Tìm Kiếm Bài Đã Đăng

BŒnh CÜ©m M¡t
cataracts-street-scenes
h9991300_001
Cataracts
Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2014
NguyÍn Nguyên
cataract2014-04-23-19-46-53
 
Nguồn trích dẫn: https://nswvefa.com/2014/07/05/benh-cuom-mat/

Bệnh Cườm Mắt aka Bệnh Đục Thủy Tinh Thể (Cườm)

Trọng tâm của bài viết chỉ gồm những điểm cơ bản nhất về bệnh Đục Thủy Tinh Thể (Cườm/Cataract).

Đối tượng phục vụ của bài viết này không phải là các vị “học giả”, “học sĩ”, hay các chuyên viên mà là các bạn hiền và thân quyến của người viết. Do đó, các chi tiết và số liệu rườm rà sẽ không đuợc bàn cặn kẽ; người viết hy vọng rằng: chúng sẽ được bổ sung bởi các vị nhân viên (Health Care Provider - HCP) hữu trách.

Vì thuật ngữ bằng tiếng Việt chưa được mọi người đồng lòng thừa nhận, các thuật ngữ và các chữ viết tắt sẽ được ghi chú trong dấu ngoặc đơn, ví dụ (HCP = Health Care Provider).

Mục tiêu của bài viết này chỉ nhầm cung cấp thông tin chung; các trường hợp cá biệt cần được chẩn-trị và tư vấn bởi các nhân viên ý tế (HCP) hữu trách.

Bệnh đục thủy tinh thể (hay bịnh cườm mắt) là khi nhân mắt bị kéo mây làm cho mắt khó nhìn thấy. [Xem hình 1]

Đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt.
Bệnh cườm mắt được chia làm 4 loại như:
Bệnh cườm mắt bẩm sinh;
Bệnh cườm mắt do chấn thương;
Bệnh cườm mắt do bệnh như bệnh tiểu đường;
Bệnh cườm mắt do tuổi già - Người già thường bị bệnh loại này.

Yếu tố nguy cơ của bệnh đục thủy tinh thể

Nguy cơ bị đục thủy tinh thể tăng theo độ tuổi. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
• Một số bệnh như bệnh tiểu đường
• Hút thuốc
• Uống rượu
• Trải qua thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể

Các Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể có thể tiến triển dần dần theo thời gian, và gồm:
• Tầm nhìn không rõ hoặc nhòe
• Quầng sáng chung quanh mắt hoặc thấy ánh sáng chói
• Tầm nhìn vào ban đêm kém
• Nhìn một thành hai
• Màu sắc dường như nhạt dần

Chăm sóc

Đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu quý vị có bất kỳ dấu hiệu nào. Bác sĩ sẽ khám mắt để kiểm tra các vấn đề. Nếu vấn đề tầm nhìn gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày, thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Trong khi giải phẫu,  thủy tinh thể bị mờ sẽ được lấy ra và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. Quý vị và bác sĩ sẽ cùng quyết định xem phẫu thuật có là lựa chọn chữa trị tốt nhất hay không.

Thủy tinh thể có thể bị mờ dần theo thời gian, cho nên quý vị không cần phẫu thuật trong nhiều năm. Bác sĩ có thể đề nghị đeo kính mới, sáng hơn, kính mát chống ánh sáng chói hoặc kính khuyếch đại để cải tiến tầm nhìn. Quý vị cần đi khám mắt thường xuyên để quý vị và bác sĩ có thể bàn thảo khi cần phẫu thuật.

Làm thế nào để bảo vệ tầm nhìn của quý vị

• Nếu ở độ tuổi 60 hoặc lớn hơn, nên đi khám lúc làm giãn nở mắt, ít nhất một lần mỗi hai năm.
• Ăn nhiều rau cải xanh tươi, trái cây và thực phẩm có chất chống oxy hóa khác.
• Đeo kính mát và nón để hạn chế tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời.
• Kiềm chế bệnh tiểu đường với trợ giúp của bác sĩ và chuyên viên dinh dưỡng.
• Bỏ hút thuốc.
• Hạn chế uống rượu.
Vậy Quý vị cần bàn với Bác sĩ hữu trách (hoặc Y tá), nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào.

Mách có chứng ~ Source:

https://www.healthinfotranslations.org [access: 8/25/2014 9:37 AM Sydney time]

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/tutorials/cataracts/htm/index.htm [access: 8/25/2014 9:38 AM Sydney time]

https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/tutorials/cataracts/ot029104.pdf [access: 8/25/2014 9:39 AM Syndey time]


Loading