch Máu Năo (Stroke) — c̣n được gọi là Năo quỵ (Brain Attack) — đă được bàn nhiều trên sách báo, radio, TV, và Internet.

 


 


Trọng tâm của bài viết này chỉ gồm những điểm cơ bản nhất về việc xác định bệnh t́nh, điều trị và pḥng ngừa Chứng “Đột quỵ”.


Đối tượng phục vụ của bài viết này không phải là các vị học giả hay chuyên viên mà là các bạn hiền và thân quyến của người viết. Do đó, các chi tiết và số liệu rườm rà sẽ không đuợc bàn cặn kẽ; người viết hy vọng rằng: chúng sẽ được bổ sung bởi các vị nhân viên (Health Care Provider – HCP) hữu trách.
V́ thuật ngữ bằng tiếng Việt chưa được mọi người đồng ḷng thừa nhận, các thuật ngữ và các chữ viết tắt sẽ được ghi chú trong dấu ngoặc đơn, ví dụ (HCP = Health Care Provider).


Mục tiêu của bài viết này chỉ nhầm cung cấp thông tin chung; các trường hợp cá biệt cần được chẩn-trị và tư vấn bởi các nhân viên ư tế (HCP) hữu trách.

 


 


Định nghĩa Đột quỵ


Tên gọi tuy chưa đồng nhất nhưng Đột quỵ chủ yếu là một t́nh trạng bệnh lư xảy ra khi một phần năo bị tổn thương hoặc hấp hối do tắt nghẽn mạch ở năo (Ischemic Stroke – xem h́nh 1) hoặc do xuất huyết năo (Hemorrhagic Stroke – xem h́nh 2). T́nh trạng này không những có thể gây tử vong mà c̣n có thể gây tổn thương về thể chất lẫn tâm thần cho bệnh nhân lẫn người nuôi bệnh.

 

Dấu hiệu và Triệu chứng của Đột quỵ


Khi bị Đột quỵ, bệnh nhân có thể đột ngột có những loại Dấu hiệu và Triệu chứng sau đây:


1. mất cảm giác hoặc vận động bất cứ một phần nào của cơ thể — nhất là ở một bên cơ thể như liệt nửa mặt, liệt nửa người, liệt một tay;
2. mắt sụp xuống hoặc không cử động, môi mềm nhủn không giữ được nước bọt, nước dăi chảy ra khỏi miệng;
3. lú lẫn, đơ lưỡi, khó nuốt, khó nói, khó hiểu khi người khác nói với ḿnh;
4. không viết không cầm muỗng (th́a) và đũa được;
5. thấy mắt tối sầm, không c̣n thấy rơ ngoại vật;
6. đi không vững, chóng mặt quay cuồng, mất thăng bằng, rồi té ngă;
7. lên cơn đau đầu “dữ dội như chưa từng có”.

Chủ yếu, đấy là những thay đổi đột ngột về nhận thức, cảm giác, vận động, và thay đổi đột ngột về tính t́nh. Và chúng phải được xem như có thể do đột quỵ — chứ không thể đồ đoán như là “trúng gió” hoặc “thượng mă phong”.

 

Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể xảy ra không lâu hơn 24 giờ, nhưng cũng có thể là những dấu hiệu và triệu chứng của một cơn Thoáng Đột Quỵ (Transient Ischemic Attack —TIA). Thoáng Đột Quỵ (TIA) báo trước một cơn Đột Quỵ chính nên chúng cũng cần được lưu ư và chữa trị đúng mức.

Muốn chữa trị đúng mức, trước tiên cần xác định xem Tai Biến Mạch Máu Năo (Đột Quỵ) do chảy máu trong năo v́ vỡ mạch hay do thiếu máu lên năo v́ nghẽn mạch. Như vậy th́ không thể chỉ cạo gió, thoa dầu “cù là con cọp”, mà phải cho người nghi bị Đột quỵ vào Bệnh Viện càng sớm càng tốt. “Thà nghi lầm hơn lo muộn” phải là phương châm dành cho Đột quỵ. Nhân viên cứu cấp sẽ không trách người bệnh hay thân nhân quá đa nghi về đột quỵ: trái lại, họ thường trách người bệnh không lo cho sớm.

Những điều cần làm ngay khi nghi ngờ đột quỵ


Muốn giúp người bệnh được chẩn đoán xác định, điều trị kịp thời, và pḥng ngừa dư chứng, sau đây là những điều cần làm ngay:

 

1. Gọi Ambulance — 000 tại Úc, 911 tại Mỹ… Các hiện tượng “Đột Ngột” nêu trên phải được xem như biễu hiện của đột quỵ. Xe Cứu thương cần được gọi ngay, và chỉ cần báo có ”stroke”. Nếu người bệnh đă có lần được chẩn đoán và điều trị v́ Đột quỵ hay Thoáng Đột quỵ (TIA), th́ Ambulance lại càng cần được gọi sớm hơn nữa, v́ người bệnh có nhiều nguy cơ hơn.

2. FAST test: Trong khi chờ đợi Xe Cứu thương, quư vị có thể làm cái trắc nghiệm gọi FAST test tức là Face-Arm-Speech-Time Test, như sau:

 

 

Face (Mặt): người bệnh có mỉm cười được không? – hay ngược lại môi mềm, mắt sụp


Arm (Cánh tay trong): Cánh tay trong của người bệnh nhấc lên được không? — hay xuội lơ?
Speech (Nói): Người bệnh nói được, và hiểu tiếng gọi không?


Time (Thời gian): Nếu câu trả lời cho ba điều trên là “không”, th́ thời gian rất cấp bách. Đột quỵ có thể chuyển biến bất lợi trong ṿng 30 phút.

Những điều cần làm sau khi hồi phục


Sau khi được chẩn đoán và điều trị bởi Bệnh Viện, người bệnh cần nhớ những điều sau đây lúc về nhà:


1. Dùng thuốc đă được cấp — dùng đúng liều, đủ thuốc và dùng đều đặn.
2. Ngoài ra c̣n cần thể dục đều, và theo những chương tŕnh Giảm Căng (Stress) hay Phục hồi chức năng (Rehab) do chỉ định của Bác sĩ.
3. Giảm kư — v́ càng béo ph́ càng dễ bi cao huyết áp, tiểu đường và đột quỵ
4. Kiêng mặn (không quá 2.5 gram mỗi ngày), kiêng mỡ, kiêng đường, bớt muối, chừa rượu và chừa thuốc lá.

Tóm lại, đột quỵ cần được chẩn-trị sớm, và pḥng ngừa đúng mức. Chỉ có làm như vậy mới giảm được những nguy cơ của biến chứng và dư chứng như tử vong và tàn phế.

Mách có chứng:

 

https://www.cdc.gov/stroke/

https://www.nhsdirect.nhs.uk/articles/article.aspx?articleId=351

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/stroke.html

https://www.stroke.org/site/PageServer?pagename=STROKE

https://www.strokeassociation.org/STROKEORG/WarningSigns/Warning-Signs_UCM_308528_SubHomePage.jsp

https://www.geri.com/geriatrics/data/articlestandard/geriatrics/292006/359868/article.pdf

 

Phó thường dân