Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

Gi§i ThiŒu Ba ñình Chùa C° Tåi Sài Gòn
ChuaCoTaiSaigon
ChuaCoTaiSaigon2
ChuaCoTaiSaigon3
ChuaCoTaiSaigon4
ChuaCoTaiSaigon5
ChuaCoTaiSaigon6
ChuaCoTaiSaigon7
ChuaCoTaiSaigon8
Tôn Kàn
Trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa (1991), cố học giả Vương hồng Sển có viết đến ba ngôi đình chùa cổ nhất của Saigon-Chợ lớn.

Đó là chùa Giác Lâm, chùa Minh Hương Gia Thạnh và chùa Bà Thiên Hậu.
Ta hãy khảo sát từng chùa một.

CHÙA GIÁC LÂM ( chùa Cẩm Sơn, Cẩm Đệm, Sơn Can )

Chùa hiện nay tọa lạc tại 565 đường Lạc long Quân, phường 10, quận Tân Bình Sài Gòn.

Chùa do cư sĩ Lý thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây cất vào năm1774, dưới đời chúa Nguyễn phúc Khoát. Thiền sư Viên Quang là Thiền sư đầu tiên đến trụ trì tại chùa.

Chùa xây theo kiểu chữ tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau với chính điện, giảng đường và nhà trai. Chùa đã được trùng tu lớn ba lần.

Chính điện theo kiến trúc dân gian cổ điển một gian hai chái. Bên trong điện có bốn cột chính gọi là tứ trụ, kèm theo 56 cột phụ cột nào cũng được chạm trổ thếp vàng công phu. Chính điện được bài trí theo lối  "tiền Phật hậu Tổ."

Trườc chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác được khởi công xây cất từ năm 1970.

Trước sân chùa có thờ tượng Quan thế Âm dưới bóng cây bồ đề. Cây này đem từ Tích Lan sang trồng vào năm 1953.

Trong chùa có nhiều hiện vật qúy giá như câu đối của hiệp trấn Trịnh hoài Đức treo ở gian thờ Tổ, 113 pho tượng cổ phần nhiều là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng, 9 bao lam, 19 hoành phi, bàn và đồ thờ cổ.


CHÙA MINH HƯƠNG GIA THẠNH

Chùa tọa lạc tại 380 đường Trần hưng Đạo, phường 11, quận 5, Sài Gòn.

Chùa này thật ra là Đình, do di thần Minh mạt và con cháu Minh Hương xây dựng vào năm 1789 và đã được trùng tu nhiều lần.

Cố học giả Vương hồng Sển viết:

Chùa này đến nay khói hương không dứt, được tiêng khéo tu bổ, khéo săn sóc nhất trong vùng.”

Kiến trúc Đình theo kiểu nhà năm gian, nội thất đình gồm võ ca, chính điện và hậu điện. Bên phải võ ca có miếu Ngũ Hành.

Chính điện xây trên nền cao, phía trước bầy biện ba bao lam chạm lộng với tùng hạc, mai điểu, liên áp, giỏ cua, giỏ trái cây.

Ngay giữa chính điện treo tấm biển khắc bốn chữ thiện tục khả phong (tục tốt đáng khen) do vua Tự Đức ban tặng năm 1863. Hai bên treo câu đối của Tịnh hoài Đức tặng năm 1821 (Minh Mạng thứ 2).

Sau chính điện là sân rất rộng gọi là Thiên Quang Tĩnh (giếng trời), rồi tới hậu điện.

Đình thờ thần Bổn cảnh Thành hoàng như các đình làng Việt Nam. Hơn nữa,còn thờ các nhân vật tiêu biểu của Gia Định như Nguyễn hữu Cảnh, Trần thượng Xuyên, Trịnh hoài Đức, Ngô nhơn Tinh.

Ở miếu thờ Ngũ Hành nương nương, Chúa Sinh  nương nương,  Thần Thổ Địa và Bạch Mã Thái Giám.

Hiện vật qúy giá gồm có hai chuông đồng do vua Minh Mạng và vua Tự Đức tặng, bia lập năm 1839, 38 hoành phi và 22 câu đối.

CHÙA BÀ THIÊN HẬU

Theo cố học giả Vương hồng Sển thì có tới 3 chùa Thiên Hậu ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn.

Một ở gần chợ Cầu Ông Lãnh, cái thứ hai ở góc đường Lê văn Duyệt và Hồng thập Tự, ngôi chót ở góc đường Triệu quang Phục và Nguyễn Trãi.

Đây viết về ngôi chùa chót.

Chùa tọa lạc tại 710 đường Nguyễn Trãi phường 12 quận 5 Chợ Lớn.

Chùa do người Hoa gốc Tuệ Thành tỉnh Quảng Đông đóng góp xây cất vào năm 1760 và đã được tu bổ nhiều lần.
Kiến trúc theo hình ấn, chùa gồm 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ khẩu hay chữ quố . Các vật liệu xây cất và đồ thờ phượng trang trí đều chuyên chở từ Trung quốc qua.

Tiền điện thờ Phúc Đức Chánh thần bên phải và Môn Quan Vương Tá bên trái. Tại đây có bia ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Trung điện đặt bộ lư có 5 món (ngũ sự) đúc năm 1886 .

Chính điện thờ bà Thiên Hậu ở chính giữa, bên phải thờ Kim Hoa nương nương, bên trái thờ Long Mẫu nương nương.

Hiện vật qúy giá gồm có đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796 ) và Đạo Quang năm thứ 10( 1830 ), bộ lư phát lam 1886, tượng bát tiên ở chính điện, kiệu bằng gỗ sơn son thiếp vàng, thuyền rồng chạm hình nhân,7 pho tượng thần,  6 tượng đá,9 bia đá cùng nhiều cổ vật khác tổng cộng tới 400 đồ cổ.

Đặc biệt còn có tờ lệnh viết tay của Đại úy thuyền trưởng d’Ariès ngăn cấm binh sĩ không được phá phách chùa bà Thiên Hậu. (ngày 4 tháng 8 năm 1860).

Giáp chùa bà Thiên Hậu là Thất phủ Quan Võ Miếu hay đền Quan đế thờ Quan Công và chùa Tam Hội Miếu thờ bà chúa Thai Sanh coi về sanh đẻ.

Theo học giả Vương hồng Sển, đền Quan đế là một cổ miếu xưa cũ nhất Sài Gòn Chợ Lớn.

Đền có trước thế kỷ 19, nhưng mãi đến năm 1819-1820 mới xây cất kiên cố cho đến ngày nay, tuy bị bỏ bê nhưng cũng còn hùng tráng lăm.

Sự tích Bà Thiên Hậu

Người Trung Hoa lưu lạc tới đâu cũng lập đền tờ hai vị hiển thánh, đó là Quan công và bà Thiên Hậu.

Sau đây là sơ lược sự tích bà Thiên Hậu do cố học giả Vuơng hồng Sển soạn thảo:

Bà tên là Mi Châu, thuộc Bồ Dương, Phước Kiến, sanh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân(1044), đời vua Tống Nhân Tông. Tám tuổi biết đọc, mười một tuổi tu Phật giáo. Mười ba tuổi thọ lãnh thiên thơ: thần Vô Y xuống cho một bộ “ Nguyên vị bí quyết” và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác. Bà theo đó mà luyện tập rồi đắc đạo.
Cha tên Lâm tích Khánh ngồi thuyền cùng hai anh trai của Bà chở mối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn. Cả ba cùng té, lặn hụp ới ới…

Cùng một ngày giờ đó, trong lúc trận bo diễn ngoài khơi, thì bà đang ngồi dệt vải bên cạnh mẹ. Bà ngồi khung cửi, bỗng nắm mắt lại, cắn nghiến hai hàm răng, hai tay đưa tới trước dường như trì níu một vật gì nặng lắm. Mẹ ngồi gần thoạt thấy cử chỉ lạ lùng làm vậy, phát sợ, gọi bà. Bà không ừ hứ. Mẹ càng sợ thêm, đến gần bà nắm hai vai vừa lắc chuyển vừa la lớn: ”Sao vậy con? Trả lời đi con! Nói mau kẻo mẹ sợ lắm!” Bà mở mắt, ư một tiếng dài như vừa tỉnh giâc chiêm bao, bỗng òa lên khóc: ”Mẹ ôi! Thôi rồi cha mắc nạn to, thuyền bị bão chìm, nay con không cứu cha được cũng vì mẹ một hai trục con về. Âu chẳng qua cũng tại số  Trời!”

Bà kể lại  là đã cứu được hai anh khỏi chết đuối nhờ nắm mỗi người một tay, còn người cha thì bị sóng cuốn đi vì bà nhả áo cha ra khi trả lời mẹ gọi. Từ đó tin đồn truyền ra xa gần đều biết, mỗi khi ngoài biển thuyền bè bị đắm gọi vái đến Bà  là tai nạn qua khỏi.

Năm 1110 niên hiệu Đại Quan, nhà Tống sắc phong Bà “Thiên Hậu Thánh Mẫu.” Lễ cúng 23 tháng 3 mỗi năm.
Bài khảo sát trên cho ta thấy người Minh hương đã đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng đình chùa tại Sài Gòn và Chợ Lớn.

Sau đây xin trình bầy sơ qua về cuộc đời và sự nghiệp của cố học giả Vương hồng Sển.

Mang ba dòng máu Việt Hoa và Khmer, ông sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902 tại Sóc Trăng.

Thuở nhỏ, ông theo học trường Chasseloup Laubat. Sau khi đậu bằng Brevet Élémentaire, ông đi làm thư ký và phục vụ nhiều nơi trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939-1943). Ông trở thành quyền quản  thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam từ năm 1948 cho đến khi ông về hưu năm 1964.

Ông sáng tác trên dưới hơn 20 tác phẩm gồm sách và nhiều bài biên khảo.

Ông sưu tầm được ơn 800 đồ cổ qúy giá mà sau này ông ông tặng cho thành phố Sài Gòn cùng với căn nhà riêng của ông ở số 9/1 Nguyễn thiện Thuật quận Bình Thạnh.

Ông xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm cũng như hướng dẫn cách sưu tầm đồ cổ. Giới chuyên môn đánh giá rất cao những công trình nghên cứu của ông.

Ngoài ra, ông còn khảo cứu hát bội, cải lương và các trò chơi cổ truyền của dân miền Nam như  đá dế, chọi gà, chơi cá, chơi chim, trồng cây kiểng…

Hơn nữa, ông còn cộng tác với Đài Phát Thanh dưới danh  hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đại  Cổ Trai.

Ông có 3 đời vợ, trong đó có bà Năm Sa Đéc, một đào cải lương danh tiếng thời bấy giờ.

Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 1996 tại Sài Gòn, hưởng thọ 94 tổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Vương hồng Sển: Saigon Năm Xưa ( 1992)
2/ Google
3/Wikipedia

Tôn Kàn
Trọng Đông  2014

(Xem toàn bộ bài viết với đầy đủ hình ảnh minh họa tại đây)
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Loading