Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
|
Atrial Fibrillation (Hình 1) |
|
|
Atrial Fibrillation (Hình 2) |
|
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
Trọng tâm của bài viết này chỉ gồm những điểm cơ bản nhất về Chứng ‘Rung Tâm Nhĩ’.
Đối tượng phục vụ của bài viết này không phải là các vị “học giả”, “học sĩ”, hay các chuyên viên mà là các bạn hiền và thân quyến của người viết. Do đó, các chi tiết và số liệu rườm rà sẽ không đuợc bàn cặn kẽ; người viết hy vọng rằng: chúng sẽ được bổ sung bởi các vị nhân viên (Health Care Provider – HCP) hữu trách.
Vì thuật ngữ bằng tiếng Việt chưa được mọi người đồng lòng thừa nhận, các thuật ngữ và các chữ viết tắt sẽ được ghi chú trong dấu ngoặc đơn, ví dụ (HCP = Health Care Provider).
Mục tiêu của bài viết này chỉ nhầm cung cấp thông tin chung; các trường hợp cá biệt cần được chẩn-trị và tư vấn bởi các nhân viên ý tế (HCP) hữu trách.
Chứng ‘Rung Tâm Nhĩ’ (Atrial fibrillation) còn được gọi vắn tắt là “AF”, “A-fib” hoặc “atrial fib”. Đây là một chứng bệnh về rối loạn nhịp tim.
(Hình 1)
Nhịp tim vốn được điều khiển bằng các tín hiệu điện từ trong tim. Nút xoang (sinus node) vốn có sẵn trong tim và Nút xoang có vai trò gửi tín hiệu điện đến mọi nơi ở tim. Các tín hiệu này làm cho tim co bóp và bơm máu.
Bình thường, tim co bóp và thư giãn theo một tốc độ đều đặn.
Trái lại, khi có chứng bệnh Rung Tâm Nhĩ thì nút xoang không khởi động tín hiệu điện. Các tín hiệu đến từ nơi khác trong ‘tâm nhĩ phải’ hoặc ‘tâm nhĩ trái’. Đây là nguyên nhân làm cho tim đập không đều và có lúc rất nhanh.
Dấu hiệu và triệu chứng khi bị Chứng ‘Rung Tâm Nhĩ’ gồm:
• Mạch đập của tim khác thường
• Cảm thấy mạch đập nhanh cực kỳ bên trong lồng ngực gọi là đánh trống ngực. Thở đứt quãng
• Dễ mệt mỏi khi hoạt động
• Cảm thấy như ngất xỉu, chóng mặt, và choáng váng.
Chẩn đoán Chứng ‘Rung Tâm Nhĩ’
Bác sĩ sẽ xem mạch của quý vị và nghe mạch đập không đều của tim bằng ống nghe. Bác sĩ có thể yêu cầu các thử nghiệm như:
• Điện tâm đồ (ECG or EKG)—đo hoạt động điện tim của quý vị
• Kiểm tra Holter (Holter monitoring)—đo nhịp tim của quý vị trong suốt thời gian 24-48 giờ
• Làm một số ‘xét nghiệm’ (workup) khác để tìm bệnh tim.
(Hình 2)
Việc điều trị Chứng ‘Rung Tâm Nhĩ’ bao gồm:
• Thuốc điều hòa mạch đập và tần số của tim. Quý vị cũng cần dùng thuốc làm loãng máu còn gọi là thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ máu đông cục và đột quỵ.
• Khử rung nếu thuốc không giúp được. Đây là ‘máy sốc điện’ dùng năng lượng thấp đặt xuyên qua da đến tim để đổi nhịp tim rối loạn trở lại bình thường. Thường cần thuốc giảm đau trước khi đặt máy.
Người bị Chứng ‘Rung Tâm Nhĩ’ có nguy cơ bị đột quỵ cao hoặc các vấn đề nghiêm trọng về tim nếu Chứng ‘Rung Tâm Nhĩ’ này không được kiềm chế. Điều rất quan trọng là Chứng ‘Rung Tâm Nhĩ’ phải có bác sĩ chăm sóc.
Vì vậy, nên báo ngay cho bác sĩ hoặc y tá biết nếu quý vị có thắc mắc hoặc quan ngại.
“Mách có chứng”:
Developed through a partnership of Mount Carmel Health, Ohio State University Medical Center, and OhioHealth, Columbus, Ohio. Available for use as a public service without copyright restrictions at https://www.healthinfotranslations.org