Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam

Richard Botkin

(Bản dịch của Lư Văn Quư & Nguyễn Hiền)

 

Chương 4

 

Nhiệm vụ cảm tử

 

Trung đội 1, Đại đội Lima, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 3 (3/3)

Vùng 1 Chiến Thuật, VNCH

Thứ Năm, ngày 2 tháng 3 năm 1967

4 giờ 30 chiều

 

Đối với các TQLC Hoa Kỳ thuộc Đại đội Lima 3/3 đă sống sót qua cái trận đánh không tên, mà chỉ được mệnh danh bằng một tọa độ mờ nhạt ở đâu đó trong khu rừng rậm phía Tây Bắc Đông Hà gần khu phi quân sự trong buổi sáng ngày 2/3/1967, th́ đó là thời điểm đă xác định, đă đánh dấu, cũng như đă thử thách xem họ có đủ các đặc tính giúp họ vượt qua được tất cả những ǵ mà chiến tranh có thể giáng lên họ.

 

Vào khoảng 3 giờ chiều ngày 2/3/1967, Chuck Goggin, mới thăng cấp Hạ sĩ hai ngày trước đó v́ nhu cầu chiến trường đă lên nắm quyền chỉ huy các chiến binh sống sót thuộc Trung đội 1 Đại đội Lima. Chưa đầy 13 tháng trước đó, Chuck Noggin chỉ là một thường dân, một lực sĩ trẻ đầy triển vọng đang sửa soạn vào đội ngoại hạng Liên đoàn bóng chày Mỹ. Là một trong một nhóm nhỏ các TQLC thực sự bị động viên trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Chuck đă được lên binh nhất trong khóa huấn luyện căn bản đă được rút ngắn lại chỉ c̣n tám tuần do đòi hỏi của chiến tranh. Tiếp theo những ngày gian khổ tại Parris Island là trường ITR, (Infantry Training Regiment - Trung đoàn Huấn Luyện Bộ Binh), tức một chương tŕnh huấn luyện bốn tuần lễ dành cho các TQLC sửa soạn lên đường chiến đấu ngoài mặt trận. Vậy mà bây giờ anh đă nắm quyền chỉ huy sinh sát của những binh sĩ sống sót của Trung Đội 1 Đại đội Lima trong một trận đánh sống c̣n của đời anh.

 

Từ tháng 7 cho đến thượng tuần tháng 12/1966, Chuck là một chú lính quèn thuộc một trong ba Tiểu đội của Trung đội 1 Đại đội Lima. Thời gian đó đủ dài để biến đổi anh từ một người lính ṭ te trở thành một chiến binh dày dạn kinh nghiệm trong rừng rậm. Thời gian 5 tháng đó đă tạo cho anh cơ hội được tham dự chiến trận nhiều hơn là anh tưởng, cho anh chứng kiến quá nhiều đồng đội bị giết hay bị thương, và đã phát triển t́nh đồng đội của anh với các TQLC khác lên tới mức vượt qua tất cả những ǵ mà anh có thể thấy được ở bất cứ nơi đâu.

 

Thiếu úy John Bledsoe đă chú ư đến sự xông xáo và khả năng chỉ huy của Chuck Noggin nên đă chọn anh, lúc đó là Hạ sĩ, làm nhiệm vụ liên lạc truyền tin cho Trung đội vào đầu tháng 12. Vai tṛ truyền tin hết sức đặc biệt. Thông thường, kẻ địch luôn luôn nhắm bắn đầu tiên vào vị chỉ huy đơn vị, sau đó là binh lính chung quanh và nhân viên truyền tin. Cộng thêm vào chuyện trở thành mục tiêu của kẻ thù là cái thử thách phải đeo thêm khối nặng 30 cân Anh kể cả bộ pin dự bị của máy truyền tin AN/PRC-25’s (gọi là “prick 25”).

 

Nhiệm vụ truyền tin đ̣i hỏi phải luôn luôn đi sát như bóng và h́nh với sĩ quan chỉ huy mà anh phục vụ. Họ đi tới đâu th́ phải theo sát tới đó. Khi truyền tin chưa cần phải gọi pháo binh, gọi không yểm hay di tản thương binh th́ họ cần phải chú ư tiếp nhận lệnh lạc từ đơn vị trực tiếp cấp trên gọi xuống. Trong trường hợp Hạ sĩ Goggin thì đó chính là các mệnh lệnh từ Đại đội trưởng. Các Trung đội trưởng, Đại đội trưởng thường sống, ăn ngủ và chiến đấu bên cạnh các nhân viên truyền tin riết rồi trở thành đồng cảm với nhau. Cường độ của các trận giao tranh đă làm cho mối tương quan và nhu cầu sống c̣n phát triển mạnh mẽ đến mức một nhân viên truyền tin giỏi có thể đoán được ư xếp của ḿnh để hành động trước và gần như biết hết những ǵ cần làm, phải yêu cầu cái ǵ và khi nào th́ cần xin hỏa lực yểm trợ.

 

Cơ hội được quan sát thường xuyên các hoạt động của các sĩ quan đă từng được huấn luyện qua trường lớp, được chứng kiến sự phối hợp giữa các đơn vị yểm trợ với nhau để bảo đảm thành công, được thấy từng phần ăn khớp với nhau để kết thành một bức tranh toàn thể rộng lớn như thế không thể có được khi ở vị trí một binh sĩ b́nh thường. Một nhân viên truyền tin đặc biệt sáng suốt c̣n có thể học hỏi thêm khi quan sát các toán quân di hành, phải làm những ǵ để dẫn dắt một đơn vị chạm được địch và điều chỉnh pháo binh vào một mục tiêu di động. Nếu 5 tháng đầu tiên của chu kỳ nhiệm vụ tại Việt Nam là tŕnh độ “cử nhân” về kỹ thuật chiến đấu th́ Hạ sĩ Goggin đă bắt đầu chương tŕnh “thạc sĩ” mà không cần phải tŕnh luận án, kể từ cái ngày anh đeo vào vai cái máy truyền tin PRC-25. May mắn cho các binh sĩ của Trung đội 1 là Hạ sĩ Chuck Goggin đă chứng tỏ nhiều lần anh là một người học rất nhanh.

 

Không có ǵ bất thường cả, do cách mà những cá nhân được thuyên chuyển qua lại, bị thương hay thiệt mạng mà nhiều đơn vị được chỉ huy bằng những người mang cấp bậc thấp hơn là cấp số chức vụ. Chu kỳ nhiệm vụ của Thiếu úy Bledsoe với Đại đội Lima 3/3 đă chấm dứt vào tháng 12/1966. V́ thiếu sĩ quan cấp úy để nắm quyền Trung đội ngay tức khắc nên chức Trung đội trưởng rơi xuống viên Thượng sĩ của Trung đội 1. Thượng sĩ nhất Gerald Witkowski, lẽ đương nhiên được các TQLC gọi là “Thượng sĩ Ski”, đă đảm nhận nhiệm vụ Trung đội trưởng trong ṿng chín đến mười tuần tiếp đó cho đến khi có một sĩ quan cấp úy khác đến thay. Thiếu úy Terry Heekin, mới tốt nghiệp trường Căn Bản Quantico rốt cuộc là người đến thay vị tiền nhiệm chỉ một vài ngày trước trận đụng độ của Đại đội Lima vào ngày 1 tháng 3/1967.

 

Trước kia, Chuck Goggin từng là cầu thủ bóng chày. So với đa số các đồng đội trong Trung đội 1 và Đại đội Lima, anh tương đối là một người lớn hơn hết với số tuổi gần hai mươi hai. Anh xong trung học tại trường Pompano Beach năm 1963 và là một ngôi sao trong đội bóng chày. Anh đă theo học một thời gian trong trường Đại học tại Florida trước khi được đội Los Angeles Dodgers chọn vào năm 1964. Trong hai năm trời anh chơi cho các đội hạng A của Dodgers, khởi đầu ở vị trí ngăn chặn với đội Salisbury Dodgers trong Liên đoàn West Carolina và sau đó giữ chân pḥng thủ trong đội St. Petersburg Saints của Liên đoàn Tiểu bang Florida. Trong mùa đầu tiên anh đă bị chấn thương trặc gân chằng ở đầu gối trái, một dạng thương tích cần phải giải phẫu và đă để lại một vết thẹo lớn, một bệnh trạng có thể được hoăn dịch quân sự nếu anh muốn. Tuy nhiên đó không phải là cung cách sống của Chuck Goggin.

 

Ngoài những thời gian không sao kể siết phải canh điện đàm, đào hầm cá nhân, lội đường ṃn trong rừng rậm, hay đánh nhau với thời tiết và quân Bắc Việt, thỉnh thoảng Hạ sĩ Goggin cũng có những giây phút xa hoa để ngẫm nghĩ về cái thế giới của bóng chày và đau ḷng nhận ra là mọi chuyện vẫn trôi qua mà không cần sự có mặt của anh.

 

Vào khoảng thời gian Đại đội Lima bận luân chiến với các đơn vị Bắc Việt đang vô vọng cố t́nh muốn tiêu diệt họ bằng mọi giá th́ các bạn thể thao cũ của Chuck chẳng hề quan tâm đến chuyện ǵ đang xảy ra tại phía Bắc Vùng 1 Chiến Thuật mà bắt đầu vào đợt tập dượt mùa Xuân. Họ chỉ lo có được tham gia đội h́nh hay không. Trong khi Đại đội Lima đang bị nung lửa gần khô cháy trong ḷ nung rừng rậm ẩm ướt của Việt Nam lại c̣n bị hạn chế nước uống nữa th́ Goggin biết là nhóm bóng chày bạn cũ hằng đêm vẫn vui chơi với gái tơ có đầy dẫy tại xứ nắng ấm Florida.

 

Trong nỗ lực liên tục để truyền bá và huấn luyện các cấp chỉ huy, quân chủng TQLC Hoa Kỳ đă thành công trong việc nhấn mạnh các nguyên tắc về chỉ huy, đặc biệt là trong chiến đấu. Trong khi lớp học chỉ tập trung vào những khái niệm căn bản nhất và biến chúng thành các chữ tắt hay mẹo vặt cho dễ nhớ và làm bài tập th́ thực tế ngoài đời thật khó khăn hơn rất nhiều. Khi tất cả các châm ngôn lănh đạo, mà thường có vẻ như một trang cóp nhặt từ sách của Hướng đạo sinh được xào nấu cho hợp thực tế, th́ mọi điều có thể được tóm lược là; người chỉ huy thành công là người biết chăm lo cho cả hai việc hoàn thành nhiệm vụ được giao phó và chăm lo cho binh sĩ của ḿnh. Có một câu nói đùa đă lâu đời rằng điểm khác biệt duy nhất giữa Hướng đạo sinh và TQLC là ít nhất Hướng đạo sinh được người lớn đi theo dìu dắt. Nếu một cấp chỉ huy có thể kết hợp lại được tất cả các yếu tố phức tạp cần thiết để thi hành nhiệm vụ mà vẫn chăm sóc thực t́nh cho thuộc hạ th́ cơ hội thành công rất cao. Hoàng đế Napoléon đă từng tuyên bố: "Các Trung đoàn không hề dở mà chỉ có các Đại tá kém." Và có một người Pháp Dutourd vài năm sau Napoléon đă nhận xét tương tự với câu nói bất hủ: "Người lính không phải là những con sư tử hay con cừu. Chính người chỉ huy biến họ thành sư tử hay cừu."  Đại úy John Walter Ripley muốn bảo đảm rằng các TQLC của ông sẽ xung trận như những con sư tử. Mục đích của Ripley là Đại đội Lima sẽ trở thành đúng nghĩa của nó là chúa sơn lâm trong chốn rừng xanh.

 

Công việc xây dựng Đại đội Lima trong đầu viên Đại úy trẻ bao gồm nhiều việc hơn là những chuyện hiển nhiên, ngay cả đối với những người có nhiều kinh nghiệm. Không phải chỉ lo quân trang quân dụng là đủ mà có nhiều chuyện khác nữa phải làm. Những chuyện lắt nhắt. Hàng đống chuyện như thế. Từng chút một gộp lại sẽ hiệp lực trở thành hiện thực. Những chuyện như phái đầu bếp của Đại đội leo tận lên "đồi Đại đội" tại Cà Lũ c̣n hơn là giữ anh ta lại hậu tuyến để binh lính có nước nóng mà cạo râu, nấu súp và pha cà phê nóng. Những cái chuyện nói lên sự lo lắng mà người khác có thể cho rằng vô lư hay không thực tế. Nếu có ai đó ở hậu phương bảo Đại úy là "không" th́ anh có cách để biến thành "có." Trong lúc huấn luyện các TQLC của ḿnh, trong số đó có nhiều người c̣n dồi dào kinh nghiệm chiến đấu hơn anh, Ripley đã mang những kiến thức học được ở trường Biệt Động Quân ra, cũng như nghề thám sát của ḿnh trong thời gian phục vụ trong lực lượng thám báo. Anh luôn giữ vững những điểm căn bản nhất. Nếu trong dă cầu gọi là "chặn và húc" th́ trong TQLC họ gọi là "di chuyển, bắn và liên lạc." Nắm vững được những điều căn bản là bạn làm chủ được chiến trường.

 

Tất cả mọi thứ phải được diễn tập. Các TQLC đều thông suốt nhiệm vụ của ḿnh và hầu hết phải biết nhiệm vụ của đồng đội để nếu trong trường hợp họ gục ngă th́ anh có thể thay thế được. Khi hành quân chạm địch th́ cả hơn hai trăm TQLC của Đại đội Lima đều di chuyển không để lại h́nh bóng, mọi liên lạc đều một trăm phần trăm thực hiện bằng thủ hiệu. Khi đụng trận, dĩ nhiên một số mệnh lệnh nào đó phải được tung ra trong sự hỗn loạn và gầm thét của chiến trường. Lúc xung trận các TQLC luôn luôn tin tưởng vào vị chỉ huy của ḿnh. Điều này phát sinh không phải từ t́nh cảm cá nhân mà v́ bản năng sinh tồn thì đúng hơn. Cấp chỉ huy giỏi không bao giờ thí quân của ḿnh một cách điên rồ. Thêm vào các điều trên là niềm tin của binh sĩ Đại đội Lima đặt vào khả năng của Đại đội trưởng có thể gọi yểm trợ thật chính xác. Ngoài chuyện phải bận tâm về một loạt các chuyện mà một cấp chỉ huy ngoài chiến trường phải làm và tự giữ ḿnh, chẳng hạn như tác phong quân cương quân kỷ của TQLC, và có lẽ quan trọng hơn cả là khả năng thực hiện giỏi các cuộc đổ bộ vào đất liền. Cộng vào đó là chuyện di tản thương binh khẩn cấp, gọi và điều chỉnh pháo binh, và nếu gần bờ biển th́ gọi hải pháo, tất cả những điều kể trên chính là tŕnh độ của Đại đội Lima đă thể hiện được trong bất kỳ lúc nào.

 

Phần lớn các bài học tại Trường Căn Bản chú trọng vào việc nắm vững các khía cạnh trong việc di hành địa h́nh. Các sĩ quan trẻ dành thật nhiều thời gian trong lớp học để xem lại những nguyên tắc căn bản và các điều thiết thực nhằm sử dụng bản đồ và địa bàn một cách đúng nhất. Từ trong lớp học ra đến ngoài trời họ phải khổ nhọc cố gắng di chuyển thật chính xác từ một điểm này đến một điểm kia, sử dụng tất cả khả năng và trau dồi các kinh nghiệm về địa h́nh của ḿnh. Một số người bẩm sinh giỏi hơn những người khác, tương tự như ở bất cứ môi trường nào, nhưng việc nắm vững di hành địa h́nh đ̣i hỏi một sự tập trung và nỗ lực về đầu óc rất nhiều. Một trong những lỗi lầm lớn nhất của một sĩ quan non nớt có thể phạm vào, một cách chắc chắn nhất để phá tan niềm tin của Trung đội hay Đại đội là bị lạc hướng, nhất là nếu nơi ấy là Vùng I Chiến Thuật.

 

Một trong những chương tŕnh truyền h́nh phổ biến trong thời kỳ đó là chương tŕnh F. Troop. Bộ phim này chế diễu cả hai phía trong thời kỳ Viễn Tây của Hoa Kỳ trong đó lính kỵ binh Mỹ vụng về, đọ sức với mọi Da đỏ cũng vô dụng không kém. Bộ lạc da đỏ gọi là Hekawi có cái tật là hay đi lạc. Do đó cái câu mà Trung sĩ O'Rourke hay Hạ sĩ Agarn trong phim thường hỏi sau này đă trở thành nổi tiếng là: "Bọn Hekawi đâu rồi?" Lính TQLC nói chung không phải là kém văn hóa thành thử mỗi khi bị dắt đi lạc hướng, nếu t́nh h́nh chưa đến nỗi nguy kịch, họ thường hỏi cấp trên bằng câu hỏi ư nhị là: "Bọn chết tiệt Kawi đâu rồi?" Một sĩ quan TQLC không bao giờ muốn và cũng không thể trở thành là mục tiêu của cái câu nói đùa đó hoặc là thủ lănh của một bộ lạc da đỏ như vậy.

 

Bẩy tuần trước ngày sinh nhật của ḿnh, Thiếu úy Terry Gene Heekin từ Covina, California vừa mới tốt nghiệp khóa Căn Bản Quantico đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Được bổ nhiệm về Trung đội 1 Đại đội Lima vào hạ tuần tháng Hai, hoạt động đầu tiên đáng kể nhất của anh là tham gia chiến dịch bắt đầu vào ngày đầu tháng Ba năm 1967.

 

Áp lực đè lên các tân sĩ quan rất nặng nề. Vốn không được cơ hội thứ hai để gây cảm tưởng ban đầu, các sĩ quan mới ra ḷ đều biết là họ luôn bị các TQLC soi mói bằng kính hiển vi về khả năng chỉ huy của họ. Thật nhanh, các Trung đội trưởng chưa đủ kinh nghiệm và thử thách cần phải xây dựng ḷng tin cậy và sự kính trọng của thuộc hạ, đồng thời phải mau chóng học hỏi nghệ thuật chiến đấu đầy khó khăn. Có vài sĩ quan trẻ, trong sự cố gắng thật t́nh để chứng tỏ bản thân, lại thường hành động quá độ hay áp dụng các điều quá bài bản sách vở.

Thông thường th́ sự chuyển biến từ một người mới thành một người dầy dạn kinh nghiệm chiến trường chỉ đ̣i hỏi một ít thử thách không quan trọng lắm. Thiếu úy Terry Heekin ngay từ đầu đă có vẻ thuộc vào nhóm người này. Anh là một người thông minh, sâu sắc và đàn ông tính đủ để hỏi những câu hỏi đúng, biết dựa vào sự đánh giá của viên Trung sĩ Trung đội giàu kinh nghiệm cũng như tay truyền tin để học hỏi nhanh hơn ai hết.

 

"Lưỡi lê em chưa găy!"

 

Khi Đại đội Lima cụ bị hành trang di chuyển vào sáng sớm ngày 1 tháng Ba năm 1967, Đại úy Ripley chỉ định Trung đội 1 đi tiên phong. Trên đường tiến công chạm địch, đặc biệt là trong môi trường rừng rậm, những binh sĩ dẫn đầu hầu như luôn luôn bị đụng độ hay bị lọt vào ổ phục kích trước khi phần c̣n lại của đơn vị tới được chỗ giao tranh. Do đó những khinh binh và đơn vị trinh sát có một nhiệm vụ đặc biệt phải cảnh giác đề pḥng các dấu hiệu chứng tỏ sự hoạt động và hiện diện của kẻ địch, các ḿn bẫy v.v... Toán tiên phong có thể chỉ cần một người, một toán trinh sát, hoặc một trung đội trinh sát hoạt động thật hữu hiệu để bảo đảm kẻ thù không thể sử dụng yếu tố bất ngờ đối với đại đơn vị đi phía sau.

 

Đại úy Ripley đă cho Trung đội 1 đi đầu v́ nhiều lư do. Ngoài chuyện đă đến phiên họ và mức độ đe dọa khá cao, đi trinh sát cũng là một dịp học hỏi cho Thiếu úy Heekin để ḥa nhập nhanh hơn. Và mặc dù Heekin là một Trung đội trưởng chưa dày dạn lắm nhưng Đại úy Ripley tin tưởng đă có Thượng sĩ Trung đội và các Tiểu đội trưởng mà kinh nghiệm và sự phán đoán có thể bù đắp phần nào cho sự non nớt của viên Thiếu úy.

 

Cách di chuyển đúng và hiệu quả nhất theo dọc các đựng ṃn trong rừng rậm, đối với một Đại đội bộ binh trang bị đầy đủ trên đường chạm địch không phải là chuyện dễ dàng. Cho dù mọi chuyện suôn sẻ, mà thường th́ hiếm khi như vậy, việc duy tŕ sự tập trung và định hướng cho chính xác đ̣i hỏi khả năng chỉ huy tối đa từ Đại úy Ripley xuống cho đến từng chiến sĩ một.

 

Đại đội Lima được chuyển vận bằng xe vận tải qua hướng Đông trên đường số 9 từ một căn cứ hỏa lực gọi là Rockpile đến một điểm xuống xe đâu đó giữa căn cứ và thị xă Đông Hà. Tại đó th́ họ bắt đầu hành quân. Hầu hết binh lính đă bắt đầu vă mồ hôi đầm đ́a khi Đại đội di chuyển hơi gấp gáp, nhưng rồi nhịp độ của cuộc di hành đã được điều chỉnh lại. Có vẻ sẽ lại là một ngày vất vả nữa, họ đoán vậy và vẫn c̣n nhiều giờ nữa trước khi mặt trời nóng cực điểm.

 

Khi buổi sáng trôi qua và họ chậm chạp tiến lên hướng Bắc, cánh rừng bắt đầu dày lên và các ngọn đồi dần dốc lên nhiều hơn. Một vài tiếng đồng hồ trước ngọ Đại đội Lima có đụng nhẹ với một đơn vị Bắc Việt không rơ bao nhiêu tại một ngă rẽ của con đường ṃn mà kết quả lạ lùng thay là không có nổ súng hay thương vong nào cả. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, trong lúc Trung đội 1 c̣n đi trinh sát, với Binh nhất Taylor đi trước cách đơn vị vào khoảng 20 thước. Ngay lúc anh vượt qua đỉnh đồi với triền đồi bên kia có nhiều trảng trống và trong lúc anh đang t́m cách leo theo đường ṃn xuống đáy một khe núi có rừng phủ dầy đặc th́ một loạt đạn nổ ra. Bị bất ngờ, Taylor trúng đạn vào chân và ngă xuống.

 

Toán c̣n lại của Trung đội 1 c̣n chưa lên đến đỉnh đồi. Ngay tức khắc, không một lời nói hay chỉ thị của Trung đội trưởng hay Tiểu đội trưởng, mọi người tản ra theo hàng ngang thẳng góc với hướng di chuyển, một nửa bên trái và một nửa bên mặt. Hạ sĩ Goggin băng qua đồi theo Taylor và mang anh về tuyến pḥng thủ mới do các TQLC Trung đội 1 mau mắn dựng lên.

 

Ngay trước khi Hạ sĩ Goggin kéo Binh nhất Taylor về được chỗ an toàn th́ TQLC bắt đầu bắn trả đũa, dù chưa biết được tiếng súng kẻ thù từ đâu tới. Bụi cây và cỏ dại trong cánh rừng cao gần ngang đầu gối và các TQLC cúi sát đất chỉ có thể bắn trả theo tiếng súng v́ không thấy được mục tiêu bị che khuất. Qua cường độ hỏa lực, họ đoán là kẻ địch có ít nhất hai khẩu liên thanh đang nhả đạn về phía họ. Tuy nhiên đạn đối phương chỉ có hiệu quả làm cho các TQLC không tiến lên phía trước được mà thôi.

 

Đàng sau lằn lửa của Trung đội 1, phần c̣n lại của Đại đội Lima tản ra dọc đường ṃn, mọi người núp xuống ở tư thế pḥng thủ, súng chĩa ra đàng trước và sẵn sàng nhả đạn. Trong ṿng vài giây đồng hồ sau loạt súng liên thanh đầu tiên của địch nổ ra, Đại úy Ripley lập tức gọi truyền tin yêu cầu Trung đội 1 báo cáo t́nh h́nh. Sau khi kéo Binh nhất Taylor về xong th́ Hạ sĩ Goggin chụp máy truyền tin trả lời viên chỉ huy.

 

Đại đội TQLC ra trận với ba Trung đội bộ binh và một Trung đội vũ khí. Với quân số tương đương một Trung đội thường, Trung đội vũ khí là "pháo binh riêng" của Đại đội trưởng và là hỏa lực nặng cơ hữu của đơn vị. Trung đội vũ khí được trang bị hai loại vũ khí chính là một số toán sử dụng đại liên M-60 còn một toán khác th́ sử dụng bích kích pháo 60 ly, thường là 3 khẩu. Phải khiêng súng cối cùng với hạ bàn và đồ phụ tùng lỉnh kỉnh ra chiến trường thật khổ nhưng trong những t́nh huống mà Đại đội Lima đang gặp phải ngay lúc này th́ lại rất hữu ích. Với tầm hữu ích tối đa khoảng 800 thước, khả năng bắn cầu vồng với góc độ cao (mà không cần trông thấy mục tiêu), súng cối có thể được đặt thật gần với mục tiêu giống như kẻ địch đang ở ngay bên ngoài bờ pḥng thủ vậy. Súng bích kích pháo thật sự là vật cứu sinh cho đến khi hỏa lực yểm trợ thứ thiệt có thể được mang tới.

Ngay lúc tiếng súng ở tuyến đầu nổ ra là không cần phải đợi có lệnh, đội súng cối bắt đầu dàn đội hình. Theo bản năng họ biết ngay chuyện ǵ sắp tới. Những quả đạn được truyền tay nhau giữa các binh sĩ cũng vui vẻ được cởi bớt gánh nặng phụ trội đeo trên vai. (Đạn súng cối và súng liên thanh thường được chia ra cho tất cả mọi người trong đơn vị phải đeo theo).

 

Có một thủ tục và thông lệ nhất định cho TQLC trong công việc liên lạc truyền tin. Trong giao tranh, thủ tục này thường phải được tuân theo với hiệu ứng thích hợp. Mỗi đơn vị có một tần số và mật hiệu được thay đổi hàng ngày nhằm tránh kẻ địch nghe lén và nhận diện được ai đang gọi. Để giảm thiểu thời gian phát sóng, các cuộc điện đàm phải thật ngắn. TQLC có lư do chính đáng để làm chuyện này. Quân đội Bắc Việt có khả năng t́m mục tiêu rất nhanh và cho phép họ điều chỉnh pháo binh vào vị trí phát sóng của đối phương trong một khoảnh khắc cấp kỳ. Cho đến năm 1967 TQLC Hoa Kỳ đă thấm thía điều này đủ để giả định rằng phần lớn các cuộc điện đàm của họ đă bị địch nghe lén được.

Trong lúc gọi điện qua lại b́nh thường trong phạm vi đơn vị, người chỉ huy được mệnh danh là "anh Sáu." Đại úy Ripley do đó là "Lima Sáu." Khi Ripley gọi đi hay nhận điện th́ tự xưng hay được gọi là "Đích thân Lima Sáu" hoặc "Đích thân Sáu" cho ngắn gọn. Mỗi Trung đội trưởng được nhận dạng qua một con số và chữ "Đích thân" phía sau. Trung đội 1 như vậy là "Lima Một," và Trung đội trưởng là "Lima Một đích thân," Trung đội 2 là "Lima  Hai," và Trung đội trưởng là "Lima Hai đích thân," v.v... Tuy khó tin là quân Bắc Việt có thể bị lừa bởi chuyện này nhưng đó vẫn là một thủ tục tốt hơn là gọi thẳng tên ra.

 

Trung đội 1 lúc này tiếp tục tưới đạn về hướng bìa rừng dưới chân đồi. Qua nhận định t́nh h́nh chung được báo cáo từ Hạ sĩ Goggin, Đại úy Ripley ra lệnh đội súng cối nã đạn, hi vọng là chỉ một loạt ba quả là có thể làm tắt tiếng súng địch thủ. Trong lúc đó th́ một TQLC của Trung đội 1 bực ḿnh v́ không thấy mục tiêu bèn nhổm lên để bắn. Bạn bè gọi anh là "Vịt Cồ Baby Huey" do cái tướng đồ sộ và sức lực phi thường. Tuy nhiên anh chỉ nhả được vài phát đạn th́ bị địch bắn thủng cho một lỗ ngay trên ngực. Có lẽ chính cái kích thước khổng lồ của ḿnh đă cứu mạng anh ngày hôm đó nhưng anh đă trở thành người thứ hai của Trung đội 1 bị thương trong buổi xế trưa hôm đó.

Sau loạt đạn bích kích pháo bắn rào đầu tiên, binh sĩ của Trung đội 1 thất vọng là quân Bắc Việt tiếp tục bắn xối xả tuy không chính xác nhưng với hỏa lực tương đối lớn. Trong vài phút đồng hồ tiếp theo, Trung đội 1 duy tŕ bắn trả nhưng cầm chừng hơn để tiết kiệm đạn dược.

 

Ở phía sau trên đường ṃn, Đại úy John Walter Ripley cùng thành phần c̣n lại của Đại đội Lima bắt đầu hết kiên nhẫn. Với ḷng tự tin tuyệt đối và có lẽ hơi lỗi thời một chút, Ripley tiếp tục đích thân gọi điện đàm. Quân Bắc Việt bắt đầu làm ông bực ḿnh vì đă cản trở bước tiến của lính ông. Lúc này trực thăng cứu thương đang bay tới để di tản Taylor và Vịt Cồ Baby Huey. Quyết định tiếp theo của Ripley đ̣i hỏi truyền tin của Trung đội 1 phải tṛn xoe mắt.

 

Đại úy Ripley gọi Trung đội 1 trên mạng của Đại đội: "Gọi đích thân Một tới đây." Lúc này Thiếu úy Heekin đang bận chỉ huy binh sĩ như nhiệm vụ anh phải làm như vậy. Tiếng súng bắn mỗi lần chạm địch ở đâu cũng vậy thật là điếc tai.

 

Hạ sĩ Goggin trả lời Đại úy: "Đích thân Một khá bận, xếp." Lúc này gọi điện đàm cũng rất cực nhọc.

 

"Tôi muốn anh chuyển lệnh này lại cho đích thân Một." Ngưng một chút. "Tôi ra lệnh cắm lưỡi lê lên súng."

 

Hạ sĩ Goggin không thể nào tin được tai ḿnh mới nghe cái ǵ. Anh hy vọng nghe lộn hay nhiễu loạn cách nào đó trong cuộc điện đàm. Ngạc nhiên, anh hỏi lại: "Đích thân Sáu, nói lại câu chót."

 

Đại úy Ripley khẳng định: "Gắn lưỡi lê vào. Tôi sẽ bắn dọn đường một loạt súng cối. Xong phát cuối, đứng dậy xung phong. Gắn lưỡi lê vào."

 

Vẫn c̣n choáng váng bởi cái lệnh, Hạ sĩ Goggin ḅ lại hướng Thiếu úy Heekin đang chỉ huy tuyến trước.  Thiếu úy Heekin biết đúng ngay là Đại đội trưởng đang phát lệnh cho anh. Khi thấy Goggin trườn đến gần vừa đủ để có thể hét lớn hơn là tiếng đạn, anh hỏi: "Ổng muốn cái ǵ?"

 

"Thiếu úy, ổng muốn lên lưỡi lê và xung phong."

 

Không chần chừ, Thiếu úy Heekin yêu cầu: "Hỏi lại coi."

 

"Em hỏi rồi, Thiếu úy."

 

Sau đó Hạ sĩ Goggin giải thích kế hoạch do Đại úy Ripley chỉ thị. Hạ sĩ Goggin đề nghị với Thiếu úy Heekin: "Thiếu úy truyền lệnh bên trái, để em nhắn bên phải nhe?" Cả hai thầy tṛ chỉ trang bị súng lục.

 

Trong cảnh ồn ào, la hét và hỗn loạn, thật khó mà ra lệnh lạc. Do đó lệnh phải được truyền dọc theo tuyến pḥng thủ cho từng người một. Ngay bên tay mặt Goggin là một tay lính trẻ từ Louisana đang say sưa chiến đấu, tập trung vào địch ở dưới chân đồi. Mặc dù anh chàng chắc không học trường Harvard hay sẽ chẳng được học tại đó sau khi mãn hạn nhưng đă chứng tỏ là một tay súng cừ khôi. Anh mải bắn nên không nghe Goggin hét ra lệnh. Sau cùng hạ sĩ Goggin phải dùng báng súng lục gơ lên nón sắt hắn để gây chú ư. Mặt sát mặt chỉ cách nhau vài phân, Goggin thét lên, "Gắn lưỡi lê!" (Fix bayonets! - Trong tiếng Anh, fix c̣n có nghĩa là sửa chữa.)

 

Tay TQLC trẻ ngẩn ngơ một chốc để ngẫm nghĩ về cái lệnh, cố gắng hiểu những điều có vẻ hoàn toàn vô lư đối với anh ta, rồi trả lời một cách thành thực: "Lưỡi lê em đâu có bị găy!" Tạm dừng.

 

"Bố cắm cái lưỡi lê vào đầu súng cho con đi!!!" và Hạ sĩ Goggin ra hiệu cho hắn.

 

Lệnh được chuyền từ TQLC này đến TQLC kia và sau đó những người c̣n lại thấy chuyện ǵ sắp xảy ra nên làm theo. Chẳng hề có t́nh cảm lăng mạn ǵ trong cái lệnh này. Cũng chẳng có hào quang Holywood chói sáng hay kèn trống ǵ ráo. Tiếng bập của kim loại khi lưỡi lê được gắn vào đầu họng súng không thể nghe thấy được trong tiếng súng bắn nhau. Không ai biết thời gian trôi qua bao lâu. Có lẽ khoảng một phút th́ tất cả Trung đội 1 gắn xong lưỡi lê. Thiếu úy Heekin liếc nh́n tay truyền tin. V́ là ma mới nên Heekin hỏi một cách thực thà: "Hạ sĩ Goggin, có bao giờ chúng ta làm chuyện này chưa?"

 

"Thưa Thiếu úy, em nghĩ là chưa hề có chuyện này kể từ thời nội chiến Hoa Kỳ."

 

Đúng lúc đó th́ Đại úy Ripley gọi tới qua truyền tin: "Sẵn sàng cả chưa?"

 

"Xong rồi!"

 

"Chờ đó." Ngay tức thời tiếng đề pa thật nhanh và tiếng nổ của hàng loạt đạn 60 ly từ 100 mét phía sau bắn tới tấp qua đầu.

 

Chỉ một khoảnh khắc ngắn sau đó, tiếng Đại úy Ripley vang lên qua tần số truyền tin: "Xung phong."

 

Đầu tiên cả Trung đội 1 đồng loạt đúng dậy không chừa một ai. Khoảng đâu chừng 40 TQLC còn lại dàn hàng ngang. Mọi người đều căng thẳng khô đắng cả miệng nhưng v́ lư do nào đó, dường như được kích thích bởi cái táo bạo tuyệt đối của hành động đó, họ chủ đích xông nhanh lên phía trước. Và họ cũng bắt đầu la hét chửi bới như những gă điên. Tiếng hét của kẻ khởi loạn. Tiếng hét đầy sắt máu. Giống như những người đă từng đi theo Stonewall Jackson và Jeb Stuart. Ngày nay trong khu rừng rậm bị bỏ quên của Việt Nam một trăm năm sau lại có một tay Virginia điên như chó dại ra lệnh thuộc hạ lên lưỡi lê và xung phong. Tưởng chừng như họ nhào vào họng súng sát thủ của súng liên thanh quân đội Bắc Việt. Nhưng khi họ tới cuối chân đồi th́ không bị một phát đạn nào cả. Gần như là rơi vào hầm ngụy trang khéo léo của Bắc quân bỏ chạy mất tiêu, tất cả những ǵ họ thấy là hàng trăm và hàng trăm vỏ đạn. Và một vài vết máu. Với lượng adrenaline   tiết ra trong máu ở những mức độ chưa từng thấy dù là đối với những người lính dày dặn nhất, cảm giác c̣n sống thật là dễ chịu. Thật là tốt.

 

Tiến lên mục tiêu kế tiếp

 

Tuy nhiên không có mấy thời gian để mà ăn mừng. Đây không phải là xi-nê. Phần c̣n lại của Đại đội Lima tiến lại. Đại úy Ripley và những người khác đánh giá t́nh h́nh. Các vết máu chứng tỏ ít nhất TQLC cũng “xơi được vài mống.” Cuộc di hành tiếp tục sau đó.

Đại đội Lima chưa đi mấy xa trên đường ṃn th́ phát giác ra thi thể của nhiều quân Bắc Việt hiển nhiên là đã bị giết trong trận đụng độ vừa qua. Rơ ràng là Đại đội Lima đang tiến vào, chứ không phải là rời xa, đất của “mọi da đỏ.” Họ đi thêm không đầy một cây số nữa th́ Đại úy Ripley quyết định đóng quân lại và sửa soạn qua đêm. Ripley t́m được một vị trí khá tốt, được che chắn và khuất có thể tổ chức pḥng thủ hữu hiệu. Các TQLC Đại đội Lima bắt đầu đào hầm trú ẩn.

 

Khi TQLC ngoài chiến trường cắm trại ban đêm th́ những việc đầu tiên họ thực hiện đồng thời là chỉ định một ít ra ngoài ṿng đai an ninh pḥng thủ, đào hầm cá nhân và tổ chức các toán tuần tiễu gần chung quanh bộ chỉ huy nhằm bảo đảm là quân Bắc Việt không thể bất ngờ tấn công họ. Không thể không pḥng bị được. Buổi tối hôm đó ngày 1 tháng Ba 1967 tương đối vô sự, giống như câu châm ngôn nói về sự yên lặng trước cơn giông vậy. Ít nhất các binh sĩ có dịp đổ đầy b́nh nước từ con suối gần đó và ăn tạm khẩu phần C-rations mà họ mang theo. Từ đầu cuộc hành quân sáng sớm trong ngày đến nay, Đại đội Lima vẫn chưa được tiếp tế. Đại úy Ripley ra lệnh đạn dược từ các Trung đội khác được san sẻ đều cho Trung đội 1 đã sử dụng một số lượng đáng kể trong trận đụng độ trước đó.

Với sinh mạng của hơn hai trăm TQLC trong tay, Đại úy Ripley cảm thấy bị áp lực khá nặng nề trong cái xứ “mọi da đỏ” này.  Lúc này cả Đại đội đă được bố trí thành một ṿng tṛn pḥng thủ khá chặt chẽ, các Trung đội trưởng và Tiểu đội trưởng ai công việc nấy, vị trí tọa độ đă được chuyển về tổng hành dinh cấp trên và sẵn sàng trong tay một hỏa lực pháo binh yểm trợ dồi dào chỉ đợi lệnh bắn, Đại úy Ripley đă sẵn sàng cho buổi đêm. Hoàn toàn sẵn sàng.

 

Đối với bất kỳ chiến sĩ nào, thật khó mà tưởng tượng nổi cái vũ trụ bên ngoài thế giới của họ lại có thể tiếp tục trôi qua nhưng mọi người đều biết điều đó đang xảy ra và họ biết ơn chuyện đó. Với Đại úy Ripley, cái thế giới bên ngoài của anh là Moline và Stephen. Với tất cả nghị lực có thể cố gắng được, anh gắng bỏ ra ngoài tâm trí để chỉ nghĩ về ngày thứ Tư 1 tháng 3, 1967 mà trên thực tế nó vẫn chưa đến tại quê nhà tại Alexandria, Virginia.

 

V́ giờ đi sau Việt Nam 11 tiếng, nên trong khi mỗi Tiểu đội của các Trung đội Lima đang âm thầm len lỏi trong bóng tối của rừng rậm để tuần tiễu bên ngoài vị trí Đại đội th́ chắc Moline đang lo cho thằng bé Stephen, lau cho nó, cho nó ăn, tắm và dắt nó đi dạo trong chiếc xe đẩy hay chơi trong một công viên nào đó, hoặc làm bất cứ chuyện ǵ. Ripley cũng yên tâm khi biết rằng cô chị dâu Maureen, vợ của ông anh lớn George và ba đứa con gái của họ, đều lớn hơn Stephen, đang sống chung trong một chung cư tại Alexandria, phía Nam thủ đô Washington DC. Cả hai người chồng đều đang ở Việt Nam, Maureen và Moline đă trở nên thân cận với nhau hơn lúc nào hết. Và cũng không xa nơi đó lắm, chỉ chừng hai giờ lái xe, là Moline có thể sắp xếp để chạy xuống Radford nơi cả phụ mẫu của Moline, ông bà Blaylocks và cả bố mẹ của Ripley cũng đang cư ngụ. Về phía ḍng họ Baylocks th́ Stephen là đứa cháu ngoại đầu tiên và duy nhất. Khi nó về nhà th́ luôn luôn là trọng tâm của mọi người. Ngay cả trong nhà Ripley, dù đă có vài đứa cháu nội c̣n lớn hơn Stephen, mẹ con nó luôn luôn được tiếp đón nồng nhiệt.  John Ripley không phải lo lắng cho hai mẹ con nhiều lắm, anh chỉ thấy nhớ họ vô cùng.

 

Dù dễ chịu cách mấy khi nghĩ về Moline và Stephen, cái thực tại gần gũi nhất là trong phạm vi cái thế giới vài cây số vuông của Ripley có sự hiện diện của ít nhất hàng trăm, có thể là hàng ngàn lính chính quy Bắc Việt bằng xương bằng thịt như binh sĩ Lima, cũng lăm le chực tiêu diệt lẫn nhau. Anh luôn cần phải giữ cái quan điểm đó với khía cạnh của một chiến binh. Ripley cần phải tập trung tư tưởng để mà sống c̣n.

 

Một nơi nào đó phía Bắc con lộ số 9, hướng Tây của Đông Hà

Thứ Năm, ngày 2/3/1967

Khoảnh khắc nào đó khi mặt trời đã lên

Mặc dù theo lịch thì một ngày mới được xác định bằng mặt trời mọc, nhưng rất khó mà mường tượng ra được là một ngày trời đă trôi qua. Tỉnh giấc vào ngày thứ Năm, 2/3/1967 đối với các TQLC của Đại đội Lima, nếu họ có chợp mắt được chút nào, nó không giống như bất kỳ nơi nào khác ngoại trừ Vùng I Chiến Thuật.

 

Sống trong xứ của kẻ ác không có chuyện tạm ngưng đối với ngày hôm trước, đừng có mơ tưởng chuyện ngưng đấm đá cho đến khi Lima được rút ra khỏi chiến trường, mà chẳng biết đến bao giờ nữa.  Ở ngoài đó, hoặc là họ bận chiến đấu, hồi phục sau trận đánh vừa qua, hoặc sửa soạn cho trận kế tiếp. Ngoài chuyện lúc nào cũng bẩn thỉu, ngoài chuyện lúc nào cũng mệt mỏi, lúc nào cũng đói khát và vă mồ hôi, c̣n có cái điều liên tục hiện diện là nỗi sợ hăi, sợ hăi một cách đơn điệu. Trong bụi cây cỏ không hề có chuyện tạm nghỉ, không có quảng cáo thương mại, không có chiếu lại cấp thời, không có giờ hạnh phúc, không có nghỉ cuối tuần; mà chỉ có cái chết và sự sống c̣n.

 

Mặc dù các biến cố trong ngày thứ Tư khá sôi động đối với Đại đội Lima 3/3, Đại úy Ripley và các TQLC của anh chỉ là một con ốc nhỏ trong một nỗ lực khổng lồ đang tiến hành trên toàn cơi Việt Nam. Chỉ riêng tại Vùng I Chiến Thuật, Tiểu đoàn mẹ của Lima được sự hỗ trợ của bốn Tiểu Đoàn TQLC Hoa Kỳ khác tại mặt trận. Yểm trợ trực tiếp cho năm Tiểu đoàn đó là toàn bộ Trung đoàn 12 pháo binh TQLC cùng với nhiều phi đoàn trực thăng và chiến đấu cánh thẳng. Chuyên viên phân tích của t́nh báo tin tưởng rằng quân Bắc Việt có ít nhất bốn Sư đoàn hoạt động trong vùng. Nếu họ đánh giá đúng th́ TQLC Hoa Kỳ sẽ vất vả để đối phó với t́nh thế đó.

 

Thông thường th́ lính Mỹ rất thích hỏa lực áp đảo tại chỗ, đặc biệt là nếu hỏa lực không yểm được sử dụng tối đa, và nếu gần bờ biển đủ th́ họ có thêm hải pháo thêm vào nữa. Trực thăng được sử dụng để chuyển vận binh sĩ và quân dụng khiến cho các cấp chỉ huy có nhiều phương tiện linh động vô tiền khoáng hậu. Hệ thống tiếp tế khá nhanh chóng khiến cho các chiến sĩ trên bộ tin tưởng là nếu họ có bị thương th́ bằng mọi cách họ sẽ được tản thương cấp kỳ đến một bệnh viện gần nhất. Và nếu thực phẩm và đạn dược có sắp cạn th́ chúng sẽ được tiếp vận ngay lập tức. Mặc dù vậy, kết quả của một trận giao tranh vẫn nằm trong tay một đám thanh niên thuộc cả hai phía thường chỉ là các thiếu niên chưa đầy hai mươi tuổi được chỉ huy bằng những người cũng chẳng già hơn bao nhiêu.

 

Lính Bắc Việt cũng không phải là không có những lợi thế tại địa phương. Họ hoạt động khá gần phần đất Bắc Việt và Hạ Lào nơi mà các nhánh phụ của con đường ṃn Hồ Chí Minh giúp cho họ được tiếp tế dồi dào, mặc dù nỗ lực tiếp viện phần lớn là về nhân lực và công việc chuyển vận dựa vào sức người nhiều hơn là phía Hoa Kỳ phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật. Thông thường th́ lính Bắc Việt không bị trở ngại về tiếp vận tại Vùng I Chiến Thuật.

 

lẽ lợi điểm lớn nhất của Bắc Việt là lời tuyên bố công khai của chính sách Hoa Kỳ là các lực lượng bộ binh sẽ không xâm phạm biên giới Lào hay Bắc Việt. Điều này đă giúp cho Bắc Việt giải phóng được vô số binh lính cần thiết để bảo vệ các mật khu, kho tàng tiếp vận, vị trí pháo binh nếu phải lo lắng các lực lượng Hoa Kỳ và VNCH có thể tấn công qua. Sự hạn chế tự áp đặt này về chính trị đă nhường thế chủ động chiến lược ngoài chiến trường cho quân địch.

 

Chiến thương bội tinh và Anh dũng bội tinh

 

Các tiêu chuẩn trong việc trao tặng các huy chương về ḷng dũng cảm Bảo Quốc Huân Chương, Hải Quân bội tinh (Phía Quân đội trao tặng Lục Quân bội tinh và Không quân th́ trao tặng Không Lực bội tinh), Anh Dũng bội tinh với ngôi sao bạc, Anh Dũng bội tinh với ngôi sao đồng được đi kèm theo các điều hướng dẫn của Quân chủng TQLC.

 

Việc báo cáo nhằm trao tặng huy chương được khởi xướng và xem xét đầu tiên ở cấp độ Tiểu đoàn và chuyện quyết định trao tặng các huy chương v́ ḷng dũng cảm này tùy thuộc vào một số nhận xét chủ quan. Việc thuyên chuyển b́nh thường nhưng tương đối nhanh của các Tiểu đoàn trưởng là những nhân vật chủ chốt làm cho các tiêu chuẩn bị thay đổi v́ họ thường có ư kiến khác nhau rất nhiều liên quan đến ḷng dũng cảm. Những vấn đề khác có tác động đến việc tặng thưởng cũng tùy thuộc vào khả năng viết lách của người viết biết mô tả kỹ lưỡng các biến cố đă xảy ra và đưa chúng vào một bản báo cáo thật hấp dẫn. Số lượng và uy tín của các nhân chứng cũng rất quan trọng. Trong hàng ngũ các sĩ quan trung và cao cấp của Quân chủng TQLC có một số không ít tin rằng chỉ mặc bộ quân phục, và hiện diện ở vị trí chỉ huy trong những t́nh huống đặc biệt nghiêm trọng đầy thử thách cũng đủ để được công nhận rồi. Vấn đề này khi áp dụng cho TQLC nói chung và Đại đội Lima 3/3 nói riêng th́ hết sức nhỏ mọn hẹp hòi và vô lư trong việc trao tặng các huy chương anh dũng cho các sĩ quan và binh sĩ t́nh nguyện đă sống sót qua thời gian chiến đấu của họ.

 

Các tiêu chuẩn trong việc trao tặng Chiến thương bội tinh dù ít keo kiệt và ít chủ quan hơn cũng tùy thuộc vào một số điều kiện rất khắt khe. Một điều đáng khuyến khích được nêu ra ở đây là có một số lớn những người bị thương thường từ chối Chiến thương bội tinh v́ có điều lệ là nếu một chiến sĩ bị thương ba lần là coi như phải tự động giải ngũ. Ḷng trung thành và t́nh đồng đội đă quá nhiều lần giữ các TQLC ở lại chiến đấu tiếp. Sau khi đă xem qua những điều trên th́ tiêu chuẩn đối với Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 3 TQLC gồm ba yếu tố. Đầu tiên vết thương phải do đạn thù. Thứ hai, TQLC đó phải bị “ngă gục.” Và sau cùng, phải có vết đạn xuyên qua người. Chiến thương bội tinh không bao giờ được ban cho TQLC bị thưong khi chạy núp. Các vết thương do nhảy xuống hầm hố khi bị pháo kích hay quên cúi đầu lúc chạy ra hay chạy vào một ṭa nhà rồi va đầu vào thanh sắt nóc nhà treo thấp không đạt tiêu chuẩn 3/3 cho một vết thương lúc chiến đấu.

 

Trong trường hợp Đại úy Ripley sau khi lănh trách nhiệm chỉ huy Đại đội Lima, anh đă báo cho cấp trên là đừng bao giờ di tản anh nếu không có sự đồng ư của anh hay thực sự là anh đă thiệt mạng. Các biến cố xảy ra ngày 2/3/1967 đă chứng minh sự tiên đoán của ư nguyện đó.