Chương 14

Trở lại Việt Nam

Bước sâu vào trong năm 1971, sinh viên các trường đại học Mỹ tiếp tục biểu t́nh phản đối chiến tranh song song với những vấn đề bất công khác có thật hay do họ cảm nhận thấy như vậy. Từ đỉnh cao sức mạnh với 543.400 quân đạt được vào tháng Tư năm 1969, sự nôn nóng của Tổng Thống Nixon muốn thoát ra khỏi vùng Đông Nam Á đă đưa con số binh lính xuống c̣n 430.000 vào cuối năm 1969. Mười hai tháng sau chỉ c̣n 280.000 quân ở lại. Điều đáng khuyến khích, ít nhất là trong một khía cạnh chừng mực nào đó, là nỗ lực Việt Nam hóa chiến tranh đă làm giảm đi số người Mỹ bị thiệt mạng. Số lượng TQLC bị chết đă hạ từ 4.634 trong năm 1968 và chỉ c̣n chưa tới phân nửa của số đó vào năm 1969. Năm 1971 tổng cộng chỉ có 41 TQLC bị chết tại Việt Nam. Đối với tất cả những người nào không tham gia vào cuộc chiến hoặc bị kẹt trong các trại tù của kẻ địch th́ Việt Nam chỉ c̣n là một kư ức đau thương, dù mới gần đây thôi.

 

Cho đến tháng Bẩy năm 1971 th́ đơn vị cuối cùng của lực lượng bộ binh TQLC chính quy đă rời khỏi Việt Nam. Vào cuối tháng Mười Hai chỉ c̣n dưới 160.000 người Mỹ ở lại trên đất nước này, mà chưa đầy một ngàn trong số đó là TQLC.

 

Trong lúc chương tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng thống Nixon đang được quảng cáo rộng răi và đang tiến triển tốt đẹp th́ binh đoàn TQLC Hoa Kỳ cố gắng quay lại với "sinh hoạt b́nh thường" và chú tâm vào những cam kết toàn cầu khác của họ – ở mọi nơi và mọi chỗ. Đối với các TQLC trước 1965 và sau 1971 th́ "sinh hoạt b́nh thường" có nghĩa là nhận nhiệm vụ một lần nữa tại Okinawa –  nơi được nhắc đến một cách vừa tŕu mến vừa mỉa mai là cái "Tảng Đá." Đối với Gerry Turley mới vừa được thăng cấp Trung tá th́ bây giờ đă đến lúc ông phải thi hành chu kỳ nhiệm vụ một lần nữa trong một năm trời tại "Tảng Đá" rồi.

 

Khi thảo luận về các cơ hội phục vụ hiện đang có sẵn cho một quân nhân với khả năng và cấp bậc như Gerry, viên sĩ quan điều hành báo cho Gerry biết về một chỗ trống tại Việt Nam. Đó là đơn vị Cố vấn TQLC, một tổ chức với nhiệm vụ chính là cung cấp các sĩ quan cố vấn quân sự về bộ binh và pháo binh cho nhiều tiểu đoàn khác nhau của TQLC Việt Nam. Họ đang cần một nhân vật thứ hai vào vai tṛ chỉ huy phó với danh xưng là "Phụ tá Cố vấn trưởng TQLC." Nếu Gerry chịu th́ có thể nhận công việc này.

 

Gerry lập tức liệt kê trong đầu một danh sách nên và không nên cho mỗi địa điểm. Đối với cả Việt Nam lẫn "Tảng Đá" ông vẫn phải xa Bunny và mấy đứa nhỏ trong một năm, dù ǵ đi chăng nữa.

 

Làm việc ở Okinawa có những tiện nghi tân thời của nó: ông có thể được ăn ngon, được ngủ những nơi sạch sẽ, chơi với những bạn bè TQLC ông đă quen và kết thân với những người mới. Ông sẽ tương đối an toàn. Ông chắc sẽ có một công việc không nguy hiểm đến tính mạng, nếu so sánh với nhiệm vụ trước đây tại Việt Nam. Những lúc không đi làm ông có thể tập thể dục, đọc sách, nghỉ ngơi hay làm việc nhiều hơn nữa v́ không có ai chờ đợi ông vào ban đêm.

 

Làm việc tại Okinawa cũng không hẳn là một cuộc đi dạo mát. Vào cuối năm 1971, binh đoàn TQLC Hoa Kỳ, cũng như các ngành quân sự khác, đă bị vấn nạn kỳ thị chủng tộc và tệ nạn ma túy tràn lan. Cuộc cách mạng văn hóa khởi đầu từ nhiều năm trước đă lây qua binh đoàn TQLC với những hậu quả kinh khủng, liên tục và chưa có cách nào giải quyết được. Một số vấn đề nghiêm trọng về chỉ huy đă được bộc lộ ra mà Gerry và các đồng đội TQLC thuộc thế hệ trước, chỉ mới vài năm trước đây đă không tưởng tượng ra nổi.

 

Sử gia nổi tiếng kiêm b́nh luận gia, Đại tá TQLC hồi hưu Robert Heinl, Jr., trong tháng Sáu năm 1971 đă nhận xét về những vấn nạn đang xảy ra trong các ngành quân sự và tuyên bố là t́nh h́nh hiện nay đă chứng minh rằng "tinh thần phục vụ của quân đội đang ở vào mức thấp nhất trong lịch sử đất nước."

 

Nếu đi Okinawa, Gerry sẽ rơi vào trọng tâm của vấn đề và với phong cách của ḿnh, ông sẽ t́nh nguyện dấn thân vào những nhiệm vụ khó khăn nhất. Nếu có một cái ǵ đó bị hỏng th́ Gerry Turley sẽ làm tất cả những ǵ mà ông Trời cho phép để sửa chữa nó. Giả sử nếu có một chức vụ như "Sĩ quan chống bạo động chủng tộc và kiểm soát ma túy của Sư Đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ" th́ Trung tá Turley sẽ giơ tay nhận nhiệm vụ đó ngay, không phải v́ ông muốn làm điều đó, nhưng v́ đó là chuyện đáng phải làm.

 

Đơn vị cố vấn cho TQLC ở Việt Nam là một tổ chức tương đối nhỏ; non sáu mươi người và hầu hết được điều động đi hỗ trợ cho chín tiểu đoàn Bộ binh và ba tiểu đoàn Pháo binh của TQLC Việt Nam. Nhiệm vụ chỉ huy phó có lẽ sẽ liên quan đến các vấn đề tiếp vận và thủ tục giấy tờ, có thể sẽ ra ngoài chiến trường một chút nhưng không đáng kể, và có thể thỉnh thoảng bị gián tiếp nằm trong tầm đạn của kẻ địch.

 

Điều mà mọi người trong giới sĩ quan TQLC đều biết rơ là các quân nhân phục vụ trong vai tṛ cố vấn cho các tiểu đoàn TQLC Việt Nam đều là những sĩ quan đại úy và thiếu tá, bộ binh cũng như pháo binh thuộc thành phần khá nhất, xuất sắc và hoàn hảo nhất của binh đoàn TQLC Hoa Kỳ. Tại Việt Nam sẽ không có thời gian cho các vấn đề như ma túy và kỳ thị chủng tộc chen vào. Mặc dù các đơn vị Mỹ không c̣n tác chiến nữa, "Việt Nam hóa chiến tranh" có nghĩa là VNCH phải chiến đấu chung lưng sát cánh với các cố vấn quân sự. Là nhân vật thứ hai chắc chắn ông sẽ không phải đích thân điều động binh sĩ vào chốn hiểm nguy, nhưng khả năng chỉ huy, chuyên môn về quản trị và kinh nghiệm bản thân có thể sẽ giúp ích phần nào cho những người trực tiếp cầm súng. Tương tự như hồi ông tham gia toán trinh sát nhỏ trong những năm đầu tiên tại Việt Nam, bằng trực giác, ông nhận ra ngay là gia nhập vào cái nhóm chiến sĩ đặc biệt này sẽ là một công tác có nhiều vinh quang. Ông chỉ cần phải thuyết phục bà vợ Bunny rằng đó là một quyết định đúng nhất. Không biết là Bunny có tin ông ta hay không nhưng ông tin chắc là nàng sẽ cam tâm chấp nhận quyết định của ông.

 

Gia đ́nh Ripley giữa hai chu kỳ nhiệm vụ tại Việt Nam

 

Chắc hẳn đă có một điều thần kỳ ǵ đó xảy ra tại Radford, Virginia. Chẳng lẽ chỉ v́ cách nấu nướng của Verna Ripley hay lề lối dạy con của Bud Ripley? Tuy không phải là trường hợp duy nhất nhưng chắc chắn không phải là gia đ́nh người Mỹ nào cũng có thể tự hào và dứt khoát cho ba đứa con trai đi chiến đấu tại Việt Nam trong cùng một thời điểm cả. Điều mà cả ba đều sống sót trở về mới là một phép lạ không nhỏ chút nào.

 

Sau khi hoàn tất thời gian học tại Trường Tác Chiến Đổ Bộ AWS (Amphibious Warfare School) ở Quantico, đồng thời cũng măn hạn nhiệm vụ bắt buộc và buồn nản làm sĩ quan hậu sự tang lễ tại Tổng Hành Dinh TQLC, sự may mắn lại đến với anh chàng đại úy trẻ tuổi nhưng chững chạc cùng với đại gia đ́nh của anh. Được chọn làm một sĩ quan trao đổi với Hải quân Hoàng gia Anh, sự nghiệp của John Ripley thực sự như diều gặp gió.

 

Mối quan hệ giữa đại đơn vị TQLC Hoa Kỳ và binh đoàn TQLC Hoàng Gia Anh nhỏ bé hơn nhưng lâu đời và truyền thống nhất thế giới có lẽ là một sự liên quan huynh đệ đặc biệt và chân thành nhất giữa hai tổ chức quân sự thuộc hai quốc gia khác nhau trong lịch sử cận đại. Với tầm vóc nhỏ hơn, TQLC Hoàng Gia Anh là một đơn vị chuyên biệt về bộ binh giống như lực lượng trinh sát TQLC hay Biệt động quân Hoa Kỳ vậy.

 

Một sĩ quan TQLC Hoa Kỳ muốn được chọn làm nhiệm vụ này cần phải có quá tŕnh chỉ huy không một chút t́ vết cũng như một thể lực dồi dào tới mức tuyệt đối. Phục vụ trong TQLC Hoàng Gia Anh đ̣i hỏi người sĩ quan trao đổi phải hoàn tất một khóa huấn luyện về Biệt kích hết sức nghiêm ngặt và nguy hiểm đến thể xác. Mặc dù các khoá sinh đă được tuyển lựa kỹ lưỡng trước rồi nhưng chỉ có tính gan ĺ, trí tuệ sắc bén, ḷng quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc dù dưới điều kiện huấn luyện khắt khe ghê gớm, và cũng phải có một chút ít may mắn mới bảo đảm cho người đó qua được khoá học.

 

Tuy có nhiều ngón nghề kỹ thuật mà John đă khám phá ra trong suốt thời gian học với các biệt kích tương đối mới mẻ nhưng hầu hết cũng chỉ là những điều củng cố và nhấn mạnh thêm các bài học giá trị mà anh đă từng học trong trường Biệt động quân và trường đời tại Việt Nam. Anh không hề ngờ rằng chính những tài năng đó sẽ sớm trở thành hữu ích cho bản thân anh sau này.

Mặc dù quá tŕnh huấn luyện ban đầu cũng như các nhiệm vụ được bổ nhiệm sau này đều rất khó khăn về thể lực cũng như về tinh thần – người Anh cũng rất chú trọng về chiến lược "có mặt tại khắp mọi nơi" như người anh em Hoa Kỳ – nhiệm vụ của gia đ́nh Ripley, khi John chưa được bổ nhiệm đi đâu, rất nặng phần tŕnh diễn và đ̣i hỏi một sự cố gắng lớn trong lănh vực giao tiếp. Khi John phải đi huấn luyện về chiến tranh mùa đông tuốt trên Na Uy, đi học về tác chiến trong sa mạc tại Aden, hay chiến đấu trong rừng rậm tại Malaysia, thỉnh thoảng trong điều kiện chiến trường thực thụ, th́ Moline luôn luôn phải thực hiện một cái ǵ đó để tạo hay duy tŕ mối liên hệ ngoại giao thân thiện với bạn bè người Anh quốc chủ nhà.

 

Gia đ́nh Ripley chờ đợi sự ra đời của đứa con thứ ba khi họ vừa đến. Thomas, đứa con trai thứ hai được sinh ra tại Anh quốc tiếp theo sau cô chị nhỉnh hơn một chút là Mary. John và Moline không thể nào t́m thấy hạnh phúc ở nơi nào hơn thời kỳ làm việc tại đây. Họ đều hiểu rằng nếu John sống sót đủ lâu th́ những người bạn họ kết thân được trong chu kỳ nhiệm vụ đặc biệt này sẽ là những người bạn thâm giao nhất.

 

John Ripley là mẫu sĩ quan TQLC Hoa Kỳ trẻ điển h́nh không cần phải nghỉ ngơi lâu giữa các kỳ nhiệm vụ khó khăn mà lại c̣n cảm thấy cuồng tay cuồng chân nếu không được hoạt động và thử thách. Được viên sĩ quan điều hành bắt liên lạc trong khi đang phục vụ với người Anh, John biết có một cơ hội được trở lại Việt Nam với nhiệm vụ cố vấn quân sự cho TQLC Việt Nam. Hiện nay giai đoạn tái phối trí cho tất cả các đơn vị tác chiến của TQLC Hoa Kỳ đang rời bỏ Đông Nam Á sắp hoàn thành. Anh hăm hở nhận ngay những thách thức của nhiệm vụ cố vấn v́ đó là cách duy nhất c̣n được hoạt động thật sự.

 

Từ xứ sở Anh quốc cổ xưa họ trở về Virginia, chỉ vừa đủ thời gian để sắp xếp cho Moline và mấy đứa trẻ được ở gần ông bà nội trong lúc anh vắng nhà. Trong giai đoạn chuyển tiếp này th́ tai họa đă xảy đến với đại gia đ́nh Ripley.

 

Thiếu Tá Mike Ripley, 33 tuổi, lớn hơn cậu em John một năm và thêm vài tháng, đă gia nhập vào TQLC qua chương tŕnh Sinh viên Sĩ quan Hàng không (Aviation Officer Candidate – AOC) trong khi John c̣n đang là một học viên tại Học viện Hải quân. Giống như hai đứa em ḿnh, Mike là một thanh niên có thể lực đặc biệt, và có được sự phối hợp tốt giữa tay và mắt cùng nhiều tài năng cần thiết khác để điều khiển các máy bay có kỹ thuật cao.

 

Đầu tiên là anh được chỉ định lái A-4 – loại chiến đấu cơ tấn công một chỗ ngồi cải tiến của Hải quân và TQLC Hoa Kỳ, thường được sử dụng để yểm trợ tầm gần cho bộ binh. Sau khi trở về từ các phi vụ chiến đấu tại Việt Nam, anh được chọn vào chương tŕnh phi công bay thử của Hải quân và TQLC đóng tại Patuxent River, Maryland.

 

Trong giới hàng không, phi công bay thử thường được coi là những người tuyệt giỏi. Không những họ phải là mẫu người cứng rắn về thể lực, mà sự hoạt động liên tục và vấn đề sống chết c̣n thường tùy thuộc vào khả năng phán đoán cấp kỳ các yếu tố phức tạp khác nhau từ những thông tin lặt vặt riêng lẻ đúc kết lại thành những giải pháp thích đáng nhất. Ngoài ra, làm phi công bay thử đơn giản là một việc làm nguy hiểm, và điều này dĩ nhiên làm tăng thêm sức hấp dẫn của nó.

 

Thiếu tá Mike Ripley, đă lập gia đ́nh và là cha của ba đứa trẻ chưa đầy 6 tuổi, sắp bước vào sự nghiệp của một viên phi công bay thử đầu tiên của TQLC trong chương tŕnh nghiên cứu khai triển chiến đấu cơ tấn công AV-8A Harrier VSTOL cho Binh đoàn. VSTOL – tên tắt của “Cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng hay dùng phi đạo cực ngắn” (Vertical/Short Take-Off and Landing) –  là một kỹ thuật mới tinh vào đầu thập niên 1970 và chiếc máy bay trong bước đầu lại gặp phiền phức do nhiều trở ngại lớn trong việc vận hành, mà những trở ngại này chỉ có thể được giải quyết bởi biết bao cơ man về nhân sự trong những chuyến bay được thực hiện bởi những phi công bay thử tài ba và dạn dĩ, can đảm nhất.

 

Khái niệm căn bản của chiếc Harrier, nếu có thể đạt được các mục tiêu của chương tŕnh đề ra, sẽ thích hợp một cách lư tưởng cho sứ mạng chiến đấu viễn chinh của binh đoàn TQLC Hoa Kỳ. Lư do là v́ chiếc này có khả năng cất cánh và đáp xuống bằng đệm hơi cho nên sẽ giảm thiểu tối đa nhu cầu phải có những hàng không mẫu hạm lớn với máy phóng dùng hơi nước, hay những đường băng bằng bê tông dài trên đất liền. Trên lư thuyết, những chiếc Harrier có thể được đưa vào sử dụng trên bất kỳ các chiến hạm nào có băi đáp đủ cho trực thăng cất cánh và hạ cánh xuống được. Trên đất liền những chiếc này có thể núp trong tàng cây rồi bay ra để tung những đợt tấn công chết người và tiêu diệt kẻ thù trong những khu vực trống trải tương đối nhỏ và bằng phẳng.

 

Nếu chiếc Harrier được sử dụng tối đa tiềm năng của nó, sự lệ thuộc vào một hạm đội để bảo vệ TQLC trong những đợt đổ bộ trên một băi biển ở một nơi đang tranh chấp sẽ giảm đi rất nhiều. Các  hạm trưởng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ rất thích cái ư tưởng không phải vào gần các băi biển đổ bộ để bảo vệ các TQLC đang tiến vào bờ trong những cuộc xung đột trong tương lai nữa, nhất là từ khi hiểm họa hải quân Xô Viết manh nha trỗi dậy. Các nhà kế hoạch của TQLC th́ rất vui có thêm một sức mạnh là chiếc Harrier có thể được dùng để yểm trợ tầm gần hay đóng một vai tṛ tấn công sâu trong ḷng địch.

 

Chiếc AV-8A Harrier có rất nhiều điều hứa hẹn. Tuy nhiên trước khi đạt được tất cả những lợi ích đó th́ vẫn c̣n một danh sách dài thật dài các vấn đề cần sửa chữa để chiếc máy bay có thể xứng đáng với sự đầu tư được bỏ ra. Tuy nhiên ngay trong thời điểm này của chương tŕnh triển khai th́ đáng buồn thay nó lại là một mối đe dọa lớn cho các phi công hơn là cho các kẻ thù mà nó sẽ được sử dụng để chống lại sau này.

 

Cuộc điều tra sơ khởi, rồi sau đó được xác định lại bởi một cuộc điều tra chính thức và chi tiết hơn trong vụ tai nạn làm thiệt mạng Thiếu tá Mike Ripley đă cho biết là trong khi thực tập bắn hỏa tiễn vào một mục tiêu ngay trong vùng vịnh Chesapeake bên cạnh sông Patuxent, chiếc Harrier đă không c̣n điều khiển được nữa khi Mike kéo máy bay lên cao sau một đợt nhào xuống bắn mục tiêu. Điều an ủi duy nhất là người chồng và cha của ba đứa nhỏ đă chết ngay khi chiếc máy bay đâm xuống mặt nước trong cái buổi sáng ngày 18 tháng Sáu 1971 đó.

 

Định mệnh đă an bài như thế. Một tang lễ với đầy đủ nghi thức danh dự quân đội cho Thiếu tá Mike Ripley được tổ chức trong ṿng 24 tiếng đồng hồ trước khi Đại úy John Ripley có lịch tŕnh đi Việt Nam. Cả đại gia đ́nh Ripley, nhất là Bud và Verna, rất đau khổ khi phải nói lời vĩnh biệt với một người con và có thể sẽ phải vĩnh biệt một đứa thứ hai trong một thời gian ngắn như vậy. Với lệnh thuyên chuyển của John Ripley đi Việt Nam, trước mắt họ lại có thêm 12 tháng trời hoang mang nữa. Nhưng tiếng gọi của Tổ quốc luôn luôn phải được đáp ứng.

 

B́nh, trong khoảng thời gian đó

 

Huệ Tân kém Lê Bá B́nh bẩy tuổi, ra trường trung học vào năm 1964 và ngay lập tức đă gia nhập vào không quân Việt Nam (VNAF). Nhu cầu phát triển nhanh chóng của tất cả các ngành phục vụ trong quân đội và khả năng Anh ngữ của anh đă giúp anh nhanh chóng thăng tiến lên cấp bậc Thượng sĩ vào năm 1968. Tân làm việc cho Văn Pḥng Tùy Viên Quốc Pḥng (DAO) trong vai tṛ liên lạc viên.

 

Gia đ́nh Tân ở ngay bên cạnh nhà của B́nh, chỉ băng qua con hẻm nhỏ thẳng góc với đường Hai Bà Trưng là con phố chính chạy qua Tân Định. Lúc c̣n nhỏ, anh chơi thân với một cậu em cùng cha khác mẹ của B́nh, nghịch những tṛ giống nhau, cùng chơi các tṛ chơi mà B́nh cũng đă chơi chỉ vài năm trước đó.

 

Vào cuối năm 1968 và đầu năm 1969 Tân thường ở nhà cha mẹ khi "đại ca" B́nh về thăm. Theo lề lối thông thường hàng xóm với nhau, họ ngồi hàng giờ tại pḥng khách, nhà nào cũng được, nhâm nhi trà và tán gẫu về những đề tài mà thanh niên ở đâu cũng thích bàn căi như vậy.

 

Trong công việc của ḿnh tại DAO, Tân đă có cơ hội để tiếp xúc với người Mỹ và anh cũng gặp họ ở khắp nơi khi đi làm nhiệm vụ cho đơn vị Không Quân. Giống như B́nh là người đă từng đi học ở Quantico, Tân cũng thích và ṭ ṃ để ư đến người Mỹ. Cả hai đều có thể bỏ qua những ảnh hưởng tiêu cực mà người Mỹ mang theo họ qua đây, một điều mà không phải tất cả người Việt Nam nào đều nghĩ như vậy. Tuy thế, Tân và B́nh vẫn không thể nào hiểu nổi tại sao Hoa Kỳ lại có thể gởi con em họ qua chiến đấu và chết để đánh đuổi Cộng sản ra khỏi Việt Nam.

 

Tân khoái trêu chọc "đại ca" B́nh rằng người yêu mới của anh – đến đầu năm 1969 th́ rơ ràng là B́nh sẽ lấy Bành Cầm nếu anh không bị tử trận trước – đẹp quá mức so với anh. Đó là Tân đă hiểu rơ nhân t́nh thế thái, những người đàn ông có quyền uy thường ưu tiên mua được ḷng các giai nhân. Và trước 1968, điều hiển nhiên như mặt trời mọc đối với những ai đă từng quen biết hay nghe nói về Đại úy B́nh đều phải công nhận ông ta là một người đầy uy quyền.

 

Lần nào về nhà B́nh cũng đều ngồi xe jeep riêng có tài xế, đàng sau có ít nhất là hai, đôi khi ba "tà-loọc" hay vệ sĩ. Dường như lúc nào B́nh cũng đang dưỡng thương, một vài vết thương chiến trận nào đó mà anh không muốn nhắc hay biết đến. B́nh không bao giờ nói về bản thân ḿnh hay về những ǵ anh đă làm. Khi anh thả bộ một ḿnh trong ngơ hẻm để đi thăm hàng xóm, th́ các đệ tử hay tài xế của anh mới huyên thuyên với gia đ́nh và bạn bè anh về những câu chuyện thần kỳ và dũng cảm của vị tiểu đoàn trưởng. Mọi người ở Tân Định, đặc biệt là những ai ở gần nhà thời niên thiếu của B́nh th́ chia sẻ và truyền tụng lại các mẩu chuyện về chiến công của người anh hùng thần tượng Lê Bá B́nh của họ.

 

Khác với người Mỹ, đối với Lê Bá B́nh và các chiến hữu kỳ cựu của anh, họ không hề có dự tính ngắn hạn, không bao giờ có chuyện chấm dứt nhiệm vụ, cũng như không có nghỉ ngơi thật sự. Khi Gerry Turley, John Ripley, George Philip hay tất cả các chiến sĩ Hoa Kỳ khác thi hành nhiệm kỳ thứ hai, th́ họ vẫn có thời gian hay công tác xen kẽ giữa đó. Trong khi đó th́ Lê Bá B́nh vẫn c̣n ở đâu đó trong nỗ lực giúp đất nước của ḿnh hầu thắng cuộc chiến này.

 

Đúng là Quân lực VNCH vào cuối thập niên 1960 đă đủ lớn mạnh và thiện chiến để gởi một số sĩ quan đi thụ huấn các trường huấn luyện trung và cao cấp tại Hoa Kỳ. Thậm chí có một số sĩ quan TQLC Việt Nam được đi học trở lại tại Quantico khi đă đeo cấp bậc Đại úy và Thiếu tá rồi. B́nh không thuộc vào nhóm đó. Anh bị kẹt lại v́ chính sự thành công, tài năng và khả năng chỉ huy của anh đă khiến anh phải ở lại với Tiểu đoàn 3 trong thời gian đó.

 

Cuộc thắng cử của Richard Nixon vào tháng Mười Một 1968 đă kèm theo nhiệm vụ vào đầu năm sau là phải thực hiện lời hứa Việt Nam hóa chiến tranh của ông. Trong khi toàn bộ binh chủng TQLC và một số đơn vị Quân lực VNCH có thể cho là họ chưa thực sự lâm trận vào cuộc chiến nhưng các cử tri Hoa Kỳ ngày càng mệt mỏi với sự đầu tư mà cho tới nay vẫn chỉ mang lại quá ít lợi ích thiết thực.

 

Gần năm năm qua Việt Nam đă chiếm gần hết mục tiêu của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong các khu vực khác của thế giới, lợi ích chiến lược của Mỹ đă gần như bị bỏ quên. Sự phát triển của học thuyết Nixon nhằm t́m cách tập trung trở lại các tài nguyên quốc gia trong chiều hướng thích hợp cho những nhu cầu toàn cầu, trong khi đó th́ thực sự tách ra khỏi Đông Nam Á, bằng cách cung cấp và đào tạo các lực lượng VNCH để họ tự chống lại quân xâm lược miền Bắc.

 

Đối với B́nh và mỗi người Việt Nam nào có liên quan đến chung cuộc của cuộc chiến đấu cho đất nước, họ không muốn phải nh́n xa hơn thế và không màng đến ảnh hưởng của Liên Xô tại Âu Châu, Nam Mỹ hay Bắc Á. Tất cả những ǵ quan trọng, ngoại trừ những quyết định chính trị xảy ra tại Washington có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn viện trợ cho Việt Nam, đều xảy ra tại khắp bốn Vùng Chiến Thuật của VNCH.

 

Ngay từ những ngày đầu Cầm đă quen phải sống xa B́nh suốt những khoảng thời gian dài, họa hoằn lắm mới được ngắt quăng bởi vài lần ghé thăm nhà, không thường xuyên và không báo trước từ một góc nào đó xa xôi nhất của đất nước. Mối duyên tiền định vợ chồng của hai người ngay từ đầu có lẽ sẽ không có điều ǵ bất ngờ xảy đến... nếu B́nh vẫn c̣n sống măi.

 

T́nh cảm nẩy nở gữa B́nh và Cầm vừa có tính cách tân thời, lại vừa phong kiến nhưng có có lẽ theo nề nếp cũ nhiều hơn. B́nh là một người con biết vâng phục, hiếu thảo và cũng rất kính mến bà mẹ vợ tương lai của ḿnh. Cầm là một cô gái hiếu hạnh và ân cần. Những lần hẹn ḥ và viếng thăm của họ trong những lần B́nh về thăm luôn luôn được canh chừng và giám sát. Đối với B́nh th́ sau khi đă trải qua chiến trận và thấy được những sự tồi tệ của nó th́ giữ đạo hiếu làm con mang lại cho anh sự an b́nh và thanh thản.

 

George Philip, trong khoảng thời gian đó

 

Đối với dân chuyên nghiệp, được gọi một cách trân trọng hay bị coi thường là "chung thân" th́ trở về từ Việt Nam khác hẳn với với người lính theo truyền thống lịch sử Hoa Kỳ. Lính quân dịch hay t́nh nguyện chỉ một nhiệm kỳ vào quân ngũ, đi Việt Nam, hồi hương, và sau đó cố gắng hội nhập lại đời sống thường trải qua những kinh nghiệm đón tiếp khác hẳn.

 

Những người như Gerry Turley và John Ripley, khi họ quay về từ Việt Nam, được ḥa nhập ngay lập tức vào một tổ chức đă công nhận họ, nuôi dưỡng họ và tránh cho họ đến một mức độ nào đó về các thực tế phũ phàng về những sự thay đổi trong cái xă hội lớn hơn. Họ vẫn c̣n giữ được niềm tự hào của đời quân ngũ, và tuy không nói ra nhưng vẫn c̣n một sự tôn trọng thật sự về hệ thống quân giai giữa các chiến binh đă từng chịu đựng khó khăn gian khổ trong thời gian đi chiến đấu.

 

Trong thế giới dân sự và trong cuộc chiến này, không có diễn hành đón mừng nào, không có những ṿng tay ôm nồng ấm hay vỗ vào lưng để tỏ lời cảm ơn, chẳng ai hỏi chuyện bằng những cách có thể biểu lộ sự kinh ngạc hay khâm phục dành cho những người đă phục vụ trong quân ngũ. Đối với nhiều người đă đáp lời sông núi, kinh nghiệm Việt Nam là một điều phải bỏ qua đằng sau, vứt nó đi, đóng kín lại rồi quên nó đi.

 

Đối với những thanh niên như George Philip, sinh ra để phục vụ nhưng vẫn c̣n quá trẻ để được gọi là "chung thân," chưa có một người vợ để khẳng định ḿnh là một mẫu đàn ông trong cái văn hóa đă lớn lên từ thuở nhỏ; do đó họ có một cái cảm giác lúng túng, một cái ǵ đó day dứt không rơ vị trí của ḿnh ở đâu khi trở lại trong cái thế giới này.

 

Sau một tháng nghỉ phép, George trở về nhận nhiệm vụ mới tại trường Sinh viên sĩ quan OCS tại Quantico ở miền Đông. Anh chẳng có ǵ khó khăn lắm để nhận ra ở khắp chốn cái cảm giác khó chịu và ác cảm của đất nước đối với chiến tranh Việt Nam và đặc biệt là đối với những người mà họ cho là thuộc giới quân nhân chuyên nghiệp.

 

Bất chấp dư luận chung của cả nước, đối với George th́ được làm Trung đội trưởng sinh viên sĩ quan trong cái chương tŕnh 10 tuần tại OCS là một công việc khá thích thú. Mặc dù có sự kiện là vào cuối mùa hè 1969 có 500.000 thanh niên nam nữ tham dự lễ hội Woodstock tại White Lake, New York – hầu hết trong số họ đều cực lực phản đối chiến tranh – nhưng trong quan điểm của anh khi làm việc tại Quantico, George mừng là vẫn có một số lớn thanh niên ước ao được trở thành sĩ quan TQLC trong một cuộc chiến càng lúc càng gây nhiều sự tranh căi. V́ nhu cầu cần các sĩ quan thiếu úy c̣n cao nên trường OCS phải hoạt động tối đa. Chỉ trong ṿng một năm trời mà George đă giúp hoàn thành được bốn lớp khóa sinh OCS.

 

Trước khi tốt nghiệp tại Annapolis vào năm 1967, George đă dành khá nhiều thời gian với bạn bè đồng khóa đi chơi bời vui vẻ trong các quán ba và quán rượu sinh viên ngay trong vùng đại học Washington và những khu quanh đó. Trở lại chốn xưa vào cuối mùa hè 1969 và t́m kiếm lại những thú vui cũ của hai năm trước nhưng chỉ mang lại một sự cay đắng trong ḷng.

 

Ngay trong cái quán đầu tiên mà George và một tay trung úy bạn bước vào khi mới trở lại Washington D.C. là một sự nhắc nhở thô bạo về những sự thay đổi đă xảy ra từ cái thuở huy hoàng trước. V́ chỉ có hai người mang mái tóc nhà binh cho nên họ nổi bật lên. Mặc dù không có ai dám nói thẳng với họ điều ǵ nhưng sự thù nghịch th́ lộ hẳn ra. Sau khi uống vội mỗi người một lon bia, George quay lại cảnh cáo người bạn: "Thôi ḿnh đi thôi. Ḿnh không c̣n thuộc chốn này nữa..."

 

Hành quân với Tiểu đoàn 3

 

Lúc người Mỹ chính thức nắm vai tṛ chủ động khi tiến hành cuộc chiến Việt Nam vào năm 1965, họ đă thay đổi hoàn toàn các phương cách hành động. Tác chiến theo lối của người Mỹ, dựa trên quan điểm của đồng minh VNCH, giống như Texas đối với phần c̣n lại của Hoa Kỳ. Cái ǵ cũng lớn hơn và có vẻ vĩ đại hơn. Cách Mỹ đánh nhau là luôn luôn t́m những trận đánh quyết định, gần như là huy hoàng, với các đại đơn vị sử dụng tối đa hỏa lực dựa vào một nguồn tiếp vận vô tận. Cách họ sử dụng quân đội, nhất là các sĩ quan chỉ huy từ cấp tiểu đoàn đến cấp sư đoàn, nói lên quyết tâm t́m kiếm và giành chiến thắng bằng cách nào nhanh nhất.

 

Mỗi đợt tham chiến ở Việt Nam kéo dài 12 tháng đối với quân đội và 13 tháng cho TQLC. Hầu hết các sĩ quan chỉ được giao quyền chỉ huy trong một nửa thời gian tại Việt Nam, do đó khuynh hướng tự nhiên đối với những người ở vị trí chỉ huy này là lùng sục để đụng độ với kẻ thù, đánh bọn chúng những đ̣n quyết định để đời càng nhanh càng tốt.

 

Về phía người Việt th́ có một điều không được hoàn toàn công bằng khi nói là cấp chỉ huy quân sự VNCH đă không tích cực, và theo cách nói của người Mỹ, không t́m cách "xác định vị trí, tiếp cận, và tiêu diệt" kẻ thù trong mọi cơ hội có được. Sự không đồng bộ về văn hóa cùng với những hạn chế về tiếp vậnnguyên vật liệu đă làm các phương pháp theo đuổi chiến tranh kiểu Việt Nam khác hẳn so với cách được huấn luyện và ưa chuộng bởi phương Tây.

 

Song song với việc người Mỹ để ư đến sự kém xông pha của đồng minh miền Nam Việt Nam th́ các lănh đạo chính trị và quân sự của VNCH cũng bị lúng túng khi Hoa Kỳ ngày càng có vẻ cố chấp trong thái độ cho rằng chiến lược pḥng ngự là cách tốt nhất để tiến hành chiến tranh. Thậm chí cha của B́nh, người đă khuyên người con trưởng của ông gia nhập TQLC để một ngày nào đó có thể tham gia vào việc giải phóng quê hương cũ gần Hà nội, vẫn mong trong một tương lai không xa lắm sẽ có những cuộc tấn công trên bộ nhằm giải cứu miền Bắc thoát ra khỏi áp bức của Cộng sản.

 

Lấy kinh nghiệm đă có một triệu Hồng quân Trung Cộng vượt sông Áp Lục vào tháng Mười Một  1950 khi lực lượng của Tướng MacArthur tiến hơi sâu vào lănh thổ Bắc Triều Tiên, giới lănh đạo chính trị Hoa Kỳ  đă tự nhủ rằng, nếu muốn tránh cho Xô Viết và Trung Cộng không nghĩ đến chuyện đưa quân vào th́ Hoa Kỳ nên giới hạn các cuộc bộ chiến trong phạm vi lănh thổ của VNCH mà thôi. Dĩ nhiên là bọn Cộng sản Liên Xô và Trung Cộng rất vui và đă khuyến khích cũng như khai thác lối suy nghĩ đó.

 

Trong khi Cộng sản Việt Nam quan niệm tất cả những ǵ gọi là Đông Dương thuộc Pháp ngày trước là một chiến trường rộng lớn và hợp pháp th́ Hoa Kỳ đă chọn giới hạn các nỗ lực trên bộ trong phạm vi biên giới của VNCH. Người Mỹ c̣n tự thuyết phục rằng khả năng cơ động dồi dào và hỏa lực của họ dư sức để bù đắp vào các hạn chế về địa dư, và Cộng sản cuối cùng rồi sẽ phải hoặc bỏ cuộc hoặc ngồi vào bàn đàm phán sau khi đă mất quá nhiều quân lính.

 

Một loạt thử thách mà các lực lượng vũ trang VNCH đă phải đối phó từ năm 1954 luôn luôn đáng kể. Với sự kiện là người Mỹ vào cuối năm 1968 muốn chuyển giao phần lớn trách nhiệm chiến đấu cho người đồng minh nhỏ bé th́ các vấn đề này lại càng nghiêm trọng hơn nữa. Một trong những hậu quả không dự tính trước của việc người Mỹ lănh phần lớn công việc đánh đấm từ 1965 là cấp chỉ huy Quân lực VNCH, trong nhiều trường hợp, đă ỷ lại quá đáng vào ân nhân Hoa Kỳ. Sự phát triển các đức tính trừu tượng nhưng vô cùng quan trọng trong nghệ thuật chỉ huy, chẳng hạn như sự chủ động, sáng tạo, và khả năng chuyên nghiệp đă bị hạn chế trong khi lẽ ra phải được tăng cường và khuyến khích. Sự lệ thuộc vào hỏa lực yểm trợ mà chỉ có quân đội Hoa Kỳ có thể cung cấp được lại là một yếu tố không thể tránh khỏi.

 

Cùng với các trở ngại về kỹ thuật mà Quân lực VNCH mắc phải lại c̣n các vấn đề lớn hơn nữa về tệ nạn tham nhũng, niềm tin về chính trị và khả năng chiến đấu nói chung. H́nh ảnh của Quân lực VNCH qua truyền thông phương Tây là kết tụ của sự bất lực, kém hiệu quả, và thậm chí trong nhiều trường hợp đă có những đơn vị bội phản được điều hành chỉ để phục vụ cho lợi ích của những ông quan tướng thực chất là những lănh chúa thời đại mới không hơn không kém.

 

Từ ngày thành lập của quốc gia vào năm 1954, máu của những chiến sĩ trẻ và TQLC trong các đơn vị miền Nam Việt Nam đă bị đổ ra quá nhiều trong công cuộc bảo vệ đất nước.

 

Ḷng dũng cảm và tài ba khi chỉ huy không bao giờ thiếu trong các đơn vị tinh nhuệ như TQLC, Nhẩy Dù, Biệt Động Quân và Lực Lượng Đặc Biệt. Nơi các sư đoàn bộ binh chính quy c̣n lại, bao gồm khoảng 90 phần trăm của Quân lực VNCH th́ phẩm chất không được đồng nhất. Điều chắc chắn là có những vị tướng đă khích lệ được binh lính với tinh thần chiến đấu cao và xông xáo. Tuy nhiên đă có quá nhiều trường hợp mà tinh thần gia đ́nh trị, tham nhũng, huấn luyện chưa tới mức và chỉ huy yếu kém đă dẫn đến sự sa sút về tinh thần và hiệu quả kém cỏi.

 

Tiểu sử của TQLC Việt Nam

 

Ngay từ khởi đầu, TQLC Việt Nam là một tổ chức không hề có chuyện bê bối và tham nhũng. Bị bắt buộc sau ngày thành lập là phải phát triển, thích nghi hoặc bị đào thải cho nên TQLC đă trở thành một sự pha trộn tinh hoa phát xuất từ tinh thần thượng vơ Đông và Tây. Trong ṿng năm năm từ khi được h́nh thành, nhiều sĩ quan trẻ của đơn vị đă được thường xuyên gởi đến Quantico để học  tại Trường Căn Bản, chung với các thiếu úy người Mỹ mới ra trường. C̣n các hạ sĩ và thượng sĩ trẻ nổi bật nhất th́ cũng được gởi đi học để trở thành các huấn luyện viên quân đội.

 

Đến tháng Sáu 1959 th́ TQLC và đơn vị ưu tú và trung thành về chính trị tương tự là Sư Đoàn Nhẩy Dù (cả hai binh chủng lúc đó vẫn c̣n ở cấp số lữ đoàn) được chỉ định làm lực lượng tổng trừ bị chiến lược cho quốc gia. Với những áp lực nổi loạn ngày càng tăng của Cộng sản th́ binh chủng TQLC tự nhiên phải lớn mạnh theo cả hai khía cạnh quy mô và tầm vóc. Tiểu đoàn bộ binh đầu tiên được thành lập vào năm 1954 và cho đến 1960 th́ phát triển thành bốn tiểu đoàn. Vào năm sau, với sự trợ giúp của các cố vấn TQLC Hoa Kỳ, một lữ đoàn được thành lập, bao gồm một tiểu đoàn pháo binh và các đơn vị yểm trợ nhỏ hơn để giải quyết các vấn đề về chỉ huy, kiểm soát và tiếp liệu khác nhau.

 

Khoảng cuối năm 1968, TQLC có tám tiểu đoàn bộ binh được chia thành ba lữ đoàn. Với quân số tương đương với ba trung đoàn, binh chủng TQLC được chính thức công nhận là sư đoàn. Hạ tầng cơ sở về tiếp vận cũng được tăng cường để duy tŕ các nhu cầu ngày càng cao trên chiến trường. Theo kế hoạch th́ sẽ có thêm một tiểu đoàn bộ binh thứ chín để hoàn chỉnh lữ đoàn 3 khi đă tuyển mộ và huấn luyện đủ quân số. (Một lữ đoàn trên căn bản là một trung đoàn cộng thêm một số đơn vị phụ thuộc để tăng cường hiệu năng chiến đấu. Một trung đoàn thường có ba tiểu đoàn. Trong trường hợp của TQLC Việt Nam, một lữ đoàn có ba tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh và một loạt các đơn vị yểm trợ nhỏ khác. Thoạt tiên khi TQLC thành lập được ba lữ đoàn, các đơn vị này được đánh số là Lữ đoàn 147, 258 và 369. Lữ đoàn 147 ban đầu bao gồm tiểu đoàn 1, 4 và 7, v.v... Sau một thời gian, các tiểu đoàn được hoán chuyển giữa  bộ chỉ huy của ba lữ đoàn, v́ vậy tiểu đoàn 1 thỉnh thoảng đi với hai lữ đoàn khác v.v... nhưng tên gọi của lữ đoàn th́ vẫn giữ nguyên).

 

Mặc dù TQLC Việt Nam cũng giống như TQLC Hoa Kỳ về các mặt như sự dũng mănh khi chiến đấu, tiêu chuẩn cao về  kỷ luật và chỉ huy, nhưng những sự khác biệt không phải là ít. Binh đoàn TQLC Hoa Kỳ được người dân Mỹ biết đến như là một ngành truyền thống, khó khăn và khắc khổ nhất trong bốn ngành của quân lực Hoa Kỳ. Sự khắc khổ này có vẻ đă lỗi thời trước những sự thay đổi của xă hội đang xảy ra. Trong khi đó th́ các quy tắc về ứng xử chính thức cũng như mặc nhiên được công nhận theo kiểu vơ sĩ đạo đă được chấp nhận và sử dụng rộng răi trong phạm vi nhỏ hẹp của TQLC Việt Nam khiến cho người anh em TQLC Hoa Kỳ có vẻ không khắt khe bằng.

 

Các vấn đề liên quan đến tội phạm và mất danh dự được giải quyết một cách nghiêm khắc trong nội bộ TQLC, nhất là nếu vi phạm trong khi chiến đấu. H́nh phạt về thể xác đối với các loại tội phạm hay vi phạm kỷ luật được thực hiện ngay ở cấp tiểu đoàn hoặc thấp hơn. Nếu một hành vi tội lỗi thật sự nghiêm trọng th́ h́nh phạt tử h́nh được thi hành bởi đích thân tiểu đoàn trưởng trước sự có mặt của tất cả các TQLC của đơn vị. Quyền lực gần như là tuyệt đối được trao cho cấp chỉ huy quân sự đă cho phép sự thi hành công lư cấp thời đối với những tội phạm nào được coi là nghiêm trọng.

 

Nhiều hơn bất cứ một ai khác, tính khí, phong cách chiến binh và uy tín tuyệt đối của các TQLC đă được thấm nhuần, truyền bá, thấm sâu, truyền tụng, và khuyến khích phần lớn do một vị sĩ quan có tầm nh́n xa trông rộng đă nhận lănh vai tṛ chỉ huy từ khi đơn vị mới thành lập và sau đó đă trở thành vị tư lệnh đầu tiên từ năm 1960. Bắt đầu là một sĩ quan cấp úy mới tinh khôi của một đơn vị tuần giang để rồi cuối cùng phát triển thành binh chủng TQLC Việt Nam, Lê Nguyên Khang là người được coi là đúng người, đúng lúc và đúng việc. Ông là một trong những người miền Bắc di sau này được thăng tiến vào những vị trí quyền lực của chính quyền VNCH. Tài chỉ huy xuất sắc của thiếu tướng Khang và viễn kiến của ông về vấn đề TQLC cần phải phát triển ra sao, đă được cộng thêm với ḷng hận thù Cộng sản khắc sâu trong tâm hồn.

 

Những nỗi khó khăn mà tướng Khang và binh chủng TQLC Việt Nam gặp phải, tuy thực sự có vẻ to lớn, nhưng không đến nỗi đáng kể như của Quân lực VNCH do bởi cơ cấu này lớn hơn nhiều nên không có phẩm chất đồng đều giữa các sĩ quan và binh sĩ. Trở ngại lớn nhất trong việc cải thiện thành công toàn bộ tổ chức cho tất cả các lực lượng VNCH trên chiến trường chính là khuynh hướng dựa trên sự tôn trọng cứng ngắc vào quyền hành.

 

Các quan niệm Khổng giáo lâu đời như ḷng kính trọng các trưởng lăo và cấp trên đă giới hạn nhiều đến các sáng kiến cá nhân và sự tự do phát biểu ư kiến. Tính “sùng bái lănh tụ" chỉ có lợi khi mà mọi chuyện đi vào chiều hướng thuận lợi cho đơn vị nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào thiên tài quân sự của người chỉ huy. Khi các điều kiện chiến trường chuyển biến th́ luôn luôn cần phải có sự thay đổi trong các kế hoạch đă được thiết lập và đă được thực tập trước khi lâm trận. Một khi chiến trận được bày ra th́ sự linh động lúc hành động thường bị cản trở bởi nhu cầu phải có sự chấp thuận rơ rệt của cấp trên trước khi thực hiện những sự thay đổi cần thiết và các quyết định quan trọng. Trong tất cả các trường hợp thường xuyên xảy ra chuyện phải mất quá nhiều thời giờ khiến các mạng sống và phương tiện quư giá bị thiệt hại. Trùng hợp với các hệ thống chỉ huy theo quân giai cứng ngắc là các vấn đề về sĩ diện và giữ thể diện, một khái niệm mà người cố vấn Hoa Kỳ rất khó mà coi trọng khi sự thành bại của công tác đang nằm trên cán cân.

 

Một điểm yếu quan trọng khác đă trở thành cấp bách hơn khi binh chủng TQLC tiếp tục đảm nhận một phần trách nhiệm chiến thuật lớn hơn từ các đơn vị Hoa Kỳ tại Vùng I Chiến Thuật, và khi họ chuyển lối tác chiến từ cấp tiểu đoàn riêng rẽ lên cấp lữ đoàn (ba tiểu đoàn), là sự cần thiết phải huấn luyện và thực hiện tốt hơn các trách nhiệm tham mưu cho các chiến dịch quân sự tinh vi hơn. Nhiều điều có tính cách thông thường và thuộc về bản chất thứ hai của các sĩ quan quân đội đào tạo từ các quân trường chính quy, chẳng hạn như sự quan trọng của các chương tŕnh bảo quản một cách có hiệu quả quân trang quân dụng, không hẳn là rơ rệt dưới chế độ "tôn sùng lănh tụ" theo lối cổ. Sự thiết yếu phải phát triển các bộ phận phối hợp có hiệu quả và các thủ tục căn bản về vận hành để các phần hành chánh (S1), t́nh báo (S2), hành quân (S3) và tiếp vận (S4) có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau một cách có hiệu quả, và vận dụng được tối đa cơ hội thành công của chỉ huy trưởng ngoài chiến trường là những điều mà cố vấn quân sự Mỹ phải rất khó khăn lắm mới truyền đạt nổi cho phía VNCH.