Buổi sáng sớm cặp Dế Mèn lại rời Sài G̣n để bay đến Nha Trang “Miền Quê Hương Cát Trắng”- “Thành Phố Văn Minh và Sạch Sẽ” theo như lời quảng cáo từ một tấm bảng rất lớn trên con đường Trần Phú, trước mặt biển. T́m về để thấy nhà cũ không c̣n, thay thế vào đó là ngân hàng Vietin Bank mới được xây cất. Viện Pasteur, nơi vợ chồng Dạ Minh và Nguyễn Bá Luận, gặp nhau để bắt đầu một cuộc t́nh, vẫn c̣n đó, chỉ mở thêm một cổng ở mặt đường bên kia. Viếng Tháp Bà, chụp h́nh cầu Xóm Bóng và Cầu Mới, Ḥn Chồng với trung tâm Văn Hóa và các nhạc cụ cổ để được nghe các nghệ sĩ chơi nhạc sống. Nh́n về hướng của Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ ngày nào để thấy lại dăy núi tượng h́nh môt cô gái nằm nghiêng đă ăn sâu với 2 câu thơ “Quân trường ngàn năm thao diễn nghỉ. Em nằm xơa tóc đợi chờ anh.”
Đến Cầu Đá, vào xem Viện Hải Dương Học mà ngày xưa gọi là “Hải Học Viện” để thấy sự xuống cấp kinh khủng không ngờ của môi trường. Sau đó, lần lượt thăm Chùa Long Sơn, leo cả trăm tầng cấp để biết nay có thêm tượng Phật Nằm ở phía thấp đem qua từ Thái Lan. Chợ Đầm. Nhà Thờ Đá. Trường Nữ Trung Học. Rồi căn bất động sản sinh thời tặng giữ của nàng ở đường Độc lập, hay gọi là đường Thống Nhất, nay là một cơ sở thương măi do nhà nước quản lư. Khi xe taxi đi ngang qua khu phố trên đường Hùng Vương, bất ngờ chợt thấy một quán cà phê có bảng hiệu “Tiệm Cà Phê Của Những Suy Tư”. Nghe nổ quá làm 2 con Dế nh́n nhau phát ph́ cười!
Chiều đến, rủ nhau tản bộ theo bờ biển, t́m lại những dấu vết xưa nhưng nay đă không c̣n. V́ vợ chồng Mai & Phan Chánh Đức nhờ chúng tôi đem lại niềm vui bất ngờ cho những người buôn thúng bán bưng, chúng tôi ngồi ghế đá theo dơi sinh hoạt của họ trên băi. Họ là những người đàn bà nghèo khó tuổi trên ba mươi, có thể dắt theo một con nhỏ một hai tuổi, hoặc các mệ già tóc đă bạc sương. Khi được thăm hỏi, đa số gốc là những người cùng cực ở quê nhà xa xôi hẻo lánh, ruộng bị tịch thu, bị chia chác, không sống nỗi, phải ly tán gia đ́nh lên tỉnh thành để t́m đường sống bằng cách mua bán từng chiếc bánh tráng, từng gói kẹo gum, từng con ghẹ luộc, từng củ khoai nướng, ḥng kiếm miếng cơm mỗi ngày. Gặp bữa trời mưa, coi như nhịn ăn! Chưa kể ốm đau không tiền mua thuốc. Vừa mời khách mua hàng vừa dớn dác nh́n ngang dọc sợ bị cảnh sát bắt. Ngay cả tầng lớp này cũng phải chia chác đút lót cho những người đại diện “Nhà Nước” một cách thê thảm.
Đâu đâu cũng thấy vô số khách du lịch người Nga. Có nhiều cơ sở chuyên phục vụ cho nhóm khách này mang toàn bảng hiệu chữ Nga. Nhưng nếu để ư kỹ và thính tai, từ trong các khách sạn, cửa hiệu, quán ăn sang hay b́nh dân, ra đến ngoài đường, trên xe taxi hay xe bus, ḍng nhạc phổ biến nhiều nhất là nhạc Mỹ, với loại nhạc Pop của thời 60, 70… và hiện tại, khiến không khí thành phố trẻ trung hẳn ra và tinh thần du khách dễ dàng thoải mái.
Dế Mèn rủ nhau dậy sớm ra ngắm mặt trời mọc từ biển Đông, một sinh hoạt quen thuộc rất thú vị của nàng trước đây. Có những nhóm người địa phương bắt đầu đi dạo hay tập thể thao trên băi biển. Ở một khoảng vắng, hai chúng tôi im lặng ngồi cạnh nhau thật lâu, cảm nhận hạnh phúc hiện thực trong từng giây phút. Ánh sáng mặt trời của đầu ngày xuyên qua mây trông thật huyền diệu thánh thiện, như để sưởi ấm và cứu rỗi tâm hồn đôi bạn.
Một du khách, có lẽ là người Mỹ, v́ đội mũ màu lục mang nhăn hiệu của đội banh Green Bay, đang chăm chú viết vào tập giấy. Thỉnh thoảng ông ta dừng lại, ngẩng đầu nh́n bâng quơ đâu đó như t́m ư cho câu văn, để rồi cúi xuống tiếp tục ghi chép triền miên, khiến tôi liên tưởng đến một Ernest Hemingway đang lưu lạc nơi xứ người.
Chúng tôi ăn sáng đặc sản bún sứa & cá, ăn tối nem cuốn Ninh Ḥa (món này rất nổi tiếng trước đây) mà phẩm chất nay rất kém xa nem nướng Brodard của Little Sài G̣n, California. Thưởng thức bánh ướt Thành ở tận Diên Khánh mà khi ăn xong trước mặt là một chồng dĩa và tiền ăn chỉ bằng một phần năm tiền cuốc xe. Ăn ghẹ luộc trên băi biển, là một cách để t́m đối tượng đáng giúp đỡ.
Các MC Việt Nam trên những chiếc thuyền mua vui cho khách du lịch khá duyên dáng và linh hoạt khiến việc đi tour viếng thăm một số đảo, đặc biệt Đảo Tằm, sáng đi chiều về, là làm một chuyện thú vị. Tắm suối nước khoáng tại Tháp Bà Sapa là mục cuối cùng trước khi lên máy bay trở về lại Sài G̣n, mang theo một vài h́nh ảnh của “cảnh đẹp trăng thanh gió mát ai qua không quên để lại một vài luyến tiếc xa xôi.”
Trong 3 ngày dưỡng sức tại hậu cứ Sài G̣n, theo chương tŕnh chúng tôi được người quen dẫn đến thăm BV Ung Bướu vào lúc 5 giờ sáng hầu tránh giờ hành chánh bận rộn và có thể tiếp xúc gần với bệnh nhân. Người ta đang ngủ nằm, ngủ ngồi la liệt khắp nơi, trong pḥng bệnh, hành lang và ngay cả cầu thang, rất hỗn độn. Thật xót xa khi 2 người bệnh nằm chung trên một chiếc giường nhỏ ngược chiều nhau, đau đớn hơn nữa khi người bệnh thứ ba nằm ngay bên dưới gầm giường.
Ở một góc thang lầu u tối, người hướng dẫn, anh Tâm, giới thiệu một bệnh nhân lớn tuổi, khá cao và gầy với da bọc xương, khuôn mặt đen thui như Chà Và đang co ro trên chiếc chiếu cũ. Đó là một bệnh nhân bị ung thư xoang mũi đă xong phần xạ trị (nguyên nhân đưa đến khuôn mặt bị cháy nám) hiện đang chờ phần hóa trị nếu có được tiền. Đây chính là một trong những đối tượng của chúng tôi. Một phong b́ tiền được đưa tận tay người bệnh đơn chiếc một cách kín đáo. Chúng tôi chỉ có đủ th́ giờ làm được một vài trường hợp tượng trưng như vậy trước khi trời sáng qua 3 trại bệnh khác nhau, trong đó có một trại dành riêng cho con nít.
Từ năm 1986, qua một liên hệ thánh tâm, chúng tôi được biết anh Tâm là một người tận hiến đời ḿnh phục vụ giúp đỡ cho những bệnh nhân nghèo khó và đơn chiếc nhất trong BV. Lúc đầu anh gặp nhiều khó khăn từ phía ban tổ chức của BV, nhưng từ từ mọi người đều thấy rơ công việc thiện tâm của anh. Khoảng 20 phong b́ c̣n lại, chúng tôi trao hết cho anh Tâm để anh tùy nghi sử dụng trong việc giúp đỡ thiết thực nhất những bệnh nhân nghèo, mà đôi khi là những người gần chết nhưng thân nhân không có phương tiện thuê mướn xe chở về quê. Nếu chết tại bệnh viện, sở phí sẽ trở thành nặng gấp mười lần.
Qua mỗi thành phố dừng chân, chúng tôi đều thực hiện và chuyển giao một số tiền theo đơn đặt hàng của nhóm bạn thân ở Hoa Kỳ. 20 b́ thư cho các bệnh nhân nghèo khó nhất tại khoa Ung Bướu của Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng, trong đó có phần của Bảo Tiên. Những gia đ́nh cùng cực trong một làng đánh cá gần Thuận An, nơi mà chúng tôi đă có đến thăm một lần trước đây, xuyên qua tổ chức thiện nguyện của vợ chồng Hồ Ngọc Ánh & Bích Ngọc, trong đó có phần của Hồ Đăng Thuận. Những người tàn tật bẩm sinh bán vé số, đậu phụng luộc trong một quán cà phê trên bờ biển Nha Trang. Dế Mèn cũng không quên gởi lại tiền cho Nhóm T́nh Thương ở Đà Nẵng mua gạo tặng cho các Thương Phế Binh/VNCH trong dịp Tết. Chúng tôi thật sự có được những kinh nghiệm để thấy rằng ḿnh được hạnh phúc khi cho đi, bởi hạnh phúc cộng thêm và nhân lên khi ta biết chia xẻ cho người khác. Nhờ vậy cuộc phiêu lưu có thêm màu sắc và ư nghĩa.
Cùng trong buổi sáng, tôi đến thăm BS. Đào Duy Dũng, #9, nhân lễ 49 ngày của người bạn đường, BS Mai Băng Thanh, #12, thắp một nén nhang tưởng nhớ đến bạn đồng môn tài hoa này. Rồi tôi và Dũng đưa nhau ra tiệm cà phê Miên Du nằm ngay con hẻm ở đường Phạm Biểu Chánh, nhỏ nhắn nhưng thật yên tĩnh để hàn huyên. Dũng đặc biệt riêng tặng tôi cuốn “Ung Thư Đại Tràng Di Căn Gan Có Chữa Trị Được Không?” do chính Mai Băng Thanh viết, xuất bản tháng 7, 2013.
Sau đó, anh chị BS. Chung Châu Hồ, khóa 7, từ Thủ Đức lên thăm và “âu yếm dẫn lấy tay chúng tôi” đến ăn trưa ở một nhà hàng xịn ngay bên hông Nhà Hát Lớn. Buổi gặp mặt có cả bạn Dương Đ́nh Công, chúng tôi cụng ly chúc mừng gặp lại nhau và cầu mong sức khỏe. Xin chung vui với anh chị Hồ khi biết con gái và con trai anh chị hiện đang du học tốt đẹp tại Luân Đôn.
Những ngày kế tiếp, các bạn nàng tiếp tục đưa chúng tôi khám phá thêm Sài G̣n. Nào là ăn tối ở Presidential Club ở đường Pasteur, trên tầng lầu 22, không khí thanh lịch mà lại nh́n thấy được Sài G̣n về đêm. Ăn sáng ở làng Văn Thánh, với chỗ ngồi mát mẻ trên mặt hồ có những lá sen to và bằng phẳng như cái thúng. Ăn trưa ở Hotel Equatorial, sang trọng với các món Dim Sum…
Chúng tôi hân hạnh có cơ hội tham dự buổi tiệc cưới của cháu nội gái của D́ Hoàng Huyên, con gái của vợ chồng Trinh & Thạnh hiện ở California, một trong những gia đ́nh quen thân từ thủa ở chung trong trường ĐK. Cách tổ chức đám cưới tại nhà hàng Sài G̣n xem ra có vẻ xôm tụ hơn bên này với đoàn ca múa rất điệu đàng. Tại buổi tiệc này, ngoài gia đ́nh của D́ Huyên, chúng tôi c̣n gặp Cô Mai Hương, em Cô Quế Hương của Phượng Vỹ Houston, và Bích Ngọc, bà xă của Hồ Ngọc Ánh, đến tham dự từ Singapore. Hẹn gặp Ánh & Ngọc vào năm tới khi vợ chồng di chuyển về lại Hoa Kỳ sau gần 10 năm xa xứ.
Chúng tôi lại rời Sài G̣n trên một chuyến bay đến thăm Côn Đảo. Từ phi trường về khách sạn, chúng tôi hiểu được v́ sao phi trường tại đây c̣n mang tên “Phi Trường Cỏ Ống,” khi nh́n thấy một loại Cỏ Ống cao đến đầu người chiếm dày đặc quăng đất xung quanh phi trường, chỉ Cỏ Ống và Cỏ Ống! Côn Đảo thực ra là một chùm 16 đảo lớn và nhỏ, nhưng chỉ có 2 đảo ở được v́ có nước, đó là đảo Côn Sơn lớn nhất, và kế đó là đảo Côn Luân. Côn Đảo chỉ là một huyện của quận Cần Giờ ở trong đất liền. Ngoài cỏ Ống, đảo có 4 loại cây chính, nhiều nhất là cây Bàng (loại cổ thụ), cây Bằng Lăng Tím, cây Phượng Đỏ và cây Anh Đào.
Ai trong chúng ta đều biết Côn Đảo là một nhà tù giam cầm bao tù nhân chính trị, từ hồi c̣n Pháp, rồi sau đó đến thời của Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH. Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, trong khi chính quyền CS mở làng loạt những trại tù mới ở nhiều nơi xa xôi hiểm trở trong các rừng núi của cả 3 miền Bắc, Trung, và Nam để nhốt và đày đọa mấy trăm ngàn tù quân cán chính của VNCH với cả chục ngàn người bỏ ḿnh trong thời gian tù đày, nhà tù ở Côn Đảo lại được chế độ mới biến đổi thành một viện bảo tàng để tŕnh bày tội ác “Mỹ Ngụy”. Ngoài chuyện khuếch trương tour du lịch thăm nhà tù và nghĩa trang liệt sĩ, Côn Đảo vẫn c̣n rất hoang dă so với Phú Quốc được thương măi hóa tối đa. Không có cảnh lôi kéo khách du lịch, “tắm” cho khách du lịch?!!! Không có buôn bán, quán nhạc ồn ào trên băi biển. Tại đây cảnh đẹp thiên nhiên c̣n nhiều và thơ mộng. Và đó là mục đích phiêu lưu của cặp Dế Mèn.
Dân số trên đảo khoảng 7 ngàn người, 2 ngàn người là nguyên gốc chia nhau làm công nhân viên nhà nước v́ những liên hệ với CS từ xưa, 2 ngàn người là dân sống nghề biển, đi đi về về từ những nơi khác như Long Hải, Quy Nhơn, Phan Thiết… Số c̣n lại bao gồm quân đội biên pḥng, những người mới đến lập nhgiệp, người làm thuê hoặc các nhân viên phục dịch trong các cơ sở thương măi, khách sạn… Đảo chỉ có một trạm xá y tế nhỏ do một y sĩ trông coi và một trường từ cấp tiểu học cho đến trung học. Nếu em nào muốn học tiếp lên ĐH ở đất liền sẽ được cấp học bổng toàn phần cho đến khi tốt nghiệp. Người dân ở đây hiền ḥa hiếu khách. Nếu bạn là người từ các nơi khác t́m về đây kiếm sống th́ các tiệm hàng hóa ở chợ có thể bán chịu cho bạn thức ăn trong mấy tháng đầu, không cần trả tiền liền. Thật là quá tử tế!!
Khách sạn chúng tôi nằm ngay bên cạnh bờ biển, và trước dăy pḥng chúng tôi là băi biển. Khi nhận xe Honda thuê sẵn chung với pḥng khách sạn, chúng tôi được cho biết nơi đây chỉ có một nơi đổ xăng và xe không cần khóa v́ chưa bao giờ xe bị ăn cắp trên đảo này. Nếu bạn bị hết xăng dọc đường th́ cứ việc vứt xe ở đó, khi nào t́m mua được xăng trở lại đổ chạy tiếp, không phải lo sợ mất xe. Và cứ thế, suốt trong mấy ngày tại đây, chúng tôi đèo nhau dọc ngang đảo trên yên ngựa sắt, từ trung tâm thị xă đến tận đầu Bắc, rồi trở ngược chạy về đầu Nam, dừng lại bất cứ chỗ nào để ngắm phong cảnh, nhà cửa, dân làng, vườn cây với gà vịt, chim chóc. Trong một ngày, chúng tôi có thể vừa ngắm mặt trời mọc ở Phương Đông tại một góc này, dẫn nhau đi tắm biển ở một nơi khác để khi chiều xuống lại chờ xem mặt trời lặn ở Phương Tây tại một góc biển hẻo lánh khác. Thật tuyệt vời!
Hai hồ nước lớn đầy những cây sen vẫn c̣n nở bông dù đang cuối Thu. Đây là hồ chứa nước ngọt duy nhất cho cả thị xă tiêu dùng. Chúng tôi cũng bước lên đỉnh của chùa Vân Sơn để có được một cái nh́n tổng quát của toàn thị xă. So với những chùa khác đă thăm qua, ngôi chùa nhỏ này có một sắc thái riêng biệt, với vị trí trên đầu ngọn núi nh́n xuống thấy nguyên thị xă trải dài bên dưới. Sau lưng chùa nh́n thẳng ra biển rộng, đường đi lên lắm chỗ quanh co, cây lá um tùm. Người viếng cảnh chùa, dù có mệt bao nhiêu, vẫn cảm thấy khoan khoái được hít thở không khí trong lành và ngắm được phong cảnh đầy màu sắc thần tiên.
Chiều đến, chúng tôi phóng xe về tận cực Nam của đảo. Tấp vào một khu vực mua bán dưới chân đèo để xem cảnh thuyền đánh cá cập bến. Những con cá tươi xanh, đủ loại, đủ giống… sáng lóng lánh c̣n quẩy đuôi trong rổ đựng trông thật đẹp và hấp dẫn. Nh́n vào không thể không gợi lên nỗi thèm được thưởng thức món cá hấp cuốn ăn tại chỗ. Chỉ tiếc là không phải nhà ḿnh! Xuyên qua Mũi Cá Mập, leo lên Đỉnh Chân Chim (mà chúng tôi tự đặt là Đỉnh Gió Hú, v́ đây là đỉnh cao nhất của Côn Đảo, với gió thổi khá mạnh, rất nguy hiểm gọi là gió Côn Đảo) ngồi ngắm mặt trời lặn dần về Phương Tây. Trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, ánh sáng ở chân trời biến đổi nhiều lần, khi tỏ khi mờ. Chúng tôi im lặng nh́n ngắm sự ḥa hợp giữa đất trời và biển cả. Cảm nhận t́nh yêu thương trọn vẹn. Ánh sáng tắt hẳn ở chân trời; chúng tôi rời đỉnh đèo khi màn đêm vừa xuống.
Tới khách sạn, chúng tôi hè nhau khiêng ghế ra ngồi trước biển, lai rai làm vài chai bia lạnh với khô mực nướng dưới ánh đèn mờ của điện đường, cho đến khi trời lạnh hẳn. Về pḥng, mọi người lăn đùng “bất tỉnh.”
Mỗi sáng thức dậy được ngắm b́nh minh trên băi biển là một hạnh phúc tuyệt vời. Có lẽ v́ vậy mà vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie đă từng chọn nơi này làm nơi nghĩ mát tại Six Sense Resort với giá pḥng năm ngàn đô một đêm.
Hôm nay chúng tôi đến viếng Thiếu Gia Miếu, tức là ngôi mộ thờ Hoàng Tử Hội An, có tên tục là Hoàng Tử Cải. Theo truyền thuyết, Hoàng Tử Hội An, bấy giờ được 3 tuổi, khóc lóc đ̣i Mẹ, tức Bà Thứ Phi Phi Yến, nhũ danh Lê Thị Răm, đang bị vua Gia Long ra lệnh giam cầm trong hang đá v́ nghi ngờ có ư thông đồng với quân Tây Sơn, khiến vua Cha nổi giận và quăng con ḿnh xuống biển. Mấy ngày sau, xác Hoàng Tử Hội An tấp vào xóm Cỏ Ống và được dân chúng đem đi chôn. Từ đó có câu truyền dân gian:
“Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
Tiếp theo, chúng tôi đến thăm An Sơn Miếu, nơi thờ Bà Phi Yến, Mẹ của Hoàng Tử Cải. Cũng theo truyền thuyết, trong thời gian Bà phải chịu giam cầm trong hang đá, một tên đồ tể vô lễ nắm tay Bà. Lập tức sau đó Bà Phi Yến gieo ḿnh xuống biển quyên sinh để giữ vẹn toàn trinh tiết. V́ vậy bàn thờ của “Dạ Linh Nương Nương” có 2 câu đối:
“Tiết Hạnh Quyên Sinh Vạn Đại Truyền
Trung Nghĩa Giáng Quân Thiên Cổ Chiếu”
Cả 2 ngôi miếu của bậc tiền nhân thuộc gịng họ Nguyễn Phước Tộc chúng tôi đều có hộp cúng dường và hương nhang để khách viếng thăm cầu xin khấn nguyện. Có rất nhiều ghế đá đặt dài dài bên ngoài sân với những hàng chữ ghi lời cảm tạ và tên tuổi của những người đạt được lời cầu xin. Chúng tôi cũng chộ được 3 cây Thị to lớn với vài trái Thị đang vàng chín trên cành, là một hiện tượng rất hiếm.
Kế đó, chúng tôi ghé chơi và uống nước dừa ở băi Đầm Trầu. Đây là một băi biển h́nh cung có nhiều cây dương xỉ, xinh đẹp với làn nước trong xanh, sóng nhỏ v́ gió lặng do mỗi góc băi được che bởi một triền núi nhô ra sát tận biển. Phía bên trái của băi Đầm Trầu và đàng sau triền núi là băi Tắm Tiên, tên gọi của băi tắm khỏa thân cho khách ngoại quốc. Nếu muốn qua băi Tắm Tiên, chắc cũng phải mất khoảng nửa giờ leo núi. Mà để làm chi?! Thôi, ở đây cho rồi, vừa uống nước dừa tươi cho khỏe người, vừa ngắm “đôi chân trần” này cũng đủ thích thú!!
Quen bước giang hồ, chúng tôi phóng xe xuyên qua nhiều xóm nhỏ làng thưa. Con đường lên xuống ghồ ghề chật hẹp, khi đất đỏ, khi đất cát, khi phải qua cầu nhỏ chút xíu như cái “thong” của phái nữ, vậy mà ḷng ngập niềm vui nên chẳng mấy e sợ, dù xe bị ngă mấy lần, hay bị lạc lối giữa chốn hoang vu không người.
Qua sự giới thiệu, chúng tôi gặp thăm một cô gái, tuổi trên 30, vốn đă tàn tật c̣n bị ung thư trực tràng, đă được cắt bỏ tại BV. B́nh Dân, Sài G̣n và nay mang túi hậu môn nhân tạo từ một năm qua. Mẹ cô là một cán bộ nhà nước trên đảo đă về hưu. Thế là số tiền c̣n lại của Mai & Đức gởi đă t́m ra người nhận. Bà mẹ đă chảy nước mắt khi biết người đưa quà cho con ḿnh đă từng ở tù trong chế độ CS. Bà cũng cho biết cha bà trước đây là một công an đă từng làm trưởng trại tù cải tạo trước khi chết. Thật là một ḥa giải kỳ diệu, khi oán được trả bằng ân th́ chắc không bao lâu sẽ đến ngày gút thắt giữa hận thù và nghiệp báo cũng từ từ cởi mở.
Về lại Sài G̣n, trưa hôm đó, chúng tôi đến thăm cha nuôi của nàng là BS. Dương Cẩm Chương, để chúc mừng sinh nhật thứ 103 của người vào tuần tới. Tuy cao tuổi, ông cụ vẫn c̣n sáng suốt, trí nhớ rất minh mẫn và sức khỏe tốt. Chúng tôi chụp h́nh kỷ niệm và được tặng quà là cuốn sách “Trăng Soi Bóng Nước” xuất bản năm 2013 với chính chữ kư của cụ là tác giả. “Nhớ sống thong thả”. Đó là lời truyền đạt của ông cụ. Và rơ ràng như vậy, ở tuổi 103, ông vẫn thong thả… sống, thong thả nói chuyện, thong thả lục lọi trí nhớ, thong thả làm thơ, thong thả đi. Thật là quư báu!
Lại được thưởng thức bánh nậm, bánh bộc lọc, bánh bèo, bánh ít và bún ḅ ngon tuyệt cú mèo tại nhà hàng chuyên đồ ăn Huế do người bạn của nàng làm chủ. Lạ thật, món ăn Huế ở xa Huế mà lại ngon hơn các quán ngay tại Huế, cho thấy tinh hoa của Huế thật sự đă rời Huế từ lâu lắm rồi!
Cặp Dế Mèn lại đi cà phê Miên Du với Mỹ Đức và Thu Cúc ở quận Tân B́nh. Khác với quán Miên Du mà BS. Đào Duy Dũng và tôi gặp nhau trước đó. Quán cà phê này nằm trong một khuôn viên rất lớn, nhiều khu vực khác nhau, trên lầu, dưới lầu, trong nhà, ngoài sân, hồ kiểng, khóm cây… Muốn chọn nơi ngồi nào cũng được. Tha hồ mà nói chuyện và nghe “nhạc vàng”.
Lang thang ở góc Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện, dọc con phố Tự Do, Lê Thánh Tôn, chui vào khu thương măi VinCom. Ăn tối tại BreadTalk... Về đêm, các khu vực thương măi lên đèn sáng rực, lấp lánh dây kim tuyến cùng các trưng bày khác của mùa Giáng Sinh. Thật trái ngược với h́nh ảnh “Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá, bên máng lừa.”
Sáng hôm sau là sáng duy nhất chúng tôi có quyền ngủ dậy trễ, v́ cái hẹn với bạn đồng khóa Thanh Thiện từ Phan Thiết lúc 11 giờ tại nhà hàng Wrap & Roll ở đường Hai Bà Trưng. Thiện cho biết chị vừa mới đi thăm vợ chồng con trai và cháu nội ở Tân Tây Lan, rồi con gái ở Úc mới về nhà được 2 tuần. Chúng tôi bàn giao lại cho Thiện 2 cuốn truyện “Tâm Cảm” của chị Cao Thị Thanh Tâm viết mà Thiện đă để quên ở nhà chúng tôi trong thời gian vợ chồng chị qua Hoa Kỳ tham dự ĐH YKH 2013 tại Little Sài G̣n. Thiện mang theo 2 bịch tôm khô Phan Thiết làm quà cho chúng tôi. Không khí nhà hàng dễ chịu, chiêu đăi nhanh, gọn và sạch sẽ; các món ăn ngon miệng, giá cả rất phải chăng. Chúng tôi chúc mừng Thiện khi biết con gái ở Úc của chị sẽ lấy chồng trong năm tới. Chúng tôi rất cảm động và ngưỡng mộ t́nh bạn thân thiết Thiện đă dành cho chúng tôi khi biết chị đi và về Phan Thiết trong cùng ngày. Rất cám ơn Thanh Thiện.
Tối hôm nay chúng tôi ở yên trong khách sạn, sửa soạn cho chuyến đi ngày mai- Đà Lạt- trạm dừng chân cuối.
(C̣n Tiếp)