T́nh H́nh Nội Bộ Của Việt Nam, Campuchia Và Trung Hoa Sau 1975



Sau chiến thắng của Khmer Đỏ và Việt Nam vào giữa năm 1975, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia bước vào một giai đoạn mới. Nắm được chính quyền, kẻ thù cũ đă bị đánh bại, cái mặt ngoài đoàn kết giữa hai đảng cộng sản không cần che giấu nữa, để cho những bất hoà tranh chấp cũ lại bộc lộ ra. Chiếm được chính quyền vào cùng một thời gian, cùng muốn thực hiện chủ nghĩa cộng sản, những lănh tụ của cả hai đảng cộng sản đă đưa ra những chính sách kinh tế tai hại, những đường lối ngoại giao vụng về, khiến cho những rắc rối giữa hai nước đă phải giải quyết bằng súng đạn ngay trong những ngày đầu tiên. Một phần có lẽ dùng “bạo lực cách mạng” để giải quyết mọi vấn đề là phương cách hữu hiệu duy nhất mà cả hai phe cùng biết.     

 

Thêm vào đó, t́nh h́nh càng trầm trọng thêm và diễn ra ở một quy mô rộng lớn hơn, v́ ngoài những tranh chấp biên giới và khác biệt ngoại giao giữa hai nước, sự sụp đổ của chính phủ miền Nam Việt Nam và sự rút lui của quân đội Mỹ, đă tạo nên một khoảng trống làm thay đổi cán cân lực lượng, khiến cho Trung Hoa càng ngày càng quan tâm đến t́nh h́nh trong vùng. Dù trong những năm đó, Trung Hoa đang trải qua những tranh chấp quyền lực nội bộ đẫm máu, nhưng mối quan ngại về an ninh lănh thổ cũng như bản chất bành trướng và tinh thần “Đại Hán” không lúc nào bị suy giảm. Bị áp lực nặng nề của Liên Xô ở biên giới phía bắc, Trung Hoa không bao giờ muốn có một nước Việt Nam có khuynh hướng thân Liên Xô ở biên giới phía nam, nhất là Việt Nam c̣n có mưu toan thống trị toàn cơi Đông Dương để trở nên một thế lực quân sự hùng mạnh.

      

Ở trong một hoàn cảnh tương tự như thế, đă từng biết rơ về khuynh hướng xâm lấn và bành trướng của Trung Hoa từ hàng ngàn năm qua, nhất là người cộng sản Việt Nam, dù ngoài mặt luôn miệng nói anh em thân thiết, lại càng biết nhiều hơn về cộng sản Trung Hoa, nên lúc nào cũng cảnh giác về mối đe doạ của nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Họ không thể đứng yên để Campuchia gây rối loạn ở biên giới tây nam.

     

Tiếng Campuchia, những định kiến và kinh nghiệm lịch sử đối với Việt Nam đă ăn sâu trong đầu óc, khiến cho những lănh tụ Khmer Đỏ rất nhạy cảm về vấn đề an ninh và sự toàn vẹn lănh thổ. Những nghi ngờ cảnh giác đó, cộng với sự kiêu ngạo mù quáng của những nhà lănh đạo cộng sản cả hai nước đă khiến cho những xích mích mới đầu lẻ tẻ ở biên giới, trở nên ngày càng nghiêm trọng đưa đến sự xâm lăng của bộ đội Việt Nam vào lănh thổ Campuchia và sự xua quân tàn phá những tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam của quân đội Trung Hoa.

      

Đối với cộng sản Campuchia, bao nhiên oán hờn nhẫn nhịn chất chứa bao năm qua được phần nào giải toả sau khi chiếm được chính quyền. Vừa vào được Phnom Penh, Pol Pot đă đưa ra một chỉ thị tám điểm trong đó có điểm trục xuất Việt kiều và tăng cường quân đội ở biên giới. Chỉ trong ṿng ba tháng, gần hai trăm ngàn Việt kiều ở Campuchia bị cưỡng bách hồi hương, tràn về các tỉnh biên giới như Tây Ninh, An Giang và ngay trong đầu tháng 5, hải quân nhỏ bé của Campuchia đă được huy động đi chiếm những đảo ngoài khơi vịnh Thái Lan. Ngày 4-5-1975, họ bắn phá đảo Phú Quốc. Một tuần sau, họ chiếm đảo Thổ Châu, tàn sát khoảng năm trăm cư dân trên đảo và sáng ngày 12-5-1975, họ tiến chiếm đảo Ḥn Trọc (Wai)(1). Đảo Ḥn Trọc là ḥn đảo nằm trong vùng tranh chấp giữa hai nước từ thời Pháp thuộc. Sau 1954, các chính phủ Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đă công bố chủ quyền trên đảo và để cho hải quân Việt Nam Cộng Hoà bảo vệ. V́ yếu thế, nên dù Sihanouk có cực lực phản đối cũng không kết quả. Trong cơn say men chiến thắng, cũng chiều ngày 12-5-1975, bộ đội Khmer Đỏ bắt giữ chiếc tàu dân sự Mayaguez của Mỹ chạy gần đảo đó. Nhưng trước khi bị bắt, chiếc tàu đă đánh điện cầu cứu và chính phủ Mỹ biết tin về vụ bắt giữ chiếc tàu trước chính phủ Campuchia.

       

Đang cay đắng về thất bại ở Việt Nam, chính phủ Mỹ phản ứng mạnh mẽ. Tổng thống Ford ra tối hậu thư đ̣i Campuchia phải trả tự do cho chiếc tàu trong ṿng hai mươi bốn giờ. V́ phương tiện truyền tin thô sơ, nên khi bộ trưởng Thông Tin Hu Nim(2) thay mặt chính phủ Campuchia ra lệnh bộ đội quân khu Tây Nam trả tự do cho chiếc tàu trên đài phát thanh Phnom Penh th́ đă quá muộn. Thuỷ quân lục chiến Mỹ đă đổ bộ đảo Ḥn Trọc và không quân Mỹ đă bắn phá hải cảng Kompong Som, Ieng Sary sau đó đổ thừa vụ bắt giữ này cho các đơn vị quân sự địa phương. Nhưng sau chuyện này, xưởng lọc dầu duy nhất của Campuchia bị tiêu huỷ và hải quân vốn đă nhỏ bé của Campuchia bị tổn hại nặng nề.

      

Hai tuần lễ sau, sau khi đă tạm thời ổn định được chính quyền, bộ đội Việt Nam phản công chiếm lại đảo Thổ Châu, và ngày 2-6-1975, Nguyễn Văn Linh từ Sài g̣n lên Phnom Penh phản kháng. Mười ngày sau, phái đoàn chính phủ Campuchia gồm Pol Pot, Ieng Sary, và Nuon Chea đi Hà Nội thảo luận về vấn đề biên giới hai nước. Họ muốn cuộc thảo luận căn cứ trên bản tuyên bố của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà năm 1967 về vấn đề biên giới. Những năm đó là những năm Sihanouk nghiêng về Bắc Việt, và dù cảm thấy biên giới do Pháp quy định đă khiến Campuchia bị thiệt tḥi, Sihanouk cũng chấp nhận biên giới đó để Việt Nam khỏi lấn chiếm thêm. Lúc đó Bắc Việt đang cần sự ủng hộ của Sihanouk nên cũng tỏ ra mềm dẻo. Nhưng sau chiến thắng họ thấy không cần nhượng bộ nữa. Đồng thời cùng với ngày mà Pol Pot tới Hà Nội, Việt Nam tái chiếm đảo Ḥn Trọc. Cuộc thương thuyết về biên giới không đi đến đâu, phái đoàn Campuchia rời Hà nội đi Bắc Kinh.

       

Trong thời gian đó tại Trung Hoa, Chu Ân Lai đang bị bệnh, và phe quá khích của Giang Thanh đang thắng thế. Cùng chia xẻ mối quan tâm về đường lối thân Nga và tham vọng đất đai của Việt Nam, và gần gũi hơn về đường lối quá khích tiến thẳng lên cộng sản chủ nghĩa, nên phái đoàn Campuchia được tiếp đón nồng nhiệt. Mao Trạch Đông, tác giả bước nhảy vọt năm 1958 đă hết lời ca ngợi Pol Pot. Sau đó, Trung Hoa hứa viện trợ cho Campuchia một tỉ mỹ kim trong ṿng năm năm. Đồng thời họ cũng bí mật cứu xét viện trợ quân sự cho Campuchia.

      

Ngày 2-8-1975, một phái đoàn cao cấp của Đảng Lao Động Việt Nam do Lê Duẩn, Phạm Hùng và Xuân Thuỷ qua thăm Phnom Penh đáp lễ. Cuộc viếng thăm ngắn ngủi và lạnh nhạt.  Có lẽ để lấy ḷng Trung Hoa, Việt Nam tỏ ra mềm dẻo hơn, công nhận chủ quyền của Campuchia trên đảo Ḥn Trọc và hứa sẽ trao trả lại. Đảo này được giao về Campuchia vào tháng 10-1975. Theo Sihanouk, Việt Nam lại tái chiếm đảo này năm 1978. T́nh h́nh bang giao giữa hai nước sau đó dịu đi đôi chút, nhưng những bất hoà căn bản vẫn c̣n ngấm ngầm. Tháng 9-1975, khi Sihanouk và Khieu Samphan đến Hà Nội dự lễ quốc khánh của Việt Nam, Phạm Văn Đồng mời phái đoàn Campuchia dự tiệc “thân mật” với các phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Lào, Khieu Samphan từ chối tức khắc, sau đó giải thích với Sihanouk rằng đó là cái bẫy của Việt Nam để tiến tới thành lập Liên Bang Đông Dương. Dịp quốc khánh đó của Việt Nam cũng là dịp để Trung Hoa thăm ḍ lập trường của Việt Nam khi họ cử tướng Trần Tích Liên, ủy viên bộ Chính Trị và tư lệnh quân khu Bắc Kinh làm trưởng phái đoàn tham dự.

     

Việc bổ nhiệm tướng Liên mang một ư nghĩa chính trị đặc biệt, v́ ông ta là viên tướng tư lệnh chỉ huy quân đội Trung Hoa trong những trận đụng độ với Liên Xô ở biên giới trong năm 1969. Trên đường đến Hà Nội, tướng Liên ghé thăm nhà máy gang thép Thái Nguyên đang được Trung Hoa giúp tái xây dựng, đọc diễn văn kêu gọi đấu tranh chống “bá quyền” (Liên Xô). Khi đến Hà Nội ngày 31-8-75, tướng Liên vẫn được Phạm Văn Đồng “ôm hôn thắm thiết”, nhưng bài diễn văn chống bá quyền bị đục bỏ trên báo chí và đài phát thanh Việt Nam. Đài phát thanh Moscow lúc đó cực lực công kích hành động của tướng Liên, gọi đó là gây hấn và kém văn minh.

      

Việt Nam, sau bao năm nhờ có viện trợ dồi dào của cả Liên Xô lẫn Trung Hoa để có thể theo đuổi chiến tranh, đang rất cần viện trợ tái thiết, nên đă cố gắng dung hoà với cả hai nước. Nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, mục tiêu chiến lược của cả hai nước này đă thay đổi. Liên Xô chỉ bằng ḷng trợ giúp Việt Nam nếu Việt Nam chịu nằm trong quỹ đạo Liên Xô, kể cả về kinh tế lẫn quân sự, để giúp Liên Xô khống chế Trung Hoa và có một đầu cầu quân sự trong vùng nam Thái B́nh Dương. C̣n Trung Hoa lúc đó ngày càng thân thiện hơn với Hoa kỳ và đang coi Liên Xô là kẻ thù số một, không thấy có nhu cầu phải giúp đỡ một nước Việt Nam độc lập và không chịu về phe ḿnh để chống lại Liên Xô. V́ thế trong tháng 8-1975, khi Lê Thanh Nghị, chủ tịch ủy ban kế hoạch nhà nước, người đă từng sang Trung Hoa xin viện trợ nhiều lần đến nỗi bị đặt cho biệt danh “tên ăn mày” lại sang xin viện trợ (3). Lần này Trung Hoa từ chối thẳng tay.  Không nản chí, cuối tháng 9-1975,  Lê Duẩn và Lê Thanh Nghị lại sang thêm một lần nữa. Cuộc tiếp đón mới đầu diễn ra thân thiện cho tới khi Đặng Tiểu B́nh, lúc đó vừa được phục chức phó thủ tướng sau khi bị thanh trừng lần thứ nhất, trong buổi tiệc tiếp tân đă đề cập đến “chủ nghĩa bá quyền” và ám chỉ rằng Việt Nam nên liên kết với Trung Hoa để chống lại Liên Xô. Tuy nhiên, trong đáp từ, Lê Duẩn đă không đả động ǵ đến bá quyền mà c̣n cám ơn tất cả “những nước xă hội chủ nghĩa anh em” dĩ nhiên trong đó có Liên Xô, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

       

Sự từ chối không liên kết với Trung Hoa của Lê Duẩn đưa đến kết quả là Trung Hoa từ chối viện trợ. Lê Duẩn cũng từ chối thảo thông cáo chung và huỷ bỏ tiệc liên hoan đáp lễ. Ngày 25-9-1975 Lê Duẩn đáp xe lửa đi Thiên Tân trở về nước. Một tháng sau, Lê Duẩn sang Liên Xô. Trái với chuyến đi Trung Hoa vừa rồi, tại đây Lê Duẩn kư với Liên Xô một thông cáo chung trong đó Việt Nam nhất trí với Liên Xô trong đường lối đối ngoại. Đối với Trung Hoa, kể từ ngày đó, Việt Nam đă công khai đầu hàng chủ nghĩa bá quyền và đứng trong hàng ngũ đối lập với Trung Hoa.

      

Việt Nam lúc đó đă ư thức được vị thế đối lập của ḿnh với Trung Hoa và sự liên kết giữa Trung Hoa và Campuchia, nên đă lợi dụng thời gian mà cuộc tranh chấp quyền lực ở Trung Hoa đi tới giai đoạn cực độ để củng cố hoàn cảnh của ḿnh. Trước hết, họ loại Hoàng Văn Hoan, một nhân vật thân Bắc Kinh ra khỏi bộ Chính Trị. Sau đó, họ bất thần triệu tập hội nghị sơ bộ ở Đà Lạt bàn về việc thống nhất hai miền Nam Bắc. Trưởng phái đoàn miền bắc là Trường Chinh, nhân vật số hai của đảng, c̣n trưởng phái đoàn miền nam là Phạm Hùng, nhân vật thứ tư, dĩ nhiên hội nghị đưa đến kết quả nhất trí. Trung Hoa chỉ có thể phản ứng lại một cách yếu ớt, bằng cách công bố chủ quyền của họ trên quần đảo Trường Sa. Việt Nam vẫn không nao núng. Tháng 2-1976, để chuẩn bị bầu quốc hội cả nước, họ bắt tất cả nhân dân trong nước phải khai quốc tịch. Những người không nhận quốc tịch Việt Nam bị mất hộ khẩu và không được mua khẩu phần lương thực. Dĩ nhiên, đại đa số Hoa kiều phải nhập tịch Việt Nam. Lần này Trung Hoa phản kháng dữ dội, nhưng Việt Nam vẫn không nhượng bộ. Đây là những đụng chạm đầu tiên về vấn đề Hoa kiều ở Việt Nam giữa hai chính phủ.

      

Sau khi đă thắt chặt được sự kiểm soát nhân dân trong nước, Việt Nam t́m cách củng cố an ninh sườn biên giới Tây Bắc. Ngày 2-12-1976, Lê Duẩn sang Vạn Tượng, cùng Kayson Phomvihane (4), tổng bí thư đảng cộng sản Lào kư một thông cáo chung.

 

             

       Kaysone Phomvihane, tên Việt Nguyễn Cai Song,

   c̣n có tên khác là Nguyễn Trí Mưu (nguồn Wikipedia)

      

       

Thông cáo chung này hứa hẹn “tăng cường t́nh đoàn kết gắn bó giữa ba dân tộc Lào, Campuchia và Việt Nam”. Đối với Campuchia, đây là bước đầu tiên của Việt Nam trong kế hoạch thành lập Liên Bang Đông Dương. Cộng sản Lào, trong chiến tranh chống Pháp, đă dựa dẫm vào Việt Nam mà phát triển, và trong chiến tranh Đông Dương thứ hai, đă nhờ Việt Nam mà chiếm được chính quyền. Sau 1975, Việt Nam vẫn c̣n để lại Lào hơn bốn mươi ngàn bộ đội. Thông cáo chung giữa Việt Nam và Lào đă gián tiếp hợp thức hoá sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên lănh thổ Lào. Có được đồng minh như Lào làm trái độn, Việt Nam đă bảo đảm được sự an toàn ở biên giới phía Tây, cô lập sự tiếp vận đường bộ giữa Trung Hoa và Campuchia, và tạo thêm một mối đe doạ cho Campuchia từ biên giới phía Bắc. Hai tháng sau, trong lễ kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày chiến thắng, Ieng Sary ngoài việc nhấn mạnh đến sự độc lập, tự chủ và toàn vẹn lănh thổ, đă ngầm chỉ trích Lào đă để bộ đội Việt Nam trú đóng trên lănh thổ của ḿnh. Những tháng sau đó, v́ vấn đề nội bộ, cả hai nước Việt Nam và Campuchia đều muốn tạm thời giải quyết vấn đề biên giới một cách ôn hoà.

       

Tháng 5-1976, Phan Hiền tới Phnom Penh lại thảo luận về biên giới. Vấn đề gay go nhất là vấn đề lănh hải. Trước kia, biên giới ngoài biển giữa hai nước được quy định theo lằn ranh Brevié, do Thống đốc Brevié năm 1939 đă vẽ ra một cách độc đoán. Lằn ranh đó là một đường thẳng vẽ từ biên giới đất liền, theo một góc 140 độ về hướng vịnh Thái Lan. Khi đường thẳng đó đụng đảo Phú Quốc th́ lại lệch ra ba cây số về hướng bắc để có thể gom đảo Phú Quốc vào Việt Nam. Sau 1954, hải quân Việt Nam Cộng Hoà đă vạch một lằn ranh khác lấn thêm về hướng bắc để gom thêm một số đảo, trong đó có đảo Ḥn Trọc (Wai) vào Việt Nam. Lúc đó, để lấy ḷng Sihanouk đă giúp đỡ, năm 1966 Bắc Việt đă công nhận ranh giới Brevié. Giờ đây, trong hội nghị, Phan Hiền đại diện chính phủ Việt Nam bằng ḷng nhường tất cả các đảo phía bắc lằn ranh Brevié cho Campuchia, nhưng v́ vấn đề tài nguyên dầu hoả ở thềm lục địa, lại đ̣i hỏi phải thương thuyết lại về biên giới lănh hải, căn cứ vào lằn ranh tuần tiễu cũ của hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Cũng như trong trường hợp tranh chấp với Trung Hoa về Trường Sa và Ḥang Sa sau này, Việt Nam lại nêu lư do là v́ chú tâm vào chiến tranh lúc đó nên đă không chú trọng nhiều đến vấn đề biên giới. Một lần nữa, Campuchia lại t́m thấy một lư do để nghi kỵ về tham vọng đất đai của Việt Nam, dù Việt Nam quốc gia hay cộng sản. Những nạn rứt đă không thể hàn gắn một cách hoà b́nh. Hai chính quyền cộng sản đành phải t́m cách củng cố thế lực theo những đường lối riêng biệt của ḿnh.

 

         

  

Lănh hải mà Brevié vẽ năm 1939. Đảo Ḥn Trọc (Wai) phía cực trái.  Quần đảo Thổ Châu (Poulo Panjang) nằm dưới cùng. Biên giới tuần tiễu của hải quân VNCH trước 1975 nằm trên lằn ranh Brevié đă bao gồm luôn đảo Wai

 

Tuy nhiên, sau những thất bại ngoại giao với hai lân bang cộng sản, Việt Nam bắt đầu cảm thấy bị cô lập, và họ bắt đầu thay đổi chính sách đối với các quốc gia ASEAN trong vùng. Mới hơn một năm trước, sau chiến thắng ngày 30-4, Việt Nam đă đối xử với những nước trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á hay ASEAN một cách khinh miệt, coi những nước này như tay sai hay chư hầu của đế quốc. Hiệp hội này gồm các quốc gia Mă Lai, Thái Lan, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Nam Dương và sau này thêm Brunei, được thành lập năm 1967, đă ít nhiều giúp đỡ Nam Việt Nam trong chiến tranh. Sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại, thấy Hoa Kỳ không thể được coi như một đồng minh đáng tin cậy, các nước kể trên nhận thấy chỉ nên trông cậy vào sức ḿnh, kể cả về quốc pḥng cũng như kinh tế. Kết quả là họ đă đạt được những thành quả kinh tế tốt đẹp đến nỗi được gọi là “phép lạ”. Hơn một năm sau chiến thắng, nhận thức được nền kinh tế èo một của ḿnh so với các nước lân bang, đồng thời đang hy vọng có thể nhận được viện trợ từ các nước trong phe tự do, tháng 7-1976, Việt Nam cử Phan Hiền đi viếng thăm thân hữu Mă Lai, Thái Lan, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân và Miến Điện. Phan Hiền đă tỏ ra rất mềm dẻo. Khi bị hỏi về những lời công kích những nước này trước kia của Việt Nam, trên báo chí cũng như trên đài phát thanh, Phan Hiền đổ lỗi một cách gượng gạo là đó là ư kiến của những nhà báo chứ không phải lập trường chính phủ.

       

Những tháng cuối năm 1976 được coi như đỉnh cao cho những tham vọng của những lănh tụ cộng sản Việt Nam. Những cao vọng đó được thể hiện trong đại hội đảng Cộng Sản lần thứ tư vào tháng 12-1976, trong đó, họ đặt ra những kế hoạch vĩ đại dựa trên những mơ mộng về phép lạ của chủ nghĩa Mác, về tài ba quản lư kinh tế của những “đỉnh cao trí tuệ” và những ước tính chủ quan về số tiền viện trợ mà họ hy vọng sẽ nhận được từ Liên Xô, Trung Hoa, cùng các nước Tây Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

 

Đối với hai nước cộng sản Trung Hoa và Liên Xô, Việt Nam nghĩ rằng họ đă hy sinh quá nhiều tài nguyên cũng như sinh mạng để làm tên lính tiên phong cho sự an ninh và bành trướng của khối Cộng, cho nên họ có quyền được các nước cộng sản đàn anh ủng hộ. Dù biết được sự tranh chấp ư thức hệ giữa hai nước cộng sản đàn anh, Việt Nam vẫn hy vọng có thể tiếp tục chính sách đu dây như trong những năm chiến tranh để có thể nhận viện trợ của cả hai nước. Dù trong mấy tháng trước, Trung Hoa c̣n tỏ ra lạnh nhạt, nhưng sau biến cố ngày mùng 6-10-1976 tại Bắc Kinh, phe quá khích “lũ bốn người” đă bị tiêu diệt. Với sự hồi phục của phe ôn hoà và Đặng Tiểu B́nh, Việt Nam hy vọng Trung Hoa sẽ theo đuổi một đường lối hoà hoăn hơn, nhất là sau khi thấy Việt Nam tỏ ra phần nào độc lập đối với Liên Xô. Tuy trong chuyến đi cuối năm 1975, Lê Duẩn đă công khai tuyên bố ủng hộ đường lối đối ngoại đối với phe tự do của Liên Xô, nhưng Việt Nam vẫn không muốn đứng hẳn trong quỹ đạo của họ. Việt Nam đă để Pháp được giữ toà lănh sự ở Sài G̣n, nhưng Liên Xô bị từ chối. Các hăng thông tấn AP, Reuter, UPI đều có văn pḥng tại Miền Nam nhưng hăng TASS th́ không được. Trong năm 1976, những hành động độc lập lại lộ liễu hơn. Trong dịp tham dự đại hội đảng lần thứ hai mươi lăm của Liên Xô vào tháng 3-1976, Lê Duẩn công khai đề cao sự độc lập và nhấn mạnh rằng mỗi đảng Cộng Sản có thể theo đuổi một đường lối riêng, phù hợp với những điều kiện của mỗi nước. Liên Xô lại càng giận dữ khi Việt Nam đă không chịu gia nhập Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế Comecon của khối Cộng mà lại xin gia nhập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế của khối Tư Bản vào tháng 9-1976.

       

Hai tháng sau, t́nh trạng sóng gió giữa hai nước Việt Xô lại được thể hiện qua nghi thức ngoại giao. Ngày 6-11-1976, khi đại sứ Liên Xô mở tiếp tân tại khách sạn Thắng Lợi mừng quốc khánh, Phạm Văn Đồng đến dự nhưng dành cả buổi tối để nói chuyện với đại sứ Pháp mà không đếm xỉa ǵ tới đại sứ Chaplin của Liên Xô. Bang giao giữa Việt Nam và Liên Xô càng suy đồi hơn trong đại hội đảng lần thứ tư của đảng Cộng Sản Việt Nam vào cuối tháng 12-1976. Đại diện Liên Xô là lư thuyết gia Suslov.  Cùng với các phái đoàn cộng sản Đông Âu, Suslov một lần nữa, vừa kín đáo vừa công khai, khuyến dụ Việt Nam gia nhập Comecon. Một lần nữa, Việt Nam từ chối, Suslov giận dữ trở về nước trước dự định.

       

Tỏ ra độc lập đối với Liên Xô, ngoài mục đích lấy ḷng những lănh tụ mới của Trung Hoa, Việt Nam c̣n hy vọng xin được tiền viện trợ của các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Lúc đó, Hoa Kỳ đă bầu một tổng thống tương đối chủ hoà là Carter. C̣n ở châu Âu, ngoài những nước Bắc Âu như Thuỵ Điển đă công khai ủng hộ Bắc Việt trong chiến tranh, một số các nước khác cũng có ít nhiều bất đồng với Hoa Kỳ. Trong hoàn cảnh quốc tế đó, với đầu óc chủ quan tự cho ḿnh là quan trọng, các nhà lănh đạo Việt Nam lạc quan nghĩ rằng họ có thể nhận được viện trợ dồi dào từ khắp nơi. Với sự mù quáng đó, chỉ trong ṿng hai năm, họ đă biến Việt Nam thành một nước lẻ loi và có lợi tức đầu người thấp nhất thế giới.

       

Sự mơ mộng của những lănh tụ cộng sản già nua của Việt Nam vừa đạt tới đỉnh cao đă bắt đầu tiêu tan ngay trong những tháng đầu năm 1977. Năm đó miền Bắc bị mất mùa. Tại miền Nam, chính sách kinh tế tập trung và đường lối quản lư vụng về của cán bộ miền Bắc đưa vào khiến cho mức sản xuất công nghiệp suy giảm hẳn so với trước kia. Bị ép buộc đóng thuế hay vào hợp tác, nông dân miền Nam không chịu tăng gia sản xuất, đưa đến cảnh Việt Nam bị thiếu hụt lương thực. Tháng 3-1977, Việt Nam phải kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các quốc gia cộng sản thân hữu viện trợ khẩn cấp. Kết quả không đi đến đâu, không nước nào, kể cả Liên Xô, chịu giúp. Những cố gắng để hoà giải với hai nước lân bang cũng thất bại. Tháng 2-1977, thứ trưởng ngoại giao Hoàng Văn Lợi tới Phnom Penh đề nghị một hội nghị thượng đỉnh Đông Dương. Đề nghị này chỉ gây thêm nghi ngờ và dĩ nhiên bị từ chối.

      

Những tháng đầu năm 1977 là những tháng mà cả hai nước Việt Nam và Campuchia nín thở chờ đợi những diễn biến trong nội t́nh chính trị Trung Hoa sau cái chết của Mao Trạch Đông. Sau khi phe quá khích “bè lũ bốn tên” bị thanh toán, với phe ôn hoà trở lại chính quyền, Việt Nam lạc quan hơn và Campuchia lo âu hơn v́ Ieng Sary đă rất từng thân cận với Diêu Văn Nguyên, chủ tịch ủy ban ngoại giao trung ương đảng Cộng Sản Trung Hoa, trong phe “lũ bốn người” và ngày 30-9-1976, Ieng Sary c̣n gửi một điện văn sang Trung Hoa, trong đó chúc mừng Hoa Quốc Phong và đảng cộng sản Trung Hoa đă đập tan được “bè lũ phản cách mạng, chống chủ nghĩa xă hội của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu B́nh”. V́ sự ủng hộ của Trung Hoa quá cần thiết, chưa đầy một tháng sau, bộ Ngoại Giao Campuchia đă phải muối mặt gửi một điện văn khác cho Hoa Quốc Phong, lần này th́ ca tụng Hoa Quốc Phong đă đập tan được “lũ bốn người phản động và chống đảng”.

         

Sau bốn tháng chấn chỉnh nội bộ, đường lối ngoại giao của Trung Hoa bắt đầu sáng tỏ. Kết quả là, cũng như những chính phủ trước, họ vẫn coi Liên Xô là kẻ thù số một, và trái với sự lo âu của Campuchia và hy vọng của Việt Nam, Trung Hoa vẫn tiếp lục ủng hộ đường lối đối ngoại chống Việt Nam của Campuchia. Tháng 2-1977, Bắc Kinh chính thức từ chối thư xin viện trợ của Việt Nam và tháng 3, Ieng Sary yên ḷng sang Bắc Kinh nối lại mối quan hệ thân thiết cũ. Trong buổi tiệc tiếp tân do Lư Tiên Niệm khoản đăi phái đoàn Campuchia, sự hiện diện của tướng Vương Thượng Vinh, tổng tham mưu phó quân đội Trung Hoa cho thấy có sự hợp tác quân sự giữa hai nước. Tháng sau, như để cảnh cáo Việt Nam, trong buổi tiếp tân tại toà đại sứ Campuchia kỷ niệm hai năm ngày chiến thắng, ngoại trưởng Hoàng Hoa(4)  công khai tuyên bố nước Campuchia Dân Chủ đang bị kẻ thù phá hoại, và Trung Hoa sẽ tiếp tục đường lối của chủ tịch Mao Trạch Đông là sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu, chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của những nước lân bang.

       

Đă bảo đảm được sự hậu thuẫn của Trung Hoa, hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam đang kỷ niệm hai năm chiến thắng, quân đội Campuchia mở một cuộc tấn công quy mô vào những làng xă và thị trấn dọc biên giới Việt Nam thuộc tỉnh An Giang.

      

Không bao giờ ngờ Campuchia sẽ mở cuộc tấn công lớn như thế, trong thời gian đó, Việt Nam đang bắt đầu thi hành giai đoạn đầu của nghị quyết đại hội đảng lần thứ tư bằng cách gửi người đi xin viện trợ. Phan Hiền sang Paris gặp Holbrook, Vơ Nguyên Giáp đi Đông Âu, Phạm Văn Đồng sang châu Âu.

      

Phạm Văn Đồng bị thất vọng ngay trong những ngày đầu liên. Ở châu Âu, trừ Pháp và ba nước nhỏ Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, các nước lớn như Tây Đức, Anh không chịu tiếp. Chuyến đi Pháp dự trù kéo dài ba tuần bị rút ngắn c̣n có ba ngày. Trên đường đi, Phạm Văn Đồng phải ghé lại Moscow năm ngày. Thái độ muốn độc lập của Việt Nam trong mấy tháng trước khiến cho cuộc tiếp xúc giữa Phạm Văn Đồng và thủ tướng Liên Xô Kosygin lúc đó rất lạnh nhạt. Nhưng chỉ trong ṿng hai tuần sau, bầu không khí đó đă thay đổi hẳn.  Trong hai tuần đó, nhiều biến cố đă xẩy ra. Chuyến đi xin tiền Âu Châu của Phạm Văn Đồng hoàn toàn thất bại. Pháp chỉ viện trợ một số tiền nhỏ, c̣n các nước Bắc Âu chỉ hứa hẹn lơ là. Tại Paris, cuộc hội đàm giữa Phan Hiền với Holbrook tan vỡ, và quốc hội Mỹ đă biểu quyết cấm chính phủ không được viện trợ cho Việt Nam. Tại Việt Nam, Trung Hoa đă tỏ thái độ bất thân thiện và Campuchia vừa mở một cuộc tấn công lớn đầu tiên ở biên giới. Bị lẻ loi, Việt Nam không c̣n con đường nào khác là phải dựa hẳn vào Liên Xô. Đầu tháng 5, bộ Chính Trị ra chỉ thị cho Phạm Văn Đồng phải ở lại Moscow để chờ Lê Đức Thọ từ Hà Nội bí mật bay sang bên đó. Cả hai bắt đầu thảo luận với những nhà lănh đạo đảng và chính phủ Liên Xô về những điều kiện viện trợ.

     

Một mặt phải kết thân với Liên Xô, mặt khác Việt Nam vẫn chưa thể hy sinh mối quan hệ quan trọng với Trung Hoa nên đầu tháng 6-1977, tướng Giáp sau khi đi Đông Âu và Liên Xô về, đem theo một phái đoàn hùng hậu sang “viếng thăm thiện chí” Bắc Kinh. Nhưng chuyến đi là một thất bại nhục nhă. Nhân vật tương đương của Trung Hoa là bộ trưởng bộ Quốc Pḥng Diệp Kiếm Anh không ra phi trường đón tiếp, và cũng chỉ để những cán bộ cấp thấp dự những cuộc hội đàm. Tướng Giáp gỡ thể diện bằng cách tuyên bố đă bắt được cố vấn Trung Hoa trong trận đánh với Campuchia ở biên giới tháng trước.

     

Tuy thế nhưng Việt Nam vẫn cố gắng, v́ hy vọng viễn ảnh một liên minh Việt Nam - Liên Xô có thể làm Trung Hoa thay đổi ư kiến, nên ngày 8-6-1977, trên đường từ Moscow về nước. Phạm Văn Đồng lại ghé Bắc Kinh. Lần này, nhờ có hỏi trước, nên Phạm Văn Đồng được phó thủ tướng Trung Hoa Lư Tiên Niệm tiếp đón. Nhưng Phạm Văn Đồng chưa kịp nói ǵ về vấn đề viện trợ th́ Lư Tiên Niệm đă nêu một danh sách dài những than phiền và phản kháng. Hai điều phản kháng quan trọng nhất là chính sách đối với người Hoa ở Việt nam và sự lật lọng của Hà Nội về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trước kia, năm 1958, để có thể được Trung Hoa giúp đỡ trong cuộc chiến tranh nội chiến, Việt Nam đă ra công hàm gián tiếp công nhận chủ quyền của Trung Hoa trên hai quần đảo, nhưng sau ngày 30-4-1975, Việt Nam đă đem quân chiếm đóng quần đảo Trường Sa. Phạm Văn Đồng đă gượng gạo trả lời rằng trước kia v́ bận chiến tranh với Hoa Kỳ, và cần viện trợ của Trung Hoa, nên Việt Nam không để ư đến vấn đề những hải đảo. Kết quả của cuộc hội đàm là t́nh trạng bang giao của hai nước càng tồi tệ hơn.

      

Ngược lại, sau cuộc hội đàm ở Moscow, bang giao hai nước Việt Nam, Liên Xô bước vào một khúc quanh mới. Mới mấy tháng trước bầu không khí c̣n lạnh nhạt. Giờ đây, Lê Duẩn hết lời ca tụng và tỏ ḷng biết ơn Liên Xô bằng cách nhắc nhở câu “uống nước phải nhớ nguồn”, và để kỷ niệm 60 năm cách mạng tháng mười của Liên Xô, Việt Nam phát động “tháng Việt Xô hữu nghị”. T́nh hữu nghị này không phải là không có giá. Trước hết, Việt Nam phải gia nhập ngân hàng quốc tế hợp tác kinh tế (IBEC) và ngân hàng đầu tư quốc tế của Liên Xô. Việt Nam cũng bắt đầu gửi những vũ khí thặng dư sang giúp Ethiopia và phiến lọan ở El Salvador. Từ tháng 7-1977, nhiều phái đoàn quân sự hùng hậu của Liên Xô bay sang Việt Nam thăm viếng và nghiên cứu những phi trường và hải cảng ở phía Nam như Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, bắt đầu một giai đoạn hợp tác quân sự mới. Đồng thời, sau khi đă tham khảo với Liên Xô, ngày 18-7-1977, phái đoàn đảng và chính phủ Việt Nam do Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng cầm đầu, sang Vạn Tượng cùng chủ tịch đảng Cộng Sản Lào Souphanouvong (6) và thủ tướng Kayson Phomvihan kư hiệp ước thân hữu và hợp tác, trong đó có đoạn “hợp tác chặt chẽ để tăng cường khả năng pḥng thủ và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của hai nước”.  Hiệp ước chỉ là một h́nh thức chính thức và công khai hoá sự hiện diện của các đơn vị thuộc những sư đoàn 325, 304, 968... đang trú đóng tại Ai Lao.

       

Đối với Campuchia, khi đă cùng Lào kư hiệp ước thân hữu, Việt Nam đă tiến thêm một bước nữa trong việc thi hành kế hoạch dài hạn Liên Bang Đông Dương, và Campuchia càng thấy cần phải liên minh với Trung Hoa. Quân đội các quân khu biên giới lại được lệnh báo động, chuẩn bị một cuộc tấn công tự vệ mới. Với sự thúc đẩy của Trung Hoa, nhằm tăng cường mặt tràn ngoại giao và tuyên truyền, ngày 27-9-1977, Pol Pot lên đài phát thanh đọc một bài diễn văn dài năm tiếng đồng hồ, chính thức xác nhận vai tṛ lănh đạo của ḿnh và công nhận Tổ Chức (Angkar) chính là đảng cộng sản Campuchia. Pol Pot đă không hề nhắc nhở ǵ đến vai tṛ của Việt Nam trong việc thành lập đảng cũng như sự giúp đỡ của Việt Nam trong chiến tranh. Ngược lại Pol Pot nhắc lại t́nh trạng mất đất thường xuyên xảy ra trong những thời đại trước, khi Campuchia c̣n bị những giai cấp bóc lột thống trị, và hứa sẽ “không cho phép bất cứ ai muốn vẽ lại bản đồ của xứ sở chúng ta”. Ba ngày trước đó, để đoàn kết nội bộ đảng và nhân dân, cũng như để chứng tỏ quyết tâm chống Việt Nam đối với Trung Hoa, quân đội quân khu Đông được lệnh tấn công vào lănh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Tây Ninh, và một ngày sau khi ra mắt, Pol Pot lên đường đi Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng, lần đầu tiên công du với tư cách là chủ tịch đảng và thủ tướng.

       

Trong chuyến đi Trung Hoa lần này, Pol Pot đă được tiếp đón trọng thể. Cờ và biểu ngữ giăng đầy Thiên An Môn, hàng trăm ngàn học sinh xếp hàng dọc theo đại lộ Trường An. Hoa Quốc Phong cùng hơn một nửa ủy viên bộ Chính Trị, trong đó có cả Đặng Tiểu B́nh vừa được phục hồi chức vụ lần thứ hai, ra tận phi trường tiếp đón. Trong các bài diễn văn chính thức, cả hai nước đều ám chỉ đến sự đoàn kết chống lại tham vọng đất đai của Việt Nam. Tuần lễ sau, trong lễ ăn mừng quốc khánh Trung Hoa, Pol Pot đứng cạnh Hoa Quốc Phong trên khán đài ở Thiên An Môn để xem pháo bông. Trong hàng ngũ quan khách, người ta thấy có Hoàng Văn Hoan, tuy đă mất chức trong bộ Chính Trị, nhưng vẫn c̣n là phó chủ tịch quốc hội Việt Nam.

      

Việt Nam lúc đó vẫn cho rằng thái độ thù nghịch của Trung Hoa là do những lănh tụ trung thành với đường lối của Mao như Uông Đông Hưng, Trần Tích Liên, Vũ Đệ ..., và với sự phục chức lần thứ hai của Đặng Tiểu B́nh, vào tháng 7-1977, phe thực dụng sẽ thắng thế trở lại và sẽ mềm dẻo hơn đối với Việt Nam. V́ thế nên sau trận tấn công quy mô thứ hai vào biên giới thuộc tỉnh Tây Ninh, Việt Nam vẫn tự hạn chế. Một mặt, họ không cho bộ đội được vượt biên giới phản công, cất chức viên tư lệnh quá khích Trần Văn Trà, mặt khác, họ vẫn gửi điện văn chúc mừng lễ ra mắt đảng Cộng Sản Campuchia và bí mật gửi Phan Hiền sang Bắc Kinh nhờ Trung Hoa dàn xếp cho được gặp phái đoàn Campuchia. Cuộc tiếp xúc không đi đến đâu, hai bên tố cáo nhau đă khiêu khích ở biên giới và đă có những hành vi dă man, tàn bạo.

      

Sau khi Phan Hiền về nước, như để cảnh cáo Trung Hoa vào đầu tháng 10-1977, Việt Nam công khai loan báo cuộc viếng thăm của phái đoàn quân sự Liên Xô do tướng Yepishev cầm đầu. Cùng thời gian đó, Trung Hoa bắt đầu ồ ạt chở chiến cụ từ máy truyền tin đến đại bác 130 ly tới hải cảng Komphong Som để tăng cường cho quân đội Campuchia. Trung Hoa cũng cắt giảm những chuyến bay từ Hà Nội đi Quảng Châu xuống từ hai chuyến xuống c̣n một chuyến mỗi tuần.

       

Trong những tháng cuối năm, những trận đánh ở biên giới Việt Nam càng trở nên khốc liệt. Trước khi mở chiến dịch phản công vượt biên giới đại quy mô, ngày 21-4-1977, Lê Duẩn qua Trung Quốc cầu hoà một lần chót. Lê Duẩn đă phân trần với Hoa Quốc Phong là mặc dù có những vấn đề khác biệt, Việt Nam đă không bao giờ công khai chỉ trích Trung Hoa. và cũng không bao giờ đứng hẳn về phía Liên Xô để bài xích Trung Hoa. Có lúc Lê Duẩn đă phải xuống giọng: “Chúng tôi như những đứa em nhỏ, luôn luôn sát cánh bên các người anh”. Tuy nhiên, những cố gắng của Lê Duẩn đă thất bại.  Những khác biệt giữa hai bên trở nên công khai thù địch trong buổi tiếp tân do Hoa Quốc Phong khoản đăi, trong đó Hoa Quốc Phong tuyên bố sẽ liên minh với tất cả những quốc gia chống bá quyền. Đáp từ, Lê Duẩn cũng tuyên bổ cương quyết không để cho bất cứ một lực lượng đế quốc hay phản động nào vi phạm đến độc lập quốc gia, đồng thời, Lê Duẩn cũng công khai ca ngợi Liên Xô. Trước thái độ đó, cả hai phe trung thành với Mao lẫn phe thực dụng trong bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Hoa đều nhất trí ủng hộ Khmer Đỏ. Sự rạn nứt Việt - Hoa không c̣n cách nào hàn gắn. Việt Nam phải đứng hẳn vào trong qũi đạo Liên Xô, t́m kế hoạch trục xuất người Việt gốc Hoa, và phản công chống lại Campuchia một cách quyết liệt hơn.


Tài liệu tham khảo:


- Brother Ennemy, Nayan Chanda, nhà xuất bản MacMilan Publishing Company New York

 - War & Hope, Norodom Sihanouk

-  Dossier Kampuchea I,II,III Le Courier du Vietnam, Hà nội

 

CHÚ THÍCH :

 

(1) Người chỉ huy đánh phá Phú Quốc, Thổ Châu đảo Wai là Khe Muth, con Ta Mok.  Mấy tuần sau, quân Việt Nam tái chiếm đảo Wai dưới sự chỉ huy của Phạm Văn Trà lúc đó là trung đ̣an trưởng trung đ̣an U Minh, sau lên bộ trưởng Quốc Pḥng (tài liệu của Huy Đức, trong Bên Thắng Cuộc)

(2). Hu Nim: bí danh Phoas, bị bắt vào Tuol Sleng và chết trong đó năm 1977

(3) Nguyễn Văn Trấn trong “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” về Lê Thanh Nghị: “chính phủ ta có một người phó thủ tướng bị gậy mà các nước xă hội chủ nghĩa đều nhẵn mặt”

(4) Kaysone Phomvihane : sau khi chết, được Việt Nam bỏ ra 8 triệu mỹ kim xây đền kỷ niệm, nhưng theo Hàn Lệ Nhân, sau này Trung Hoa lại bỏ tiền làm một bức tượng thật lớn đặt trước đền để có điểm nhiều hơn .

(5) Ḥang Hoa (Huang Hua): ngọai trưởng Trung Hoa từ 1976 đến 1982.  Xuất thân thông ngôn cho tác giả Edgar Snow rồi Mao Trạch Đông. Góp phần quan trọng trong bang giao Mỹ Hoa (chuyến Nixon sang Tàu, Đặng sang Mỹ). Khi thương thuyết với Anh về Hồng Kông, lỡ lời là Hồng Kông không cần có hồng quân  nên bị Đặng Tiểu B́nh nói là “nói tầm bậy”   

 (5) Souphanouvong: hay ông ḥang Đỏ là anh em cùng cha khác mẹ với ḥang thân Phouma (trung lập), Boun Oum (thân tây phương). Với sự giúp đỡ của Việt Nam, Souphanouvong phát động phong trào cộng sản Lào.  Ông từng học ở Hà Nội và làm việc ở Nha Trang.  Vợ Việt Nam có tên Nguyễn Thị Kỳ Nam