Ngày thứ bảy 17-2-1979, lúc 3 giờ 30 sáng, pháo binh quân đội Trung Hoa bắt đầu pháo kích ào ạt vào các vị trí quân sự các quận Tiên Lĩnh, Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng, mở đầu cho một cuộc tấn công quy mô trên một chiến tuyến dài hơn một ngàn cây số dọc theo biên giới Việt Hoa từ Lai Châu đến Móng Cái.
Xét về địa thế, lănh thổ hai nước dọc theo biên giới có thể chia làm hai vùng. Vùng lănh thổ tây bắc Việt Nam gồm những tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang tới Cao Bằng giáp giới với Vân Nam và Quảng Tây của Trung Hoa là một vùng đất hiểm trở, núi non trùng điệp, với rặng Fansipan trải dài từ Tây Tạng, qua Vân Nam, chiếm ba phần tư lănh thổ phía tây của Bắc Việt, kéo dài đến dăy Trường Sơn. Trục lộ giao thông chính của vùng này là con đường nối Côn Minh, thủ phủ của Vân Nam, qua Mông Tự, vượt biên giới Việt Hoa ở Lào Cai, xuôi quốc lộ 2 dọc theo thung lũng sông Hồng về Hà Nội.
Vùng lănh thổ đông bắc Việt Nam chạy từ Cao Bằng xuống Lạng Sơn, Móng Cái giáp giới Quảng Đông tương đối bằng phẳng, ít núi non, đường xá thuận tiện, dân cư đông đảo phồn thịnh. Trục lộ giao thông chính là con đường từ Nam Ninh chạy qua ải Nam Quan thuộc Lạng Sơn, theo quốc lộ 1 chạy qua châu thổ sông Hồng về Hà Nội.
Sinh sống dọc theo biên giới hai nước Việt Hoa là những sắc dân thiểu số. Ở Sơn La có sắc dân Thái đen, ở Lai Châu có sắc dân Thái trắng. Vùng Lào Cai là người Mèo, người Mán, vùng Thái Nguyên, Cao Bằng là người Tày, Thổ, vùng Móng Cái là người Nùng. Những sắc dân thiểu số này không bao giờ có được sự tin cậy của chính quyền cả hai nước. Trong lịch sử, mỗi khi có dịp là họ lại nổi lên chống lại sự cai trị của cả Trung Hoa lẫn Việt nam, chẳng hạn như Nùng Trí Cao năm 1041 đă nổi lên chống lại nhà Lư rồi sau đó chạy sang Trung Hoa chống lại nhà Tống. Trong chiến tranh Đông Dương thứ nhất, người Pháp đă lôi kéo được những sắc dân này chống lại Việt Minh, trong đó có những tù trưởng Đèo Văn An, Đèo Văn Long (người Thái), Châu Quản Lộ (người Mán), Vọng A Sáng (người Nùng). Chỉ có người Tày và Thổ là hợp tác nhiều với Việt Minh, có lẽ v́ ở ngay tại căn cứ địa của cộng sản. Nổi bật trong những lănh tụ người Tày, ngoài Hoàng Văn Thụ đă chết, là Chu Văn Tấn, trước là châu đoàn coi lính dơng cho Pháp, sau theo Việt Minh. Để lấy ḷng các sắc dân thiểu số, Chu Văn Tấn được Hồ Chí Minh đề cử làm bộ trưởng Quốc Pḥng trong chính phủ đầu tiên của Việt Minh năm 1945. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông ta bị Vơ Nguyên Giáp thay thế. Sau 1954, Chu Văn Tấn được thăng quân hàm thượng tướng, giữ chức phó chủ tịch quốc hội, rồi tư lệnh kiêm chính uỷ quân khu I. Tuy nhiên đến năm 1977, khi bang giao Việt Hoa bắt đầu căng thẳng, th́ cùng với Lê Quảng Ba, Lư Ban, Chu Văn Tấn bị mất chức và bị bắt giam, chỉ được thả ra khi sắp chết. Chu Văn Tấn bị mất chức không phải v́ ông ta có những hành động phản nghịch mà v́ uy tín của ông ở vùng biên giới quá lớn, và ông đă có những liên hệ họ hàng chằng chịt với những người Tày ở bên kia biên giới, chính quyền Việt Nam sợ rằng Chu Văn Tấn, giống như Lê Quảng Ba, cũng giống người Tày, có thể bị Trung Hoa khuyến dụ để nổi lên đ̣i tự trị. C̣n Lư Ban, tên thật Bùi Công Quan, tuy vào đảng Cộng Sản Đông Dương từ 1930, nhưng cũng vào đảng Cộng Sản Trung Hoa năm 1934.
Trong lịch sử chiến tranh Việt Hoa, Lạng Sơn luôn luôn được coi là một vị trí chiến lược chủ yếu và là hướng tấn công chính của quân Trung Hoa. Lư do là v́ địa thế ở đó là vùng đồng bằng. Chiếm được Lạng Sơn là chiếm được cửa ngơ châu thổ sông Hồng, và chỉ c̣n một trăm năm mươi cây số dọc theo quốc lộ 1 là tới Hà Nội. Từ quân nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, đến nhà Thanh mỗi khi xâm lăng đều kéo quân qua ngả Lạng Sơn. Ngay cả khi Lư Thường Kiệt đem quân đánh Tống năm 1075, ông cũng kéo quân qua ngả Lạng Sơn, và từ đó, cùng với phó tướng Tôn Đản đă đánh phá châu Khâm, châu Liêm và chiếm được châu Ung (Nam Ninh hiện nay).
Sau Lạng Sơn, Lào Cai là một cửa ngơ quan trọng thứ hai thông thương giữa hai nước. Giữa vùng rừng núi bao la hiểm trở dọc biên giới tây bắc, chỉ có một trục lộ thuận tiện từ Côn Minh (thuộc Vân Nam) qua Lào Cai theo thung lũng sông Hồng về Hà Nội. Nhưng đó là một con đường độc đạo chập chùng qua rặng Hoàng Liên Sơn, rất dễ bị phục kích, v́ thế cho nên trong lịch sử, khi quân Minh và quân Thanh tiến đánh Việt Nam theo hai hướng, Lào Cai chỉ là hướng tấn công phụ. Riêng quân Nguyên không đi ngang Lào Cai, mà dùng thuỷ quân từ Nghệ An đánh lên.
Kể từ khi Pháp đặt chân đến Việt Nam, nhờ đường sá phát triển, Cao Bằng ngày càng trở nên một bàn đạp quan trọng tiến về trung châu. Từ Cao Bằng, có quốc lộ 3 qua Thái Nguyên về Hà Nội. V́ thế, về phương diện quân sự, quốc lộ 4, từ Cao Bằng chạy song song với biên giới Việt Hoa qua Lạng Sơn tới Móng Cái đặc biệt quan trọng. Chính tại quốc lộ số 4 này, trong chiến dịch biên giới năm 1950 đă đánh dấu một sự hợp tác thân thiết nhất giữa hai phong trào Việt Nam và Trung Hoa. Hai mươi chín năm sau, “t́nh nghĩa vô sản quốc tế trong sáng” giữa hai nước đă trở nên thù nghịch. Những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Đông Khê, Thất Khê nay trở nên băi chiến trường chính của hai nước. Những đơn vị chính quy, trước kia được Trung Hoa giúp huấn luyện và trang bị, nay trở nên mục tiêu chính mà Trung Hoa muốn tiêu diệt, và tướng Vi Quốc Thanh, ân nhân của Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp năm 1950, năm 1979 đă 72 tuổi, giữ chức chủ nhiệm tổng cục Chính Trị Hồng Quân, lại là người quyết tâm nhất muốn dạy cho Việt Nam một bài học về sự trở mặt.
Ngoài những vị trí Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai, từ biên giới Hoa Việt ở Lai Châu có quốc lộ 6 đi về Hà Nội, nhưng đó cũng là một con đường độc đạo chạy trên những vùng núi non hiểm trở cao hơn hai ngàn thước, không tiện cho việc di chuyển vơ khí nặng cũng như tiếp liệu, nên hướng tấn công của Trung Hoa tại Lai Châu không đáng kể. Nhưng sườn phía tây của Bắc Việt giáp Ai Lao có một cửa ngơ quan trọng. Đó là con đường từ tỉnh Phong Saly của Lào theo sông Nậm Na qua thung lũng nổi danh Điện Biên Phủ, tiến về Hoà B́nh mà không phải qua những dăy núi gập ghềnh của tỉnh Lai Châu. Sau năm 1975, Trung Hoa đă giúp Lào xây dựng một con đường từ Vân Nam xuống Phong Saly. Năm 1979, bộ trưởng thông tin Sisana Sisane của Lào đă tố cáo Trung Hoa cố t́nh làm con đường lệch sang biên giới Việt Nam, và khi chiến cuộc Việt Hoa bùng nổ, các sư đoàn 306, 968… của Việt Nam đang trú đóng bên Lào đă phải dồn lên pḥng thủ biên giới phía bắc nước Lào.
Ngay buổi sáng ngày 17-2-1979, quân đội Trung Hoa đă tấn công tổng cộng 39 mục tiêu dọc theo biên giới hai nước, trong đó có 26 mục tiêu bị tấn công từ cấp tiểu đoàn trở lên. Riêng Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai bị tấn công bằng cấp sư đoàn. Tổng cộng quân số Trung Hoa vượt biên giới trong ngày đầu chiến dịch khoảng tám chục ngàn. Con số này tăng dần cho tới ngày cuối của chiến dịch lên tới trên một trăm năm chục ngàn. Đó là không kể hàng mấy trăm ngàn binh sĩ khác giữ nhiệm vụ yểm trợ hay trừ bị phía sau. Chỉ huy tổng quát mặt trận là Hứa Thế Hữu (1), ủy viên trung ương đảng, kiêm tư lệnh quân khu Quảng Châu (gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây), người đă che chở cho Đặng Tiểu B́nh trong thời gian bị thanh trừng. Hứa Thế Hữu đặt bộ tư lệnh mặt trận ở Nam Ninh. Phụ tá cho Hứa Thế Hữu là Dương Đắc Chí, từng nổi danh khi phụ tá cho Bành Đức Hoài trong chiến tranh Triều Tiên. Để sửa soạn tham gia trận tấn công Việt nam, Dương Đắc Chí đang là tư lệnh quân khu ở Vũ Hán được cử xuống làm tư lệnh quân khu Tây Nam gồm Vân Nam và Quư Châu thay thế cho Vương Tất Thành. Trong những ngày đầu, Hứa Thế Hữu trực tiếp chỉ huy mặt trận phía đông (Quảng Đông và Quảng Tây) tấn công Cao Bằng, Lạng Sơn, c̣n Dương Đắc Chí chỉ huy mặt trận phía Tây, tiến quân từ Vân Nam tấn công Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang (2).
Dương Đắc Chí Hồ Chí Minh và gia đ́nh Hứa Thế Hữu
(Nguồn: Wikipedia)
Để tấn công Việt Nam, Trung Hoa đă huy động nhiều quân đoàn từ nhiều quân khu khác nhau. Mặt trận phía đông của Hứa Thế Hữu gồm có những quân đoàn 41, 55 (thuộc quân khu Quảng Đông), 42 (Quảng Tây), 43, 54 (Hồ Nam) tấn công Lạng Sơn, Cao Bằng. Mặt trận phía tây do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm quân đoàn 11 (Vân Nam) tấn công Lai Châu, hai quân đoàn 13 (Vân Nam), 14 (Thành Đô) tấn công Lào Cai.
Những mục tiêu tấn công của quân Trung Hoa trong trận
tấn công đầu năm 1979
Bên phía Việt Nam, pḥng thủ biên giới Việt Hoa là trách nhiệm của những quân khu I, II, III. Tư lệnh quân khu I là Đàm Quang Trung, một người Tày, được cử thay Chu Văn Tấn. Đàm Quang Trung không phải là một tướng có khả năng, nhưng được cất nhắc nhờ là gốc người Tày như Chu Văn Tấn, nhưng lại không có uy tín chính trị như Chu Văn Tấn. Quân khu này gồm cả Cao Bằng lẫn Lạng Sơn nên chịu áp lực nặng nhất của quân Trung Hoa. Trong những ngày đầu, trách nhiệm chính pḥng vệ Lạng Sơn được giao cho Nguyễn Văn Thương, tư lệnh sư đoàn 3. Ở mặt trận phía tây, tư lệnh quân khu II là Vũ Lập, phụ trách pḥng thủ Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang. Tư lệnh quân khu III là Nguyễn Quyết, trách nhiệm vùng châu thổ sông Hồng và có lẽ cả đặc khu Quảng Ninh (sư đoàn 325 B phụ trách), do Nguyễn Sùng Lăm chỉ huy. V́ sự quan trọng của Lạng Sơn, sư đoàn 3 c̣n được chỉ huy những đơn vị dân quân cơ hữu cùng với trung đoàn 166 pháo binh, trung đoàn 272 pḥng không do quân khu I tăng cường. Bộ tổng tham mưu ở Hà nội trực tiếp theo dơi, giám sát và điều hợp mặt trận. Ngoài những trợ giúp về vơ khí và tiếp liệu, trong trận chiến Việt Hoa, Việt Nam đă được Liên Xô giúp đỡ về t́nh báo, nhờ không ảnh vệ tinh và một số tàu lấy tin điện tử của Liên Xô chạy ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Một phái bộ cố vấn quân sự hùng hậu cho đủ mọi quân binh chủng được Liên Xô đưa sang năm 1978 dưới sự chỉ huy của tướng Genady Obaturov, người đă từng tham dự đội quân đàn áp nhân dân Hung Gia Lợi năm 1956. Đồng thời, nhiều chiến hạm cũng dồn tới vùng biển Đông để thị uy. Cùng với thiết giáp hạm Senyavin và tuần dương hạm Vladivostok, cuối tháng 3, Liên Xô đă đem đến gần 30 chiến hạm lớn nhỏ. Theo nguồn tin Liên Xô, Liên Xô cũng điều động khỏang 250 ngàn quân đến biên giới Mông Cổ để tạo thêm áp lực.
Có lẽ v́ chủ quan tin vào hậu thuẫn Liên Xô, tính toán sai quyết tâm và quy mô tấn công của quân đội Trung Hoa nên Việt Nam đă sử dụng hết ba trong bốn quân đoàn chính quy trong cuộc hành quân xâm lăng Campuchia. Do đó, khi quân Trung Hoa tấn công, quân chính quy Việt Nam chỉ c̣n những sư đoàn 308, 312, 390… của quân đoàn I đóng quanh Hà Nội. Việt Nam đă cố gắng không dùng tới những sư đoàn này, thứ nhất để dùng làm lợi khí tuyên truyền là đă không cần phải dùng tới quân chính quy, thứ hai là Việt Nam sợ quân Trung Hoa sẽ dùng toàn lực tiêu diệt những đơn vị này, nhằm phá tan “huyền thoại vô địch” của quân Việt Nam. Trách nhiệm pḥng thủ biên giới do đó được giao cho những sư đoàn chủ lực quân khu, như các sư đoàn 3, 325,…ở Lạng Sơn, sư đoàn 346, 311 ở Cao Bằng, các sư đoàn 316, 345, … ở Lào Cai, sư đoàn 326 ở Lai Châu, cùng các trung đoàn chủ lực tỉnh, các huyện đội, và lực lượng công an biên pḥng. Hơn một tuần sau, v́ t́nh h́nh chiến sự nguy kịch, bộ tổng tham mưu quân Việt Nam phải gấp rút điều động dân quân từ vùng trung châu, các sư đoàn chủ lực của quân khu IV, như 332, 337, 338, 386 cùng quân đoàn 2 từ Campuchia về để tăng cường pḥng thủ.
Thật ra sự phân biệt giữa những sư đoàn chính quy hay chủ lực của quân Việt Nam rất mù mờ, v́ một sư đoàn có thể đổi từ chính quy sang chủ lực hay ngược lại bất cứ lúc nào. Chẳng hạn sư đoàn 303 trong Nam, sau 1975, đổi thành đoàn xây dựng kinh tế Phước Long, năm 1978 trở về làm chủ lực cho quân khu VII tấn công Campuchia. Năm sau, 1979, được thuyên chuyển ra Bắc Việt đổi thành chính quy, nằm trong đội h́nh quân đoàn 68 mới thành lập để bảo vệ biên giới Việt Hoa. Hai năm sau, đang là chính quy, lại đổi thành chủ lực cho quân khu III, và tới 1987, lại trở về là một sư đoàn chính quy của quân đoàn 1 Quyết Thắng. Trong khi những binh sĩ chính quy trên nguyên tắc trẻ hơn, cơ động hơn, dồi dào phương tiện hơn, được huấn luyện và trang bị chiến đấu hợp đồng với không quân, pháo binh, thiết giáp thuần thuộc hơn, th́ những sư đoàn chủ lực các quân khu biên giới phía bắc đa số là những đơn vị từng chiến đấu lâu năm tại miền Nam trong chiến tranh Đông Dương II, cho nên bộ đội thiện chiến hơn, có nhiều kinh nghiệm pḥng thủ, đào công sự và chiến đấu độc lập dưới hoả lực. V́ thế, họ đă may mắn thích hợp với điều kiện chiến trường. Nhiều tháng trước khi Trung Hoa tấn công, sĩ quan, cán bộ của những sư đoàn chủ lực này được phân tán xuống huấn luyện cho những lực lượng địa phương, hướng dẫn cách đào công sự, giao thông hào, lập băi ḿn, băi chông. Họ cũng nghiên cứu sẵn những vị trí hiểm yếu, những địa điểm có thể bị tấn công, những đường chuyển quân để bố trí sẵn toạ độ pháo binh. Để thống nhất chỉ huy và tăng cường nhân lực các huyện đội, xă đội dân quân được bố trí vào những trung đoàn hay sư đoàn chủ lực. Các phái đoàn trung ương của Chu Huy Mân, tổng cục trưởng tổng cục Chính Trị, của Hoàng Minh Thảo, giám đốc Học Viện Quân Sự cấp cao, liên tiếp tới kiểm tra, đôn đốc. V́ thế, khi quân Trung Hoa bắt đầu tấn công, quân Việt Nam đă sẵn sàng.
Trong những ngày đầu của trận chiến, dựa vào quân số đông đảo, Hứa Thế Hữu cho áp dụng chiến thuật biển người để tấn công. Chiến thuật dựa trên tinh thần tư tưởng Mao Trạch Đông, coi yếu tố con người là quan trọng hơn vũ khí, dùng số đông áp đảo và tiêu diệt địch thủ một cách nhanh chóng (do đó chiến thuật c̣n được gọi nôm na là “giết gà bằng dao mổ trâu – ngưu đao sát kê (niu dao shaji)”
Trong cuộc tấn công, quân Trung Hoa được những người Hoa trước kia đă từng sống ở biên giới dẫn đường. Ở nhiều nơi, quân Trung Hoa đă ngụy trang thành bộ đội Việt Nam để xâm nhập. Tại Lai Châu, phía cực tây biên giới, quân Trung hoa đánh G̣ Tô, Phong Thổ pḥng thủ Lai Châu là sư đoàn 326 Việt Nam). Tại hướng quan trọng Lào Cai, hai sư đoàn thuộc hai quân đoàn 13 và 14 tấn công ngay vào thị xă và các xă lân cận như Thanh B́nh, Bản Cầu do hai sư đoàn Việt Nam 316 và 345 pḥng ngự. Tại Hà Giang, họ tấn công Bản Kiệt, La Quỳnh.
Hướng quan trọng thứ hai Cao Bằng cũng bị nhiều sư đoàn của các quân đoàn 41, 42, 12, 50 tấn công. Tuy nhiên, cuộc tiến quân của quân Trung Hoa tại đây rất chậm chạp, v́ phải xuất phát từ một vùng địa thế hiểm trở, thiếu đường sá, cho nên binh lính phải di chuyển trên những đường con đường nhỏ chật hẹp, hiểm trở. Xe tăng, pháo binh phải tháo rời ra từng cơ phận đến gần chiến trường mới ráp lại xử dụng, tiếp tế lương thực đạn dược khó khăn. Khi tấn công, dù sư đoàn 346 và 311 của Việt Nam là hai sư đoàn ít kinh nghiệm chiến đấu nhất, nhưng quân Trung Hoa, dự trù chiếm được Cao Bằng trong ṿng 24 giờ, đă gặp phải sức kháng cự mănh liệt của các trung đoàn 677 (ở Tiên Lănh), trung đoàn 246, 852 (ở Trùng Khánh), và trung đoàn 481 (Quảng Uyên). V́ thế, sau hơn một tuần tấn công, Trung Hoa vẫn chưa chiếm được Cao Bằng và viên tướng chỉ huy mặt trận này là Ngô Trung (Wu Zhong), tư lệnh phó của Hứa Thế Hữu bị cách chức.
Riêng tại mục tiêu chủ yếu Lạng Sơn, quân Trung Hoa tấn công theo thế gọng ḱm bằng hai hướng. Hướng thứ nhất là hai sư đoàn 163, 164 thuộc quân đoàn 55 vượt Hữu Nghị Quan tấn công Đồng Đăng, cửa ngơ phía bắc Lạng Sơn. Hướng thứ hai sư gồm hai sư đoàn 127, 128 quân đoàn 43 tiến đánh từ phía đông vào các tiền đồn ở Bản Xâm, Đồng Nội, Hải Yến, Lộc B́nh.
Tại khắp nơi, quân Trung Hoa gặp phải sức kháng cự mănh liệt. Quân Việt Nam, nhờ vào vị trí cố thủ hiểm trở, công sự kiên cố, binh sĩ thiện chiến nhiều kinh nghiệm nên trong đợt tấn công đầu, vẫn giữ vững được các vị trí. Với sự yểm trợ hùng hậu và hữu hiệu của đủ loại pháo binh, từ những đại bác 72, 85, 105, 155, 130 ly đến tên lửa 122 ly, họ đă gây cho quân Trung Hoa tổn thất nặng nề về nhân mạng, nhất là ở các mặt trận Lạng Sơn, Cao Bằng. Chiến thuật biển người mà Hứa Thế Hữu áp dụng hiển nhiên đă trở nên lỗi thời trước tác dụng của những vơ khí hiện đại. Phía Lai Châu, Lào Cai, quân Trung Hoa bị tổn thất ít hơn v́ Dương Đắc Chí đă không tấn công chính diện, mà dựa vào địa thế rừng núi hiểm trở để chuyển quân, và khi tấn công, bộ binh được pháo binh và thiết giáp yểm trợ hữu hiệu hơn. V́ số tổn thất quá cao, mấy ngày sau, tuy Hứa Thế Hữu c̣n giữ chức tư lệnh mặt trận, nhưng quyền chỉ huy các cuộc hành quân được giao cho Dương Đắc Chí. Quân Việt Nam cũng cho vài đơn vị cấp tiểu đoàn vượt biên giới sang tấn công các vị trí tiếp liệu của Trung Hoa ở Mă Lư Phố (Vân Nam) và Ninh Minh (Quảng Tây) nhưng các cuộc tấn công này chỉ có tác dụng gây rối.
Từ khi Dương Đắc Chí nắm quyền, tuy chiến thuật biển người bị băi bỏ, hoả lực pháo binh và thiết giáp được sử dụng nhiều hơn, nhưng quân Trung Hoa vẫn dựa vào ưu thế quân số đông đảo để tấn công bất kể tổn thất. Sau mấy ngày bị pháo kích ngày đêm, các công sự pḥng thủ của Việt Nam dù kiên cố đến đâu cũng dần dần bị phá sập, và quân Trung Hoa cuối cùng cũng chiếm được một số mục tiêu. Riêng tại Lạng Sơn, sư đoàn 163 của Trung Hoa chiếm được Đồng Đăng vào ngày 22-2-1979.
Trong những ngày 24, 25, 26 tháng 2,1979, trận chiến tương đối lắng dịu. Quân Trung Hoa sau khi chiếm được một số vị trí đă bị tổn thất nặng và thiếu tiếp liệu nên không thể tiếp tục tấn công. Họ đă chủ quan cho rằng có thể chiến thắng chớp nhoáng nên đă không dự trữ đủ đạn dược pháo binh. Tuy nhiên, quân Việt Nam cũng không thể phản công tái chiếm những vị trí đă mất v́ không đủ nhân lực. Mặt trận bị trải quá rộng, lực lượng bị phân tán mỏng. Các sư đoàn chính quy của quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội, đề pḥng trường hợp Trung Hoa đổi ư, tiến sâu vào lănh thổ Việt Nam. Trong khi chờ đợi sự tăng viện của những sư đoàn chủ lực từ các quân khu miền Trung và miền Nam ra tiếp viện, Hà Nội đă phải điều động những tiểu đoàn dân quân từ các quận huyện ngoại thành Hà Nội như Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Tŕ, Từ Liêm lên bổ sung quân số. Đồng thời, sau bốn năm hoà b́nh, dân chúng Hà Nội lại được thông báo chuẩn bị sơ tán và đào những hầm hố chống phi cơ oanh tạc.
Mờ sáng ngày 27-2-1979, sau khi đă được bổ xung và tiếp liệu đầy đủ, quân Trung Hoa mở một đợt tấn công mới. Dưới sự đốc thúc của Dương Đắc Chí, tận dụng tối đa nhân lực và hoả lực của pháo binh, thiết giáp nên trong ṿng một ngày, các thị xă ven biên Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang lần lượt bị thất thủ. Để duy tŕ áp lực, không cho quân Việt Nam dốc toàn lực tiếp viện Lạng Sơn, quân Trung Hoa sau khi chiếm được Lào Cai, tiếp tục chuyển quân về phía nam dọc theo quốc lộ số 2 tiến đánh Cam Đường. Tại hướng tấn công chính Lạng Sơn, Trung Hoa tung vào trận đánh sáu sư đoàn gồm các sư đoàn 127, 129 của quân đoàn 43, sư đoàn 160, 161 của quân đoàn 54, sư đoàn 163, 164 của quân đoàn 55, với hàng trăm xe thiết giáp và đại bác yếm trợ. Phía Việt Nam, các đơn vị pḥng thủ chính gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 347 và sư đoàn 337 mới từ quân khu IV ra tăng cường, kết hợp lại thành quân đoàn 14 do tướng Hoàng Đan tư lệnh để thống nhất chỉ huy. Sư đoàn 308 của quân đoàn 1 cũng có thể đă được gửi lên tiếp ứng. Kể từ ngày 27-2-1979, quân Trung Hoa liên tục hai mặt tấn công, và dù quân Việt Nam đă chống trả mănh liệt, tuyến pḥng thủ quanh Lạng Sơn thu hẹp dần. Các công sự pḥng thủ bị phá sập, quân số bị hao hụt nhanh chóng không kịp bổ sung.
Trưởng đoàn cố vấn quân sự Liên Xô Gennady Obutarov (1979
– 1982) và Krivda (1982 - 1985)
Trước nguy cơ thất thủ Lạng Sơn, do khuyến cáo của cố vấn Obaturov (3), bộ tổng tham mưu quân Việt Nam vội vă điều động quân đoàn 2 chính quy gồm hai sư đoàn 325 và 304 đang hành quân tại phía nam Campuchia di chuyển bằng xe lửa và máy bay vận tải Antonov của Liên Xô khẩn cấp về lập tuyến pḥng thủ sau quân đoàn 14 để bảo vệ châu thổ sông Hồng. Nhưng việc tiếp ứng Lạng Sơn không c̣n kịp nữa. Thị xă bị pháo kích suốt mấy ngày đêm, cuối cùng quân Trung Hoa xâm nhập được thị xă, và quân đội hai nước cộng sản đă phải chiến đấu ác liệt trên đường phố. Tới khuya đêm 4-3-1979, quân Trung Hoa hoàn toàn làm chủ thị xă Lạng Sơn. Ngày hôm sau, Trung Hoa tuyên bố đă đạt được mục đích dạy cho các lănh tụ Việt Nam một bài học, đơn phương ngưng bắn và hứa sẽ rút quân. Tuy nhiên, v́ c̣n bận rộn dùng công binh phá sập hết những công sự, đồn bót, cầu đường, nhà cửa, trường học, chợ búa, nhà máy, bệnh viện… Ở những thị xă bị chiếm đóng, kể cả hang Pắc Bó, “suối Lênin”, “núi Các Mác”, nên cuộc lui quân của Trung Hoa kéo dài đến ngày 16-3-1979 mới hoàn tất.
Với biết bao đau thương đổ nát, với hàng mấy chục ngàn binh sĩ thương vong, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng.
Bia kỷ niệm chiến thắng của sư đoàn 337 tại cầu Khánh Khê. Hai mươi năm sau, v́ “tầm nh́n đại cuộc” và v́ Trung Hoa đă khuyến cáo là phải “hướng về tương lai” nên những hàng chữ nhạy cảm trên bia bị đục bỏ.
(Nguồn www.moterangrua.wordpress.com)
Bia đá tưởng niệm những cố vấn Liên Xô ở Cam Ranh
Tài liệu tham khảo:
- Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim
- Việt Nam Máu Lửa của Nghiêm Kế Tổ
- Giọt Nước Trong Biển Cả của Hoàng Văn Hoan
- The Quicksand War của Lucien Bodard
- Binh Đoàn Hương Giang của Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân
- China’s 1979 war with Vietnam: A reassessment của Xiaoming Zhang
- Death in the Rice Field của Peter Scholl Latour
- Giọt Nước Trong Biển Cả của Hoàng Văn Hoan
- Brother Enemy của Nayan Chanda
- China Military Strategy, The Last Maoist War của Edward O’Doud
- Chinese Aggression do Vietnam Courier xuất bản 1979
- Tài liệu về quân đội hai nước: Vietnam, A Country History và China, A Country History, Library of Congress, Washington D. C. 1989
- Đoàn Phước Long, Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân
- Sư đoàn Sao Vàng, Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân
- Các nhật báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân trong thời gian từ 17-2-1979 đến 6-3-1979.
- Tin về điều động quân sự của Liên Xô: Sergei Balmasov (www.english.pravda.su/word/asian/vn)
- Về các cố vấn Liên Xô: “Trên Những Bờ Sông Mê Kông”, hồi kư của tướng Krivda
CHÚ THÍCH:
(1): Hứa Thế Hữu: tư lệnh quân khu Quảng Châu, từng che chở cho Đặng Tiểu B́nh. Tuy sau năm 1979, bị báo chí cộng sản Việt Nam tố cáo có nhiều hành vi dă man trong trận chiến xâm lược, nhưng ngày 19/9/2008 lại được báo Hà Nội Mới, tiếng nói của thành ủy Hà Nội, cùng những tờ Lao Động, Tin Tức dịch đăng bài “Thu Phục Tướng Tài”, ca tụng Hứa Thế Hữu là một tướng tài ba, cương trực, anh dũng, vơ nghệ siêu quần và tửu lượng vô song.
(2): Mấy năm sau, khi Vơ Nguyên Giáp sang thăm Trung Hoa do lệnh Lê Đức Thọ, Giáp ngỏ ư muốn được gặp Dương Đắc Chí, nhưng Dương Đắc Chí trả lời thẳng thừng là mộ của đồng đội ông ta chưa xanh cỏ, ông ta không muốn gặp kẻ thù (Hồi Ức Trần Quang Cơ).
(3): Gennady Obaturov làm trưởng đoàn cố vấn quân sự từ 1979 đến 1982, và được thay thế bởi tướng Fedot Filippovich Krivda. Từng là tư lệnh sư đoàn đàn áp phong trào nổi dậy Hungary năm 1956, khi Andropov đang làm đại sứ. Tuy thế, tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn lại có một cố vấn riêng, tướng Dermyanenko rồi Kereen Jansen Kereenovitch. Đoàn cố vấn của Obaturov gồm có:
- tướng Piotr Kuzmitch, cố vấn pháo binh
- tướng Nedzelyuk, cố vấn không quân
- đô đốc Zakharov, cố vấn hải quân
- tướng Dortsev Stephanovich, cố vấn chính trị
- đại tá Lyubino, chỉ huy trưởng căn cứ Cam Ranh
- tướng Evstafi Melnichenko, cố vấn t́nh báo cho Phan B́nh.
- tướng Brazkko, cố vấn công binh
- tướng Popov, cố vấn huấn luyện
- tướng Kaveric cố vấn quân khu I
- tướng Arkhipovitch cố vấn quân khu II
- tướng Velyanov, cố vấn đặc khu Quảng Ninh
- Komarov, Oleg: cố vấn quân sự tại Ai Lao
- Kopytin, Victor: cố vấn mặt trận Căm Pu Chia
Từ 1984-1987, thay thế Obaturov lần lượt là các thượng tướng F.F, Krivda, thượng tướng Alexandr F. Zarudin và từ 1987-1991 là thượng tướng Sergei Ivanovich Varichenko.
Trong cuốn hồi kư của Krivda, cũng từng là viên tướng chỉ huy trận xâm lăng Tiệp Khắc trước đó, Krivda thường chê bai tướng Kereen, cố vấn riêng của Lê Trọng Tấn (không thuộc phái đoàn), và rất bất măn với tướng Mai Xuân Tần ở Căm Pu Chia.
.
Liên hoan đón chào quân Liên Xô đến Cam Ranh với biểu ngữ “T́nh hữu nghị Việt Nam - Liên Xô đời đời bất diệt”. Chỉ mấy năm sau, Liên Xô đă thành Nga Xô.