Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Y học: Hội chứng ADHD (thiếu tập trung tư tưởng và hiếu động) ở trẻ em.
Án mạng ngày 16 tháng 8, 2013 tại tỉnh Duncan (Oklahoma) do 3 thiếu niên da đen gây ra đã làm rung động dư luận thế giới, nhất là hai nước Mỹ và Úc châu và có thể sẽ có ảnh hưởng tai hại lên quan hệ ngoại giao và quân sự giữa hai nước đồng minh thân thiết nhất.
Nguyên do là sinh viên du học Úc tên Christopher Lane, 23 tuổi, tại Đại Học East Central Oklahoma (Ada) trong khi chạy jogging tại thành phố Duncan thì bị 3 thiếu niên lái xe hơi theo rõi rồi dùng súng bắn chết bằng 1 viên đạn vào lưng. Cảnh sát đã mau lẹ câu lưu cả 3 và khi được hỏi cung về lý do nào đã gây ra án mạng thì được trả lời là "vì buồn chán nên giết người cho vui!" gọi là thrill killing.
Thẩm phán Jason Hicks tại Duncan cho biết sẽ yêu cầu trừng phạt tối đa cho cả 3, nhưng vì ở tuổi vị thành niên nên sẽ không bị án tử hình mà chỉ có thể bị án tù chung thân vĩnh viễn mà thôi. James Edwards, 15 tuổi và Chancey Luna, 16 tuổi bị truy tố về tội giết người có chủ mưu còn Michael Jones, 17 tuổi bị truy tố về tội tòng phạm và lái xe gây án mạng.
Nguyên nhân nào dẫn đến án mạng kể trên?
Các chính trị gia, luật gia, chuyên viên xã hội đều bàn tán về những lý do nào đã khiến cho 3 thiếu niên kể trên gây ra tội ác dã man và vô lý như "giết người để giải khuây" như là các trẻ em đi bắn chim, bắn thú mà không hề nghĩ đến hậu quả. Có người đổ tội cho tình trạng súng ống lan tràn bừa bãi ở Mỹ như cựu phó thủ tướng Úc Tim Fischer đòi tẩy chay du lịch và du học ở Mỹ.
Cũng có người cho rằng trách nhiệm thuộc về cha mẹ vì một số gia đình Mỹ, nhất là da đen không chịu giáo dục con cái, thiếu gương mẫu role model (trung bình từ 70 đến 90 % các gia đình da đen không có cha) hoặc tình trạng ly dị, ly thân ở Mỹ quá cao (trên 50 % tại một số tiểu bang). Khi bị cảnh sát câu lưu và thẩm vấn thì thiếu niên James Edwards tỏ ra bướng bỉnh, ngoan cố và nhảy múa lung tung ngay tại văn phòng cảnh sát, không ngồi yên một chỗ. Tất cả đều không hề có thái độ ân hận về việc làm của mình và không đưa ra được một lý do nào khác hơn là "không biết làm gì cho qua thời gian..." (we are bored and do not know what to do...).
Hội chứng ADHD
Trong khi chờ đợi cuộc điều tra hoàn tất để cho tòa án thụ lý thì dưới mắt các chuyên viên tâm lý thì tình trạng nổi loạn và bạo hành không duyên cớ kể trên chỉ có thể giải thích được là những thiếu niên kể trên mắc một hội chứng Y học gần đây rất được quan tâm ở Mỹ là ADHD vì theo thống kê mới nhất của cơ quan CDC (Center of disease control) thì khoảng từ 8 đến 10 % thanh thiếu niên Mỹ từ 2 đến 8 tuổi được phát hiện có hội chứng ADHD. Nam giới nhiều gấp 3 nữ giới, khối da đen cao gấp đôi các sắc dân khác và hội chứng này xảy ra ở mọi từng lớp trong xã hội, mọi sắc tộc, mọi giai cấp, không phân biệt giàu nghèo.
Triệu chứng ở trẻ em thường là không tập trung được tư tưởng trong lớp học, hiếu động, hay nói truyện trong lớp, không tôn trọng trật tự khi xếp hàng vào lớp hoặc tại cafetaria, hay xô đẩy gây gổ với các bạn. Hay quên và thay đổi ý định trong giây lát. Nhiều lúc hay có tư tưởng mông lung, mơ mộng gọi là daydreams, chân tay động đậy, "ngứa ngáy, táy máy," nói chung là hay nghịch ngợm một cách khác thường. Không kiểm soát được hành động và tư tưởng, ăn nói bừa bãi nên ít được bạn bè giao thiệp khiến một số sau này gia nhập băng đảng.
Vì không ngồi yên và mau chán nên thường hay có những hành động vi phạm kỷ luật tại trường học. Con trai thì có hành vi bạo động còn con gái thì shoplifting, bỏ đi hoang runaway hoặc như trường hợp tại Duncan (Oklahoma) gây ra án mạng rồi bị trừng phạt. Một khảo sát tại một số nhà tù thiếu niên phạm pháp cho thấy là 60 % có hội chứng ADHD đôi khi kèm theo một số bệnh tâm thần khác như sociopathic behavior, obsessive compulsive, tâm thần phân liệt. Một số trường hợp ADHD do các giáo viên tiểu và trung học phát hiện rồi thông báo cho gia đình đưa con em đi khám bệnh bởi BS tâm thần chuyên môn trẻ em nhưng trở ngại là một số gia đình không chịu chấp nhận việc có con cái bị hội chứng kể trên khiến hiện nay chỉ có khoảng 60 % các trẻ em bị ADHD được chữa trị đúng mức...
Những nguyên nhân
Chứng bệnh ADHD gần đây được nghiên cứu rất nhiều và dưới đây là một số nguyên nhân được công nhận. Trước hết là nguyên nhân di truyền (genetics) vì các khảo cứu trên những gia đình có con em bị ADHD thường hay xảy ra theo lối "cha truyền con nối" hoặc có những tâm tính hay khả năng bất thường trong cả một dòng họ.
Thứ hai là dinh dưỡng cũng đóng góp một phần đáng kể ví dụ như nhiễm độc bởi chất chì (lead poisoning) hoặc kim khí nặng như cadmium, chromium, arsenic hoặc gần đây chất phtalate. Một vài khảo cứu cũng cho rằng chất gluten cũng có thể gây ra hiện tượng ADHD nên gần đây các công ty chế biến thực phẩm làm ra những loại ngũ cốc gluten free. Đang có một vài khảo cứu về vai trò của một số hóa chất bảo quản thực phẩm gọi là food additives cũng có thể gây ra hiện tượng này như chất gluten thường được dùng trong các món ăn chay Phật Giáo như mì căn làm "giò chay, chả chay..."
Những người mẹ hút thuốc lá, uống rượu khi mang thai cũng khiến cho hội chứng ADHD xảy ra theo một vài khảo cứu tại các sắc dân da đỏ, da đen và Hispanic mà tỷ lệ cao hơn bình thường. Vai trò chấn thương sọ não khi chơi football cũng được lưu ý nhiều gần đây sau khi Y học dùng máy scan, MRI khảo sát não bộ của những thiếu niên có hội chứng ADHD.
Các khảo sát bằng điện não ký EEG cho thấy là não bộ của bệnh nhân có những làn sóng theta và beta không bình thường và gần đây FDA đã cho phép dùng một máy scan do công ty NEBA sáng chế để định bệnh và dò tim hội chứng này khiến việc chữa trị được chính xác hơn.
Điều trị
Hiện nay có khoảng 6 triệu trẻ em từ 2 đến 7 tuổi có hội chứng ADHD, mức độ nặng hay nhẹ có khác nhau nhưng với phương tiện định bệnh chính xác hơn và các gia đình cũng ý thức được nhiều hơn nên con số bệnh nhân được định bệnh và chữa trị sẽ gia tăng trong những năm tới. Không chịu sớm điều trị căn bệnh này sẽ là một gánh nặng lớn cho gia đình, trường học và cả xã hội Mỹ như trường hợp kể trên tại Oklahoma.
Tình trạng các nhà tù ở Mỹ chật cứng phạm nhân không còn chỗ để giam giữ có thể một phần là hậu quả của các chứng bệnh tâm thần trong đó có hội chứng ADHD. 90 % các tù nhân ở Mỹ thường do nạn bạo hành, ghiền và buôn ma túy, shoplifting (nữ giới) đều không ít thì nhiều có nguyên nhân do ADHD tạo nên.
BS Mark Woldraich, chủ tịch Ủy Ban nghiên cứu và soạn thảo chữa trị hội chứng ADHD cho biết là cần phối hợp việc chữa trị bằng thuốc và tâm lý học và việc điều trị có thể rất lâu, có khi hàng chục năm vì một số bệnh nhân sau khi đã ngoài 20 tuổi vẫn còn những triệu chứng kể trên. Trước nhất là cha mẹ và cả trường học cần ý thức là những trẻ em có triệu chứng ADHD không phải là có tội "nghịch ngợm, quậy phá, vô kỷ luật" rồi trừng phạt quá nặng, bắt nghỉ học mà cần được chữa trị.
Trong gia đình thì cha mẹ cần có thái độ kiên nhẫn, thông cảm và nâng đỡ tinh thần nhưng cùng một lúc cũng phải có những quy định rõ ràng (set rules to be follow). Không nên trừng phạt bằng bạo hành mà cần cho đứa trẻ biết nhận thức lỗi lầm. Đôi khi những biện pháp trừng phạt quá nặng sẽ khiến đứa trẻ trở nên bướng bỉnh và có thể runaway hoặc gia nhập các băng đảng. Môn tâm lý trị liệu rất công hiệu nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và sự hợp tác giữa gia đình và nhân viên Y tế xã hội.
Những loại thuốc thông thường nhất hiện nay là Adderall, Ritalin cần được dùng dưới sự kiểm soát của BS vì có thể dẫn đến tình trạng ghiền hay lạm dụng thuốc. Một số trường hợp ADHD sau một thời gian chữa trị lâu dài thì có thể khỏi hẳn bệnh và một số sau này có thể trở thành những thiên tài lỗi lạc và có những đóng góp to lớn trong lãnh vực văn học, nghệ thuật, thể thao, âm nhạc, hội họa và nhất là khoa học làm thay đổi lịch sử nhân loại như những trường hợp lịch sử được Y học công nhận như Albert Einstein, Leonardo da Vinci, Werner Von Braun, Stephen Hawkins, Mozart, Beethoven, Picasso,Thomas Edison, Magic Johnson.
Một vài nhân vật vì hiện tượng ADHD nên đã không kiên nhẫn trong việc học hành khiến phải bỏ học nửa đường và trong số những người drop out này có... Bill Gates, Mark Zuckerberg!
BS Vũ văn Dzi, MD.
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014